Thực tế ở một số trường THCS hiện nay công việc quản lý về chuyên môn của phó hiệu trưởng chưa được nhận thức sâu sắc cũng như tổ chức thực hiện tốt. Quản lý chuyên môn của phó hiệu trưởng còn mang tính chung chung, chỉ đứng ở gốc độ người quản lý. Phó hiệu trưởng giao khoán cho các tổ phụ trách chuyên môn, cho giáo viên bộ môn. Chưa thấy được đây là công việc mang tính chiến lược, thường xuyên, liên tục, lâu dài và trọng tâm để xây dựng một nhà trường xứng tầm vóc chiến lược phát triển giáo dục của đất nước hiện nay. Về phía giáo viên vẫn còn tồn tại một số chưa thật tâm với nghề, còn làm việc theo cách đối phó cho qua.
Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý chuyên môn sẽ thúc đẩy sự phát triển về chuyên môn, nghiệp vụ của tất cả giáo viên, sẽ nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường, đáp ứng được yêu cầu mới.
21 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 5030 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý công tác chuyên môn của Phó hiệu trưởng trong giai đoạn đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường trung học cơ sở Thạnh Đức, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Tên đề tài: “Giaûi phaùp naâng cao hieäu quaû quaûn lyù coâng taùc chuyeân moân cuûa Phoù hieäu tröôûng trong giai ñoaïn ñoåi môùi phöông phaùp giaûng daïy ôû tröôøng THCS Thaïnh Ñöùc”.
Họ và tên tác giả: NGUYỄN THỊ ĐÔNG .
Đơn vị công tác: Trường THCS Thạnh Đức.
Lí do chọn đề tài:
Thực tế ở một số trường THCS hiện nay công việc quản lý về chuyên môn của phó hiệu trưởng chưa được nhận thức sâu sắc cũng như tổ chức thực hiện tốt. Quản lý chuyên môn của phó hiệu trưởng còn mang tính chung chung, chỉ đứng ở gốc độ người quản lý. Phó hiệu trưởng giao khoán cho các tổ phụ trách chuyên môn, cho giáo viên bộ môn. Chưa thấy được đây là công việc mang tính chiến lược, thường xuyên, liên tục, lâu dài và trọng tâm để xây dựng một nhà trường xứng tầm vóc chiến lược phát triển giáo dục của đất nước hiện nay. Về phía giáo viên vẫn còn tồn tại một số chưa thật tâm với nghề, còn làm việc theo cách đối phó cho qua.
Bên cạnh đó, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý chuyên môn sẽ thúc đẩy sự phát triển về chuyên môn, nghiệp vụ của tất cả giáo viên, sẽ nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường, đáp ứng được yêu cầu mới.
Đối tượng, phương pháp nghiên cứu:
a. Đối tượng nghiên cứu:
Công tác quản lý chuyên môn của phó hiệu trưởng trong giai đoạn đổi mới phương pháp giảng day ở trường THCS Thạnh Đức.
b. Phương pháp nghiên cứu:
Quá trình nghiên cứu đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
7.1 Phương pháp quan sát sư phạm.
7.2 Phương pháp điều tra giáo dục.
7.3 Phương pháp trao đổi, tọa đàm.
7.4 Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết, tài liệu.
7.5 Phương pháp thống kê toán học.
7.6 Phương pháp phỏng vấn.
Đề tài đưa ra giải pháp mới:
Để nâng cao hiệu quả quản lí, phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn phải biết phát huy cức mạnh tổng hợp của tập thể giáo viên, phát huy dân chủ trong quá trình công tác, phải có kế hoạch dài hơi và kế hoạch cụ thể cho từng năm học, phải biết phát huy sức mạnh sẳn có của mình, biết động viên khen thưởng kịp thời. .
Hiệu quả ứng dụng:
Qua thực tiễn kiểm nghiệm, đề tài đã được kiểm nghiệm thành công qua những năm học vừa qua.
Phạm vi ứng dụng:
Với những phương pháp nêu trên, đề tài không chỉ áp dụng ở trường THCS Thạnh Đức mà còn áp dụng được cho các đơn vị bạn.
Thạnh Đức, ngày 22 tháng 3 năm 2008
Người thực hiện
Nguyễn Thị Đông
“GIẢI PHÁP QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC SINH YẾU KÉM Ở TRƯỜNG THCS THẠNH ĐỨC”
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Hiến pháp nước Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đã xác định: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu. Nhà nước phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” (Điều 35). Luật giáo dục năm 1998 cũng đã nêu rõ: “Ngoài việc tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục” (Điều 53) nhằm giúp học sinh hoàn thành chương trình, Tốt nghiệp THCS, THPT, người thầy giáo còn có một nhiệm vụ rất quan trọng là quan tâm bồi dưỡng học sinh yếu kém để các em có được những kiến thức cơ bản; Chính điều này, trong năm học 2007 – 2008 chúng ta tiếp tục thực hiện nghiêm túc, hiệu quả chỉ thị 33 của Thủ tướng chính phủ về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục. Tiếp tục hưởng ứng cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, thực hiện nghiêm túc quy chế thi, quy chế về chuyên môn….
Tiếp tục thực hiện đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giáo dục, công tác kiểm tra và đánh giá khách quan chất lượng học sinh, không để tình trạng học sinh không đạt yêu cầu được lên lớp, nhất là học sinh ở cuối cấp.
Thực tế trong những năm gần đầy chất lượng có chiều hướng đi xuống thể hiện qua các kỳ thi tốt nghiệp, chuyển cấp trong từng cấp học. Vấn đề học sinh yếu kém là một vấn đề nan giải cần được giải quyết. Qua hai năm thực hiện theo cuộc vận động hai không của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo và bốn năm quản lý về chuyên môn tôi nhận thấy ở trường THCS Thạnh Đức vẫn còn tồn tại nhiều học sinh yếu kém, đa số học sinh ở vùng sâu, vùng xa, con công nhân và dân lao động nghèo chưa được phụ huynh quan tâm đến việc học tập của các em. Bên cạnh đó, vẫn còn một số ít giáo viên chưa thật sự quan tâm đúng mức đến đối tượng này. Chính vì thế, người phó hiệu trưởng phụ trách về chuyên môn cần phải tìm ra giải pháp quản lý, chỉ đạo để nâng cao chất lượng học sinh yếu kém, cho nên tôi quyết định chọn đề tài “Giải pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng học sinh yếu kém ở trường THCS Thạnh Đức”.
2. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:
Đề tài sẽ giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
Làm rõ cơ sở lý luận về giải pháp quản lý, chỉ đạo của phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn để nâng cao chất lượng học sinh yếu kém.
Nghiên cứu thực trạng học sinh qua các bài kiểm tra, khảo sát chất lượng.
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Trong đề tài này tôi tiến hành nghiên cứu về “Giải pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng học sinh yếu kém”.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đề tài chỉ nghiên cứu áp dụng trong phạm vi quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng học sinh yếu kém ở trường THCS Thạnh Đức.
Từng bộ môn giảng dạy.
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Quá trình thực hiện đề tài tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
Nghiên cứu tài liệu:
Đọc tài liệu nghiên cứu về quản lý giáo dục.
Điều lệ trường Trung học (Xuất bản 2000).
Công văn số 392/PGD - THCS (Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Bậc THCS năm học 2007 – 2008).
Công văn số 40/PGD - THCS (Hướng dẫn nhiệm vụ trọng tâm học kỳ 2 năm học 2007 – 2008)
Công văn 33/2006/CT – Ttg của thủ tướng chính phủ về chống tiêu cực.
Công văn số 1456/SGD – ĐT – GDTrH (V/v một số vấn đề cần chấn chỉnh trong thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông).
b.- Điều tra nghiên cứu về thực trạng chất lượng học sinh trong trường 3 năm qua.
- Đối chiếu kết quả và tìm ra giải pháp thích hợp cho việc quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng học sinh yếu kém.
² ² ² ² ² ² ²
NỘI DUNG
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ, CHỈ ĐẠO VIỆC NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG HỌC SINH YẾU KÉM CẤP THCS:
Khái niệm giải pháp quản lý giáo dục:
“Giải pháp quản lý là phương pháp được sử dụng để tiến hành giải quyết những công việc cụ thể của công tác quản lý nhằm đạt được những mục tiêu quản lý” (trích Đại từ điển tiếng Việt).
Mặt khác, tác giả Nguyễn Ngọc Quang đã nêu về quản lý giáo dục như sau:
“Quản lý giáo dục là những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp qui luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ thống vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng …đưa hệ giáo dục tới mục tiêu dự kiến, tiến lên trạng thái mới về chất”
Như vậy quản lý, chỉ đạo công tác giáo dục chính là quản lý nhà trường, tìm ra cách làm, cách giải quyết một vấn đề cụ thể để tác động đến đội ngũ giáo viên có vai trò quan trọng, quyết định đến việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ giáo dục của nhà trường theo kế hoạch đề ra từng năm học và theo yêu cầu phát triển giáo dục.
Chất lượng dạy học và hiệu quả giáo dục của giáo viên:
Theo tác giả Nguyễn Công Giáp, bàn về phạm trù chất lượng và hiệu quả giáo dục có nêu: “Chất lượng dạy học của giáo viên được thể hiện bằng chất lượng học tập của học sinh dựa vào tiêu chí, thành tích về học tập, tỉ lệ lên lớp, tỉ lệ tốt nghiệp …”
Còn theo tài liệu quản lý chất lượng của chuyên gia Bỉ: Rudi Schollaert do trường Cán bộ quản lý của Bộ giáo dục và Đào tạo II phát hành năm 2002: Chất lượng ngày nay được gắn với thị trường: “Chất lượng bằng sự thoả mãn của khách hàng”. Ông ta cho rằng nhà trường cần tạo ra những môi trường học tập lớn lao để nâng cao chất lượng của quá trình cơ bản là học và dạy. Nếu như những phương sách cải tiến của nhà trường không gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập và thành tích của học sinh thì chắc chắn là chúng ta chỉ đang lãng phí thời gian mà thôi.
Cho nên, việc nâng cao chất lượng học sinh yếu kém là nhằm mang lại hiệu quả thật sự, là giúp học sinh lấy lại được căn bản, củng cố lại kiến thức. Và người quản lý về chuyên môn phải tìm ra được giải pháp chỉ rõ cách nghĩ, cách làm, đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi về vật chất lẫn tinh thần để giáo viên có thể tòan tâm, toàn ý với công việc giảng dạy của mình.
Hơn nữa, sản phẩm giáo dục được tạo ra không chỉ do từng giáo viên riêng rẽ, mà của tập thể giáo viên qua từng lớp học, cấp học nên phải có sự tác động quản lý của người gần gũi với mình sao cho các hoạt động giáo dục được diễn ra một cách đồng bộ, nhịp nhàng và cuối cùng đạt hiệu quả cao.
CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Quá trình thực hiện đề tài:
Cuối năm học 2004 – 2005 tổng hợp kết quả học tập, số liệu học sinh yếu kém.
Năm học 2005 – 2006 đi vào nghiên cứu tìm ra thực trạng và các nguyên nhân yếu kém.
Năm học 2006 – 2007, áp dụng giải pháp quản lý, chỉ đạo việc nâng cao chất lượng học sinh yếu kém.
Năm học 2007 – 2008, áp dụng và đúc kết kinh nghiệm khẳng định giải pháp có hiệu quả thật sự.
Thực trạng:
Trước tình hình học sinh cấp I lên cấp II ngày càng có xu hướng giảm đi về chất lượng nhất là ở vùng nông thôn, đa số là con của công nhân, nông dân và dân lao động nghèo, ít được sự quan tâm của phụ huynh.
Vì không có nền kiến thức tốt từ cấp I nên số học sinh vào trường THCS Thạnh Đức yếu rất nhiều muốn củng cố lại kiến thức phải mất nhiều công sức, thời gian và rất cần các biện pháp khoa học, hợp lý mới mong đạt hiệu quả.
Các năm trước trường tổ chức bồi dưỡng chậm, không có kế hoạch sớm, giáo viên dạy chưa nhiệt tình, kết quả được đến đâu hay đến đó.
Bên cạnh đó, trường vẫn có một đội ngũ giáo viên tốt, có lương tâm nghề nghiệp nếu biết tác động quản lý hợp lý thì sản phẩm giáo dục được tạo ra sẽ có kết quả cao.
NỘI DUNG VẤN ĐỀ:
Vấn đề đặt ra:
Trước tình hình tỉ lệ học sinh yếu kém còn khá cao, học sinh chưa tự giác học tập, còn ngán học, phụ huynh chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em mình, giáo viên chưa quan tâm đúng mức đến đối tượng học sinh yếu kém, là người quản lý về chuyên môn tôi tự hỏi: Làm thế nào để nâng cao chất lượng học tập của học sinh yếu kém ở trường THCS Thạnh Đức?
Giải pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng học sinh yếu kém:
Việc chỉ đạo chọn đối tượng học bồi dưỡng:
Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn:
- Phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn lập danh sách những học sinh có học lực yếu kém. Cách chọn kết hợp qua các kỳ kiểm tra và qua các kỳ thi chính thức, những trường hợp cá biệt giáo viên bộ môn đưa lên.
- Phối hợp cùng giáo viên chủ nhiệm thông báo đến phụ huynh có học sinh yếu kém thông qua sổ liên lạc, kỳ hợp phụ huynh vào cuối tháng 5 sau khi kết thúc chương trình của năm học, thông báo về lịch học bồi dưỡng trong hè (học miễn phí).
- Phân lớp học sinh theo từng môn (mỗi lớp không quá 30 em) có lớp trưởng, lớp phó để tiện việc quản lý.
- Phó chuyên môn sinh hoạt cùng học sinh thuộc đối tượng yếu kém làm công tác tư tưởng, động viên để các em tham gia học đầy đủ.
- Trong suốt năm học vẫn duy trì dạy bồi dưỡng học sinh yếu kém.
Việc chỉ đạo phân công giảng dạy học sinh yếu kém:
- Trước khi tổng kết năm học, hiệu phó chuyên môn họp cùng các tổ trưởng bàn về kế hoạch, biện pháp quản lý, tổ chức, phân công giáo viên dạy bồi dưỡng để thống nhất kế hoạch bồi dưỡng sớm trong hè (từ tháng 6 đến tháng 8) và trong suốt năm học mới (bồi dưỡng trái buổi).
- Yếu tố giáo viên cũng rất quan trọng vì thế tôi phân công giáo viên có năng lực, kinh nghiệm bồi dưỡng trong hè để kích thích tinh thần học tập của học sinh. Còn trong năm học, giáo viên bộ môn sẽ bồi dưỡng học sinh yếu kém môn mình dạy.
- Yêu cầu các tổ chuyên môn và các giáo viên bộ môn được phân công phải có chương trình bồi dưỡng học sinh yếu kém riêng (kết hợp với chương trình của ngành) xem đây là một chuyên đề của tổ hoặc giải pháp cá nhân có đánh giá khen thưởng.
- Kết hợp chặt chẽ giữa hiệu trưởng – hiệu phó chuyên môn – tổ trưởng trong việc theo dõi các giờ giảng, nhất là tạo điều kiện về thời gian, tài liệu để tiết dạy có hiệu quả, tránh dạy không đủ tiết, chất lượng không cao hoặc dạy còn bỏ sót kiến thức theo chương trình để còn lỗ hỏng kiến thức.
- Giáo viên bộ môn phải chú ý cải tiến phương pháp dạy học, giúp học sinh tự học, tự tìm tòi, nghiên cứu nhằm lấy lại kiến thức căn bản.
Việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh yếu kém:
- Ngoài việc giáo viên phải nhiệt tình, chịu khó sưu tầm tài liệu, có kinh nghiệm, tổ chuyên môn thường xuyên trao đổi về chuyên môn, giúp nhau về tài liệu.
- Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng các chuyên đề mà trong giảng dạy đối tượng này thường gặp khó khăn hoặc giảng dạy chưa có hiệu quả, được đánh giá là một giải pháp khoa học mang tính phổ biến rộng rãi lưu lại trong tổ.
- Học tập kinh nghiệm ở các trường bạn để giáo viên có tầm nhìn rộng hơn, có nhiều kinh nghiệm hơn nhằm kích thích sự ham học của học sinh yếu kém.
Tổ chức khen thưởng, động viên giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh yếu kém:
- Bồi dưỡng học sinh giỏi đã khó, bồi dưỡng học sinh yếu kém đạt chất lượng lại càng khó hơn. Vì thế cần phải có sự động viên , khen thưởng, đây là biện pháp quan trọng nhằm kích thích, động viên sự tích cực hoạt động và nhiệt tình của giáo viên làm cho chất lượng và hiệu quả công việc ngày càng tốt hơn, điều quan trọng là làm sao lôi cuốn được phòng trào học bồi dưỡng của học sinh yếu kém vì đối tượng này rất ngán học.
- Ban giám hiệu cần có biện pháp kích thích giáo viên về mặt tinh thần (khen trước hội đồng đối với giáo viên đạt chỉ tiêu đề ra), về vật chất ( hỗ trợ tiền dạy thêm giờ trích từ quỹ tự có – hội phụ huynh học sinh,…)
- Sự quan tâm đặc biệt của Ban giám hiệu là điểm rất quan trọng, giúp giáo viên hết mình với trường, với phong trào như: Thường xuyên thăm hỏi, trao đổi về công tác bồi dưỡng học sinh yếu kém của họ, giúp đỡ ngay khi có khó khăn, đề xuất, đừng để họ nản chí, luôn tạo cho giáo viên sự hưng phấn trong quá trình bồi dưỡng, từ đó chính mình cũng phát hiện ra những giải pháp hay mà mình cần phải tiếp tục chỉ đạo trong công tác này.
Nhiệm vụ của người quản lý chuyên môn: Phó hiệu trưởng chuyên môn kết hợp với tổ trưởng, giáo viên bộ môn:
- Đầu năm học tiến hành khảo sát chất lượng ở tất cả các môn từ khối 6 đến khối 9 nắm được số liệu học sinh yếu kém có hướng bồi dưỡng cụ thể.
- Tiến hành cho bồi dưỡng tập trung ở những môn có học sinh yếu kém như: Văn, Toán, Lý, Hóa, Anh Văn, …
- Đến khảo sát giữa học kỳ I: Phó hiệu trưởng quản lý chuyên môn sẽ đối chiếu số liệu so đầu năm. Những môn nào có tỉ lệ giảm vẫn tiếp tục bồi dưỡng, đối với những môn có tỉ lệ yếu kém tăng so với đầu năm phải cùng giáo viên bộ môn, tìm hiểu nguyên nhân, đưa ra giải pháp phù hợp.
- Cuối học kỳ I, tiếp tục đối chiếu với khảo sát giữa học kỳ I để kịp thời xử lý những tồn tại và có kế hoạch tiếp theo cho học kỳ II….
Như vậy trong năm học sẽ tổ chức năm lần khảo sát chất lượng (bao gồm hai lần thi học kỳ) để đối chiếu kết quả, có hướng xử lý cụ thể.
Giải pháp quản lý, chỉ đạo về mặt chiến lược, chiến thuật của phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn:
- Thật ra không có cách nào, giải pháp nào là hoàn hảo, thật sự có hiệu quả cho mọi không gian và thời gian, chỉ có sự cố gắng áp dụng các giải pháp khéo léo vào hoàn cảnh cụ thể một cách hợp lý sẽ giúp ta thành công hơn. Điều quan trọng đầu tiên đối với người quản lý chuyên môn là phải có tấm lòng say mê với công việc, luôn luôn suy nghĩ và đầu tư, tìm biện pháp. Năm nay chưa đạt chỉ tiêu, năm sau tiếp tục tìm ra cách làm hiệu quả hơn, không nên nản lòng.
- Phải biết phát huy thế thế mạnh sẵn có của mình ở chổ nào, nhất là về đội ngũ giáo viên ở trường THCS Thạnh Đức, không thể cầu toàn, dàn trãi cho tất cả các bộ môn mà nên tấn công vào mũi nhọn ở những môn có học sinh yếu nhiều như Toán, Lý, Hóa , Văn, Anh văn.
c. Kết quả cụ thể:
Nhờ biết phát huy thế mạnh sẵn có của trường THCS Thạnh Đức như đội ngũ giáo viên và có kế hoạch chỉ đạo dài hơi, có các biện pháp tổ chức khoa học, khâu bồi dưỡng hợp lý, nên hàng năm nhà trường giảm được tỉ lệ học sinh yếu kém tuy tỉ lệ giảm chưa cao (do các điều kiện khách quan tác động vào). Kết quả cụ thể như sau:
Năm học
Học sinh yếu kém
Khối 6
Khối 7
Khối 8
Khối 9
2004 – 2005
12,4%
11,6%
13,2%
10,4%
2005 – 2006
21,5%
16,1%
19,8%
15,9%
2006 – 2007
8,1%
6,6%
12,9%
6,0%
Thống kê số liệu học sinh yếu kém bộ môn học kỳ I năm học 2007 – 2008 trước và sau học bồi dưỡng:
* Khối 6:
Môn
Tỉ lệ học sinh kém đầu năm(chưa học bồi dưỡng)
Tỉ lệ học sinh kém qua kỳ KSCL giữa học kỳ I
Tỉ lệ học sinh kém qua kỳ KSCL học kỳ I
Văn
14,5
12,7
10,8
Toán
24,2
20,9
16,5
Lý
22,3
19,5
15,3
Hóa
/
/
/
Anh văn
32,3
28,9
21,2
* Khối 7:
Môn
Tỉ lệ học sinh kém đầu năm(chưa học bồi dưỡng)
Tỉ lệ học sinh kém qua kỳ KSCL giữa học kỳ I
Tỉ lệ học sinh kém qua kỳ KSCL học kỳ I
Văn
25,9
23,6
18,3
Toán
38,8
31,7
27,6
Lý
23,7
19,6
15,1
Hóa
/
/
Anh văn
25,4
21,6
13,5
* Khối 8:
Môn
Tỉ lệ học sinh kém đầu năm(chưa học bồi dưỡng)
Tỉ lệ học sinh kém qua kỳ KSCL giữa học kỳ I
Tỉ lệ học sinh kém qua kỳ KSCL học kỳ I
Văn
22,1
20,5
15,3
Toán
31,2
28,9
22,6
Lý
27,9
20,6
16,8
Hóa
31,4
26,8
23,1
Anh văn
37,1
29,2
21,8
* Khối 9
Môn
Tỉ lệ học sinh kém đầu năm(chưa học bồi dưỡng)
Tỉ lệ học sinh kém qua kỳ KSCL giữa học kỳ I
Tỉ lệ học sinh kém qua kỳ KSCL học kỳ I
Văn
23,7
21,9
16,1
Toán
43,4
36,8
31,2
Lý
31,1
27,5
23,6
Hóa
26,9
20,6
15,8
Anh văn
43,8
30,6
26,3
Việc bồi dưỡng nâng cao chất lượng học sinh yếu kém hàng năm là một việc làm rất khó khăn và phức tạp, đòi hỏi sự cố gắng nỗ lực của cả tập thể và nhất là có một giải pháp hữu hiệu để thúc đẩy phong trào này. Tuy giải pháp quản lý, chỉ đạo nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh yếu kém bộ môn của chúng tôi đề ra bước đầu có hiệu quả cho trường THCS Thạnh Đức, nhưng giải pháp này cũng sẽ tiếp tục củng cố và hoàn thiện hơn trong các năm kế tiếp và hy vọng kết quả này ngày một tốt hơn.
@ & ?
KẾT LUẬN
ü Bài học kinh nghiệm:
Trong các hoạt động của nhà trường thì hoạt động dạy và học là hoạt động trung tâm, vì thế người quản lý về chuyên môn không thể tách rời khâu chỉ đạo hoạt động dạy học nhằm hoàn thành chương trình, đạt mục tiêu của trường đề ra. Bên cạnh đó việc tổ chức phụ đạo, bồi dưỡng học sinh yếu kém nhằm góp phần cải tiến, nâng cao chất lượng dạy và học. Muốn tổ chức, chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh yếu đạt hiệu quả người quản lý chuyên môn phải biết lựa chọn và xử lý linh hoạt các biện pháp quản lý phù hợp với thực tế của trường. Từ thực tế chỉ đạo tôi rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
+ Phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn phải là người có tâm huyết, luôn suy nghĩ tìm ra biện pháp thích hợp và phải kiên trì làm cho đến nơi đến chốn.
+ Phải biết phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể giáo viên, phụ huynh học sinh và phát huy dân chủ trong quá trình cộng tác giữa phó chuyên môn và các giáo viên.
+ Phải có kế hoạch lâu dài. Trong quá trình triển khai kế hoạch bồi dưỡng cần tham khảo học tập kinh nghiệm của các đơn vị bạn.
+ Vai trò động viên khen thưởng cũng rất quan trọng, có như vậy họ mới hết lòng với sự nghiệp và chú ý đến các đề xuất hợp lý của giáo viên như là một trân trọng. Từ đó giáo viên luôn luôn cố gắng, tìm cách cải tiến phương pháp giảng dạy để đạt hiệu quả cao.
+ Giải pháp thành công là giải pháp đó khi đề ra, chủ xướng phải có người ủng hộ, thực hiện. Chính vì vậy sự gắn bó giữa hiệu trưởng, phó hiệu