Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Thuận Thành

Đứng trước bối cảnh thế giới và trong nước những năm vừa qua trải qua rất nhiều thách thức và khó khăn. Khu vực Trung đông tình hình chính trị bất an bạo lực lật đổ chính quyền tại libya, tại khu vực Đông âu một số Quốc gia tuyên bố vỡ nợ như Hy nạp, Ý và Tây ban nha rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Tình hình kinh tế trong nước không mấy khả quan như thị trường bất động sản đóng băng do vừa trải qua kỳ bong bóng ảo, hàng loạt các vụ vỡ hụi được phanh phui trong cả nước, tỷ lệ lạm phát cao, hệ thống ngân hàng rơi vào tỉnh cảnh khốn khó trong công tác thu nợ, một số Ngân hàng tìm giải pháp sát nhâp. Đứng trước những khó khăn đó Nhà nước ta đưa ra một số giải pháp Điều hành của Chính phủ như nghị quyết số 11/NQ-TTg giảm đầu tư công, tiết kiệm chi tiêu, hạn chế mua sắm công và đầu tư xây dựng cơ bản, nhằm kiềm chế lạm phát nhằm từng bước đưa nền kinh tế nước ta ổn định và phát triển.

doc37 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 7199 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Thuận Thành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI -------------------------------------------------- ĐỀ CƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ TÊN ĐỀ TÀI GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC Ở HUYỆN THUẬN THÀNH Học viên cao học: Phạm Công Hưng Lớp: K20 QTKD D Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: Người hướng dẫn khoa học: TS. Đỗ Quang Giám Bộ môn quản lý: Kế toán và kiểm toán Hà Nội, tháng 4 năm 2012 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào. Tôi cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà nội, ngày 12 tháng 04 năm 2013 Người cam đoan Phạm Công Hưng LỜI CẢM ƠN Sau một thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn tốt nghiệp, đến nay tôi đã hoàn thành luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản trị Kinh doanh với đề tài: “Giải pháp nâng cao hiệu quản quản lý chi Ngân sách Nhà nước ỏ huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh” Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn Viện đào tạo Sau Đại học, Khoa Kế toán & Quản trị Kinh doanh, Bộ môn Kế toán, Trường Đại học Nông Nghiệp - Hà Nội đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Đỗ Quang Giám - người đã định hướng, chỉ bảo và hết lòng tận tụy, dìu dắt tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài. Tôi xin bày tổ lòng biết ơn đến toàn thể lãnh đạo, cán bộ chuyên viên phòng Tài chính –Kế hoạch huyện, kho bạc Nhà nước Thuận Thành và các cơ quan, đơn vị có liên quan đã cung cấp dữ liệu và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến những người thân trong gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, cổ vũ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Nếu không có những sự giúp đỡ này thì chỉ với sự cố gắng của bản thân tôi sẽ không thể thu được những kết quả như mong đợi. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 02 tháng 04 năm 2013 Người cảm ơn Phạm Công Hưng PHẦN I: MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài: Đứng trước bối cảnh thế giới và trong nước những năm vừa qua trải qua rất nhiều thách thức và khó khăn. Khu vực Trung đông tình hình chính trị bất an bạo lực lật đổ chính quyền tại libya, tại khu vực Đông âu một số Quốc gia tuyên bố vỡ nợ như Hy nạp, Ý và Tây ban nha rơi vào tình trạng khủng hoảng kinh tế trầm trọng. Tình hình kinh tế trong nước không mấy khả quan như thị trường bất động sản đóng băng do vừa trải qua kỳ bong bóng ảo, hàng loạt các vụ vỡ hụi được phanh phui trong cả nước, tỷ lệ lạm phát cao, hệ thống ngân hàng rơi vào tỉnh cảnh khốn khó trong công tác thu nợ, một số Ngân hàng tìm giải pháp sát nhâp. Đứng trước những khó khăn đó Nhà nước ta đưa ra một số giải pháp Điều hành của Chính phủ như nghị quyết số 11/NQ-TTg giảm đầu tư công, tiết kiệm chi tiêu, hạn chế mua sắm công và đầu tư xây dựng cơ bản, nhằm kiềm chế lạm phát nhằm từng bước đưa nền kinh tế nước ta ổn định và phát triển. Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và đẩy mạnh CNH, HĐH, phấn đấu giảm tỷ trọng trong nông nghiệp tăng tỷ trọng trong công nghiệp, thương mại dịch vụ, việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng được quan tâm như xây dựng các khu công nghiệp, cum công nghiệp, xây dựng nông thôn mới, kiến cố trạm, trường, đường ... trước tình hình đó hàng loạt các vấn đề được đặt ra trong công tác quản lý như quản lý về nhân lực, quản lý tài nguyên, quản lý giá cả, quản lý thị trường, quản lý về đầu tư xây dựng cơ bản.., trong đó việc Quản lý thực hiện dự toán chi Ngân sách NSNN nói chung và ngân sách huyện nói riêng đang đặt ra rất gay gắt. Hơn nữa, Quản lý thực hiện dự toán chi ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện cũng còn không ít hạn chế như công tác xây dựng dự toán chưa sát thực hiện nhiệm vụ, điều hành dự toán còn nhiều bất cập, công tác kiểm soát chi chưa hiệu quả, công tác thanh kiểm tra còn mang tính hình thức, chưa tạo tính chủ động cho đơn vị sử dụng, công tác điều chỉnh dự toán trình tự thủ tục còn rườm rà, công tác bổ sung dự toán chưa đáp ứng được yêu cầu, thực hiện dự toán chưa trong tâm, trọng điểm, nhiều nhiệm vụ chi không đảm bảo được kịp thời trong khi đó chính sách, chế độ thay đổi và bổ sung nhiều, năng lực, trình độ cán bộ quản lý ngân sách còn hạn chế. Trước tình hình đó, việc nghiên cứu tìm những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thực hiện dự toán chi ngân sách huyện có ý nghĩa quan trọng, góp phần vào việc nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách, thắt chặt tài khóa phục vụ mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, thực hành tiết kiệm, chống thất thoát, lãng phí, chủ động dành nguồn đối phó với thiên tai, dịch bệnh và xử lý các nhu cầu cấp thiết về an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh và các nhiệm vụ chính trị tại địa phương - vấn đề đang nóng bỏng và gay gắt hiện nay. Đó cũng là lý do chủ yếu để tôi lựa chọn đề tài “ Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý chi ngân sách Nhà nước ở huyện Thuận Thành ” 1.2.1. Mục tiêu chung. Từ thực tiễn được tích lũy trong quá trình công tác kết hợp với những lý luận được tiếp thu trong quá trình học tập, nghiên cứu. Để từ đó phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Thuận Thành, trên cơ sở đó đưa ra một số Biện pháp Quản lý chi Ngân sách Nhà nước của huyện trong những năm tới. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể. Hệ thống hóa cơ sở lý luận về Ngân sách, quản lý chi Ngân sách Nhà nước. Đánh giá đúng thực trạng về công tác quản lý chi Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh trong những năm vừa qua để từ đó chi ra những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc, các nhân tố ảnh hưởng, phát sinh trong quá trình quản lý thực hiện. Nghiên cứu xác định rõ nguyên nhân, phân tích, so sánh, đánh giá, tổng hợp những thuận lợi và khó khăn trên cơ sở đó đưa ra một số biện pháp hiệu quả Quản lý chi Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh trong những năm tới. 1.3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu. 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu cụ thể về công tác tổ chức bộ máy Quản lý chi Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Đánh giá đúng thực trạng về trình độ, năng lực, đạo đức của cán bộ trực tiếp thực hiện nhiệm vụ. Nghiên cứu việc chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật của trung Ương và của địa phương như việc áp dụng các tiêu chuẩn chi, định mức chi, đối tượng chí, lĩnh vực chi, ngành chi, một số lĩnh vực chi đặc thù... Nghiên cứu sự bằng lòng hay không bằng lòng của các đơn vị thụ hưởng từ Ngân sách huyện Thuận Thành. Nghiên cứu tình hình phát triển kinh tế - xã hội và phát triển các khu công nghiệp, cum công nghiệp và tình hình phát triển cơ sở hạ tầng trên địa bàn huyện ảnh hưởng đến công tác Quản lý chi Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Thuận Thành. Đề tài tập trung chủ yếu vào nghiên cứu thực trạng công tác Quản lý chi Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Thuận Thành trong những năm vừa qua, trên cơ sở đó đưa ra một số Biện pháp hiệu quả Quản lý trong thời gian tới. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu. * Không gian nghiên cứu. Đề tài tập trung nghiên cứu, phân tích, so sánh, đánh giá về thực trạng và kết quả quản lý dự toán chi Ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. * Nội dung nghiên cứu: Nâng cao hiệu quả quản lý chi ngân sách Nhà nước ở huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. * Thời gian nghiên cứu. Số liệu thứ cấp chủ yếu thu thập từ năm 2010 đến 2012. Số liệu sơ cấp chủ yếu thu thập trong năm 2012. Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 1/2010 đến tháng 12/2012 1.3.3. Phương pháp nghiên cứu. Việc nghiên cứu luận văn dựa trên phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lên nin, trên cơ sở quan điểm đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về Ngân sách nhà nước và Quản lý chi Ngân sách Nhà nước. Ngoài ra, các phương pháp cụ thể như: tổng hợp, phân tích, so sánh cũng được sử dụng trong quá trình nghiên cứu. Đề tài cũng sử dụng lý luận và phương pháp luận môn phân tích định lượng và một số môn khoa học khác. PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN 2.1. Cơ sở lý luận về công tác Quản lý dự toán chi Ngân sách nhà nước. 2.1.2. Khái niệm, nội dung thu, chi và nguyên tác quản lý NSNN. Ngân sách nhà nước là một phạm trù kinh tế - lịch sử gắn liền với sự ra đời của nhà nước, gắn liền với kinh tế hàng hoá - tiền tệ. Ngân sách nhà nước tồn tại và phát triển cùng với sự tồn tại và phát triển của Nhà nước. Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước ( Điều 1, Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 ). Biểu hiện bên ngoài, ngân sách nhà nước là một hệ thống bảng dự toán thu, chi bằng tiền của nhà nước được cấp có thẩm quyền quyết định trong một khoảng thời gian nhất định thường là một năm. Chính phủ quyết định dự toán các nguồn thu vào ngân sách nhà nước, đồng thời dự toán các khoản phải chi cho các hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội, an ninh quốc phòng...từ quỹ ngân sách nhà nước. Bảng dự toán này phải được quốc hội phê chuẩn. Như vậy, có thể hiểu ngân sách nhà nước là dự toán (kế hoạch ) thu, chi bằng tiền của nhà nước trong một khoảng thời gian nhất định (phổ biến là một năm). Cũng cần lưu ý rằng, thu, chi của nhà nước luôn luôn được thực hiện bằng luật pháp và do luật định ( về thu có các luật thuế và các văn bản luật khác; về chi có các chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức ). Về ý nghĩa kinh tế, hoạt động thu, chi của ngân sách thể hiện quá trình phân phối và phân phối lại giá trị tổng sản phẩm xã hội. Về bản chất xã hội, do nhà nước là đại diện của một giai cấp, nên ngân sách nhà nước cũng mang tính giai cấp, nó phục vụ trực tiếp cho yêu cầu thực hiện chức năng của nhà nước trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Quỹ NSNN là toàn bộ các khoản tiền của Nhà nước, kể cả tiền vay có trên tài khoản của ngân sách Nhà nước các cấp. Quỹ NSNN được quản lý tại kho bạc Nhà nước. 2.1.2. Mục tiêu chi ngân sách Nhà nước. Tất cả các hoạt động chi NSNN đều nhằm đạt được những mục tiêu sau: Đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế -xã hội, đảm bảo phúc lợi công cộng ngắn hạn, dài hạn, mục tiêu văn hoá, xã hội dài hạn ví dụ xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội như các công trình thuộc lĩnh vực giao thông, điện nước, giáo dục đào tạo, y tế, thể thao, nghệ thuật…. Đảm bảo sự phát triển kỹ thuật, kinh tế trung hạn của đất nước, như đầu tư cho các công trình phục vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ có tính chất chiến lược, các công trình cơ sở hạ tầng kỹ thuật và kinh tế quan trọng, các công trình công nghiệp trọng điểm có tác dụng đòn bẩy đối với nền kinh tế quốc dân…. Đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên đất nước. Đảm bảo vị trí kinh tế của đất nước trên trường quốc tế. Đảm bảo an ninh được giữ vũng và giữ vững được chủ quyền. Đầu tư vào các lĩnh vực mà các doanh nghịêp quốc doanh riêng lẻ, doanh nghịêp tư nhân không có khả năng tham gia. Do nhu cầu về vốn quá lớn, độ rủi ro cao, mà các lĩnh vực này không thể thiếu đối với sự phát triển chung của đất nước và rất cần thiết cho đời sống con người và đặc biệt là các vùng miền xa xôi. Như vậy Quản lý chi ngân sách Nhà nước phải nhăm hai mục tiêu đó là: Chi đúng định mức, chi đúng chế độ, thực hiện tiết kiệm và có hiệu quả khi thực hiện chi. 2.1.3. Bản chất. Ngân sách nhà nước là hệ thống các mối quan hệ kinh tế giữa nhà nước và xã hội phát sinh trong quá trình nhà nước huy động và sử dụng các nguồn tài chính nhằm đảm bảo yêu cầu thực hiện các chức năng quản lý và điều hành nền kinh tế - xã hội của mình. Thứ nhất, các khoản thu ngân sách nhà nước phần lớn đều mang tính chất cưỡng bức ( bắt buộc ), còn các khoản chi lại mang tính chất cấp phát ( không hoàn lại trực tiếp ). Đây là một nội dung quan trọng, có vai trò quyết định tới sự tồn tại của ngân sách nhà nước. Nội dung này xuất phát từ quyền lực của nhà nước và nhu cầu về tài chính để thực hiện các chức năng quản lý và điều hành nền kinh tế xã hội của nhà nước. Thứ hai, mọi hoạt động của nhà nước đều là hoạt động phân phối các nguồn tài chính, và vì vậy, nó thể hiện các mối quan hệ trong phân phối. Đó là quan hệ giữa một bên là nhà nước với một bên là xã hội ( bao gồm các tổ chức kinh tế - xã hội, các tầng lớp nhân dân ). 2.1.4. Chức năng. Như trên đã phân tích, ngân sách không tách rời nhà nước. Một nhà nước ra đời, trước hết cần phải có các nguồn lực tài chính để chi tiêu cho bộ máy quản lý nhà nước, cho cảnh sát và quân đội. Tiếp đến là các nhu cầu chi khác nhằm thực hiện các chức năng của nhà nước như: chi cho các nhu cầu văn hoá, giáo dục, đào tạo, y tế, phúc lợi xã hội, trợ cấp xã hội, chi cho đầu tư xây dựng cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng, chi phát triển sản xuất...Tất cả các nhu cầu chi tiêu tài chính của nhà nước đều được thoả mãn bằng các nguồn thu từ thuế và các hình thức thu khác. Như vậy, có thể kết luận chức năng của ngân sách nhà nước : Một là: Huy động nguồn tài chính và đảm bảo các nhu cầu chi tiêu theo dự toán nhà nước. Hai là: Thực hiện cân đối giữa các khoản thu và các khoản chi (bằng tiền) của nhà nước. 2.1.5. Nội dung thu, chi ngân sách nhà nước. 2.1.5.1. Thu ngân sách nhà nước. Thu ngân sách nhà nước là quá trình nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần nguồn lực tài chính quốc gia hình thành quỹ ngân sách nhà nước nhàm thoả mãn các nhu cầu của nhà nước. Các khoản thu vào quỹ ngân sách nhà nước được huy động từ nhiều lĩnh vực, nhiều nguồn khác nhau, bao gồm: -Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật; -Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước như lợi tức từ vốn góp của Nhà nước vào các cơ sở kinh tế, tiền thu hồi vốn của Nhà nước tại các cơ sở kinh tế và thu hồi tiền vay của Nhà nước; -Thu từ hoạt động sự nghiệp; -Thu hồi quỹ dự trữ Nhà nước; -Thu tiền sử dụng đất, thu từ hoa lợi công sản và đất công ích; -Các khoản huy động đóng góp của các tổ chức, cá nhân để đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng cơ sở; -Các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và ngoài nước; -Các khoản di sản Nhà nước được hưởng; -Thu kết dư ngân sách năm trước; -Tiền bán hoặc cho thuê tài sản thuộc sở hữu Nhà nước tại các đơn vị hành chính, sự nghiệp; -Các tiền phạt, tịch thu; -Các khoản thu khác theo pháp luật quy định; -Các khoản viện trợ không hoàn lại bằng tiền, bằng hiện vật của chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài; -Các khoản vay trong nước, vay nước ngoài của chính phủ để bù đắp bội chi và khoản huy động vốn đấu tư trong nước của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thu NSNN được thực hiện bằng nhiều phương thức huy động, như: -Phương thức huy động bắt buộc dưới hình thức thuế, phí và lệ phí. -Phương thức huy động tự nguyện dưới hình thức tín dụng của Nhà nước. -Phương thức huy động khác. Trong các hình thức trên, Thuế được coi là phương thức cơ bản để huy động nguồn tài chính vào ngân sách nhà nước. 2.1.5.2. Chi ngân sách nhà nước. Chi ngân sách nhà nước là quá trình Nhà nước tiến hành phân phối, sử dụng quỹ ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo về mặt vật chất để duy trì sự tồn tại, hoạt động bình thường của bộ máy quản lý nhà nước và phục vụ thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước trong từng thời kỳ. Chi ngân sách nhà nước bao gồm: -Chi thường xuyên: +Các hoạt động giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hoá, thông tin, thể dục thể thao, sự nghiệp khoa học, công nghệ và môi trường, các sự nghiệp khác; +Các hoạt động sự nghiệp kinh tế; +Quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội; +Hoạt động của các cơ quan nhà nước; +Hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam +Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Liên đoàn Lao động Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam; +Trợ giá theo chính sách của Nhà nước; +Các chương trình quốc gia; +Hỗ trợ quỹ Bảo hiểm xã hội theo quy định của Chính phủ; +Trợ cấp cho các đối tượng chính sách xã hội; +Tài trợ cho các tổ chức xã hội, xã hội nghề nghiệp theo quy định của pháp luật; +Chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chính phủ vay; +Viện trợ cho các chính phủ và tổ chức nước ngoài; +Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật. -Chi đầu tư phát triển: +Đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội không có khả năng thu hồi vốn; +Đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp Nhà nước, góp vốn cổ phần liên doanh vào các xí nghiệp thuộc lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước theo quy định của Pháp luật; +Chi cho quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia và các quỹ hỗ trợ phát triển đối với chương trình, dự án phát triển kinh tế; +Bổ sung dự trữ Nhà nước; +Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật; -Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính. 2.1.6. Nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước. Ngân sách nhà nước ta được quản lý theo các nguyên tắc sau: 2.1.6.1. Nguyên tắc đầy đủ, trọn vẹn. Nguyên tắc quản lý ngân sách quan trọng nhất đó là quản lý phải đầy đủ, toàn diện và trọn vẹn. Mọi khoản thu, mọi khoản chi phải được ghi đầy đủ vào kế hoạch ngân sách nhà nước. Chỉ có kế hoạch ngân sách đầy đủ trọn vẹn mới phản ánh đúng mục đích chính sách và tính công minh của các khoản thu, chi; mọi khoản thu chi ngân sách phải được vào sổ sách kế toàn và được quyết toán rành mạch. Cũng theo nguyên tắc này, mọi khoản chi chỉ có hiệu lực thi hành khi có trong dự toán được cấp có thẩm quyền phê chuẩn và phải chi đúng mục đích. Những khoản chi ngoài hoặc vượt dự toán phải được xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Nguyên tắc này nghiêm cấm các cấp, các tổ chức nhà nước lập và sử dụng quỹ đen. Điều này có nghĩa rằng, mọi khoản thu chi ngân sách nhà nước đều phải đưa vào kế hoạch ngân sách để Quốc hội phê chuẩn. 2..1.6.2. Nguyên tắc thống nhất. Nguyên tắc này đòi hỏi tất cả các khoản thu ( bất luận từ đầu tới ), khoản chi ( bất luận lấy từ khoản chi nào ) của một cấp hành chính đều phải đưa vào một kế hoạch ngân sách thống nhất theo một thể chế chính sách thống nhất. Một ngân sách gọi là thống nhất phải bao gồm tất cả các khoản thu và chi phản ánh một các toàn diện, đầy đủ hoạt động của chính quyền. 2.1.6.3 Nguyên tắc cân đối ngân sách. Nguyên tắc này đòi hỏi số thu ngân sách phải bằng số chi ngân sách. Các khoản chi chỉ được thực hiện khi đã có đủ các nguồn thu bù đắp. Tuy nhiên, trong thực tiễn các nước, có thể xảy ra thâm hụt ngân sách do nhu cầu chi vượt quá khả năng thu. Đây là cơ sở để học thuyết Keynes tạo cơ sở lý luận cho nhà nước can thiệp vào nền kinh tế thông qua chính sách tài khoá “ cởi mở “ tác động vào tổng cầu của nền kinh tế để kích thích tăng trưởng. Tất nhiên, bội chi ngân sách phải ở giới hạn cho phép, chấp nhận được và vấn đề cơ bản là phải có biện pháp xử lý hợp lý để hạn chế lạm phát do bội chi ngân sách 2.1.6 .4. Nguyên tắc công khai hoá. Về phương diện chính sách thu chi, ngân sách nhà nước là một chương trình của chính quyền được cụ thể hoá bằng các số liệu. Ngân sách nhà nước phải được quản lý rành mạch, công khai để mọi người dân đều có thể biết nếu họ quan tâm. Nguyên tắc công khai của ngân sách nhà nước được thể hiện trong suốt chu trình ngân sách ( lập, chấp hành, quyết toán ngân sách ) và phải được áp dụng cho tất cả các cơ quan tham gia vào chu trình ngân sách nhà nước. Nhà nước thể chế hoá việc công khai ngân sách nhà nước. 2.1.6.7. Nguyên tắc rõ ràng, trung thực, chính xác. Để đảm bảo được sự thống nhất, minh bạch, đầy đủ và trọn vẹn của ngân sách nhà nước đòi hỏi phải quản lý ngân sách rõ ràng, trung thực, chính xác. Tức là, dự toán thu chi ngân sách chính xác và được xây dựng rành mạch, có hệ thống, không có những sai phạm đối với các khoản thu, chi; không có quỹ ngoài ngân sách từ các khoản thu của ngân sách... 2.2. Quản lý chi ngân sách nhà nước: 2.2.1. Hệ thống ngân sách nhà nước; Biểu: 2.1: Hệ thống tổ chức ngân sách nhà nước ta hiện n
Luận văn liên quan