Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần chè Mỹ Lâm

1.1. Tính cấp thiết của đề tài. Kinh tế thị trường là việc tổ chức nền kinh tế xã hội dựa trên cơ sở một nền sản xuất hàng hoá. Thị trường luôn mở ra các cơ hội kinh doanh mới, nhưng đồng thời cũng chứa đựng những nguy cơ đe doạ cho các doanh nghiệp. Để có thể đứng vững trước quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải vận động, tìm tòi một hướng đi cho phù hợp. Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp. Đánh giá hiệu quả kinh doanh chính là quá trình so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu về với mục đích đã được đặt ra và dựa trên cơ sở giải quyết các vấn đề cơ bản của nền kinh tế này: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai? Do đó việc nghiên cứu và xem xét vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh là một đòi hỏi tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh hiện nay. Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đang là một bài toán khó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp đều phải quan tâm đến. Vì vậy, qua quá trình thực tập ở Công ty cổ phần chè Mỹ Lâm, với những kiến thức đã tích luỹ được cùng với sự nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này cho nên em đã mạnh dạn chọn đề tài "Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Chè Mỹ Lâm" làm đề tài nghiên cứu của mình. 1.2.Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những tháng đầu năm 2010, đề tài tập chung vào tình hình thực trạng, hiệu quả kinh doanh sản phẩm trong doanh nghiệp. Từ đó hiểu thêm về kiến thức thực tế,việc áp dụng giữa lý thuyết vào thực tế, thấy được tác dụng tầm quan trọng của hiệu quả kinh doanh sản phẩm đối với doanh nghiệp sản xuất. Tìm hiểu đánh giá được tình hình sản xuất và hiệu quả kinh doanh sản phẩm trong doanh nghiệp từ đó thấy được điểm mạnh điểm yếu trong công tác quản lý của doanh nghiệp. Vận dụng những kiến thức đã học trong nhà trường vào thực tiễn, tích lũy kinh nghiệm áp dụng vào thực tế. Qua phân tích đưa ra những giải pháp thích hợp giúp bộ máy quản lý của doanh nghiệp hiểu rõ về việc nâng cao hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp. Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp cũng là nâng cao hiệu quả kinh tế cũng như đời sống của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp

doc75 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3296 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại công ty cổ phần chè Mỹ Lâm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1 Một số chỉ tiêu thể hiện sự phát triển của công ty cổ phần chè Mỹ Lâm năm 2008 - 2009............................................................................................................26 Sơ đồ 3.1 Dây chuyền công nghệ chế biến chè đen theo công nghệ CTC...............28 Sơ đồ 3.2 Dây chuyền công nghệ chế biến chè xanh ................................................31 Sơ đồ 3.3 Dây chuyền công nghệ sản xuất chè túi lọc ..............................................33 Sơ đồ 3.4 Cơ cấu bộ máy.............................................................................................34 Bảng 3.2 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty..............................39 Bảng 3.3 : Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2008..................................................40 Bảng 3.4 : Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2009..................................................41 Bảng 3.5 : Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2010..................................................42 Bảng 3.6: Hiệu quả sử dụng lao động........................................................................43 Bảng 3.7: Hiệu quả sử dụng vốn cố định và lưu động..............................................44 Bảng 3.8: Doanh lợi vốn chủ sử hữu và vốn sản xuất ..............................................45 Bảng 3.9: Hiệu quả theo chỉ tiêu tổng hợp ...............................................................45 Bảng 4.1 Giá trị sản lượng chè xuất khẩu năm 2008 ...............................................50 Bảng 4.2 Giá trị sản lượng chè xuất khẩu năm 2009 ...............................................51 Bảng 4.3 Giá trị sản lượng chè xuất khẩu năm 2010................................................52 MỤC LỤC PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài. 1 1.2.Mục đích nghiên cứu: 1 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 2 1.4.Nội dung chuyên đề bao gồm các phần sau: 2 PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH 3 CỦA DOANH NGHIỆP 3 2.1.Quan niệm về hiệu quả kinh doanh và sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với doanh nghiệp. 3 2.1.1. Các quan điểm và bản chất của hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp. 3 2.1.2. Sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường. 6 2.2. Các nhân tố tác động đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. 9 2.2.1. Nhóm các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài . 9 2.2.2. Các nhân tố chủ quan. 13 2.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh 15 2.3.1. Các quan điểm cơ bản trong đánh giá hiệu quả kinh doanh 15 2.3.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp. 18 2.3.3. Nhóm chỉ tiêu xét về mặt hiệu quả kinh tế - xã hội 22 PHẦN III: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ KINH DOANH 24 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ MỸ LÂM 24 3.1. Những nét khái quát về Công ty cổ phần Chè Mỹ Lâm 24 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 24 3.1.2. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của công ty 26 3.1.3. Những lợi thế và bất lợi của công ty 36 3.2. Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần Chè Mỹ Lâm 39 3.2.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty năm 2008 -2010 39 3.2.2. Phân tích hiệu quả kinh doanh và các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần Chè Mỹ Lâm. 43 3.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần Chè Mỹ Lâm. 46 3.3.1. Những thành tựu đã đạt được của Công ty cổ phần Chè Mỹ Lâm trong thời gian qua: 46 3.3.2. Những tồn tại của Công ty và nguyên nhân dẫn đến tồn tại 47 PHẦN IV: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH 49 TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHÈ MỸ LÂM 49 4.1. Mục tiêu và phương hướng phát triển của Công ty cổ phần Chè Mỹ Lâm trong những năm tới 49 4.1.1.Mục tiêu và kế hoạch kinh doanh của Công ty trong những năm tới 49 4.1.2. Đinh hướng phát triển của Công ty cổ phần Chè Mỹ Lâm. 50 4.2. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần Chè Mỹ Lâm. 57 4.2.1. Thành lập bộ phận marketing, đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường 57 4.2.2. Xây dựng chính sách sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000 59 4.2.3.Xây dựng chính sách giá cả hợp lý 60 4.3.4. Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm 61 4.3.5.Nâng cao chất lượng đội ngũ lao động 62 4.3.6. Tăng cường huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả hơn 62 4.3.7.Tăng cường liên kết kinh tế 64 PHẦN IV: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66 5.1.Kết luận 66 5.2.Kiến nghị 67 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 69 NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ ............................................................................................................................................ PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của đề tài. Kinh tế thị trường là việc tổ chức nền kinh tế xã hội dựa trên cơ sở một nền sản xuất hàng hoá. Thị trường luôn mở ra các cơ hội kinh doanh mới, nhưng đồng thời cũng chứa đựng những nguy cơ đe doạ cho các doanh nghiệp. Để có thể đứng vững trước quy luật cạnh tranh khắc nghiệt của cơ chế thị trường đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải vận động, tìm tòi một hướng đi cho phù hợp. Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế, là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp. Đánh giá hiệu quả kinh doanh chính là quá trình so sánh giữa chi phí bỏ ra và kết quả thu về với mục đích đã được đặt ra và dựa trên cơ sở giải quyết các vấn đề cơ bản của nền kinh tế này: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? và sản xuất cho ai? Do đó việc nghiên cứu và xem xét vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh là một đòi hỏi tất yếu đối với mỗi doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh hiện nay. Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đang là một bài toán khó đòi hỏi mỗi doanh nghiệp đều phải quan tâm đến. Vì vậy, qua quá trình thực tập ở Công ty cổ phần chè Mỹ Lâm, với những kiến thức đã tích luỹ được cùng với sự nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này cho nên em đã mạnh dạn chọn đề tài "Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần Chè Mỹ Lâm" làm đề tài nghiên cứu của mình. 1.2.Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những tháng đầu năm 2010, đề tài tập chung vào tình hình thực trạng, hiệu quả kinh doanh sản phẩm trong doanh nghiệp. Từ đó hiểu thêm về kiến thức thực tế,việc áp dụng giữa lý thuyết vào thực tế, thấy được tác dụng tầm quan trọng của hiệu quả kinh doanh sản phẩm đối với doanh nghiệp sản xuất. Tìm hiểu đánh giá được tình hình sản xuất và hiệu quả kinh doanh sản phẩm trong doanh nghiệp từ đó thấy được điểm mạnh điểm yếu trong công tác quản lý của doanh nghiệp. Vận dụng những kiến thức đã học trong nhà trường vào thực tiễn, tích lũy kinh nghiệm áp dụng vào thực tế. Qua phân tích đưa ra những giải pháp thích hợp giúp bộ máy quản lý của doanh nghiệp hiểu rõ về việc nâng cao hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp. Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh trong doanh nghiệp cũng là nâng cao hiệu quả kinh tế cũng như đời sống của cán bộ công nhân viên trong doanh nghiệp Củng cố những kiến thức đã học ở nhà trường. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: *Đối tượng nghiên cứu là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp *Phạm vi nghiên cứu: + Không gian: Đề tài được thực hiện trong phạm vi công ty cổ phần chè Mỹ Lâm – Yên Sơn – Tuyên Quang. +Thời gian: Từ ngày 03/01/2011 đến 17/04/2011 1.4.Nội dung chuyên đề bao gồm các phần sau: Phần I: Phần mở đầu Phần II: Lý luận chung về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Phần III: Phân tích thực trạng hiệu quả kinh doanh ở Công ty cổ phần chè Mỹ Lâm. Phần IV: Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phần chè Mỹ Lâm. Phần V: Kết luận và Kiến nghị PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 2.1.Quan niệm về hiệu quả kinh doanh và sự cần thiết của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với doanh nghiệp. 2.1.1. Các quan điểm và bản chất của hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp. 2.1.1.1. Các quan điểm cơ bản về hiệu quả. Ngày nay, khi đề cập đến vấn đề hiệu quả thì người ta vẫn chưa có được một khái niệm thống nhất. Bởi vì ở mỗi một lĩnh vực khác nhau, xem xét trên các góc độ khác nhau thì người ta có những cách nhìn nhận khác nhau về vấn đề hiệu quả. Như vậy, ở mỗi lĩnh vực khác nhau thì người ta có những khái niệm khác nhau về hiệu quả, và thông thường khi nói đến hiệu quả của một lĩnh vực nào đó thì người ta gắn ngay tên của lĩnh vực đó liền ngay sau hiệu quả. Để hiểu rõ hơn về vấn đề hiệu quả thì chúng ta xem xét các vấn đề hiệu quả ở trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị và xã hội. Tương ứng với các lĩnh vực này là 3 phạm trù hiệu quả: hiệu quả kinh tế, hiệu quả chính trị và hiệu quả xã hội. * Hiệu quả kinh tế Hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực để đạt được các mục tiêu kinh tế của một thời kỳ nào đó. Nếu đứng trên phạm vi từng yếu tố riêng lẻ thì chúng ta có phạm trù hiệu quả kinh tế, và xem xét vấn đề hiệu quả trong phạm vi các doanh nghiệp thì hiệu quả kinh tế chính là hiệu quả kinh doanh của một doanh nghiệp. Hiểu theo mục đích cuối cùng thì hiệu quả kinh tế là hệ số giữa kết quả thu về và chi phí bỏ ra để đạt được hiệu quả đó. Trong đó kết quả thu về chỉ là kết quả phản ảnh những kết quả kinh tế tổng hợp như là: doanh thu, lợi nhuận, giá trị sản lượng công nghiệp... nếu ta xét theo từng yếu tố riêng lẻ thì hiệu quả kinh tế là thể hiện trình độ và sử dụng các yếu tố đó trong quá trình sản xuất kinh doanh, nó phản ảnh kết quả kinh tế thu được từ việc sử dụng các yếu tố tham gia vào quá trình kinh doanh. Cũng giống như một số chi tiết khác hiệu quả là một chỉ tiêu chất lượng tổng hợp phản ánh trình độ lợi dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất, đồng thời là một phạm trù kinh tế gắn liền với nền sản xuất hàng hoá. Sản xuất hàng hoá có phát triển hay không là nhờ đạt hiệu quả cao hay thấp. Nói một cách khác, chỉ tiêu hiệu quả kinh tế phản ánh về mặt định lượng và định tính trong sự phát triển kinh tế. Nhìn ở tầm vi mô của từng doanh nghiệp riêng lẻ hiệu quả kinh tế được biểu hiện qua phạm trù hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh là một chỉ tiêu phản ánh đầy đủ các mặt của cả một quá trình kinh doanh của một doanh nghiệp. Cụ thể là: Hiệu quả kinh doanh là phạm trù kinh tế phản ánh những lợi ích đạt được từ các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên cơ sở so sánh lợi ích thu được với chi phí bỏ ra trong suốt qúa trình kinh doanh của doanh nghiệp. Dưới giác độ này thì chúng ta có thể xác định hiệu quả kinh doanh một cách cụ thể bằng các phương pháp định lượng thành các chỉ tiêu hiệu quả cụ thể và từ đó có thể tính toán so sánh được, lúc này phạm trù hiệu quả kinh doanh là một phạm trù cụ thể nó đồng nhất và là biểu hiện trực tiếp của lợi nhuận, doanh thu... Ngoài ra nó còn biểu hiện mức độ phát triển doanh nghiệp theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác các nguồn lực trong quá trình sản xuất nhằm thực hiện được mục tiêu kinh doanh. Lúc này thì phạm trù hiệu quả kinh doanh là một phạm trù trừu tượng và nó phải được định tính thành mức độ quan trọng hoặc vai trò của nó trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Nói một cách khác, ta có thể hiểu hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu phản ánh trình độ và khả năng quản lý của doanh nghiệp. Lúc này hiệu quả kinh doanh thống nhất với hiệu quả quản lý doanh nghiệp. Dưới góc độ này thì hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ và khả năng kết hợp các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất. Trong thực tế hiệu quả kinh doanh trong các doanh nghiệp đạt được trong các trường hợp sau: - Kết quả tăng, chi phí giảm - Kết qủa tăng, chi phí giảm nhưng tốc độ tăng của chi phí nhỏ hơn tốc độ tăng của kết quả. Nói tóm lại ở tầm vĩ mô hiệu qủa kinh doanh phản ánh đồng thời các mặt của quá trình sản xuất kinh doanh như: kết quả kinh doanh, trình độ sản xuất tổ chức sản xuất và quản lý, trình độ sử dụng của yếu tố đầu vào.. đồng thời nó yêu cầu sự phát triển của doanh nghiệp theo chiều sâu. Nó là thước đo ngày càng trở nên quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơ bản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu kinh tế của doanh nghiệp trong thời kỳ. Sự phát triển tất yếu đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả kinh doanh, đây là mục tiêu cơ bản nhất của doanh nghiệp. * Hiệu quả xã hội và hiệu quả chính trị Hiệu quả xã hội là phạm trù phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất xã hội nhằm đạt được các mục tiêu xã hội nhất định. Nếu đứng trên phạm vi toàn xã hội và nền kinh tế quốc dân thì hiệu qủa xã hội và hiệu quả chính trị là chỉ tiêu phản ánh ảnh hưởng của hoạt động kinh doanh đối với việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu chung của toàn bộ nền kinh tế xã hội. Bởi vậy hai loại hiệu quả này đều có vị trí quan trọng trong việc phát triển đầu nước một cách toàn diện và bền vững. Đây là chỉ tiêu đánh giá trình độ phát triển của nền kinh tế xã hội ở các mặt: trình độ tổ chức sản xuất, trình độ quản lý, mức sống bình quân ... thực tế ở các nước tư bản chủ nghĩa đã cho thấy các doanh nghiệp tư bản chỉ chạy theo hiệu quả kinh tế mà không đặt vấn đề hiệu quả chính trị xã hội đi kèm và dẫn đến tình trạng: thất nghiệp, khủng hoảng có tính chu kỳ, ô nhiễm môi trường, chênh lệch giàu nghèo quá lớn... Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta đã có những đường lối, chính sách cụ thể để đồng thời tăng hiệu quả kinh tế kèm với tăng hiệu quả chính trị xã hội. Tuy nhiên, chúng ta không thể chú trọng một cách thái quá đến hiệu quả chính trị và hiệu quả xã hội một bài học rất lớn từ thời kỳ chế độ bao cấp để lại đã cho chúng ta thấy rõ được điều đó. 2.1.1.2. Bản chất của hiệu quả kinh doanh. Hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh doanh, phản ánh trình độ lợi dụng các nguồn lực sản xuất (lao động, máy móc thiết bị, nguyên liệu, tiền vốn) trong quá trình tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh cuả doanh nghiệp.Bản chất của hiệu quả kinh doanh là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội. Đây là hai mặt có mối quan hệ mật thiết của vấn đề hiệu quả kinh doanh. Chính việc khan hiếm nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính chất cạnh tranh nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hôị, đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm các nguồn lực. Để đạt được mục tiêu kinh doanh, các doanh nghiệp buộc phải chú trọng các điều kiện nội tại, phát huy năng lực, hiệu lực của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm mọi chi phí. Vì vậy, yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là phải đạt kết quả tối đa với chi phí tối thiểu, hay là phải đạt kết quả tối đa với chi phí nhất định hoặc ngược lại đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở đây đư
Luận văn liên quan