Nền kinh tế của nước ta trong những năm gần đây đã phát triển rất nhanh và ổn định đã tác động đến mọi mặt trong đời sống kinh tế, xã hội, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành nghề, các doanh nghiệp. Trong đó ngành Bưu điện cũng đang thay đổi về công nghệ, pháp lý và hoạt động sản xuất kinh doanh để phù hợp với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập. Đó vừa là cơ hội cũng như thách thức đối với các doanh nghiệp nói chung và ngành Bưu điện nói riêng.
Sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp nói chung và của ngành Bưu điện nói riêng là rất khó khăn. Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay doanh nghiệp sẽ suy thoái và diệt vong nếu không có những phương án, giải pháp sáng tạo, hợp lý trong sản xuất kinh doanh, ngược lại doanh nghiệp sẽ đứng vững và phát triển khi có hướng đi đúng đắn, có sự đổi mới, sáng tạo phù hợp với yêu cầu của thị trường.
Bưu điện tỉnh Đăk Nông là một thành viên hoạch toán phụ thuộc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam và là một trong sáu Bưu điện tỉnh đầu tiên chia tách Bưu chính khỏi Viễn thông, mặt khác Đăk Nông lại là một tỉnh vừa mới thành lập vì vậy bên cạnh những lợi thế thì cũng gặp phải không ít những khó khăn.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên nên việc thực hiện đề tài:
- Nêu đặc điểm , tình hình kinh tế, xã hội tỉnh Đăk Nông
- Mô tả sơ đồ cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Bưu điện tỉnh Đăk Nông
- Từ chức năng nhiệm vụ của Bưu điện tỉnh Đăk Nông , hãy trình bày các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Bưu điện tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2009-2010.
là hết sức cần thiết đối với một nhân viên của Phòng Kế hoạch – Kinh doanh tại Bưu điện tỉnh Đăk Nông như tôi.
Để thực các nội dung nói trên, ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung của đề tài gồm 4 chương sau:
Chương 1: Giới thiệu chung về tỉnh Đăk Nông
- Đăc điểm chung về tỉnh Đăk Nông
- Tình hình xã hội tỉnh Đăk Nông
- Tình hình kinh tế tỉnh Đăk Nông
Chương 2: Tổng quan về Bưu điện tỉnh Đăk Nông
- Khái quát về ngành bưu điện
- Giới thiệu về Bưu điện tỉnh
- Chức năng nhiệm vụ của Bưu điện tỉnh
- Cơ cấu tổ chức bộ máy
- Lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh
Chương 3: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Bưu điện tỉnh Đăk Nông
- Các dịch vụ hiện tại chiếm đa số doanh thu
- Tình hình sản xuất kinh doanh năm 2007 và 2008
- Những kết quả đã đạt được
- Những hạn chế cần khắc phục
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2009
- Những khó khăn của Bưu điện tỉnh
Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Bưu điện tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2009-2010
- Định hướng phát triển và mục tiêu của bưu điện tỉnh
- Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2009 – 2010
54 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2594 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của bưu điện tỉnh Đắk Nông giai đoạn 2009-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế của nước ta trong những năm gần đây đã phát triển rất nhanh và ổn định đã tác động đến mọi mặt trong đời sống kinh tế, xã hội, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các ngành nghề, các doanh nghiệp. Trong đó ngành Bưu điện cũng đang thay đổi về công nghệ, pháp lý và hoạt động sản xuất kinh doanh để phù hợp với xu thế toàn cầu hóa và hội nhập. Đó vừa là cơ hội cũng như thách thức đối với các doanh nghiệp nói chung và ngành Bưu điện nói riêng.
Sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp nói chung và của ngành Bưu điện nói riêng là rất khó khăn. Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh khốc liệt như hiện nay doanh nghiệp sẽ suy thoái và diệt vong nếu không có những phương án, giải pháp sáng tạo, hợp lý trong sản xuất kinh doanh, ngược lại doanh nghiệp sẽ đứng vững và phát triển khi có hướng đi đúng đắn, có sự đổi mới, sáng tạo phù hợp với yêu cầu của thị trường.
Bưu điện tỉnh Đăk Nông là một thành viên hoạch toán phụ thuộc Tổng Công ty Bưu chính Việt Nam và là một trong sáu Bưu điện tỉnh đầu tiên chia tách Bưu chính khỏi Viễn thông, mặt khác Đăk Nông lại là một tỉnh vừa mới thành lập vì vậy bên cạnh những lợi thế thì cũng gặp phải không ít những khó khăn.
Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên nên việc thực hiện đề tài:
Nêu đặc điểm , tình hình kinh tế, xã hội tỉnh Đăk Nông
Mô tả sơ đồ cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của Bưu điện tỉnh Đăk Nông
Từ chức năng nhiệm vụ của Bưu điện tỉnh Đăk Nông , hãy trình bày các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Bưu điện tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2009-2010.
là hết sức cần thiết đối với một nhân viên của Phòng Kế hoạch – Kinh doanh tại Bưu điện tỉnh Đăk Nông như tôi.
Để thực các nội dung nói trên, ngoài lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì nội dung của đề tài gồm 4 chương sau:
Chương 1: Giới thiệu chung về tỉnh Đăk Nông
Đăc điểm chung về tỉnh Đăk Nông
Tình hình xã hội tỉnh Đăk Nông
Tình hình kinh tế tỉnh Đăk Nông
Chương 2: Tổng quan về Bưu điện tỉnh Đăk Nông
Khái quát về ngành bưu điện
Giới thiệu về Bưu điện tỉnh
Chức năng nhiệm vụ của Bưu điện tỉnh
Cơ cấu tổ chức bộ máy
Lĩnh vực hoạt động và ngành nghề kinh doanh
Chương 3: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Bưu điện tỉnh Đăk Nông
Các dịch vụ hiện tại chiếm đa số doanh thu
Tình hình sản xuất kinh doanh năm 2007 và 2008
Những kết quả đã đạt được
Những hạn chế cần khắc phục
Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2009
Những khó khăn của Bưu điện tỉnh
Chương 4: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Bưu điện tỉnh Đăk Nông giai đoạn 2009-2010
Định hướng phát triển và mục tiêu của bưu điện tỉnh
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn 2009 – 2010
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ TỈNH ĐĂK NÔNG
1. Đăc điểm chung về tỉnh Đăk Nông
1.1 Đặc điểm địa lý
Đăk Nông là một tỉnh ở Tây Nguyên được tách ra từ sáu huyện phía nam của tỉnh Đăk Lăk, phía đông và phía nam giáp tỉnh Lâm Đồng, Phía tây giáp tỉnh Bình Phước và Campuchia. Diện tích 6.513 km, số dân 431.457 người, mật độ dân số 66,25 người/km2.
Đăk Nông có 8 đơn vị hành chính: 1 thị xã và 7 huyện.
Bảng 1: Diện tích, dân số các đơn vị trực thuộc
Các đơn vị
Diện tích (km2)
Dân số(Người)
Mật độ dân số (Người/km2)
Thị xã Gia Nghĩa
284
37.394
131,67
Huyện Cư Jut
720
87.205
121,12
Huyện Đăk Glong
1.449
29.248
20,18
Huyện Đăk Mil
682
83.009
121,71
Huyện Đăk R’Lấp
634
66.110
104,27
Huyện Đăk Song
808
46.840
57,97
Huyện Krông Nô
813
56.858
69,94
Huyện Tuy Đức
1.123
24.793
22,08
1.2 Đặc điểm về địa hình
Đăk Nông nằm ở phía tây nam Trung Bộ, đoạn cuối dãy Trường Sơn, Trên một vùng cao nguyên, độ cao trung bình 500m so với mặt biển.Có ba hệ thống sông chính: sông Ba, sông Serepôk và một số sông nhỏ khác, nhiều thác nước cao, thủy năng lớn.
1.3 Đặc điểm về hhí hậu
Khí hậu của tỉnh Đăk Nông tương đối ôn hòa, nhiệt độ trung bình năm khoảng C, tháng nóng nhất và lạnh nhất chỉ chênh lệch trung bình C. Là một tỉnh có giới hạn vĩ độ: 11o40’ - 12o49’ Bắc, Đăk Nông hoàn toàn nằm trong khu vực nội chí tuyến, Đăk Nông thuộc đới khí hậu: Khí hậu nhiệt đới mưa nhiều và khí hậu cao nguyên rừng thưa nhiệt đới, thời tiết và lượng mưa theo mùa. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mua nay thơi tiết hơi lạnh, khô hạn và nhiều gió.Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa nay lương nước rất lớn nhiều năm bị ngập lụt.
1.4 Đặc điểm văn hóa
Trên địa bàn tỉnh Đăk Nông có rất nhiều dân tộc anh em sinh sống như: Kinh, Ê đê, Nùng, M’Nông, Tày … Trong đó dân tộc kinh có dân số đông nhất. Nét đặc sắc của Đăk Nông có lẽ vẫn phần nào là rất nhiều của Đăk Lăk do một thời gian dài tỉnh này là một khu vực của tỉnh Đăk Lăk cũ.
Vùng đất này có nền văn hoá cổ truyền khá đa dạng của nhiều dân tộc đậm nét truyền thống và bản sắc riêng. Nơi đây còn lưu giữ nhiều pho sử thi truyền miệng rất độc đáo như sử thi Đam San dài hàng ngàn câu. Các luật tục cổ, kiến trúc nhà sàn, nhà rông và tượng nhà mồ còn chứa bao điều bí ẩn đầy hấp dẫn.
Các loại nhạc cụ dân tộc từ lâu đời đã trở nên nổi tiếng và là niềm tự hào của cả vùng Tây Nguyên, của văn hoá dân gian Việt Nam: bộ đàn đá của người M'Nông (huyện Lăk - Đăk Lăk), bộ chiêng đá được phát hiện tại Đăk R'lâp có niên đại hàng ngàn năm về trước, đàn T'rưng, đàn Klông pút, đàn nước, kèn, sáo... và những lễ hội độc đáo còn nguyên chất dân gian. Trong lễ hội, cả buôn làng cầm tay nhau nhảy múa xung quanh đống lửa theo nhịp của cồng, chiêng.
2. TÌNH HÌNH XÃ HỘI ĐĂK NÔNG
2.1 Y tế
Hiện nay, ngành y tế của tỉnh có 6 đơn vị tuyến tỉnh, 15 đơn vị tuyến huyện trực thuộc (gồm 7 bệnh viện đa khoa tuyến huyện và 8 trung tâm y tế dự phòng huyện, thị xã) và 62/71 xã, phường, thị trấn đã có trạm y tế (9 xã chưa xây dựng được trạm y tế do mới chia tách).
Điều đáng mừng là tất cả các thôn, bon, tổ dân phố của tỉnh đều có nhân viên y tế. Vì thế đã kịp thời chăm sóc, phòng bệnh, khám chữa bệnh cho nhân dân ngay từ tuyến đầu, giảm quá tải cho tuyến trên. Đơn cử năm 2007, tổng số lượt bệnh nhân đến khám tại bệnh viện đa khoa tỉnh là trên 50.000 lượt, tại các bệnh viện tuyến huyện là trên 133.000 lượt thì tại các trạm y tế tuyến xã, phường, thị trấn con số này đã là hơn 400.000 lượt người.
2.2 Giáo dục – Đào tạo
Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh ủy đã chỉ đạo ưu tiên đầu tư cũng cố và xây dựng trường lớp, trang bị cơ sở vật chất, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn đối với giáo viên từng bước đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh.
Về giáo dục, quy mô trường lớp và cơ sở vật chất ở các cấp học từng bước đầu tư, số lượng học sinh hàng năm tăng lên 6%, bình quân 3,5 người dân có 1 người đi học, chất lượng giáo dục từng bước được nâng cao, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp các cấp đạt 94%, trong đó tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số đạt 89%, đội ngủ giáo viên các cấp học được chuẩn hóa. Tính đến tháng 6/2008 toàn tỉnh có 287 trường từ bậc mầm non đến THPT (tăng 94 trường so với năm 2004), tổng số 129.027 học sinh (tăng 16.918 học sinh so với năm 2004; tất cả các huyện, thị xã đều có từ 1 đến 3 trường THPT, trường lớp được xây dựng kiên cố, không còn tình trạng học ba ca; 2 trường mầm non, 16 trường tiểu học, 2 trương trung học cơ sở được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1.
Về đào tạo nghề, năm 2004 chỉ có 1 trung tâm tư thục dạy nghề và giới thiệu việ làm, đến nay toàn tỉnh có 6 cơ sở dạy nghề đang hoạt động và 6 cơ sở đang làm thủ tục đăng ký hoạt động dạy nghề. Mặc dù mạng lưới dạy nghề của tỉnh còn mỏng, nhưng bình quân mỗi năm đã đào tạ hàng ngàn lao động nông thôn, góp phần nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh từ 9,57% năm 2004 lên 14,5% năm 2007.
2.3 Văn hóa thông tin
Toàn tỉnh có 71/71 xã phường, thị trấn được phủ sóng truyền thanh truyền hình. Các tập tục cổ hủ, lạc hậu đang dần dần được xóa bỏ. Tuy vậy, Đăk Nông vẫn là tỉnh nằm trong những tỉnh nghèo nhất nước ta, tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong GDP của tỉnh còn thấp, đời sống vật chất tinh thần của đại bộ phận dân cư đã được nâng lên một cách đáng kể trong thời gian gần đây nhưng nhìn chung vẩn còn thấp, trình độ đân trí đặc biệt là của đồng bào dân tộc vùng sâu vùng xa còn thấp.
2.4 Tình hình an ninh trật tự
Hiện nay tình hình an ninh trật tự ở Tây Nguyên nói chung và Đăk Nông nói riêng vẫn còn phức tạp. Các thế lực thù địch vẫn tìm cách chống phá Đảng và Nhà nước, gây rối loạn, hoang mang trong quần chúng nhân. Những năm gần đây Đảng và Nhà nước đã có những chính sách, biện pháp nhằm tiêu diệt các thế lực này và giúp người dân hiểu rõ các âm mưu của kẻ thù nên đa số người dân đã vững tin và đi theo Đảng, Nhà nước ổn định làm ăn. Tuy nhiên vẫn còn một số ít người dân ở vùng sâu vùng xa, không am hiểu pháp luật bị các thế lực thù địch dụ dỗ để làm trái pháp luật. gây bất ổn trong đời sống nhân dân.
Hiện tượng phá rừng cũng là điều đáng nói, lợi dụng mạng lưới bảo vệ ở đây còn thưa thớt nên bọn lâm tặc vẫn thường xuyên phá lấy gỗ; mặt khác hiện tượng di dân di cư cũng, đốt rừng làm rẫy cũng làm diện tích rừng giảm nghiêm trọng.
3 TÌNH HÌNH KINH TẾ
3.1 Nhưng khó khăn ban đầu và lợi thế tiềm năng
3.1.1 Khó khăn
Đăk Nông xuất phát là một tỉnh nghèo kinh tế của tỉnh chủ yếu là nông, lâm nghiệp, tỷ lệ người dân sống ở nông thôn chiếm đa số. Năm 2007 tỷ lệ người dân sống ở thành thị chỉ chiếm 15,18 %, còn ở nông thôn chiếm đến 84,82 %. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn chậm, hạ tầng cơ sở chưa đáp ứng nhu cầu, chất lượng nguồn nhân lực thấp. Việc thu hút các nguồn lực đầu tư còn yếu kém. Tình hình di dân tự do, an ninh nông thôn diễn biến phức tạp. Tình trạng chặt phá rừng, khai thác lâm sản trái phép chưa được xử lý triệt để. Công tác cải cách hành chính chưa thật sự quyết liệt. Đời sống nhân dân còn khó khăn, tỷ lệ cận nghèo lớn, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa, biên giới.
3.1.2 Lợi thế
Số người trong độ tuổi lao động của toàn tỉnh có khoảng 205.000 người, chiếm gần 50% dân số, đây là lực lượng lao động dồi dào.
Đăk Nông có diện tích canh tác màu mỡ, chủ yếu là đất bazan, thuận lợi cho trồng cây công nghiêp, đặc biệt là trồng cây cao su, hạt tiêu…để cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất, chế biến
Đăk Nông là tỉnh có trữ lượng khoáng sản rất lớn, trong đó đặc biệt là quặng bô-xít được phân bố ở thị xã Gia Nghĩa, các huyện Đăk Glong, Đăk R lấp và Đăk Song, với trữ lượng dự đoán khoảng 5,4 tỉ tấn, trữ lượng thăm dò ước tính khoảng 2,6 tỉ tấn, hàm lượng bô xít nhôm đạt từ 35-40%. Ngoài ở khu vực xã Trường Xuân, huyện Đăk Song có nguồn tài nguyên vàng, đá quý ngọc bích, saphia trắng, trên địa bàn thị xã Gia nghĩa và huyện Cư Jút có volfram, thiếc, antimony….
Trên địa bàn tỉnh có nhiều thắng cảnh thiên nhiên như các thác nước hùng vĩ nằm giữa rừng già như: thác Trinh Nữ, thác Dray H’Linh, Dray Sáp, thác Diệu Thanh, Thác Gấu, thác chuông… hay khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung (25.000 ha), Tà Đùng (28.000 ha). Đây là điều kiện để hình thành các cụm du lịch, tua du lịch của tỉnh.
3.2 Tình hình kinh tế những năm gần đây
Xuất phát là một tỉnh nghèo, nhưng kinh tế Đăk Nông đã phát triển rất nhanh chóng, trong thời gian gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Đăk Nông năm sau luôn cao hơn năm trước và đều đạt mức trên 15% vượt khá xa mức trung bình cả nước. Trong đó, nông lâm nghiệp tăng 9,1%; công nghiệp xây dựng tăng 43,2%; dịch vụ tăng 16%. Đáng chú ý nhất là những năm qua do yếu tố sản lượng nông nghiệp tăng khá, giá cà phê tăng mạnh nên thu nhập bình quân đầu người tăng lên đáng kể, đến cuối năm 2008, thu nhập bình quân đầu người đạt khoảng 12,84 triệu đồng/người/năm. Tổng vốn đầu tư xã hội tăng bình quân hàng năm 54%, riêng năm 2008 tổng mức đầu tư xã hội ước đạt 7.187 tỷ đồng. Nguồn thu ngân sách tăng bình quân hàng năm 36,22%, trong đó riêng năm 2008 tổng thu ngân sách đạt 500 tỷ đồng (năm 2004 thu ngân sách 70 tỷ đồng).
Tích lũy từ năm 2004 đến năm 2008, toàn tỉnh có 250 dự án đăng ký đầu tư với tổng số vốn hơn 30.903 tỷ đồng, trong đó có 78 dự án đã đi vào hoạt động với tổng số vốn là 1.042 tỷ đồng, 35 dự án đang trong giai đoạn xây dựng cơ bản. Riêng trong năm 2008 số dự án đăng ký là 15 dự án với tổng vốn là 1.074 tỷ đồng, hầu hết các dự án đều đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp và đang trong giai đoạn lập thủ tục đầu tư. Đến cuối năm 2008, trên địa bàn tỉnh có 7 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng vốn đăng ký gần 27,8 triệu USD.
Riêng khu công nghiệp Tâm Thắng bước đầu đã phát huy hiệu quả, sản xuất được nhiều sản phẩm cần thiết cho xã hội như phân vi sinh, gỗ tinh chế, nhiên liệu sinh học, đường, thức ăn gia súc, các loại thực phẩm… giải quyết được hàng nghin lao động cho địa phương. Đến nay, khu công nghiệp Tâm Thắng đã thu hút được 34 dự án đầu tư, trong đó có 16 dự án đang hoạt động, 7 dự án đang xây dựng cơ bản và 11 dự án đăng ký đầu tư, với tổng số vốn đăng ký gần 927 tỷ đồng và vốn thực hiện trên 511 tỷ đồng, tỷ lệ lấp đầy (tính cả các dự án đã đăng ký) là 66,3%.
Hiện UBND tỉnh Đăk Nông đã có quyết định thành lập Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch trong thời gian tới làm đầu mối tiếp nhận, giải quyết những khó khăn, vướng mắc của nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án, cũng như thực hiện các chính sách khuyến khích đầu tư. Tiếp tục thực hiện chương trình hợp tác với TP Hồ Chí Minh nhằm triển khai tiềm năng thế mạnh của hai địa phương, nhất là tăng cường thu hút các doanh nghiệp TP HCM tham gia đầu tư phát triển kinh tế xã hội của tỉnh (Hiện đã thu hút được 21 dự án).
CHƯƠNG 2 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ BƯU ĐIỆN TỈNH ĐĂK NÔNG
1. Hình thức pháp lý
Ra đời và trưởng thành cùng với tiến trình phát triển của đất nước và ngành Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Bưu điện tỉnh Đăk Nông đã và đang không ngừng phát triển mạnh mẽ. Bưu điện tỉnh Đăk Nông được thành lập theo mô hình tổ chức mới của tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam trên cơ sở chia tách từ Bưu điện tỉnh Đăk Lăk cũ. Bưu điện tỉnh Đăk Nông được thành lập và đi vào hoạt động theo quyết định số 52/QĐ – BBCVT, ngày 19/11/2004 của Bộ Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Trong những năm qua, Bưu điện tỉnh đã mở rộng được mạng lưới phục vụ rộng khắp, đáp ứng được nhu cầu phục vụ sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và mọi tầng lớp nhân dân, góp phần tích cực đảm bảo an ninh quốc phòng, phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
2. Chức năng, nhiệm vụ chính
- Thiết lập, quản lý, khai thác và phát triển mạng bưu chính công cộng trên địa bàn tỉnh.
- Cung cấp dịch vụ bưu chính công ích theo quy hoạch, kế hoạch phát triển của Tổng công ty và những nhiệm vụ công ích khác do Tổng công ty giao hay cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
- Kinh doanh các dịch vụ bưu chính dành riêng theo quy định của Tổng công ty và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Kinh doanh các dịch vụ bưu chính, chuyển phát, phát hành báo chí, tài chính, ngân hàng trong và ngoài nước trên địa bàn tỉnh.
- Hợp tác với các doanh nghiệp viễn thông cung cấp, kinh doanh các dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.
- Tư vấn, nghiên cứu, đào tạo và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực bưu chính, chuyển phát.
- Tổ chức kinh doanh các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật và được Tổng công ty cho phép.
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy
Bưu điện tỉnh Đăk Nông là một đơn vị kinh doanh hoạch toán phụ thuộc Tổng công ty Bưu chính Việt Nam. Cơ cấu tổ chức trực tuyến, Giám đốc điều hành trực tiếp mọi hoạt động của các phòng ban chức năng và các đơn vị trực thuộc. Các phòng ban chức năng tham mưu cho Giám đốc trong việc ra các quyết định có liên quan đến hoạt động của đơn.
Hình 1: SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC BỘ MÁY:
3.1 Giám đốc
Theo điều 14 quyết định số 18/QĐ-TCLĐ ngày 07/12/2007 của Tổng công ty Bưu chính Việt Nam, Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của đơn vị, chịu trách nhiệm trước Tổng công ty và trước pháp luật về quản lý và điều hành hoạt động của đơn vị trong phạm vi quyền hạn và nghĩa vụ. Giám đốc là người có quyền quản lý và điều hành cao nhất của đơn vị. Giám đốc do Tổng công ty bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Hội đồng quản trị Tập đoàn.
3.1.1 Nhiệm vụ quyền hạn của Giám đốc
- Quản lý, sử dụng có hiệu quả vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác theo ủy quyền của công ty, ban hành các quy định phân cấp quản lý vốn, đất đai, tài nguyên và các nguồn lực khác cho các đơn vị trực thuộc, Quyết định điều chỉnh nguồn lực giữa các đơn vị trực thuộc.
- Tổ chức, điều hành toàn đơn vị thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ công ích.
- Xây dựng, trình Tổng công ty quyết định và tổ chức thực hiện: quy hoạch, kế hoạch dài hạn, kế hoạch hàng năm, kế hoạch đổi mới công nghệ và trang thiết bị, dự án đầu tư phát triển mới, đầu tư chiều sâu, dự án hợp tác đầu tư của đơn vị.
- Quyết định chương trình hoạt động, biện pháp thực hiện kế hoạch, các hợp đồng kinh tế, phương án phối hợp kinh doanh vơi các đơn vị khác và giữa các đơn vị trực thuộc, phương án tổ chức thực hiện kế hoạch bồi dưỡng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, tay nghề cho cán bộ công nhân viên.
- Làm chủ đầu tư các công trình theo ủy quyền của Tổng công ty, quyết định đầu tư, duyệt quyết toán cho các công trình theo phân cấp của Tổng công ty, sử dụng nguồn vốn đầu tư được phân cấp tại đơn vị.
- Ký hợp đồng kinh tế với các đối tác theo phân cấp hoặc ủy quyền của Tổng công ty.
- Quyết định các biện pháp tuyên truyền, quảng cáo, tiếp thị, khuyến khích mở rộng kinh doanh trong phạm vi thẩm quyền của mình.
- Đề nghị Tổng giám đốc Tổng công ty quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật Phó giám đốc, Kế toán trưởng của Bưu điện tỉnh.
- Quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều chuyển trưởng, phó và kế toán trưởng các đơn vị trực thuộc, trưởng phó các phòng, ban quản lý và các chức danh tương đương; thực hiện khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ công nhân viên theo pháp luật của nhà nước và quy định phân cấp của Tổng công ty.
- Trình Tổng công ty quyết định cử người tham gia các tổ chức bưu chính quốc tế, đi công tác, học tập ở nước ngoài.
- Căn cứ vào mô hình mẫu do Tổng công ty ban hành:
a) Lập phương án đề nghị Tổng công ty xem xét, quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị sản xuất và quản lý trực thuộc có con dấu riêng.
b) Quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vịquản lý và sản xuất ngoài các đơn vị quy định tại điểm a trên đây theo hướng dẩn của Tổng công ty.
- Xây dựng, sửa đổi và đề nghị Tổng công ty phê duyệt điều lệ tổ chức và hoạt động của Bưu điện tỉnh.
- Giám đốc Bưu điện tỉnh là người sử dụng lao động ở Bưu điện tỉnh, chịu trách nhiệm trước Tổng công ty và trước pháp luật về việc ký kết, thực hiện, chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động ở Bưu điện tỉnh theo kế hoạch lao động được Tổng công ty phê duyệt.
- Chọn, ký kết, sử dụng và chấm dứt hợp đồng lao động với lao động thuê khoán, Quyết định mức thù lao cho lao động thuê khoán trên cơ sở đảm bảo tính hiệu quả kinh doanh của đơn vị và quy định của Tổng công ty.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện nội quy lao động của bưu điện tỉnh, tổ chức xây dựng ký và thực hiện thỏa ước lao động tập thể theo quy định của pháp luật về lao động.
- Quyết định các biện pháp tổ chức lao động khoa học trong sản xuất kinh doanh để đạt hiệu quả kinh tế cao cho đơn vị.
- Quyết định việc lựa chọn các hình thức trả lương, thưởng. quyết định bậc lương cho người lao động trên cơ sở hướng dẫn của Tổng công ty, trừ việc xếp bậc lương có mức lương tương đương chuyên viên chính từ bậc 4/6 trở lên và cán bộ thuộc diện Tổng công ty quản lý.
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, phục vụ theo quy định của Tổng công ty và các yêu cầu bất thường khác.
- Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và trích lập các quỹ đơn vị theo quy định của nhà nước, Tổng công ty và địa phương.
- Tổ chức tự kiểm tra, kiểm soát trong đơn vị, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Tổng công ty và các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm qu