Đề tài Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm thép Việt Nam

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là tất yếu khách quan. Đối với một doanh nghiệp, điều kiện duy nhất duy trì sự tồn tại và phát triển là phải có những vị trí nhất định, chiếm lĩnh những phần thị trường nhất định.Muốn vậy các doanh nghiệp phải luôn luôn vận động biến đổi với tốc độ ít nhất là ngang bằng với đối thủ cạnh tranh. Vấn đề này lại càng trở nên gay gắt bức thiết hơn đối với các doanh nghiệp trong thời kỳ mở cửa hôị nhập kinh tế quốc tế và đặc biệt là khi Vịêt Nam tham gia AFTA, tiến tới là thành viên của WTO. Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp Vịêt Nam sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều khi mà các rào cản cạnh tranh bị xoá bỏ và các nhà đầu tư nước ngoài vào nhiêug hơn. Nhận thức được điều này, tôi thấy việc nghiên cứu đề tài cạnh tranh có ý nghĩa thiết thực và rất cần thiết. Qua việc nghiên cứu này chúng ta có thể thấy được thực trạng và khả năng cạnh tranh của các ngành kinh tế cũng như các sản phẩm của Vịêt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp giúp đẩy mạnh phát triển các ngành này. Tuy nhiên đây là một đề tài rất rộng, để việc nghiên cứu hiệu quả hơn, chúng ta nên đi sâu vào một ngành, một sản phẩm cụ thể nào đó. Như chúng ta đã biết với mục tiêu sây dựng nước ta thành một nước công nghiệp đến năm 2010, thì sự phát triển của ngành công nghiệp là một trong nhnữg ván đề được qua tâm hàng đầu. Trong số các sản phẩm công nghiệp thì sản phẩm thép lại được coi là một sản phẩm chiến lựơc trong quá trình CNH – HĐH đất nước. Do đó chúng ta cần có những giải pháp để vừa phát triển mạnh ngành này vừa không để lại những sai lầm sau này mà nền kinh tế phải gánh chịu.

docx30 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2227 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm thép Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là tất yếu khách quan. Đối với một doanh nghiệp, điều kiện duy nhất duy trì sự tồn tại và phát triển là phải có những vị trí nhất định, chiếm lĩnh những phần thị trường nhất định.Muốn vậy các doanh nghiệp phải luôn luôn vận động biến đổi với tốc độ ít nhất là ngang bằng với đối thủ cạnh tranh. Vấn đề này lại càng trở nên gay gắt bức thiết hơn đối với các doanh nghiệp trong thời kỳ mở cửa hôị nhập kinh tế quốc tế và đặc biệt là khi Vịêt Nam tham gia AFTA, tiến tới là thành viên của WTO. Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp Vịêt Nam sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều khi mà các rào cản cạnh tranh bị xoá bỏ và các nhà đầu tư nước ngoài vào nhiêug hơn. Nhận thức được điều này, tôi thấy việc nghiên cứu đề tài cạnh tranh có ý nghĩa thiết thực và rất cần thiết. Qua việc nghiên cứu này chúng ta có thể thấy được thực trạng và khả năng cạnh tranh của các ngành kinh tế cũng như các sản phẩm của Vịêt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp giúp đẩy mạnh phát triển các ngành này. Tuy nhiên đây là một đề tài rất rộng, để việc nghiên cứu hiệu quả hơn, chúng ta nên đi sâu vào một ngành, một sản phẩm cụ thể nào đó. Như chúng ta đã biết với mục tiêu sây dựng nước ta thành một nước công nghiệp đến năm 2010, thì sự phát triển của ngành công nghiệp là một trong nhnữg ván đề được qua tâm hàng đầu. Trong số các sản phẩm công nghiệp thì sản phẩm thép lại được coi là một sản phẩm chiến lựơc trong quá trình CNH – HĐH đất nước. Do đó chúng ta cần có những giải pháp để vừa phát triển mạnh ngành này vừa không để lại những sai lầm sau này mà nền kinh tế phải gánh chịu. Trong quá trình thực hiện đề tài này, em đã cố gắng hết sức để đạt được kết quả tốt. Song chắc chắn sẽ không tránh khỏi những khiếm khuyết. Mong các thầy cô và các bạn đóng góp ý kiến để em đạt được kết quả tốt hơn và em chân thành cảm ơn các thầy cô đã nhiệt tình hướng dẫn em thực hiện đề tài này, đặc biệt là thầy giáo: GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn CHƯƠNG 1 KHÁI QUÁT VỀ CẠNH TRANH VÀ CẠNH TRANH SẢN PHẨM 1.1. Khái quát về cạnh tranh 1.1.1. Khái niệm cạnh tranh Trong thời đại ngày nay người ta luôn đặt ra những câu hỏi về cạnh tranh trong kinh tế như tại sao lại có khả năng cạnh tranh cao hay thấp? Tại sao lại thành công hay thất bại trong kinh doanh? Cạnh tranh đã trở thành một trong những vấn đề được quan tâm nhất của các Chính phủ và nền công nghiệp ở mọi quốc gia. Tuy nhiên, không thể dễ dàng để có thể thống nhất được một khái niệm cạnh tranh nhằm đánh giá chung cho tất cả các doanh nghiệp, các ngành các doanh nghiệp, các quốc gia… , ở những góc độ xem xét khác nhau thì các mục cơ bản đặt ra khác nhau. Trong khi đối với một doanh nghiệp mục tiêu chủ yếu là duy trì sự tồn tại và tìm kiếm lợi nhuận trên cơ sở canh tranh quốc gia hay quốc tế, thì đối với một quốc gia mục tiêu là nâng cao mức sống và phúc lợi cho nhân dân. Khả năng cạnh tranh trước tiên là một khái niệm được dùng hạn chế trong phạm vi doanh nghiệp. Một doanh nghiệp được coi là có khả năng cạnh tranh và được đánh giá là có thể đứng vững cùng vơ- các nhà sản xuất khác, với các sản phẩm thay thế hoặc bằng cánh đưa ra các sản phẩm tương tự với mức giá thấp hơn cho sản phẩm cúng loại, hoặc bằng cách cung cấp các sản phẩm tương tự với các đặc tính về chất lượng dịch vụ ngang bằng hay cao hơn. nói chung khi xác định tính cạnh tranh ( khả năng canh tranh ) của mỗi doanh nghiệp của một ngành cần xét đền tiềm năng sản xuất một hàng hoá hay dich vụ ở mức giá ngang bằng hay thấp hơn mức giá phổ biến mà không phải có trợ cấp Nhiều định nghĩa về cạnh tranh đã được các tổ chức kinh tế, nhiều cuộc họp bàn về kinh tế đưa ra. Trong đó có một định nghĩa mà nó phản ánh được khái niệm cạnh tranh quốc gia nằm trong mối liên hệ trực tiếp với cạnh tranh của các doanh nghiệp, và lợi thế cạnh tranh trở thành một nhân tố quan trọng trong họat động kinh doanh kinh tế, xác định cả mức thu nhập, việc làm và mức sống. Đó là định nghĩa do diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD đưa ra, nội dung định nghĩa: “ Khả năng của các doanh nghiệp, ngành, quốc gia, và vùng việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong những điều kiện cạnh tranh quốc tế”. Nhưng cạnh tranh cũng có thể hiểu theo nghĩa cụ thể hơn, trong một phạm vi hẹp là sự ganh đua giữa các doanh nghiệp trong việc giành lấy một nhân tố sản xuất, một khách hàng nhằm nâng cao vị thể của mình trên thị trường, để có thể đạt được một mục tiêu kinh doanh cụ thể nào đó mà doanh nghiệp đã đặt ra. Song để hiểu rõ hơn về cạnh tranh chúng ta cần thấy được vai trò của cạnh tranh cũng như những tiêu cực mà nó gây ra. Từ đó hiểu được sự cần thiết của cạnh tranh trong cơ chế thị trường. 1.1.2. Những tích cực do cạnh tranh tạo ra Cạnh tranh có thể đưa đến lợi ích cho người này và thiệt hại cho người khác song xét dưới góc độ toàn xã hội cạnh tranh lhôn có tác động tích cực. Nó là năng lực phát triển kinh tế thị trường. Đối với nền kinh tế, cạnh tranh đảm nhận một số chức năng quan trọng. Tương tự như những nhận định trong lý thuyết về bàn tay vô hình của nhà kinh tế học AdamSmit. Tầm quan trọng của những chức năng này có thể thay đổi theo từng thời kỳ. Cạnh tranh điều chỉnh cung cầu hàng hoá trên thịo trường. Khi cung của hàng hoá nào đó lớn hơn cầu, cạnh tranh giữa những người bán làm cho giá cả thị trường giảm xuống, chỉ những tổ chức kinh doanh nào đủ khả nanưg cải tiến công nghệ, trang bị kỹ thuật, phương thức quản lý và hạ được giá bán sản phẩm mới có thể tồn tại. do đó, cạnh tranh là động lực thúc đẩy việc ứng dụng khoa học tiên tiến trong sản xuất. Ngược lại khi cung một hàng hoá nào đó trên thị trường thấp hơn cầu của hàng háo thì hàng hoá đó trở nên khan hiếm trên thị trường, giá cả tăng lên tạo ra lợi nhuận cao hơn mức bình quân. Khi đó người kinh doanh sẽ đầu tư vốn xây dựng thêm cơ sở sản xuât mới hoặc nâng cao năng lực sản xuất cảu những cơ sở sản xuất sẵn có. Đó là động lực quan trọng nhất làm tăng thêm lượng vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh nâng cao năng lực sản xuất trong toàn xã hội. Điều quan trọng là động lực đó hoàn toàn tự nhiên. Không theo và không cần bất cứ một mẹnh lệnh hành chinh nào cả của cơ quan nhà nước. Cạnh tranh buộc các chủ thể kinh doanh luôn luôn quan tâm đến cải tiến công nghệ, trang bị sản xuất và phương thức quản lý nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hạn giá thành và trên cơ sở đó hạ giá bán của hàng hoá Trong cạnh tranh tất yếu sẽ có doanh nghiệp ngày càng lớn mạnh nhờ làm ăn có hiệu quả, đông thời có những doanh nghiệp bị phá sản. Nhưng đối với xã hội phá sản doanh nghiệp khôn hoàn toàn mang ý nghĩa tiêu cực vì các nguồn lực của xã hoọi sẽ được chuyển sang cho các nhà kinh doanh khác tiếp tục sử dụng một cách hiệu quả hơn. vì vậy phá sản không phải là sự huỷ diệt hoàn toàn mà làa sự huỷ diệt sáng tạo. Việc duy trì các doanh nghiệp kém hiệu qủa còn gây ra nhiều lãng phí cho xã hội hơ là phá sản. Do vậy, cạnh tranh hướng việc sử dụng các nguồn lực vào những nơi có hiệu quả nhất. Đồng thời cạnh tranh tác động một cách tích cực đên phân phối thu nhập, nó hạn chế hành vi bóc lột trên cơ sở quyền lực thị trường và việc hình thành thu nhập không tương xứng với năng suất. Và là động lực thúc đẩy đổi mới. Tuy nhiên bên cạnh những tích cực đó, cạnh tranh cũng gây ra nhiều hạn chế khó khăn. 1.1.3. Những hạn chế do cạnh tranh gây ra Như chúng ta đã nhận thấy ở trên, cạnh tranh có rất nhiều tác động tích cực đến kinh tế – xã hội. Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết các nước đều cố gắng duy trì cơ chế cạnh tranh trong nền kinh tế. Có thể coi cạnh tranh là động lực thúc đẩy tăng trưởng và tiến bộ kỹ thuật. Do vậy, cạnh tranh tạo điều kiện để tăng trưởng, để có cuộc sống khá hơn.Mặt này chúng ta không thể phủ nhận và không thể được loại bỏ. Nhưng mặt khác, cạnh tranh cũng gây ra nhiều tác động tiêu cực. Cụ thể, có những tác động chính sau: Cạnh tranh là cản trở mục tiêu công bằng xã hội . cạnh tranh là điều kiện đem lại hiệu quả của họat động kinh tế. Mà nâng cao hiệu quả họat động kinh tế là phương sách tốt nhất để giúp cải thiện cuộc sống. Nhưng không phải vì thế mà không quan tâm đên xây dựng công bằng xã hội. Bởi vì, xét cho cùng sản xuất nói chung, tăng trưởng nói riêng là nhằm mục đích tối vao phục vụ cuộc sống con người theo hướng tốt đẹp hơn. Mọi sự tăng trưởng không chỉ cùng muc tiêu phục vụ con người, sớm hay muộn cũng bị loại bỏ. Lịch sử của các cuộc chiến tranh và diễn biến đàm phán vũ khí hạt nhân hiện nay là những ví dụ hùng hồn chứng minh điều đó. Trong khi đó, cạnh tranh nmang bản chất là kẻ mạnh thắng kẻ yếu, người may mắn thắng kẻ rủi ro, người thông minh thắng kẻ khờ khạo… Cạnh tranh đối lập với sự hợp tác giúp đỡ, do vậy cơ chế cạnh tranh khong dung hòa trong nó sự công bằng cho những kẻ có thế lực, điểm xuất phát và lợi thế khác nhau. Chính vì thế ở các nước Tư Bản phát triển, Nhà nước một mặt khuyến khích cạnh tranh để tìm kiếm hiệu quả, mặt khác, phải có một cơ chế trợ cấp, từ thiện nào đó để giúp đỡ người thất nghiệp, người nghèo nhằm tránh xảy ra xung đột gay gắt và mất ổn định xã hội do quá mất công bằng tạo ra. Bên cạnh đó, luật pháp không bao giờ có thể đảm bảo không có kẽ hở cho cạnh tranh không lành mạnh tồn tại. để có được lợi thế hơn trong cạnh tranh, các tổ chức kinh doanh có tiềm lực tài chính mạnh có thể dùng đồng tiền đê làm sai lệch luật pháp, lái luật pháp đi theo hướng có lợi cho mình, thậm chí tha hoá, vô hiêụ hoá các cá nhân, tổ chức có ảnh hưởng đến quá trinhf lập pháp và hành pháp. Ngoài ra các tổ chức kinh doanh có thể sẽ lợi dụng những kẽ hở của luật pháp để kinh doanh. luật pháp Nhà nước chỉ được xây dựng đồng bộ, đầy đủ nhưng vẫn còn những kẽ hở, Ở lĩnh vực nào thiếu luật hoặc luật chưa hoàn thiện thì ỏ đó xuất hiện tình trạng tiêu cực hay “luật rừng”. Khi văn bản luật chồng chéo, không đồng bộ thì các doanh nghiệp tìm kiếm cách thức tạo ra lợi nhuận, lợi thế nhằm tháo gỡ khó khăn để doanh nghiệp vươn lên ( các thủ đoạn thường thấy nhất là lợi dụng sơ hở trong luật thuế, hay trong nghiệp vụ ngân hàng và thế chấp, cho vay, bảo hiểm…). Những thủ đoạn này dễ thấy nhất ở các quốc gia vừa mới bứơc vào nền kinh tế thị trường với một hành lang pháp lý còn lỏng lẻo. Cạnh tranh một tác nhân tác động đến sự phân hoá giàu nghèo tương đối trong xã hội. Tuỳ thuộc vào năng lực quản lý, vào công nghệ và nhiều yếu tố biến đổi khác, luôn có hiện tượng một số doanh nghiệp khá lên, một số doanh nghiệp kém hơn, một số doanh nghiệp khác có nguy cơ phá sản thực sự. Có nghĩa là sẽ có người mất điều kiện có thu nhập và có người thu nhập nhiều hơn. Như vậy, cạnh tranh làm sâu sắc hơn sự khác biệt về thu nhập giữa những người, những tầng lớp, những giới có năng lực, điều kiện và cơ hội khác nhau. Đôi khi nó tạo a cả sự chênh lệch rất lớn giữa người mất hết và người được cả. Cạnh tranh có thể dẫn đến độc quyền kinh doanh. Độc quyền trong kinh doanh là việc một doanh nghiệp hay một tập đoàn kinh tế với những điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội nhất định khống chế thị trường sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. Đó là ước mơ của hầu hết các doanh nghiệp. Tất cả các doanh nghiệp đều ước muốn tồn tại và phát triển mà không phải đương đầu với các đối thủ cạnh tranh khác. Độc quyền trong kinh doanh thường gây ra những hậu quả tiêu cực đối với nên kinh tế quốc dân. Nó là nhân tố kìm hãm động lực phát triển của nên kinh tế. Bởi lẽ, với thế độc quyền, người sản xuất không cần quan tâm đến cải tiến kỹ thuật, công nghệ sản xuất và phương thức quản lý mà vẫn thu được lợi nhuận đặc biệt cao. Độc quyền trong kinh doanh sẽ dẫn đến hình thành giá cả độc quyền, giá cả lũng đoạn cao, làm ảnh hưỏng đến lợi ích của người tiêu dùng. Độc quyền trong kinh doanh là yếu tố hạn chế tự do kinh doanh và văn minh thương mại. Cạnh tranh là một nguyên nhân làm tăng ô nhiễm môi trường, làm cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên. Cạnh tranh là động lực của đổi mới. Nó thúc đẩy những thành tựu khoa học công nghệ vào sản xuất. Cùng với những ứng dụng này làm cho các doanh nghiệp, các ngành phát triển rất nhanh cả về quy mô, phạm vi, tốc độ và cơ cấu. Năng suất lao động ngày càng cao. Hàng loạt những ngành mới ra đời. Điều này dẫn đến việc khai thác sử dụng tài nguyên với một khối lượng lớn hơn trứơc đó rất nhiều lần, làm cho nguồn tài nguyên trở nên cạn kiệt. Cùng với đó là lượng chất thải từ sản xuất và tiêu dùng ngày càng tăng lên, mứ độ ô nhiễm môi trường càng trở nên trầm trọng. Trong khi cạnh tranh, các chủ thể kinh tế thường vì lợi ích trước mắt mà khai thác sử dụng tài nguyên không hợp lý, thậm chí khai thác bừa bãi. Bên cạnh đó, do chỉ tập trung vào những lợi ích phát triển kinh tế, nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của mình trên thị trường, các chủ thể kinh tế tìm mọi cách giảm chi phí, tăng lợi ích cho mình nên họ ít quan tâm đến việc tăng cường xử lý chất thẩi để bảo vệ môi trường. Mặc dù những hạn chế trên, nhữn những lợi ích to lớn mà nó mang lại, cùng với những lý do khác, cạnh tranh trở thành tất yếu trong cơ chế thị trường không những đối với từng doanh nghiệp, mà còn đối với từng ngành, từng quốc gia, khu vực. Do đó vấn đề đặt ra đối với mỗi quốc gia là làm sao vừa duy trì cơ chế cạnh tranh trong nền kinh tế, vừa nâng cao vị thế của mình trên thị trường quốc tế trong thời đại kinh tế hội nhập hiện nay. Đồng thời có biện pháp khắc phục được những tiêu cực của cạnh tranh. 1.1.4. Cạnh tranh – Tất yếu trong cơ chế thị trường Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường, là năng lực phát triển của kinh tế thị trường. Trên góc độ doanh nghiệp, trong kinh tế thị trường, cạnh tranh là sự sống còn của mỗi doanh nghiệp. Điều kiện duy nhất duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường là doanh nghiệp đó phải có những vị thế nhất định, chiếm lính những phần thị trường nhất định. Sự tồn tại của doanh nghiệp luôn bị các đối thủ khác bao vây. Vì vậy, để tồn tại trong thị trường doanh nghiệp luôn phải vận động biến đổi với tốc độ ít nhất là ngang bằng với đối thủ của mình. Trên thực tế ta thấy rõ những thập kỷ vừa qua, thế giới kinh doanh sống trong môi trường biến động không ngừng, mà mà những giao động của nó làm cho các nhà kinh tế phải ngạc nhiên, mọi dự đoán đều không vượt quá năm năm. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp, các quốc gia tăng nhanh. Hầu hết các thị trường đều được quốc tế hoá. Chỉ có những doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh mới có thể tồn tại trong thị trường này. Vì vây, cạnh tranh là vấn đề tất yếu đối với các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Nếu không có khả năng cạnh tranh thì sớm muộn sẽ bị đối thủ tiêu diệt. Trên góc độ quốc gia, việc duy trì cơ chế cạnh tranh sẽ là động lực thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước đầu tư vốn cho sản xuất kinh doanh, cải tiến đổi mới công nghệ, nâng cao năng lực quản lý. Từ đó nâng cao năng lực sản xuất trong toàn xã hội. Đồng thời, nó hướng việc sử dụng các nhân tố sản xuất vào những nơi có hiệu quả nhất, tạo ra hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực xã hội. Cạnh tranh cũng tác động tích cực tới phân phối thu nhập. Do đó, cạnh tranh là điều kiện để nâng cao hiệu quả của họat động kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân. Trong thời đại thị trường được quốc tế hoá hiện nay, và cạnh tranh là điều kiện để thị trường trong nước ngày càng phát triển. Tạo ra sự thu hút đối với các nhà đầu tư nước ngoài vào kinh doanh. Đây là điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia. Đồng thời, việc các nhà đầu tư nước ngoài vào kinh doanh sẽ gây ra ấp lực lớn đối với các doanh nghiệp trong nước. Mục đích của các nhà đầu tư nước ngoài là lợi nhuận. Do vậy họ sẽ tìm mọi cách để loại bỏ đối thủ của mình để thu được nhiều lợi nhuận nhất, các doanh nghiệp trong nước muốn tồn tại và phát triểnbuộc phải nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Đó cũng là hy vọng của quốc gia, bởi khi các doanh nghiệp trong nước cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài thì sẽ đem lại nhiều lợi ích cho quốc gia. Đồng thời cũng tránh được nguy cơ các nhà đàu tư nước ngoài chi phối thị trường và do đó có thể chi phối các quyết định chính sách của Chính phủ. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong nước cần vươn ra thị trường quốc tế, làm cho sản phẩm của mình cạnh tranh đựơc trên thị trường này, từ đó đẩy mạnh xuất khẩu tăng lợi ích cho quốc gia. Sau đây chúng ta sẽ xem xét cạnh tranh trên góc độ cụ thể hơn. Đó là cạnh tranh sản phẩm. 1.2. Khả năng canh tranh của sản phẩm 1.2.1. Khái niệm về cạnh tranh của sản phẩm Sản phẩm là kết quả của quá trình sản xuất, là nỗ lực sản xuất của doanh nghiệp, và nó là cái mà doanh nghiệp hy vọng sẽ đem lại lợi ích cho mình. Các doanh nghiệp luôn mong muốn sản phẩm của mình tìm được chỗ đứng trên thị trường, được khách hàng chấp nhận. Chữ tín của sản phẩm quyết định chữ tín của doanh nghiệp và tạo lợi thế có tính quyết định trong cạnh tranh. Như vậy, muốn sản phẩm của mình có khả năng cạnh tranh thì doanh nghiệp cần xây dựng chữ tín cho bsản phẩm đó. Có thể hiểu khái quát khả năng cạnh tranh của sản phẩm là khả năng giành dật được lợi thế về thị phần so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh. Cụ thể hơn, khả năng cạnh tranh của sản phẩm là khả năng tạo ra những lợi thế so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trong việc đáp ứng các đòi hỏi của thị trường, và được thị trường chấp nhận. Do tính chất quyết định của sản phẩm đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Không còn cách nào khác đối với doanh nghiệp là phải tìm mọi biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm mình. Chúng ta sẽ xem xét một số mặt chủ yếu đánh giá nỗ lực của doanh nghiệp trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh cuả sản phẩm. 1.2.2. Tiêu thức đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm Khả năng cạnh tranh của sản phẩm thường được đánh giá thông qua các tiêu thức chủ yếu sau: Chất lượng sản phẩm: Là một trong những nhân tố quan trong nhất quyết định khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Tuỳ theo từng sản phẩm khác nhau với các đặc điểm khác nhau mà chỉ tiêu phản ánh chất lượng sản phẩm khác nhau. Nếu tạo ra nhiều lợi thế cho chỉ tiêu này thì sản phẩm càng có nhiều cơ hội giành thắng lợi trong cạnh tranh trên thị trường. Nếu sự chênh lệch về chất lượng sản phẩm giữa doanh nghiệp và đối thủ cạnh trạnh lớn hơn chênh lệch về các yếu tố khác thì khách hàng sẽ đến với sản phẩm của doanh nghiệp nhiều hơn so vơi đối thủ cạnh tranh. Vì sản phẩm của doanh nghiệp đem lại niều lợi ích hơn cho người tiêu dùng. Khi đó, việc chiếm được một phần thị trường lớn nằm trong khả năng của doanh nghiệp. Bao bì của sản phẩm cũng là một trong những công cụ cạnh tranh trong kinh doanh. Đặc biệt là đối với những sản phẩm có giá trị sử dụng cao hoặc lương thực thực phẩm. Cùng với việc thiết kế bao bì cho phù hợp, doanh nghiệp còn phải lựa chọn cơ cấu sản phẩm cho phù hợp. Cơ cấu thường thay đổi theo sự thay đổi cảu thị trường. Đặc biệt là những cơ cấu có xu hướng phù hợp với ngươì tiêu dùng. Bao bì hiện nay khồn chỉ có chức năng bảo vệ sản phẩm, tạo ra sự thuận tiện trong việc bảo quản sử dụng mà còn có chức năng marketing. Nó giúp cung cấp thông tin về sản phẩm, về doanh nghiệp, là công cụ để gây sự chú ý của khách hàng, kích thích tiêu thụ, tạo uy tín và ấn tượng cho sản phẩm của doanh nghiệp. Khi sản phẩm của doanh nghiệp tạo ra được những lợi thế trên so với đối thủ cạnh tranh thì sản phẩm của doanh nghiệp sẽ có ưu thế trong cạnh tranh. Nhãn mác, uyb tín cảu sản phẩm là một công cụ dùng để đánh trực tiếp vào trực giác của người tiêu dùng. Doanh nghiệp xây dựng được uy tín về hình ảnh, nhãn mác của mình trên thị trường thì doanh ngiệp sẽ thu hút được người tiêu dùng về phía mình và họ sẽ tìm mua những sản phẩn của doanh nghiệp. Do vậy, sản phẩm của doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao. Giá là một trong những yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Nếu như chênh lệch về giá giữa doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh lớn hơn chênh lệch về giá trị sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh thì doanh nghiệp đã đem lại lợi ích cho người tiêu dùng lớn hơn đối thủ cạnh tranh . Vì lẽ đó,
Luận văn liên quan