Việt Nam đang trên đà hội nhập kinh tếquốc tếngày càng sâu rộng, vì thế
kinh tếnước ta cũng sẽchịu những ảnh hưởng nhất định từtình hình kinh tếthế
giới. Năm 2009, đánh dấu một năm với khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế
thếgiới, thiên tai dịch bệnh diễn ra liên miên, kinh tếViệt Nam nói chung và ngành
kinh doanh du lịch nói riêng cũng chịu những tác động không nhỏ. Tuy nhiên,
ngành du lịch nước ta vẫn duy trì được nhịp độphát triển đáng nểvà đóng góp vào
nguồn thu ngân sách, tạo việc làm cho người lao động. Với những chính sách đúng
đắn, hoạt động thiết thực, du lịch Việt Nam đang dần khẳng định vai trò đóng góp
quan trọng trong nền kinh tếquốc dân, xác lập và nâng cao hình ảnh vịthếtrên
trường quốc tế, phấn đấu đến năm 2020 đưa Việt Nam trởthành một trong những
nước có ngành du lịch phát triển hàng đầu trong khu vực.
Năm 2010 được dựbáo là năm sẽcó lượng khách tăng đột biến do chính sách
thu hút khách du lịch của ngành du lịch Việt Nam với nhiều sựkiện trọng đại chào
mừng đất nước, đặc biệt là chào mừng Thăng Long – Hà Nội 1000 năm và kỷniệm
50 năm thành lập ngành du lịch Việt Nam. Cảnước nói chung và Hà Nội nói riêng
phải có sựchuẩn bị để đáp ứng nhu cầu phòng nghỉcho khách lưu trú.
45 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4006 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú tại khách sạn Rising Dragon, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh
doanh lưu trú tại khách sạn Rising Dragon.”
2
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ..........................................................................................................
MỤC LỤC ................................................................................................................
DANH MỤC BẢNG BIỂU .....................................................................................
DANH MỤC SƠ ĐỒ ...............................................................................................
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ..................................................................................
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI.......................................... 1
1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài ................................................................. 5
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài ...................................................... 6
1.3 Các mục tiêu nghiên cứu ............................................................................ 6
1.4 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 6
1.5 Một số khái niệm và phân định nội dung................................................... 6
1.5.3 Một số lý luận cơ bản về khách sạn và kinh doanh khách sạn .......... 6
1.5.2 Kinh doanh lưu trú ................................................................................... 7
1.5.3 Phân định nội dung nghiên cứu vấn đề nâng cao hiệu quả kinh
doanh lưu trú trong khách sạn ........................................................................ 10
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN
TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH LƯU TRÚ CỦA KHÁCH
SẠN RISING DRAGON ........................................................................................ 17
2.1 Phương pháp hệ nghiên cứu hiệu quả kinh doanh lưu trú tại khách sạn
Rising Dragon ...................................................................................................... 17
3
2.1.1 Thu thập dữ liệu thứ cấp......................................................................... 17
2.1.2 Phân tích dữ liệu thứ cấp ........................................................................ 17
2.2 Đánh giá tổng quan và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến hiệu quả
kinh doanh lưu trú tại khách sạn Rising Dragon .............................................. 18
2.2.1 Giới thiệu khách sạn Rising Dragon ...................................................... 18
2.2.2 Kết quả kinh doanh của khách sạn Rising Dragon năm 2009 ........ 20
2.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh lưu trú tại khách
sạn Rising Dragon ............................................................................................ 22
2.3 Kết quả phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh lưu trú của khách sạn
Rising Dragon ...................................................................................................... 27
2.3.1 Phân tích các chỉ tiêu hiệu quả ............................................................. 27
2.3.2 Các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú khách sạn
Rising Dragon đã áp dụng ............................................................................... 32
CHƯƠNG 3: CÁC KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KINH DOANH LƯU TRÚ TẠI KHÁCH SẠN RISING DRAGON ................ 33
3.1 Một số phát hiện và kết luận qua nghiên cứu về hiệu quả kinh doanh lưu
trú tại khách sạn Rising Dragon ......................................................................... 33
3.1.1 Ưu điểm và nguyên nhân ........................................................................ 33
3.1.2 Hạn chế và nguyên nhân ........................................................................ 34
3.2 Mục tiêu và phương hướng kinh doanh của khách sạn Rising Dragon .... 36
4
3.3. Một số giải pháp và đề xuất nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú tại
khách sạn Rising Dragon .................................................................................... 36
3.3.1 Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú tại khách sạn
Rising Dragon. .................................................................................................. 36
3.3.2 Một số kiến nghị ...................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................
5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
Việt Nam đang trên đà hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, vì thế
kinh tế nước ta cũng sẽ chịu những ảnh hưởng nhất định từ tình hình kinh tế thế
giới. Năm 2009, đánh dấu một năm với khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế
thế giới, thiên tai dịch bệnh diễn ra liên miên, kinh tế Việt Nam nói chung và ngành
kinh doanh du lịch nói riêng cũng chịu những tác động không nhỏ. Tuy nhiên,
ngành du lịch nước ta vẫn duy trì được nhịp độ phát triển đáng nể và đóng góp vào
nguồn thu ngân sách, tạo việc làm cho người lao động. Với những chính sách đúng
đắn, hoạt động thiết thực, du lịch Việt Nam đang dần khẳng định vai trò đóng góp
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, xác lập và nâng cao hình ảnh vị thế trên
trường quốc tế, phấn đấu đến năm 2020 đưa Việt Nam trở thành một trong những
nước có ngành du lịch phát triển hàng đầu trong khu vực.
Năm 2010 được dự báo là năm sẽ có lượng khách tăng đột biến do chính sách
thu hút khách du lịch của ngành du lịch Việt Nam với nhiều sự kiện trọng đại chào
mừng đất nước, đặc biệt là chào mừng Thăng Long – Hà Nội 1000 năm và kỷ niệm
50 năm thành lập ngành du lịch Việt Nam. Cả nước nói chung và Hà Nội nói riêng
phải có sự chuẩn bị để đáp ứng nhu cầu phòng nghỉ cho khách lưu trú.
Khách sạn Rising Dragon trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng chịu ảnh hưởng
bởi tình hình chung. Tuy có nhiều nỗ lực để hạn chế những tác động tiêu cực từ suy
thoái kinh tế thế giới nhưng khách sạn Rising Dragon vẫn không đạt được chỉ tiêu
mong muốn. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh lưu trú năm 2009 giảm so với năm
2008 và tồn tại nhiều hạn chế về cơ sở vật chất, chính sách sản phẩm, trình độ đội
ngũ nhân viên cần được nâng cao. Từ những lý do những lý do đó em đã lựa chọn
đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú tại khách sạn Rising
Dragon” để vận dụng những kiến thức đã học của mình đi sâu vào tìm hiểu nghiên
cứu.
6
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
Đề tài tập trung nghiên cứu tình hình kinh doanh lưu trú, hiệu quả kinh doanh
lưu trú và nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú tại khách sạn Rising Dragon.
1.3 Các mục tiêu nghiên cứu
Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả
kinh doanh lưu trú trong khách sạn. Trên cơ sở các vấn đề lý luận phân tích, đánh
giá thực trạng về hiệu quả kinh doanh và nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú tại
khách sạn Rising Dragon. Từ đó đề xuất kiến nghị và một số giải pháp để nâng cao
hiệu quả kinh doanh lưu trú tại khách sạn Rising Dragon.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Trong đề tài sẽ sử dụng các tài liệu, số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh
của khách sạn Rising Dragon trong hai năm là 2008 – 2009.
Đề tài tập trung khảo sát bộ phận buồng và lễ tân, là hai bộ phận có liên quan
trực tiếp tới hoạt động kinh doanh lưu trú tại khách sạn.
1.5 Một số khái niệm và phân định nội dung
1.5.3 Một số lý luận cơ bản về khách sạn và kinh doanh khách sạn
a. Khách sạn
Theo Bài giảng Kinh tế doanh nghiệp khách sạn - du lịch của Trường Đại học
Thương Mại, 1995: “Khách sạn là cơ sở phục vụ lưu trú phổ biến đối với mọi
khách du lịch, là nơi sản xuất và cung ứng các sản phẩm dịch vụ hàng hóa nhằm
đáp ứng các nhu cầu của khách hàng về chỗ ngủ, nghỉ ngơi, ăn uống, chữa bệnh,
vui chơi giải trí… phù hợp với mục đích, động cơ chuyến đi, chất lượng và sự đa
dạng của hàng hóa dịch vụ trong khách sạn xác định thứ hạng của nó. Mục đích
hoạt động là thu được lợi nhuận.”
Khách sạn là cơ sở lưu trú đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng và tiện nghi cần
thiết phục vụ khách du lịch lưu trú, đáp ứng yêu cầu của khách về nghỉ ngơi, ăn
7
uống, vui chơi, giải trí và các dịch vụ khác. Khách sạn có thể xây dựng cố định
hoặc di động trên sông.
b. Kinh doanh khách sạn
Theo quy chế quản lý lữ hành của Tổng cục Du lịch Việt Nam ban hành ngày
29/04/1995, kinh doanh khách sạn được hiểu là: “làm nhiệm vụ tổ chức việc đón
tiếp, phục vụ việc lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, bán hàng cho khách du lịch”.
Kinh doanh khách sạn là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn
của quá trình hoạt động khách sạn hoặc thực hiện dịch vụ khách sạn trên thị trường
nhằm mục đích sinh lời.
c. Các lĩnh vực kinh doanh trong khách sạn
Hoạt động kinh doanh khách sạn là một hoạt động kinh doanh có tính tổng
hợp cao, bao gồm kinh doanh lưu trú, kinh doanh ăn uống, kinh doanh lữ hành và
kinh doanh dịch vụ bổ sung. Do đó, kinh doanh khách sạn là hoạt động dựa trên cơ
sở cung cấp các dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm
đáp ứng các nhu cầu ăn nghỉ và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích
có lãi.
1.5.2 Kinh doanh lưu trú
a. Khái niệm kinh doanh lưu trú trong khách sạn
Kinh doanh dịch vụ lưu trú là hoạt động kinh doanh các dịch vụ cho thuê
phòng ngủ và các dịch vụ bổ sung khác cho khách trong thời gian khách lưu lại tại
khách sạn, nhằm mục đích thu lợi nhuận.
b. Nội dung kinh doanh lưu trú trong khách sạn
- Nghiên cứu thị trường và quảng bá
Đó là quá trình nghiên cứu tìm hiểu động cơ những yếu tố trên thị trường giúp
thúc đẩy hoạt động kinh doanh lưu trú của khách sạn. Nó sẽ thu thập và đưa ra đối
tượng nào sẽ tham gia sử dụng dịch vụ lưu trú, khi nào khách sạn cung cấp dịch vụ
lưu trú và tại sao lại quan tâm đến đối tượng khách đó. Từ đó đo lường, phân khúc
8
và so sánh thị trường khách. Bên cạnh nghiên cứu khách hàng còn nghiên cứu các
đối thủ cạnh tranh trực tiếp, gián tiếp về cơ sở vật chất, nhân viên, chất lượng dịch
vụ, giá cả... Để đánh giá và so sánh vị thế, điểm mạnh điểm yếu của khách sạn với
đối thủ cạnh tranh và trên thị trường. Từ đó đưa ra các chính sách kinh doanh, thu
hút khách hiệu quả.
Sau khi nghiên cứu thị trường khách đến lưu trú, khách sạn sẽ đưa ra các chính
sách quảng cáo tới con mắt những khách hàng đó thông qua website của khách sạn
hoặc liên kết, thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng, qua truyền miệng
hay qua các công ty lữ hành để bán sản phẩm lưu trú tới khách hàng có nhu cầu.
- Nhận khách và phục vụ khách
Khi khách hàng đã đăng ký mua hay đăng ký phòng lưu trú thì khách sạn phải
tổ chức phục vụ khách. Có thể nói đây là nôi dung quan trong nhất trong kinh
doanh lưu trú vì trong giai đoạn này khách hàng trực tiếp sử dụng dịch vụ lưu trú
nên các khâu đón phục vụ khách phải thực sự lấy được sự hài lòng từ phía khách
hàng. Khách sạn phải chú ý từng khâu. Các khâu từ lúc đón khách, lúc khách sử
dụng dịch vụ đến lúc tiễn khách phải thực sự nhịp nhàng để tạo ra hiệu quả cao
nhất.
- Thanh toán, tiễn khách và đúc rút kinh nghiệm
Sau khi khách thôi không sử dụng dịch vụ nữa (trả phòng) và thanh toán thì kế
toán phải tổng hợp các chi phí và doanh thu có liên quan trong thời gian khách sử
dụng dịch vụ lưu trú. Kiểm tra việc chi trả phí dịch vụ khác (nếu có) của khách.
Nhân viên làm thủ tục thanh tóan cho khách phải nhanh gọn, chính xác. Hoàn thiện
bảng thống kê chi phí, doanh thu cho phòng kế toán tổng hợp của khách sạn. Tổng
kết quá trình khách lưu trú tại khách sạn, trong quá trình phục vụ những điểm làm
tốt, những điểm làm chưa tốt khiến khách hàng chưa hài lòng, phàn nàn hay khiếu
nại - đã giải quyết ra sao, khách hàng vừa lòng chưa... Để từ đó đưa ra kinh nghiệm
trong quá trình phục vụ tiếp theo.
9
c. Đặc điểm của kinh doanh lưu trú trong khách sạn
- Vì là một loại hình dịch vụ, nên kinh doanh lưu trú trong khách sạn cũng
mang đầy đủ các đặc điểm cơ bản của kinh doanh dịch vụ. Như:
+ Tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng: tiến trình dịch vụ diễn ra khi
khách hàng đến lưu trú tại khách sạn, quá trình nhân viên tiếp xúc và phục vụ
khách mới tạo ra sản phẩm dịch vụ lưu trú, không có thời gian kiểm tra sản phẩm
rồi mới đưa vào tiêu dùng.
+ Tính không tồn kho: Một ngày phòng không tiêu thụ được là một khoản thu
nhập bị mất không thu lại được, vì vậy sản phẩm dịch vụ lưu trú không thể lưu kho
được.
+ Tính vô hình
+ Tính không xác định
Bên cạnh đó, kinh doanh lưu trú trong khách sạn còn mang một số đặc điểm
đặc trưng quan trọng khác như sau:
- Vốn đầu tư ban đầu lớn: Vì là kinh doanh dịch vụ lưu trú nên việc đầu tư cho
cơ sở vật chất, trang thiết bị tiện nghi trong phòng khách là rất lớn, đây chính là
khoản vố cố định.
- Sử dụng số lượng lao động sống lớn: Kinh doanh lưu trú trong khách sạn đòi
hỏi sử dụng nhiều lao động sống, vì tính luôn sẵn sàng phục vụ khách của dịch vụ
lưu trú. Tính sẵn sàng phục vụ là một trong các tiêu chuẩn quan trọng của chất
lượng dịch vụ.
- Tính thời vụ: Kinh doanh lưu trú cũng có tính thời vụ giống như các loại
hình kinh doanh du lịch khác. Khi vào chính vụ thì lượng khách thường tăng đột
biến xảy ra tình trạng cháy phòng lưu trú, nhưng vào trái vụ thì diễn ra tình trạng
dư thừa lao động, công suất sử dụng buồng phòng thấp.
- Kinh doanh lưu trú có mối quan hệ chặt chẽ với các hoạt động kinh doanh
khác trong khách sạn: Do nhu cầu của khách lưu trú mang tính chất tổng hợp nghỉ
10
ngơi, giải trí, làm đẹp, ăn uống... Nên kinh doanh lưu trú cần kết hợp chặt chẽ với
các hoạt động kinh doanh khác của khách sạn để đáp ứng tốt nhu cầu của khách.
Bên cạnh đó do quá trình dịch vụ trong khách sạn cùng lúc do nhiều bộ phận đảm
nhận, vì vậy các hoạt động ở các bộ phận phải có sự liên kết chặt chẽ để cung cấp,
nắm bắt thông tin kịp thời để quy trình dịch vụ trong khách sạn hoạt động tốt.
1.5.3 Phân định nội dung nghiên cứu vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu
trú trong khách sạn
1.5.3.1 Quan niệm và bản chất hiệu quả kinh doanh lưu trú
Theo nghĩa chung: Hiệu quả là sự phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố cần
thiết tham gia một hoạt động để đạt được mục tiêu nhất định của con người.
Hiệu quả xem xét ở 2 góc độ
- Hiệu quả xã hội: Hiệu quả xã hội là kết quả đạt được trong các hoạt động
nhằm mục đích không nhiều cho bản thân doanh nghiệp (khách sạn) mà phần lớn
cho lợi ích của xã hội.
- Hiệu quả kinh tế - 3 quan niệm :
+ Hiệu quả kinh tế là kết quả đạt được trong các hoạt động kinh tế.
+ Hiệu quả kinh tế là mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ
ra để đạt được kết quả đó. (mối tương quan tuyệt đối)
+ Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp.
Được thể hiện là mối tương quan tối ưu của mối quan hệ giữa các yếu tố đầu vào và
thiết của hoạt động kinh tế đó. (mối tương quan tỷ số/ tương quan tương đối)
Hiệu quả kinh doanh thực chất là hiệu quả kinh tế trong doanh nghiệp. Do đó,
hiệu quả kinh doanh lưu trú là kết quả đạt được trong hoạt động kinh doanh lưu trú,
là mối quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả
đó trong hoạt động kinh doanh lưu trú, là trình độ sử dụng các nguồn lực trong kinh
doanh lưu trú của khách sạn để đạt được các lợi ích kinh tế cao nhất sau khi đã bù
đắp được các hao phí cần thiết trong kinh doanh. Điều này có nghĩa là nếu kết quả
11
kinh doanh lưu trú đạt được càng nhiều với chi phí bỏ ra càng ít thì doanh nghiệp
đạt được hiệu quả kinh doanh.
1.5.3.2 Sự cần thiết nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú
Nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú trong khách sạn, nhằm đạt các mục tiêu
tối đa hóa lợi nhuận - là mục tiêu hàng đầu của mỗi doanh nghiệp kinh doanh. Hơn
nữa, nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú, đi kèm với nâng cao chất lượng dịch vụ
cũng là mong đợi từ phía khách hàng, đáp ứng nhu cầu nghỉ ngơi, lưu trú của khách
hàng. Đáp ứng tốt những mong đợi của khách hàng về dịch vụ lưu trú mà khách
sạn cung cấp phù hợp với những mong đợi của họ. Tạo cho khách hàng thoải mái
nhất và lấy lại được sức khỏe, tinh thần sau những giờ lao động. Thu hút được
nhiều khách đến với khách sạn duy trì sự ổn định và phát triển kinh doanh lưu trú.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú trong khách sạn là phương tiện để tận
dụng tiềm năng, thế mạnh của khách sạn, nhằm phát triển, chiếm lĩnh thị trường,
nâng cao khả năng cạnh tranh của khách sạn trên thị trường. Nâng cao hiệu quả
kinh doanh lưu trú sẽ giúp cho việc sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực trong kinh
doanh lưu trú, giúp tao ra doanh thu và lợi nhuận cho khách sạn do đó là điều kiện
làm nguồn tài chính và sự tin cậy trong con mắt khách hàng khi cảm nhận về khách
sạn tăng lên. Vì thế sẽ là điểm nổi bật tạo ra khả năng cạnh tranh của khách sạn trên
thị trường. Bên cạnh đó nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú trong khách sạn còn
giúp khách sạn hạn chế việc sử dụng lãng phí nguồn lực phục vụ lưu trú.
Nâng cao hiệu quả kinh doanh lưu trú trong khách sạn còn giúp đáp ứng tốt hơn
nhu cầu của người lao động phục vụ trong kinh doanh lưu trú. Giúp người lao động
thấy được công sức và thời gian họ bỏ ra là sức đáng - tiết kiệm thời gian, công sức
mà hiệu quả cao.
1.5.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh lưu trú trong khách sạn
a. Các chỉ tiêu hiệu quả tổng hợp
- Sức kinh doanh: H=
F
D
Sức sinh lợi: H=
F
L
12
Trong đó:
H- Hiệu quả kinh doanh lưu trú.
D- Doanh thu lưu trú.
L- Lợi nhuận lưu trú.
F- Chi phí kinh doanh dịch vụ lưu trú
Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng nguồn lực trong kinh doanh dịch vụ
lưu trú 1 đồng chi phí bỏ vào kinh doanh lưu trú sẽ tạo ra bao nhiêu doanh thu và
lợi nhuận. Chỉ tiêu này mang ý nghĩa tổng hợp.
- Ngoài ra có thể đánh giá nhanh hiệu quả kinh doanh lưu trú qua chỉ tiêu tỉ
suất lợi nhuận
L'=
L
D x100 Với L’ là tỉ suất lợi nhuận
b. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng các nguồn lực
* Hiệu quả sử dụng lao động ở bộ phận lưu trú
- Chỉ tiêu năng suất lao động bình quân: Phản ánh mức thu nhập bình quân đạt
được trong kỳ của một người lao động
Hlđ=W=
R
D
Trong đó:
W: Năng suất lao động trong kỳ .
R : Số lao động bình quân sử dụng trong kỳ.
- Chỉ tiêu mức lợi nhuận bình quân trong kỳ của 1 người lao động
Hlđ= R
L
= H
Trong đó: Hlđ, H : Mức lợi nhuận bình quân
- Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương
Hp= P
D ; Hp= P
L
Trong đó:
13
Hp: Hiệu quả sử dụng chi phí tiền lương.
P: Tổng quỹ tiền lương sử dụng trong kỳ
Hai chỉ tiêu này phản ánh hoạt động chi phí tiền lương trong kỳ thì đạt được
bao nhiêu đồng doanh thu, bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Hiệu quả sử dụng thời gian lao động.
K =
Thời gian làm việc thực tế
Thời gian làm viêc theo quy định x 100%
Trong đó:
K: Hệ số sử dụng thời gian làm việc. Chỉ số này để định hướng đúng cho việc
tổ chức lao động của từng bộ phận nghiệp vụ để tận dụng được thời gian lao động.
* Hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh lưu trú
- Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn chung
Hv= V
D ; Hv= V
L
Trong đó:
V= Vcđ + Vlđ
V: Tổng vốn kinh doanh
Vcđ: Vốn cố định
Vlđ: Vốn lưu động
- Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định
H=
Vcđ
D ; H=
Vcđ
L
- Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động
+ Sức SXKD và sức sinh lời:
H=
Vlđ
D ; H=
Vlđ
L
* Hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật
- Hiệu quả sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật
14
=
csvc
D
H
F
csvc
Hoặc =
csvc
P
H
F
csvc
Trong đó: FCSVC là chi phí cơ sở vật chất.
+ Doanh thu hoặc lợi nhuận bình quân một phòng
Doanh thu bình quân = Tổng doanh thu / Tổng số phòng của khách sạn
Lợi nhuận bình quân = Tổng lợi nhuận / Tổng số phòng của khách sạn
Chỉ tiêu này kết hợp với giá cả của khách sạn để so sánh doanh thu, lợi nhuận
bình quân của một số phò