Vào ngày 11/01/2007, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới (WTO – World trade organization)[16]. Đây là một bước tiến vượt bậc, khẳng định những đường lối chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua nhằm nỗ lực thay đổi bộ mặt cho đất nước. Bằng việc gia nhập WTO, chấp nhận những luật chơi quốc tế, Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển, nhưng cũng gặp không ít khó khăn, thách thức. Dễ dàng nhận ra rằng, để bước vào guồng máy phát triển kinh tế thế giới thì vốn đầu tư là yếu tố quan trọng bậc nhất do đó hệ thống các Ngân hàng trở thành người bạn đồng hành đắc lực không thể thiếu. Minh chứng cho điều này chính là sự lớn mạnh không ngừng nhằm nỗ lực khẳng định vị trí của mình trên thị trường tài chính – ngân hàng của các Ngân hàng thương mại hiện nay.
Nằm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, là nơi thuộc vùng kinh tế trọng điểm của phía Đông Nam Bộ: TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu[16]. Ngân hàng No & PTNT tỉnh Đồng Nai tự hào khi được góp mặt trong thời khắc lịch sử này. Hiểu rõ bổn phận và trách nhiệm của mình, cùng với phương châm “ Agribank – mang phồn thịnh đến với khách hàng ” Ngân hàng No & PTNT tỉnh nhà đang từng bước cố gắng hoàn thiện hơn những dịch vụ của mình để đáp ứng tối đa cho khách hàng. Trong những năm qua, Ngân hàng đã có những đóng góp nhất định cho sự phát triển kinh tế tỉnh Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung nhưng cũng gặp những trở ngại không tránh khỏi. Cụ thể là nguồn vốn Ngân hàng còn hạn chế, hoạt động huy động vốn chưa ổn định, kết quả huy động vốn chưa được như mong muốn để hỗ trợ đầu tư mở rộng quy mô tín dụng [8]. Do đó cần phải có những giải pháp để nâng cao hiệu quả huy động vốn, khắc phục những yếu điểm trong nghiệp vụ huy động vốn của Ngân hàng, tăng khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác, điều này cũng đúng với Quyết định 2132/QĐ-NHNN ngày 25/09/2008 nhằm khơi tăng nguồn vốn cho các Ngân hàng thương mại.
100 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2738 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN
-----((( -----
BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI
HOÀNG PHƯƠNG THẢO
Để có thể hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khoa học này em xin gửi lời cảm ơn đến Ban lãnh đạo Ngân hàng No & PTNT tỉnh Đồng Nai đã tạo điều kiện cho em được thực tập tại Ngân hàng, và các anh chị làm việc tại Quỹ Tiết Kiệm Hội Sở đã hết lòng truyền đạt những kiến thức, kinh nghiệm, cho em tiếp xúc với thực tế, cung cấp cho em số liệu để bổ sung cho bài báo cáo của mình.
Đồng thời em cũng xin cảm ơn sự chỉ dẫn, dạy bảo tận tình của các thầy cô trường Đại học Lạc Hồng đã giúp em nắm bắt được nhiều kiến thức cơ bản để có thể vận dụng linh hoạt trong thực tế sau này. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến qúy thầy cô.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy NGUYỄN VĂN TÂN đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành bài nghiên cứu này.
Em xin kính chúc sức khỏe quý thầy cô và gửi đến ban lãnh đạo Ngân hàng lời chúc tốt đẹp nhất.
Sinh viên
Hoàng Phương Thảo
MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục biểu đồ
PHẦN MỞ ĐẦU Trang 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Tổng quan các vấn đề liên quan đến đề tài 2
3. Phương pháp nghiên cứu 5
4. Mục đích nghiên cứu của đề tài 6
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
6. Những đóng góp mới của đề tài 6
7. Bố cục của đề tài 7
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1 Ngân hàng thương mại và nguồn vốn của Ngân hàng thương mại 8
1.1.1 Khái niệm và vai trò của Ngân hàng thương mại 8
1.1.2 Các chức năng của Ngân hàng thương mại 9
1.1.3 Nguồn vốn của Ngân hàng thương mại 11
1.2 Hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại 17
1.2.1 Tầm quan trọng của nghiệp vụ huy động vốn 17
1.2.2 Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại 18
1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động huy động vốn của Ngân hàng thương mại 20
1.2.4 Các giải pháp tăng vốn của Ngân hàng thương mại 22
Tóm tắt chương 1 23
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NH No & PTNT TỈNH ĐỒNG NAI
2.1 Đặc điểm kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai năm 2008 24
2.1.1 Khái quát chung 24
2.1.2 Một số thành tựu kinh tế - xã hội đạt được trong năm 2008 24
2.2 Quá trình hình thành và phát triển của NH No & PTNT tỉnh Đồng Nai 25
2.2.1 Lịch sử hình thành 25
2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban trong NH No & PTNT tỉnh Đồng Nai 26
2.3 Thực trạng huy động vốn tại NH No & PTNT tỉnh Đồng Nai 28
2.3.1 Tình hình huy động vốn 28
2.3.1.1 Nguồn vốn huy động phân theo nguyên tệ 29
2.3.1.1 Nguồn vốn huy động phân theo thành phần kinh tế 30
2.3.1.1 Nguồn vốn huy động phân theo thời hạn gửi 32
2.3.2 Tình hình biến động lãi suất trong hai năm 2007 và 2008 34
2.3.3 Tình hình hoạt động tín dụng 36
2.3.3.1 Tình hình dư nợ 36
2.3.3.2 Tình hình nợ xấu 40
2.3.4 Tình hình hoạt động tài chính của Ngân hàng No & PTNT tỉnh Đồng Nai năm 2007 và 2008 42
2.4 Kết quả khảo sát thực tế 43
2.4.1 Mô tả quá trình thu thập thông tin thực tế 43
2.4.2 Phân tích các phương án trả lời của khách hàng được khảo sát 43
2.5 Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của NH No & PTNT tỉnh Đồng Nai 53
2.5.1 Những thành tựu mà Ngân hàng đạt được trong hai năm 2007 và 2008 53
2.5.2 Những mặt còn tồn tại và nguyên nhân 55
Tóm tắt chương 2 57
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NH No & PTNT TỈNH ĐỒNG NAI
3.1 Định hướng mục tiêu phát triển của NH No & PTNT tỉnh Đồng Nai 58
3.1.1 Định hướng phát triển đến năm 2010 58
3.1.2 Định hướng hoạt động trong năm 2009 59
3.2 Giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại NH No & PTNT tỉnh Đồng Nai 60
3.2.1 Nhóm giải pháp mở rộng và nâng cao nghiệp vụ huy động vốn 60
3.2.2 Nhóm giải pháp hỗ trợ nghiệp vụ huy động vốn 67
3.3 Một số kiến nghị 73
3.3.1 Kiến nghị đối với Chính phủ 73
3.3.2 Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 74
3.3.3 Kiến nghị đối với Ngân hàng No & PTNT Việt Nam 74
Tóm tắt chương 3 76
KẾT LUẬN 77
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
CNTT
: Công nghệ thông tin
CP
: Cổ phần
DNNN
: Doanh nghiệp Nhà nước
DNTN
: Doanh nghiệp tư nhân
HTX
: Hợp tác xã
KQHĐKD
: Kết quả hoạt động kinh doanh
No & PTNT
: Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NHNN
: Ngân hàng Nhà nước
NHTM
: Ngân hàng thương mại
TCKT
: Tổ chức kinh tế
TCTD
: Tổ chức tín dụng
TNHH
: Trách nhiệm hữu hạn
WTO
: Tổ chức thương mại thế giới
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn phân theo nguyên tệ Trang 29
Bảng 2.2: Tình hình huy động vốn phân theo thành phần kinh tế 30
Bảng 2.3: Tình hình huy động vốn phân theo thời hạn gửi 32
Bảng 2.4: Lãi suất huy động vốn kỳ hạn 6 tháng 35
Bảng 2.5: Tình hình dư nợ phân theo thời gian 36
Bảng 2.6: Tình hình dư nợ phân theo nguyên tệ 37
Bảng 2.7: Tình hình dư nợ phân theo thành phần kinh tế 38
Bảng 2.8: Tình hình nợ quá hạn trong năm 2007, 2008 40
Bảng 2.9: Tình hình hoạt động tài chính trong năm 2007, 2008 42
Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn năm 2007, 2008 phân theo nguyên tệ Trang 29
Biểu đồ 2.2: Tình hình huy động vốn năm 2007, 2008 phân theo thành phần kinh tế 30
Biểu đồ 2.3: Tình hình huy động vốn năm 2007, 2008 phân theo thời hạn gửi 32
Biểu đồ 2.4: Lãi suất huy động vốn kỳ hạn 6 tháng trong năm 2007, 2008 35
Biểu đồ 2.5: Tình hình dự nợ năm 2007, 2008 phân theo thời gian 37
Biểu đồ 2.6: Tình hình dự nợ năm 2007, 2008 phân theo nguyên tệ 38
Biểu đồ 2.7: Tình hình dự nợ năm 2007, 2008 phân theo thành phần kinh tế 39
Biểu đồ 2.8: Tình hình nợ quá hạn trong năm 2007, 2008 41
Biểu đồ 2.9: Nhu cầu gửi tiền vào Ngân hàng của khách hàng 44
Biểu đồ 2.10: Các khách hàng đã sử dụng và chưa sử dụng các sản phẩm tiền gửi của Ngân hàng No & PTNT tỉnh Đồng Nai 44
Biểu đồ 2.11: Lý do khách hàng đến gửi tiền vào Ngân hàng No & PTNT tỉnh Đồng Nai 45
Biểu đồ 2.12: Mức độ quan tâm của khách hàng đến các yếu tố khi gửi tiền 46
Biểu đồ 2.13: Lý do khách hàng sử dụng sản phẩm tiền gửi tại Ngân hàng No & PTNT tỉnh Đồng Nai 47
Biểu đồ 2.14: Tỷ lệ phổ biến của sản phẩm tiền gửi củaNgân hàng No & PTNT tỉnh Đồng Nai 48
Biểu đồ 2.15: Ý thích của khách hàng về việc nhận quà khuyến mãi từ Ngân hàng 49
Biểu đồ 2.16: Thủ tục mở tài khoản tiển gửi tại Ngân hàng No & PTNT tỉnh Đồng Nai hiện nay 50
Biểu đồ 2.17: Những kỳ hạn tiền gửi mà khách hàng thường sử dụng tại Ngân hàng No & PTNT tỉnh Đồng Nai 51
Biểu đồ 2.18: Sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm tiền gửi của Ngân hàng No & PTNT tỉnh Đồng Nai 52
Biểu đồ 2.19: Mức độ tín nhiệm của Ngân hàng No & PTNT tỉnh Đồng Nai đối với khách hàng 52
1. Lý do chọn đề tài
Vào ngày 11/01/2007, Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới (WTO – World trade organization)[16]. Đây là một bước tiến vượt bậc, khẳng định những đường lối chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua nhằm nỗ lực thay đổi bộ mặt cho đất nước. Bằng việc gia nhập WTO, chấp nhận những luật chơi quốc tế, Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội phát triển, nhưng cũng gặp không ít khó khăn, thách thức. Dễ dàng nhận ra rằng, để bước vào guồng máy phát triển kinh tế thế giới thì vốn đầu tư là yếu tố quan trọng bậc nhất do đó hệ thống các Ngân hàng trở thành người bạn đồng hành đắc lực không thể thiếu. Minh chứng cho điều này chính là sự lớn mạnh không ngừng nhằm nỗ lực khẳng định vị trí của mình trên thị trường tài chính – ngân hàng của các Ngân hàng thương mại hiện nay.
Nằm trên địa bàn tỉnh Đồng Nai, là nơi thuộc vùng kinh tế trọng điểm của phía Đông Nam Bộ: TP. Hồ Chí Minh – Bình Dương – Đồng Nai – Bà Rịa Vũng Tàu[16]. Ngân hàng No & PTNT tỉnh Đồng Nai tự hào khi được góp mặt trong thời khắc lịch sử này. Hiểu rõ bổn phận và trách nhiệm của mình, cùng với phương châm “ Agribank – mang phồn thịnh đến với khách hàng ” Ngân hàng No & PTNT tỉnh nhà đang từng bước cố gắng hoàn thiện hơn những dịch vụ của mình để đáp ứng tối đa cho khách hàng. Trong những năm qua, Ngân hàng đã có những đóng góp nhất định cho sự phát triển kinh tế tỉnh Đồng Nai nói riêng và cả nước nói chung nhưng cũng gặp những trở ngại không tránh khỏi. Cụ thể là nguồn vốn Ngân hàng còn hạn chế, hoạt động huy động vốn chưa ổn định, kết quả huy động vốn chưa được như mong muốn để hỗ trợ đầu tư mở rộng quy mô tín dụng [8]. Do đó cần phải có những giải pháp để nâng cao hiệu quả huy động vốn, khắc phục những yếu điểm trong nghiệp vụ huy động vốn của Ngân hàng, tăng khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng khác, điều này cũng đúng với Quyết định 2132/QĐ-NHNN ngày 25/09/2008 nhằm khơi tăng nguồn vốn cho các Ngân hàng thương mại.
Nhận thấy tầm quan trọng của việc huy động vốn nên em đã lựa chọn đề tài :
“ GIẢI PHÁP NHẰM MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH ĐỒNG NAI ” để làm nội dung nghiên cứu cho báo cáo của mình.
2. Tổng quan các vấn đề liên quan đến đề tài
Từ đầu thế kỷ XIX đến nay thế giới đã diễn ra 24 cuộc khủng hoảng lớn: năm 1825 ở Anh, năm 1836 ở Anh và Mỹ, năm 1847 ở Anh và Pháp [15],…và gần đây nhất là cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu được châm ngòi tại Mỹ, bắt đầu từ tháng 7/2007 [15]. Tuy thế giới đã từng chứng kiến nhiều cuộc khủng hoảng diễn ra nhưng cuộc khủng hoảng lần này là vô cùng nghiêm trọng, khởi nguồn từ lĩnh vực tài chính, nó lan ra các lĩnh vực kinh tế khác và tác động tiêu cực đến tất cả các nước với mức độ ngày càng nặng nề. Những ảnh hưởng bước đầu mà ta có thể nhìn thấy đó là: thị trường chứng khoán rơi tự do nhất là từ cuối tháng 9/2008 [15]; thất nghiệp gia tăng mạnh, theo thông kê của Tổ chức lao động quốc tế số lao động thất nghiệp đã tăng lên 20 triệu người so với năm 2007 [15]; tổng cầu của thế giới giảm nhanh khiến giá cả hầu hết các mặt hàng đều giảm, điều này gây tác động xấu tới hoạt động xuất khẩu và đã khiến nhiều ngành sản xuất trên thế giới phải cắt giảm sản lượng.
Trước tình hình kinh tế thế giới biến động như vậy Việt Nam cũng bị ảnh hưởng ít nhiều. Có nhiều ý kiến lạc quan cho rằng “ đến nay cuộc khủng hoảng tài chính của Mỹ chưa tác động rõ rệt, trực tiếp đến nền kinh tế Việt Nam ” [20]. Ý kiến khác lại cho rằng “ đối với Việt Nam cuộc khủng hoảng sẽ đến chậm nhưng ở lâu, không chỉ trong năm 2009 mà còn về sau nay do nội lực của nước ta còn quá yếu ” [20]. Thực chất chúng ta không thể phủ nhận được tầm ảnh hưởng của khủng hoảng vì một khi Việt Nam gia nhập WTO, chấp nhận luật chơi quốc tế thì chuyện này là không thể tránh khỏi. Qua tìm hiểu số liệu thì đến tháng 11/2008 sức mua trên thị trường nội địa và xuất khẩu giảm rõ rệt, hàng hóa tiêu thụ khó khăn, các doanh nghiệp phải đẩy mạnh chính sách khuyến mãi để kích cầu, nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ báo cáo thuế với doanh thu và lợi nhuận sụt giảm, [15]…Thêm vào đó tình hình lạm phát trong nước tăng cao cũng gây ra những trở ngại rất lớn. Theo các chuyên gia phân tích cho rằng lạm phát ở Việt Nam vừa là lạm phát chi phí đẩy (sinh ra do chi phí đầu vào tăng đẩy giá bán ở đầu ra lên cao) vừa là lạm phát cầu kéo (sinh ra do nhu cầu của người tiêu dùng, doanh nghiệp, Chính phủ tăng cao kéo theo sự tăng giá bán của các loại hàng hóa, dịch vụ) vừa là lạm phát kỳ vọng (phát sinh từ các yều tố tâm lý, đầu cơ) [20]. Một câu hỏi đặt ra là tại sao lạm phát ở nước ta lại đa dạng đến như thế ?
Có thể khái quát hóa về các yếu tố gây ra lạm phát ở nước ta thông qua 8 điểm chủ yếu sau: một là do năng lực sản xuất trong nước yếu, công nghệ lạc hậu, chậm được cải thiện, lãng phí nhiều, chi phí sản xuất cao dẫn đến giá thành, giá bán cao, sản xuất không hòa nhịp, không gắn bó nên thiếu năng lực để cải thiện, cân đối cung - cầu và cán cân tiền – hàng; hai là do tiền trong lưu thông nhiều hơn mức cần thiết; ba là do các dòng vốn ngoại nhập, cả trực tiếp lẫn gián tiếp, vào nhiều trong khi các cơ sở trong nước chưa có khả năng “ tiêu hóa tích cực ”; bốn là nhập siêu quá lớn dẫn đến nhập khẩu lạm phát; năm là do chi tiêu công nhiều nhưng ít ở đơn vị; sáu là do “ tâm lý đám đông ” bị kích động bởi các tin đồn thất thiệt và tình trang đầu cơ, trục lợi vô hình chung đội giá lên cao; bảy là do thiên tai diễn ra liên tục gây khan hiếm hàng hóa, làm mất cân đối tạm thời; cuối cùng là do công tác điều hành chính sách giá cả và tiền tệ còn có những bất cập nhất định [20].
Như vậy, từ những thông tin trên ta có thể kết luận rằng trong hai năm 2007, 2008 tình hình kinh tế Việt Nam chịu sự tác động kép của hai nhân tố: trước hết là lạm phát cùng với hệ quả của các chính sách kiềm chế lạm phát trong nước và tiếp theo là do khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Chỉ với hai yếu tố này cũng đã mang đến cho thị trường tài chính trong nước sự rối loạn mà nổi bật nhất là sự khó khăn trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng thương mại, hầu hết các Ngân hàng đều không đạt được mục tiêu lợi nhuận so với kế hoạch đặt ra đầu năm, nhiều Ngân hàng gặp khó khăn về thanh khoản, hơn nữa lại nằm trong thời điểm Ngân hàng Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ để kiềm chế lạm phát do vậy đã đẩy lãi suất huy động lên cao nhằm thu hút nguồn vốn, cứu vãn tình hình trước mắt. Có thể nói năm 2008 là một năm rượt đuổi lãi suất giữa các Ngân hàng thương mại với nhau, chưa bao giờ lãi suất huy động vốn ngắn hạn lại cao hơn dài hạn, và cũng chưa có khi nào lãi suất huy động bình quân lại đạt đến mức đỉnh điểm như thế (15,3%) [15].
Đến cuối năm 2008, sau khi Chính phủ đã thực hiện một loạt các biện pháp điều chỉnh tích cực thì lạm phát đã hạ nhiệt, kinh tế đang dần dần ổn định. Tiếp đó để duy trì tốc độ phát triển kinh tế, Ngân hàng Nhà nước dưới sự hướng dẫn của Chính phủ đã hạ lãi suất cơ bản, cụ thể từ ngày 20/10/2008 đến 05/12/2008 Ngân hàng Nhà nước đã 4 lần thực hiện việc cắt giảm lãi suất cơ bản từ 14% xuống còn 10%; đồng thời giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc…[15].
Tuy vậy, cho đến lúc này, hầu hết các Ngân hàng thương mại vẫn chưa thực sự thoát khỏi những vướng mắc của năm trước, đa phần là những vấn đề về rủi ro tín dụng ảnh hưởng đến nguồn thu của Ngân hàng rất nhiều. Và nếu như nguồn thu của Ngân hàng không đủ để có thể chi trả cho các hoạt động kinh doanh khác thì điều này đồng nghĩa với việc Ngân hàng đó đang ở trên bờ vực phá sản, mất uy tín, lòng tin đối với khách hàng. Qua đây ta có thể nhận thấy rõ tầm quan trọng của nguồn vốn, nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế như hiện nay, vấn đề nguồn vốn lại càng được quan tâm sâu sắc hơn. Đối với một Ngân hàng thương mại cần phải có hệ số an toàn vốn tối thiểu 8% [20] nhưng với một năm đầy biến động như vừa qua thì rất ít Ngân hàng có thể duy trì được mức vốn tối thiểu theo quy định của WTO này. Do vậy các Ngân hàng cần chú trọng hơn nữa các giải pháp để có thể khơi tăng nguồn vốn của mình, kể cả vốn tự có cũng như vốn huy động.
Nhận thấy được tầm quan trọng của nguồn vốn, em đã mạnh dạn đề ra một số giải pháp để có thể mở rộng và nâng cao được hiệu quả hoạt động huy động vốn trong bài nghiên cứu của mình nhưng chỉ trong phạm vi nhỏ đó là tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai. Mục đích chủ yếu của báo cáo là đi sâu nghiên cứu thực trạng huy động vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh nhà, thấy rõ được những mặt mạnh, mặt yếu, những nguyên nhân còn tồn tại để từ đó đưa ra giải pháp khắc phục những tồn tại. Phương pháp chủ yếu được sử dụng để nghiên cứu là phân tích, so sánh, thống kê kết hợp với vẽ đồ thị, biểu đồ. Đồng thời, để bài nghiên cứu gần với thực tiễn, gắn liền với thực tế chứ không phải lý thuyết suông em đã làm một cuộc điều tra bằng việc phát phiếu khảo sát trên địa bàn Thành phố Biên Hòa. Việc điều tra này giúp em nắm rõ hơn tình hình huy động vốn của Ngân hàng cũng như những nhu cầu, nguyện vọng của khách hàng đối với Ngân hàng, từ đây có thể đưa ra định hướng đúng đắn giúp Ngân hàng thay đổi phong cách phục vụ, làm hài lòng khách hàng, nâng cao khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng thương mại khác. Cụ thể có tất cả là 250 phiếu phát ra, thu hồi về được 200 phiếu, như vậy tỷ lệ đạt được là 80%, đối tượng chủ yếu của đợt khảo sát này là các khách hàng cá nhân. Mặc dù còn gặp một số trở ngại khi tiến hành nhưng vẫn đạt được kết quả như mong muốn.
Sau khi tổng kết tất cả số liệu có được từ báo cáo hoạt động kinh doanh, từ cuộc khảo sát và có một thời gian thực tập tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai em thấy vẫn tồn tại những mặt hạn chế lớn, gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, điển hình như việc lãi suất biến động khiến Ngân hàng không thể chủ động đề ra các chương trình khuyến mãi, khó khăn trong việc gia tăng dư nợ trong năm, các cán bộ công nhân viên chưa thực sự đi sâu, đi sát vào khu vực nông thôn,…Do vậy cần có những giải pháp kịp thời để cải thiện tình hình trong năm tới. Việc đầu tiên Ngân hàng cần làm là phải tìm mọi cách, áp dụng những chiến lược kinh doanh tối ưu để làm sao huy động được nhiều vốn nhàn rỗi từ các thành phần kinh tế nhất là từ người dân, vì đây là nguồn có tính ổn định cao nhất. Muốn vậy nhất thiết Ngân hàng phải làm tốt công tác phân tích thị trường huy động vốn, nắm rõ cung – cầu của thị trường cũng như các phương thức kinh doanh của đối thủ cạnh tranh. Sau đó phải tự mình hoàn thiện các sản phẩm huy động vốn hiện có rồi phát triển thêm những hình thức huy động vốn mới nhằm thu hút nhiều khách hàng hơn, mở rộng mạng lưới huy động vốn, chiếm lĩnh được thị phần lớn nhưng vẫn phải luôn luôn thực hiện song song cùng với công tác chăm sóc khách hàng, quảng bá tiếp thị thương hiệu cũng như các chương trình khuyến mãi của Ngân hàng rộng rãi. Bên cạnh đó phải sử dụng thật linh hoạt công cụ lãi suất để huy động. Mặt khác cũng cần làm tốt các công tác sử dụng vốn, đầu tư thêm cơ sở vật chất, hỗ trợ tối đa cho nhân viên thực hiện giao dịch,…Hy vọng rằng những giải pháp nêu ra có thể phần nào giúp Ngân hàng cải thiện được tình hình hiện nay, tìm ra hướng đi đúng cho mình trong năm tới, không những thế còn hoàn thành tốt mục tiêu, kế hoạch đặt ra. Tin tưởng rằng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam sẽ luôn luôn sát cánh cùng Ngân hàng tỉnh nhà để đạt được thành quả tốt nhất.
3. Phương pháp nghiên cứu
Trong báo cáo nghiên cứu này tác giả đã sử dụng những phương pháp cụ thể sau:
- Phương pháp tại bàn : phương pháp phân tích, so sánh, thống kê, kết hợp với phương pháp đồ thị, vẽ biểu đồ.
- Phương pháp khảo sát thực tế: điều tra, phỏng vấn khách hàng bằng bảng câu hỏi, dùng phần mềm SPSS để xử lý số liệu, đồng thời phỏng vấn trực tiếp các cán bộ của Ngân hàng.
Mô tả quá trình thu thập thông tin thực tế
+) Địa bàn tiến hành thu thập thông tin: Thành phố Biên Hòa – tỉnh Đồng Nai.
+) Đối tượng khảo sát: Khách hàng cá nhân
+) Tổng số khách hàng khảo sát thực tế: 250 khách hàng
+) Tổng số phiếu khảo sát phát ra: 250 phiếu
+) Tổng số phiếu khảo sát thu về: 200 phiếu.
+) Tỷ lệ đạt được: 80%
+) Thời gian khảo sát: từ ngày 15/2/2009 đến 15/3/2009
+) Phương thức khảo sát: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp khách hàng bằng phiếu khảo sát in sẵn.
4. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Đi sâu nghiên cứu, phân tích thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng No & PTNT tỉnh Đồng Nai.
- Đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn và năng lực cạnh tranh của Ngân hàng No & PTNT tỉnh Đồng Nai.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu : báo cáo tập trung nghiên cứu về thực trạng hoạt động huy động vốn tại Ngân hàng No & PTNT tỉnh Đồng Nai.
- Phạm vi nghiên cứu :
+) Thời gian nghiên cứu: các tài liệu và số liệu của Ngân hàng No & PTNT tỉnh Đồng Nai trong 2 năm 2007, 2008.
+) Không gian nghiên cứu: Ngân hàng No & PTNT tỉnh Đồng Nai
6. Những đóng góp mới của đề tài