Lý do chọn đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của văn hoá tới các quyết định Marketing của thuốc đánh răng nhẵn hiệu P/S vì đây là một vấn đề rất quan trọng đối với một doanh nghiệp. Một doanh nghiệp hoạt động trên thị trường luôn phải chịu sự tác động của nhiều yếu tố bao gồm các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô và các yếu tố thuộc môi trường vi mô. Trong các yếu tố của môi trường vĩ mô ảnh hưởng tới các quyết định Marketing của doanh nghiệp có yếu tố văn hoá. Văn hoá tồn tại ở khắp mọi nơi, văn hoá hiện hữu ở mọi vấn đề nhưng nó lại thật khó để nhận ra và hiểu thấu đáo. Văn hoá thường xuyên có ảnh hưởng tới các quyết định Marketing của doanh nghiệp bởi vì các nhân tố thuộc văn hoá được đánh giá là có ảnh hưởng sâu rộng tới hành vi của người tiêu dùng. Chính văn hoá là lực lượng cơ bản đầu tiên biến nhu cầu của con người thành mong muốn- điều mà cả người tiêu dùng và doanh nghiệp đều cố gắng thoả mãn. Cho dù hầu hết những nhà quản trị theo khuynh hướng marketing đều hiểu được tầm quan trọng của văn hoá, đều biết rằng văn hoá là cội nguồn của hành vi tiêu dùng nhưng văn hoá lại là yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của các nhà quản trị. Các nhà quản lý không thể điều khiển hay điều chỉnh văn hoá nhằm tác động vào khách hàng như họ mong muốn. Chính vì thế mà nhiệm vụ của các nhà làm Marketing là nghiên cứu các yếu tố cấu thành văn hoá, nghiên cứu sự tác động của văn hoá tới các quyết định mua của người người tiêu dùng để từ đó tìm cách vận dụng nó nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Như vậy có thể thấy văn hoá có ảnh hưởng rất mạnh tới các quyết định Marketing của doanh nghiệp.
33 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3143 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong chiến lược marketing của P/S, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Lời mở đầu
I/ Văn hoá và chiến lược Marketing của doanh nghiệp
1.1: Văn hoá………………………………………………………………3
1.1.1: Khái niệm……………………………………………………….4
1.1.2: Những đặc trưng văn hoá của Việt Nam………………………..4
1.1.2.1: Văn hoá ẩm thực…………………………………………...6
1.1.2.2: Thói quen chăm sóc răng miệng của người Việt Nam……..7
1.2: Chiến lược Marketing của doanh nghiệp…………………………….8
1.2.1: Khái niệm………………………………………………………11
1.2.2: Chiến lược Marketing của doanh nghiệp…………………….....16
1.2.3: Thực trạng và xu hướng áp dụng tinh thần Marketing trong kinh doanh……………………………………………………………………..
1.3: Ảnh hưởng của văn hóa tới chiến lược Marketing ………………......19
II/ Chiến lược Marketing của sản phẩm kem đánh răng P/S
2.1: Những chiến lược Marketing của P/S đã và đang áp dụng…………...22
2.1.1: Chiến lược về sản phẩm……………………………………….....22
2.1.2: Chiến lược về giá………………………………………………...25
2.1.3: Chiến lược về phân phối………………………………………....25
2.1.4: Chiến lược về truyền thông……………………………………....26
2.2: Những thành công của PS khi áp dụng những hiểu biết về văn hóa Việt Nam trong chiến lược Marketing của mình………………………………..27
2.2.1: Những thành tựu đã đạt được………………………………….....27
2.2.2: Những hạn chế trong việc vận dụng văn hoá Việt Nam vào chiến lược Marketing của PS…………………………………………………….28
III/ Giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế trong chiến lược Marketing của P/S.
3.1: Giải pháp trước mắt………………………………………………..28
3.2: Giải pháp định về lâu dài…………………………………………..29
Kết luận:…………………………………………………31
Lời nói đầu:
Lý do chọn đề tài nghiên cứu ảnh hưởng của văn hoá tới các quyết định Marketing của thuốc đánh răng nhẵn hiệu P/S vì đây là một vấn đề rất quan trọng đối với một doanh nghiệp. Một doanh nghiệp hoạt động trên thị trường luôn phải chịu sự tác động của nhiều yếu tố bao gồm các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô và các yếu tố thuộc môi trường vi mô. Trong các yếu tố của môi trường vĩ mô ảnh hưởng tới các quyết định Marketing của doanh nghiệp có yếu tố văn hoá. Văn hoá tồn tại ở khắp mọi nơi, văn hoá hiện hữu ở mọi vấn đề nhưng nó lại thật khó để nhận ra và hiểu thấu đáo. Văn hoá thường xuyên có ảnh hưởng tới các quyết định Marketing của doanh nghiệp bởi vì các nhân tố thuộc văn hoá được đánh giá là có ảnh hưởng sâu rộng tới hành vi của người tiêu dùng. Chính văn hoá là lực lượng cơ bản đầu tiên biến nhu cầu của con người thành mong muốn- điều mà cả người tiêu dùng và doanh nghiệp đều cố gắng thoả mãn. Cho dù hầu hết những nhà quản trị theo khuynh hướng marketing đều hiểu được tầm quan trọng của văn hoá, đều biết rằng văn hoá là cội nguồn của hành vi tiêu dùng nhưng văn hoá lại là yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của các nhà quản trị. Các nhà quản lý không thể điều khiển hay điều chỉnh văn hoá nhằm tác động vào khách hàng như họ mong muốn. Chính vì thế mà nhiệm vụ của các nhà làm Marketing là nghiên cứu các yếu tố cấu thành văn hoá, nghiên cứu sự tác động của văn hoá tới các quyết định mua của người người tiêu dùng để từ đó tìm cách vận dụng nó nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Như vậy có thể thấy văn hoá có ảnh hưởng rất mạnh tới các quyết định Marketing của doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào biết nghiên cứu, tìm hiểu văn hoá một cách kỹ lưỡng, biết ứng dụng những đặc điểm văn hoá vào các quyết định Marketing của mình thì doanh nghiệp đó sẽ có cơ hội được phục vụ nhu cầu của khách hàng và khả năng kiếm được lợi nhuận cao hơn. Trường hợp kem đánh răng P/S của tập đoàn Unilever là một ví dụ cho việc vận dụng những nét văn hoá truyền thống vào sản phẩm, chiến lược Marketing của mình. Tạo ra các sản phẩm phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam. Làm cho nhãn hiệu kem đánh răng P/S là một nhãn hiệu có uy tín và phổ biến rộng rãi. Đây là một bài học hữu ích cho những doanh nghiệp muốn sản phẩm của họ thực sự phù hợp với những đặc trưng của người tiêu dùng Việt Nam.
Phạm vi ghiên cứu của đề tài này là chiến lược Marketing của P/S được áp dụng cho mọi đoạn thị trường tại Việt Nam. Khách hàng mục tiêu là tất cả mọi người không phân biệt lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập…
Đối tượng nghiên cứu là ảnh hưởng của văn hoá tới chiến lược Marketing của kem đánh răng nhãn hiệu PS .
Mục tiêu nghiên cứu là nhận ra tầm quan trọng của văn hoá trong chiến lược Marketing của kem đánh răng PS. Từ đó rút ra bài học và đề ra giải pháp giúp cho kem đánh răng PS phát triển hơn nữa tại thị trường Việt Nam.
I/ Văn hoá và chiến lược Marketing của doanh nghiệp.
1.1: Văn hoá.
Văn hoá là tổng thể những giá trị niềm tin, phong tục, tập quán được một tập hợp những cá nhân trong xã hội cùng chia sẻ và chúng có tác dộng trực tiếp đến việc điều chỉnh hành vi của họ. Văn hoá là một phức thể bao gồm những hiểu biết, tín ngưỡng, niềm tin, đạo đức, luật pháp, phong tục, tập quán, kỹ năng, công trình tạo tác, sản phẩm mà con người có được với tư cách là thành viên của hội đồng.
Nền văn hoá là mọi hoạt động của một xã hội như ngôn ngữ, kiến thức, luật pháp, tôn giáo, thực phẩm, âm nhạc, các mối quan hệ, mô hình làm việc, sản phẩm và tất cả những hàng hoá khác mà chúng tạo ra một bản sắc riêng phân biệt cho xã hội, phân biệt xã hội đó với với xã hội khác.
Trong một nền văn hoá còn có các nhánh văn hoá. Đó là một bộ phận nhỏ hơn của văn hoá nó bao gồm những giá trị chuẩn mực, niềm tin được chia sẻ trong một phạm vi nhỏ hơn. Nó có thể gắn với một vùng miền, một dân tộc, một chủng tộc, một nhóm tuổi, một tầng lớp xã hội, một tôn giáo.
Trong một nền văn hoá luôn luôn có sự giao thoa văn hoá giữa các đặc trưng của các nền văn hoá, nhánh văn hoá khác nhau. Sự giao thoa văn hoá này bắt nguồn từ những hoạt động trao đổi hàng hoá giữa con người ở các tầng lớp, dân tộc khác nhau.
1.1.1: Các giá trị của văn hoá.
Ở đây ta chỉ xem xét giá trị văn hoá phân theo tác động đến hành vi. Giá trị của văn hoá biểu hiện ở cả mặt vật chất và tinh thần. Ở mỗi dạng thì giá trị của văn hoá lại được thể hiện ở những mức độ khác nhau ảnh hưởng tới hành vi của người tiêu dùng cũng từ đó mà khác nhau.
Thành phần văn hoá vật thể bao gồm tất cả những thực thể vật chất do con người biến đổi và sử dụng từ công cụ, máy móc, công trình kiến trúc, vật liệu, sản phẩm.
Thành phần văn hoá tinh thần bao gồm những giá trị chuẩn mực, tư tưởng , niềm tin, thái độ mà họ theo đuổi và chia sẻ giữa các thành viên trong xã hội.
Thành phần văn hoá hành vi bao gồm những biểu hiện cử chỉ, hành động, phong tục, thói quen được chia sẻ giữa các cá nhân và nó có tác động hướng dẫn hành vi của cá nhân để các cá nhân đó hành động theo cách được xã hội chấp nhận.
1.1.2: Những đặc trưng văn hoá của Việt Nam.
Văn hoá được sáng tạo ra trong quá trình đấu tranh với tự nhiên, xã hội, chính bản thân mình con người đã sáng tạo ra vă hoá. Sự sáng tạo này thuộc ba hệ thống phụ thuộc lẫn nhau đó là hệ thống tư tưởng, hệ thống kinh tế và hệ thống tổ chức. Văn hoá là bàn tay vô hình tác động một cách tự động đến hành vi của con người trong xã hội. Thông thường các cá nhân không tự thấy được ảnh hưởng này trong hành vi của bản thân mình. Văn hoá là được học không phải là bẩm sinh. Các cá nhân sinh ra không tự biết được các giá trị văn hoá mà đó là kết quả của quá trình các cá nhân học hỏi, lĩnh hội từ môi trường xung quanh và tích luỹ hình thành nên yếu tố văn hoá của mình. Văn hoá được chia sẻ giữa các thành viên trong xã hội thông qua thể chế của nó như gia đình, tôn giáo, cộng đồng sống…Văn hoá vừa có tính lâu bền vừa có tính thích nghi. Mỗi nền văn hoá đều có giá trị chuẩn mực có tính bền vững cao, đồng thời trong quá trình đấu tranh phát triển các giá trị văn hoá được biến đổi và thích nghi với môi trường trong điều kiện sống mới.
Văn hoá có sự tương đồng và phát triển. Tất cả các nền văn hoá đều có những nét tương đồng nhất định như là lòng yêu nước, thái độ tích cực với âm nhạc, thể thao đồng thời cũng có những khác biệt lớn của xã hội này với xã hội khác. Văn hoá có sự giao lưu, tiếp biến. Sự giao lưu trao đổi giữa các nhóm trong xã hội dẫn đến sự giao lưu về văn hoá giữa các nhóm đó điều này được hiểu là sự biến đổi của nền văn hoá cho phù hợp với điều kiện hiện tại với các đặc điểm mới.
*Nguồn gốc hình thành nên văn hoá đó là do đặc điểm vị trí địa lý, nơi cư trú và không gian sống. Môi trường tự nhiên quy định tư liệu sống của con người, nó cho biết những cái con người vốn có để thoả mãn cái hiện có. Nó quy định phương thức sản xuất và sinh hoạt của con người và hệ qủa của nó là sự phát triển về văn hoá, kinh tế, kĩ thuật. Sự phát triển của thể chất, trí tuệ, tình cảm, thói quen, phong tục, hành vi, ứng xử đều liên quan đến môi trường tự nhiên. Mỗi một quốc gia, một đất nước thì đều có một nền văn hoá riêng. Sự đa dạng của các nền văn hoá đó cũng khác nhau. Có những quốc gia có nền văn hoá đậm đà những nét truyền thống, lại có những quốc gia mà nền văn hoá là sự pha trộn của nhiều nền văn hoá khác. Tạo lên sự đa dạng nhiều mầu sắc là những đặc trưng riêng của các nền văn hoá. Sư đa dạng của nền văn hoá phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác nhau đặc biệt là địa lý. Do địa lý khu vực lãnh thổ khác nhau mà hình thành lên nhiêu nền văn hoá khác nhau rất nhiều. Như nền văn hoá lúa nước của Việt Nam, Lào, …Hay các cao nguyên hình thành nên các nền văn hoá của những người du mục như Mông Cổ.
Cũng như các nước nằm ở hạ lưu của các con sông có địa hình chủ yếu là đồng bằng với nền văn minh lúa nước Việt Nam cũng có nhũng nét văn hoá truyền thống rất riêng mà không một dân tộc nào có. Điều này thể hiện ở phong tục, tập quán canh tác trong cách nghĩ, cách làm trong lời nói, cử chỉ thân thiện…
*Những chức năng của văn hoá. Văn hoá có chức năng giáo dục, bồi dưỡng con người, hướng con người tới lý tưởng, đạo đức và hành vi của vẻ đẹp chân thiện mỹ. Văn hóa có chức năng định hướng, đánh giá, xác định chuẩn mực, tạo lập các khuôn mẫu. Văn hoá có chức năng giao tiếp nó là một hiện tượng xã hội, là sản phẩm của đời sống thực tiễn. Văn hoá có tính nhân sinh đậm nét và trở thành công cụ giao tiếp qua trọng.
1.1.2.1: Văn hoá ẩm thực
Mỗi khi đi du lịch đến thăm một nơi là chúng ta luôn phải ngạc nhiên vì ở đó có các món ăn mà chúng ta chưa được thưởng thức hoặc mới chỉ nghe nói mà thôi. Và khi về nhà kể cho những người bạn thì văn hoá ẩm thực của nơi đó sẽ luôn là câu chuyện rất hấp dẫn mọi người. Cũng chính là do đặc điểm văn hoá khác nhau nên trong việc chế biến các món ăn cũng như cách thưởng thức chúng thì mỗi nền văn hoá cũng có những cách riêng. Với mỗi một quốc gia lại có những quan niệm về cách thức chế biến các món ăn rất khác nhau. Ở các nước phương Tây khi chế biến các món ăn tiêu chí dinh dưỡng và vệ sinh được đặt lên hàng đầu. Chính vì thế mà các món ăn của họ luôn được chế biến kỹ. Hầu hết các nguyên liệu dùng để chế biến đều rất giàu dinh dưỡng và được hầm hoặc nghiền trước khi trở thành món ăn. Họ tin rằng thức ăn được nghiền kỹ sẽ tiêu hoá tốt hơn và cơ thể dễ hấp thụ hơn các chất dinh dưỡng. Trong khi ăn người phương tây thường nhâm nhi một ly rượu khai vị làm cho bữa ăn ngon miệng hơn và cũng là để cho việc tiêu hoá thức ăn tốt hơn. Khác với tiêu chí của người phương tây là dinh dưỡng thì người Nhật lại đề cao hình thức của các món ăn. Các món ăn của người Nhật đều được chế biến hết sức cầu kỳ kể từ khi chọn nguyên liệu tới đồ dùng làm bếp và khi bắt đầu nấu ăn tất cả phải tuân theo một quy tắc rất nghiêm ngặt. Mỗi một món được đặt ở một đĩa khác nhau giành cho mỗi một người ăn. Khi ăn ngưòi Nhật thường giữ một thái độ trang trọng. Với một suy nghĩ rằng khi ăn phải từ tốn để cảm nhận hết được vị ngon của các món ăn cung như công sức của người đầu bếp. Ngoài các món ăn chính thì người Nhật còn có món ăn rất độc đáo đó là món không có mùi, không vị và không mầu dùng để ăn khi vừa kết thúc một món. Nó có tác dụng làm cho người ăn quên đi cảm giác của món trước để có thể cảm nhận hết mùi vị của món ăn tiếp theo. Nói về mầu sắc trong văn hoá ẩm thực của người Nhật thì đó lại là cả một nghệ thuật. Từ mầu sắc của những đồ dùng đựng thức ăn ngoài màu trắng tinh khiết như mọi nơi khác thường dùng thì còn có những chiếc đĩa có mầu đen tuyền trong lòng có trang chí một vài hoa văn đơn giản và những chiếc đĩa này chỉ để đựng những món ăn có mầu trắng hoặc không mầu trong suốt. Về mầu sắc của các món ăn thì tuỳ theo dịp như mùa hè, mùa đông…và đồ dùng để đựng như mầu của đĩa, bát…mà người ta cho các phụ gia mầu khác nhau. Tất cả các món ăn thì đều được bầy rất tỉ mỉ và trang trọng ngay cả đối với bữa ăn của gia đình.
Văn hoá ẩm thực của Việt Nam rất phong phú theo từng vùng miền vì ở mỗi một vùng thì lại có những cách canh tác khác nhau, có những thời tiết, khí hậu, vị trí địa lý khác nhau. Vì thế mà mỗi một nơi lại có những món ăn nổi tiếng với cách chế biến và sử dụng nguyên liệu mà chỉ ở nơi đó mới có.
Nước ta xét theo địa lý thì có ba miền Bắc , Trung và Nam với địa hình và thời tiết khác nhau. Miền Bắc địa hình chủ yếu là trung du và miền núi, chỉ có một vài tỉnh là đồng bằng là Nam Định, Thái Bình. Với khí hậu gió mùa, một năm có bốn mùa rõ ràng. Miền Trung địa hình là núi ăn ra tận sát biển,địa hình dài hẹp và dốc. Với kiểu thời tiết khô nóng do ảnh hưởng của gió Lào, lượng mưa thấp. Miền Nam địa hình bằng phẳng chủ yếu là đồng bằng, khí hậu có hai mùa trong năm là mùa mưa và mùa khô(không có mùa đông). Về cách chế biến các món ăn thì ở miền Trung người dân dễ tính hơn với các món ăn không quá cầu kỳ. Ngược lại người miền Nam thì các món ăn được chế biến cầu kỳ hơn. Thể hiện ở các loại đồ gia vị phong phú, cách ăn rau sống, rau thơm. Lối sống của người miền Nam khá sung túc, việc ăn tiêu thoả mái hơn hẳn người miền Bắc và miền Trung nên việc ăn nhậu trong đó nhiều hơn. Vì thế mà các món ăn cũng nhiều và cầu kỳ hơn. Miền Trung và miền Nam có đặc điểm chung là đồ ăn rất cay và có vị ngọt của đường. Cả ba miền thì đều thích ăn những đồ xương, ngồi nhâm nhi cùng một vài chén rượu. Nguyên liệu thì đều mua ở chợ là những nguyên liệu thô chưa được chế biến kỹ hay là nghiền nhỏ. Cũng chính từ đặc điểm nguyên liệu làm đồ ăn này mà men răng của người Việt Nam thường bị tổn thương do những va chạm mạnh.
1.1.2.2: Thói quen chăm sóc răng miệng của người Việt Nam.
Do hoàn cảnh đất nước chiến tranh xảy ra trong thời gian dài, điều kiện sinh hoạt thiếu thốn nên việc không chú ý tới chăm sóc răng miệng. Chỉ sau khi đất nước khôi phục nền kinh tế điều kiện sống tạm đủ thì người dân mới bắt đầu chú ý tới điều này. Chỉ khoảng mười năm trở lại đây thì trong chương trình giáo dục của trường tiểu học mới bắt đầu giảng dạy môn sức khoẻ. Từ đó mới nâng cao ý thức về chăm sóc răng miệng. Cùng với việc trên thị trường ngày càng có nhiều hãng cung cấp sản phẩm kem đanh răng trong khi cạnh tranh các hãng này cũng đóng góp vào việc nâng cao nhận thức của người dân về sức khoẻ răng miệng.
Cũng vì chậm nhận thức về sức khoẻ răng miệng mà ý thức tự chăm sóc của người dân không được tốt. Ngay từ khi còn là đứa trẻ thì nhiều người thường có thói quen xấu đối với răng là ăn ngọt và sau khi ăn thì không đánh răng. Đặc biệt là chúng ta nhận thấy có điểm khác biệt giữa chúng ta và những người ở các nước phát triển có nhận thức cao về sức khoẻ răng miệng là họ thường đánh răng ngay sau khi ăn kể cả với buổi sáng còn chúng ta thì đánh răng trước khi ăn. Chúng ta vẫn thường quen với những cảnh người Châu Âu thưởng thức bữa sáng ngay trên giường ngay khi vừa ngủ dậy. Cũng từ đặc điểm này mà răng miệng của họ lúc nào cũng sạch sẽ. Một thói quen xấu nữa của người Việt là rất hay ăn vặt, ăn không đúng bữa làm cho việc vệ sinh cũng khó khăn hơn. Hơn nữa chúng ta không có thói quen sử dụng các loại nước xúc miệng chỉ gần đây hãng PS mới đưa ra thị trường một loại nước xúc miệng những mọi người vẫn chưa có thói quen sử dụng sản phẩm đó sau khi đánh răng.
1.2: Chiến lược Marketing của doanh nghiệp.
Chiến lược marketing là tập hợp các nguyên tắc và định hướng dẫn dắt các hoạt động của doanh nghiệp trên thị trường trong một khoảng thời gian nhất định. Chiến lược xác định rõ các mục tiêu marketing nhất định của doanh nghiệp và một chương trình marketing để đạt được mục tiêu đó.
Chiến lược marketing của doanh nghiệp có ba hướng phát triển:
* Hướng thứ nhất doanh nghiệp tận dụng những khả năng hoạt động hiện tại.
Hướng phát triển chiến lược này gọi là phát triển theo chiều sâu. kiểu chiến lược này rất thích hợp với những doanh nghiệp chưa tận dụng hết khả năng vốn có của hàng hoá và chưa khai thác hết những cơ hội về thị trường. Kiểu chiến lược này có ba dạng:
+ Dạng thứ nhất là thâm nhập sâu vào thị trường: Đó là cách thức doanh nghiệp triển khai chiến lược bằng những kế hoạch và giải pháp Marketing mạnh mẽ hơn trên những thị trường đã có để tăng mức tiêu thụ. Để đạt được điều này công ty có thể tìm cách kích thích những khách hàng hiện có mua nhiều hơn, hạ giá để thu hút khách hàng của đối thủ cạnh tranh, tìm cách dể thu hút những khách hàng tiềm ẩn.
+ Dạng thứ hai là mở rộng hay phát triển thị trường: Đó là cách thức doanh nghiệp đưa hàng hoá hiện có của mình vào các thị trường mới để tăng lượng tiêu thụ. Tạo cho hàng hoá những đặc điểm phù hợp với đoạn thị trường mới hoặc đưa hàng hoá vào những thị trường mà trước đây doanh nghiệp bỏ qua. Ví dụ như hãng mỹ phẩm NIVEA đang đưa sản phẩm của họ xâm nhập thị trường Hà Nội mặc dù trước kia chỉ bán tại thị trường thành phố Hồ Chí Minh.
+ Dạng thứ ba là phát triển hàng hoá: Đó là cách thức doanh nghiệp tạo ra những hàng hoá mới hay cải tiến những hàng hoá cũđể bán chúng trên thị trường hiện tại nhằm tăng thêm sức mua và tăng lượng tiêu thụ. Ví dụ như sản phẩm P/S Muối mới được cải tiến từ sản phẩm cũ là P/S muối.
* Hướng thứ hai là phát triển hợp nhất: Phát triển chiến lược trên cơ sở khai thác khả năng hợp nhất. Kiểu chiến lược này thích hợp với những lĩnh vực kinh doanh có vị trí tương đối vững chắc trong ngành hoặc là cho những doanh nghiệp sẽ có lợi hơn khi họ nắm cả khâu trước hoặc sau của quá trình kinh doanh hoàn chỉnh một sản phẩm. Kiểu chiến lược này cũng có ba dạng.
+ Dạng thứ nhất là hợp nhất ngược: Là việc doanh nghiệp tìm cách nắm quyền sở hữu hay thiết lập sự kiểm soát chặt chẽ hơn những người cung ứng các yếu tố đầu vào.
+ Dạng thứ hai là hợp nhất trước: Là chiến lược phát triển mà doanh nghiệp tìm cách nắm quyền sở hữu hay thiết lập sự kiểm soát chặt chẽ hơn hệ thông phân phối.
+ Dạng thứ ba là hợp nhất ngang: Là chiến lược phát triển mà doanh nghiệp tìm cách nắm quyền sở hữu hay thiết lập sự kiểm soát chặt chẽ hơn một số doanh nghiệp cạnh tranh.
* Hướng thứ ba là phát triển rộng: Là phát triển chiến lược dựa trên cơ sở khai thác cơ hội Marketing mới nằm ngoài các lĩnh vực kinh doanh hiện tại để mở thêm các lĩnh vực kinh doanh mới. Chiến lược rộng thích hợp khi trong ngành không còn cơ hội phát triển hơn nữa, trong khi đó ngoài ngành có những cơ hội phát triển hấp dẫn hơn nhiều. Phát triển rộng không có nghĩa là doanh nghiệp phát triển với bất kỳ giá nào khi thơi cơ ở ngoài ngàh được phát hiện, mà chỉ nên phát triển khi: Có thể kế thừa những kinh nghiệm đã tích luỹ được hoặc hướng phát triển mới có thể góp phẩn hỗ trợ khắc phục những nhược điểm của doanh nghiệp. Phát triển rộng cũng có ba dạng:
+ Dạng thú nhất là đa dạng hoá đồng tâm là hình thức phát triển bổ xung vào danh mục sản phẩm hiện có những mặt hàng tương tự xét theo giác độ kỹ thuật hoặc marketing. Ví dụ như doanh nghiệp đã sản xuất lốp ô tô thì có thể sản xuất thêm lốp của xe máy.
+ Dạng thú hai là đa dạng hoá ngang là hình thức bổ xung vào chủng loại hàng hoá hiện có của doanh nghiệp những mặt hàng hoàn toàn không có liên quan gì đến những mặt hàng hiện đang sản xuất nhưng lại có khả năng thu hút khách hàng hiện có. Ví dụ như hãng sản xuất búp bê có thể bán thêm các bộ sưu tập mốt quần áo của búp bê.
+ Dạng thú ba là đa dạng hoá rộng là hình thức bổ xung vào chủng loại hàng hoá hiện có của doanh nghiệp những mặt hàng hoàn toàn không có quan hệ gì, xét cả về phương diện công nghệ, hàng hoá và thị trường.
1.2.1: Chiến lược Marketing của doanh nghiệp
Chiến lược marketing của một doanh nghiệp được