Đề tài Giải pháp nhằm quản trị ảnh hưởng của khu vực kinh tế ngầm tại Việt Nam

1. Tính cấp thiết của đề tài Kinh tế ngầm là khái niệm không xa lạ gì đối với các nước phát triển, nhưng lại là một hiện tượng mới ở các nước đang phát triển, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường như ở nước ta. Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế mạnh mẽ đã làm bùng phát nhiều mối quan hệ thị trường phức tạp trên cơ sở nền kinh tế đa thành phần, đa sở hữu, cộng thêm vào đó là sự non trẻ và thiếu kinh nghiệm của một thể chế quản lý mới tất cả đã tạo điều kiện hình thành nên một khu vực kinh tế không nhỏ, nhưng hoàn toàn nằm ngoài sự quản lý của nhà nước. Kinh tế ngầm là một phần của khu vực đó, thường được hiểu bao gồm các hoạt động sản xuất – kinh doanh bất hợp pháp; các hoạt động phi kinh doanh liên quan đến chiếm dụng tài sản hay tạo thu nhập bất chính thông qua: gian lận thương mại, tham nhũng, trốn thuế, cố ý làm thất thoát ngân sách nhà nước Độ lớn của khu vực kinh tế ngầm không hề nhỏ (như ở nước ta, chỉ tính riêng trong đầu tư xây dựng cơ bản thất thoát hàng năm lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng), nên hoàn toàn có cơ sở để khẳng định đây là một trong những cản trở lớn nhất, làm giảm tốc độ cũng như chất lượng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam. Không những thế, kinh tế ngầm còn là “cái ung” chứa đựng những vấn đề kinh tế - xã hội nhức nhối: tệ nạn xã hội, buôn lậu, trốn thuế, lừa đảo, gian lận thương mại và đặc biệt là tham nhũng. Thế nhưng, tới thời điểm này, ngoài một số bài báo rời rạc đăng trên các tạp chí chuyên ngành (Tia Sáng, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Nghiên cứu Kinh tế) hầu như chúng ta chưa có một công trình nào đi sâu tìm hiểu vấn đề này một cách hệ thống. Trong bối cảnh đó, thiết nghĩ, việc tìm hiểu, nghiên cứu, soạn thảo phương pháp phù hợp để nhận dạng, đánh giá và tìm cách từng bước đưa khu vực kinh tế ngầm ra ánh sáng – là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa. 2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước Trên thế giới, khái niệm khu vực kinh tế ngầm trong nền kinh tế quốc dân đã được nhắc đến từ những năm 30 của thế kỷ trước. Nhưng phải hơn 40 năm sau, vấn đề này mới được các nhà kinh tế học nghiên cứu, đánh giá một cách có hệ thống, thể hiện qua các công trình của một số nhà nghiên cứu tên tuổi như: Gutmann P., Altman T., Kaufmann D., Kaliberda A., Hernan Soto Những nghiên cứu này về cơ bản đã xây dựng được một cơ sở phương pháp luận đủ mạnh để nhận diện và đánh giá khu vực kinh tế không được kiểm soát, trong đó có kinh tế ngầm. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu này thường gắn liền với hoàn cảnh và trình độ phát triển kinh tế của một giai đoạn, của một quốc gia cụ thể, do đó khó có thể ứng dụng trực tiếp vào trường hợp nước ta. Ở trong nước, từ khi chúng ta thực hiện đổi mới, vấn đề kinh tế ngầm, kinh tế phi chính thức cũng được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm. Nổi bật nhất là công trình nghiên cứu của các giả Lê Đăng Doanh, Nguyễn Minh Tú, Nguyễn Hữu Đạt, Phạm Văn Dũng Tuy nhiên, những công trình này chủ yếu tập trung vào đánh giá và nhận dạng khu vực kinh tế phi chính thức với các đối tượng chủ yếu là kinh tế hộ gia đình với qui mô nhỏ và các cá nhân tự tạo việc làm, hiện đang nằm ngoài tầm kiểm soát và hỗ trợ của Nhà nước. Khu vực kinh tế ngầm, bao gồm các hoạt động sản xuất – kinh doanh bất hợp pháp; các hoạt động phi kinh tế liên quan đến chiếm dụng tài sản, tạo thu nhập bất chính thông qua gian lận thương mại, tham nhũng, trốn thuế thì cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu một cách hệ thống. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài mức độ ảnh hưởng của kinh tế ngầm đối với sự phát triển kinh tế quốc dân. Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các phương pháp đo lường và đánh giá ảnh hưởng của kinh tế ngầm, đề xuất lựa chọn phương án phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam. Về thời gian: Đề tài nghiên cứu khu vực kinh tế ngầm tại Việt Nam trong quá trình chuyển đổi kinh tế từ năm 1986 tới nay, với trọng tâm là giai đoạn 2000-2007. Chú trọng khảo sát kinh nghiệm nước ngoài, đặc biệt là kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế chuyển đổi giai đoạn từ sau 1990. Về không gian: Trong khuôn khổ tài chính cho phép đề tài sẽ tiến hành thử nghiệm điều tra khảo sát trên địa bàn thành phố Hà Nội (cũ). 4. Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài là thông qua việc đo lường và đánh giá ảnh hưởng của kinh tế ngầm đối với nền kinh tế Việt Nam, đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế tối đa mức độ ảnh hưởng tiêu cực của khu vực kinh tế này đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, chúng tôi đề ra các nhiệm vụ sau: - Tìm hiểu và xác định cơ sở lý luận để nhận dạng, phân loại đánh giá độ lớn của nền kinh tế ngầm tại Việt Nam. - Lựa chọn phương pháp xác định độ lớn và đánh giá mức độ ảnh hưởng của khu vực kinh tế ngầm đối với sự phát triển nền kinh tế quốc dân. - Ứng dụng các phương pháp trên để khảo sát và đánh giá độ lớn của kinh tế ngầm và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế. - Nghiên cứu, phân tích và đề xuất giải pháp để tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước đối với khu vực kinh tế này. 6. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu kinh tế ngầm cần phải có cách tiếp cận hệ thống, xem xét sự hình thành, vận động của khu vực kinh tế này trong mối quan hệ biện chứng với các điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở nước ta trong giai đoạn chuyển đổi sang cơ chế thị trường. Để tìm ra được một phương pháp đánh giá khu vực kinh tế ngầm phù hợp, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành cùng lúc một số công việc: 1) nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm của các nước phát triển; 2) khảo sát thực tiễn Việt Nam thông qua điều tra, phỏng vấn hai nhóm đối tượng chính: cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp; 3) nghiên cứu ý kiến chuyên gia trong và ngoài nước thông qua tài liệu thứ cấp; 4) phân tích, đánh giá, tổng hợp, hình thành phương pháp tối ưu. Trên cơ sở phương pháp được lựa chọn, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành ứng dụng thực tế để nhận dạng khu vực kinh tế ngầm và đánh giá ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển của một địa phương (thành phố Hà Nội). Dựa trên việc phân tích các kết quả khảo sát vừa có được, kết hợp với cơ sở lý luận chung, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước với khu vực kinh tế ngầm, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ nhằm đạt được mục đích đã đề ra, nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng linh hoạt các phương pháp nghiên cứu cơ bản: phương pháp phân tích thống kê, phân tích – tổng hợp, toán kinh tế, phương pháp nghiên cứu điển hình kết hợp điều tra khảo sát thực tế. 7. Đóng góp mới của đề tài - Hệ thống hóa lý luận cơ bản để nghiên cứu khu vực kinh tế phi chính thức nói chung và kinh tế ngầm nói riêng. - Đề xuất phương pháp đánh giá độ lớn và mức độ ảnh hưởng của khu vực kinh tế ngầm trong điều kiện kinh tế nước ta. - Đưa ra đánh giá tổng quát về ảnh hưởng của khu vực kinh tế ngầm tới sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. - Khái quát một số đặc điểm nhận dạng khu vực kinh tế ngầm trên địa bàn thành phố Hà Nội. - Đề xuất nhóm giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước với khu vực kinh tế ngầm. 8. Cấu trúc của đề tài Đề tài bao gồm 120 trang, 32 bảng và 7 hình. Ngoài lời mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài sẽ gồm những nội dung chính như sau: Chương I. Một số vấn đề cơ bản kinh tế ngầm Chương II. Phương pháp đo lường độ lớn và đánh giá mức ảnh hưởng của khu vực kinh tế ngầm trong điều kiện phát triển kinh tế Việt Nam Chương III. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của khu vực kinh tế ngầm tại Việt Nam Chương IV. Giải pháp nhằm quản trị ảnh hưởng của khu vực kinh tế ngầm tại Việt Nam.

doc140 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2213 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm quản trị ảnh hưởng của khu vực kinh tế ngầm tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH TẾ NGẦM 5 1.1. KHÁI NIỆM KINH TẾ NGẦM 5 1.1.1. Đôi nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề kinh tế ngầm 5 1.1.2 Kinh tế ngầm như là một bộ phận của nền kinh tế phi chính thức 11 1.2. PHÂN LOẠI CÁC HOẠT ĐỘNG TRONG KHU VỰC KINH TẾ NGẦM 18 1.2.1. Các hoạt động sản xuất ngầm 18 1.2.2. Các hoạt động kinh tế phi pháp 19 1.2.3. Các hoạt động tội phạm, lừa đảo – phi kinh tế 20 1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỚNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH TẾ NGẦM 20 1.3.1. Nhóm các yếu tố kinh tế 20 1.3.2. Nhóm các yếu tố chính trị - xã hội 23 1.4. KHU VỰC KINH TẾ NGẦM Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 25 1.4.1. Khu vực kinh tế ngầm tại các nước OECD 25 1.4.2. Khu vực kinh tế ngầm tại các nước đang phát triển 27 1.4.3. Khu vực kinh tế ngầm tại các nước có nền kinh tế chuyển đổi 29 1.4.4. Một số chương trình nghiên cứu về kinh tế ngầm đang và sẽ được triển khai trên thế giới 30 1.4.5. Một số bài học kinh nghiệm cho Việt Nam từ thực tiễn nghiên cứu về kinh tế ngầm của các nước trên thế giới 33 CHƯƠNG II. PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG ĐỘ LỚN VÀ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA KHU VỰC KINH TẾ NGẦM 35 2.1. HỆ THỐNG TÀI KHOẢN THỐNG KÊ QUỐC GIA SNA (System of National Accounts) UN 1993 – CƠ SỞ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CƠ BẢN ĐỂ KHẢO SÁT KHU VỰC KINH TẾ NGẦM 35 2.2. PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG ĐỘ LỚN CỦA KHU VỰC KINH TẾ NGẦM 40 2.2.1. Giới thiệu tổng quát về các hướng tiếp cận khi đo lường độ lớn của khu vực kinh tế ngầm 40 2.2.2. Một số phương pháp đo lường kinh tế ngầm cơ bản 42 2.2.3. Lựa chọn phương pháp đo lường kinh tế ngầm phù hợp với điều kiện kinh tế quốc gia 53 2.3. PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA KHU VỰC KINH TẾ NGẦM TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN 57 2.3.1. Một số điểm cần lưu ý khi đánh giá ảnh hưởng của kinh tế ngầm 57 2.3.2. Phương pháp chung để đánh giá ảnh hưởng của kinh tế ngầm 59 2.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của kinh tế ngầm đến các hoạt động kinh tế quốc tế 62 2.3.4. Đánh giá ảnh hưởng của khu vực kinh tế ngầm đến sự phát triển kinh tế quốc dân 63 2.3.5. Đánh giá ảnh hưởng của kinh tế ngầm tới an ninh kinh tế quốc gia 68 CHƯƠNG III. ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ẢNH HƯỞNG CỦA KHU VỰC KINH TẾ NGẦM TẠI VIỆT NAM 70 3.1. KHU VỰC KINH TẾ NGẦM TRONG NỀN KINH TẾ VIỆT NAM 70 3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển khu vực kinh tế ngầm tại Việt Nam 70 3.1.2. Đặc điểm của khu vực kinh tế ngầm tại Việt Nam 71 3.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của khu vực kinh tế ngầm ở nước ta 73 3.1.4. Những khó khăn chung khi tiến hành khảo sát khu vực kinh tế ngầm tại nước ta (từ kinh nghiệm khảo sát ở Hà Nội) 77 3.2. ĐÁNH GIÁ ĐỘ LỚN CỦA KHU VỰC KINH TẾ NGẦM Ở VIỆT NAM 79 3.2.1. Đánh giá chung 79 3.2.2. Đánh giá bằng phương pháp tỷ lệ co giản tiêu thụ điện năng/mức tăng GDP 82 3.2.3. Đánh giá bằng phương pháp tỷ lệ thất nghiệp – việc làm 84 3.3. ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA KINH TẾ NGẦM ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN (QUA KHẢO SÁT TẠI TP. HÀ NỘI) 91 3.3.1. Ảnh hưởng của kinh tế ngầm tới năng lực sản xuất 91 3.3.2. Ảnh hưởng của kinh tế ngầm tới phát triển kinh tế vĩ mô 94 3.3.3. Ảnh hưởng của kinh tế ngầm tới vấn đề an sinh xã hội 99 3.4. MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ KHU VỰC KINH TẾ NGẦM TẠI HÀ NỘI 100 CHƯƠNG IV. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HIỆU QUẢ QUẢN LÝ KHU VỰC KINH TẾ NGẦM TẠI VIỆT NAM 103 4.1. PHƯƠNG HƯỚNG QUẢN LÝ KHU VỰC KINH TẾ NGẦM TẠI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008-2015 103 4.2. CÁC GIẢI PHÁP CƠ BẢN - DÀI HẠN 106 4.2.1. Ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển bền vững 106 4.2.2. Phát triển nông thôn 106 4.2.3. Phát triển khu vực kinh tế chính thức ở thành thị 111 4.2.4. Phát triển thị trường lao động 112 4.3. CÁC GIẢI PHÁP CẤP THIẾT – NGẮN HẠN 114 KẾT LUẬN 117 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 119 PHỤ LỤC vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Tóm tắt quan niệm của các nước về khu vực kinh tế phi chính thức 6 Bảng 1.2. Phân loại các khu vực kinh tế 18 Bảng 1.3. Ước tính tỷ trọng trung bình của khu vực kinh tế ngầm trong GDP của 3 nhóm nước giai đoạn 1989-1993 (% GDP) 26 Bảng 1.4. Độ lớn khu vực kinh tế ngầm ở một số nước vào những năm 1990 27 Bảng 1.5. Lực lượng lao động thành thị làm việc trong khu vực phi chính qui tại một số nước đang phát triển của châu Á 28 Bảng 1.6. Ước tính quy mô của khu vực kinh tế ngầm tại một số nước chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường 30 Bảng 2.1. Đánh giá độ lớn của khu vực kinh tế ngầm tại Cộng hòa Belarus bằng phương pháp tiền tệ 45 Bảng 2.2. Khả năng ứng dụng các phương pháp khác nhau để đánh giá khu vực kinh tế ngầm 54 Bảng 3.1. Bình quân các loại đất đai trên đầu người qua các giai đoạn 75 Bảng 3.2. Chỉ số phát triển giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế (Năm trước =100%) 77 Bảng 3.3. Đóng góp của khu vực phi chính qui vào GDP, 1993 (%) 80 Bảng 3.4. Tốc độ tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 1995-1999, tính theo giá so sánh năm 1994 82 Bảng 3.5. Tình hình tiêu thụ điện năng giai đoạn 1995-2000 83 Bảng 3.6. Hệ số đàn hồi giữa nhịp độ tăng trưởng nhu cầu điện năng và tăng trưởng kinh tế giai đoạn 1995-1999 83 Bảng 3.7. Các số liệu thống kê chính thức phục vụ nhu cầu tính toán 85 Bảng 3.8. Qui đổi thời gian nhàn rỗi của lao động thành đơn vị lao động chuẩn 86 Bảng 3.9. Ước tính giá trị kinh tế ngầm của các ngành nông lâm nghiệp và thủy sản (I) 87 Bảng 3.10. Ước tính số lượng người tham gia thuần vào các hoạt động phi chính thức ở khu vực thành thị 87 Bảng 3.11. Ước tính giá trị hoạt động kinh tế ngầm trên cơ sở số lượng lao động tham gia thuần (II) 88 Bảng 3.12. Ước tính giá trị kinh tế ngầm trên cơ sở hiệu quả sử dụng thời gian (III) 89 Bảng 3.13. Ước tính giá trị kinh tế ngầm trên cơ sở hiệu quả sử dụng thời gian (III) 89 Bảng 3.14. Tổng kết giá trị kinh tế ngầm trong nền kinh tế quốc dân 90 Bảng 3.15. Tổng sản phẩm nội địa (giá thực tế) theo thành phần kinh tế 92 Bảng 3.16. Tổng sản phẩm nội địa bình quân của thành phố Hà Nội 92 Bảng 3.17. Giá trị sản xuất công nghiệp của Hà Nội giai đoạn 1995-2007 93 Bảng 3.18. Tình hình thu chi ngân sách địa phương của Hà Nội 95 Bảng 3.19. Vốn đầu tư xã hội 96 Bảng 3.20. Chỉ số giá tiêu dùng Hà Nội 97 Bảng 3.21. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ của Hà Nội 97 Bảng 3.22. Tình hình xuất nhập khẩu Hà Nội 98 Bảng 4.1. Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước theo giá thực tế phân theo khu vực kinh tế 108 Bảng 4.2. Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động trong độ tuổi ở khu vực thành thị phân theo vùng 113 Bảng A.1. Tóm tắt một số câu hỏi liên quan đến thái độ của doanh nghiệp với việc tuân thủ pháp luật x Bảng A.2. Định lượng kinh tế ngầm ở Hà Nội – phương án cơ sở xiv Bảng A.3. Tổng kết ý kiến đề xuất của doanh nghiệp xiv LỜI MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của đề tài Kinh tế ngầm là khái niệm không xa lạ gì đối với các nước phát triển, nhưng lại là một hiện tượng mới ở các nước đang phát triển, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi từ kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường như ở nước ta. Quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế mạnh mẽ đã làm bùng phát nhiều mối quan hệ thị trường phức tạp trên cơ sở nền kinh tế đa thành phần, đa sở hữu, cộng thêm vào đó là sự non trẻ và thiếu kinh nghiệm của một thể chế quản lý mới … tất cả đã tạo điều kiện hình thành nên một khu vực kinh tế không nhỏ, nhưng hoàn toàn nằm ngoài sự quản lý của nhà nước. Kinh tế ngầm là một phần của khu vực đó, thường được hiểu bao gồm các hoạt động sản xuất – kinh doanh bất hợp pháp; các hoạt động phi kinh doanh liên quan đến chiếm dụng tài sản hay tạo thu nhập bất chính thông qua: gian lận thương mại, tham nhũng, trốn thuế, cố ý làm thất thoát ngân sách nhà nước… Độ lớn của khu vực kinh tế ngầm không hề nhỏ (như ở nước ta, chỉ tính riêng trong đầu tư xây dựng cơ bản thất thoát hàng năm lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng), nên hoàn toàn có cơ sở để khẳng định đây là một trong những cản trở lớn nhất, làm giảm tốc độ cũng như chất lượng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam. Không những thế, kinh tế ngầm còn là “cái ung” chứa đựng những vấn đề kinh tế - xã hội nhức nhối: tệ nạn xã hội, buôn lậu, trốn thuế, lừa đảo, gian lận thương mại… và đặc biệt là tham nhũng. Thế nhưng, tới thời điểm này, ngoài một số bài báo rời rạc đăng trên các tạp chí chuyên ngành (Tia Sáng, Thời báo Kinh tế Việt Nam, Nghiên cứu Kinh tế) hầu như chúng ta chưa có một công trình nào đi sâu tìm hiểu vấn đề này một cách hệ thống. Trong bối cảnh đó, thiết nghĩ, việc tìm hiểu, nghiên cứu, soạn thảo phương pháp phù hợp để nhận dạng, đánh giá và tìm cách từng bước đưa khu vực kinh tế ngầm ra ánh sáng – là một việc làm hết sức cần thiết và có ý nghĩa. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước Trên thế giới, khái niệm khu vực kinh tế ngầm trong nền kinh tế quốc dân đã được nhắc đến từ những năm 30 của thế kỷ trước. Nhưng phải hơn 40 năm sau, vấn đề này mới được các nhà kinh tế học nghiên cứu, đánh giá một cách có hệ thống, thể hiện qua các công trình của một số nhà nghiên cứu tên tuổi như: Gutmann P., Altman T., Kaufmann D., Kaliberda A., Hernan Soto… Những nghiên cứu này về cơ bản đã xây dựng được một cơ sở phương pháp luận đủ mạnh để nhận diện và đánh giá khu vực kinh tế không được kiểm soát, trong đó có kinh tế ngầm. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu này thường gắn liền với hoàn cảnh và trình độ phát triển kinh tế của một giai đoạn, của một quốc gia cụ thể, do đó khó có thể ứng dụng trực tiếp vào trường hợp nước ta. Ở trong nước, từ khi chúng ta thực hiện đổi mới, vấn đề kinh tế ngầm, kinh tế phi chính thức cũng được các nhà nghiên cứu đặc biệt quan tâm. Nổi bật nhất là công trình nghiên cứu của các giả Lê Đăng Doanh, Nguyễn Minh Tú, Nguyễn Hữu Đạt, Phạm Văn Dũng… Tuy nhiên, những công trình này chủ yếu tập trung vào đánh giá và nhận dạng khu vực kinh tế phi chính thức với các đối tượng chủ yếu là kinh tế hộ gia đình với qui mô nhỏ và các cá nhân tự tạo việc làm, hiện đang nằm ngoài tầm kiểm soát và hỗ trợ của Nhà nước. Khu vực kinh tế ngầm, bao gồm các hoạt động sản xuất – kinh doanh bất hợp pháp; các hoạt động phi kinh tế liên quan đến chiếm dụng tài sản, tạo thu nhập bất chính thông qua gian lận thương mại, tham nhũng, trốn thuế… thì cho đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu một cách hệ thống. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài mức độ ảnh hưởng của kinh tế ngầm đối với sự phát triển kinh tế quốc dân. Phạm vi nghiên cứu: Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các phương pháp đo lường và đánh giá ảnh hưởng của kinh tế ngầm, đề xuất lựa chọn phương án phù hợp với điều kiện phát triển của Việt Nam. Về thời gian: Đề tài nghiên cứu khu vực kinh tế ngầm tại Việt Nam trong quá trình chuyển đổi kinh tế từ năm 1986 tới nay, với trọng tâm là giai đoạn 2000-2007. Chú trọng khảo sát kinh nghiệm nước ngoài, đặc biệt là kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế chuyển đổi giai đoạn từ sau 1990. Về không gian: Trong khuôn khổ tài chính cho phép đề tài sẽ tiến hành thử nghiệm điều tra khảo sát trên địa bàn thành phố Hà Nội (cũ). Mục đích nghiên cứu Mục đích của đề tài là thông qua việc đo lường và đánh giá ảnh hưởng của kinh tế ngầm đối với nền kinh tế Việt Nam, đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế tối đa mức độ ảnh hưởng tiêu cực của khu vực kinh tế này đến sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, chúng tôi đề ra các nhiệm vụ sau: Tìm hiểu và xác định cơ sở lý luận để nhận dạng, phân loại đánh giá độ lớn của nền kinh tế ngầm tại Việt Nam. Lựa chọn phương pháp xác định độ lớn và đánh giá mức độ ảnh hưởng của khu vực kinh tế ngầm đối với sự phát triển nền kinh tế quốc dân. Ứng dụng các phương pháp trên để khảo sát và đánh giá độ lớn của kinh tế ngầm và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế. Nghiên cứu, phân tích và đề xuất giải pháp để tăng cường hiệu quả quản lý Nhà nước đối với khu vực kinh tế này. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu kinh tế ngầm cần phải có cách tiếp cận hệ thống, xem xét sự hình thành, vận động của khu vực kinh tế này trong mối quan hệ biện chứng với các điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở nước ta trong giai đoạn chuyển đổi sang cơ chế thị trường. Để tìm ra được một phương pháp đánh giá khu vực kinh tế ngầm phù hợp, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành cùng lúc một số công việc: 1) nghiên cứu cơ sở lý luận và kinh nghiệm của các nước phát triển; 2) khảo sát thực tiễn Việt Nam thông qua điều tra, phỏng vấn hai nhóm đối tượng chính: cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp; 3) nghiên cứu ý kiến chuyên gia trong và ngoài nước thông qua tài liệu thứ cấp; 4) phân tích, đánh giá, tổng hợp, hình thành phương pháp tối ưu. Trên cơ sở phương pháp được lựa chọn, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành ứng dụng thực tế để nhận dạng khu vực kinh tế ngầm và đánh giá ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển của một địa phương (thành phố Hà Nội). Dựa trên việc phân tích các kết quả khảo sát vừa có được, kết hợp với cơ sở lý luận chung, nhóm nghiên cứu sẽ tiến hành đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước với khu vực kinh tế ngầm, phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Để thực hiện tốt các nhiệm vụ nhằm đạt được mục đích đã đề ra, nhóm nghiên cứu sẽ sử dụng linh hoạt các phương pháp nghiên cứu cơ bản: phương pháp phân tích thống kê, phân tích – tổng hợp, toán kinh tế, phương pháp nghiên cứu điển hình kết hợp điều tra khảo sát thực tế. Đóng góp mới của đề tài Hệ thống hóa lý luận cơ bản để nghiên cứu khu vực kinh tế phi chính thức nói chung và kinh tế ngầm nói riêng. Đề xuất phương pháp đánh giá độ lớn và mức độ ảnh hưởng của khu vực kinh tế ngầm trong điều kiện kinh tế nước ta. Đưa ra đánh giá tổng quát về ảnh hưởng của khu vực kinh tế ngầm tới sự phát triển của nền kinh tế quốc dân. Khái quát một số đặc điểm nhận dạng khu vực kinh tế ngầm trên địa bàn thành phố Hà Nội. Đề xuất nhóm giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước với khu vực kinh tế ngầm. Cấu trúc của đề tài Đề tài bao gồm 120 trang, 32 bảng và 7 hình. Ngoài lời mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài sẽ gồm những nội dung chính như sau: Chương I. Một số vấn đề cơ bản kinh tế ngầm Chương II. Phương pháp đo lường độ lớn và đánh giá mức ảnh hưởng của khu vực kinh tế ngầm trong điều kiện phát triển kinh tế Việt Nam Chương III. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của khu vực kinh tế ngầm tại Việt Nam Chương IV. Giải pháp nhằm quản trị ảnh hưởng của khu vực kinh tế ngầm tại Việt Nam. CHƯƠNG I. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ KINH TẾ NGẦM KHÁI NIỆM KINH TẾ NGẦM Đôi nét về lịch sử nghiên cứu vấn đề kinh tế ngầm Thực tế cho thấy, khi đánh giá thực lực của một nền kinh tế để ra sách lược phát triển mà chỉ xem xét tới khu vực kinh tế hợp pháp, chính thống, kiểm soát được là hoàn toàn không khách quan và thiếu chính xác. Khu vực kinh tế phi chính thức, dù chúng ta có muốn hay không thì vẫn luôn luôn tồn tại và đóng một vài trò không nhỏ trong sự vận động của nền kinh tế quốc dân. Khu vực kinh tế này hiện diện ở khắp mọi nơi, ở bất kỳ nước nào từ các nước kém phát triển tới những nước có nền kinh tế thị trường lâu đời và được coi là hoàn hảo nhất. Tuy nhiên, với các nền kinh tế đang ở trong giai đoạn chuyển đổi từ kế hoạch hóa tập trung sang thị trường như ở nước ta hiện nay, vai trò của khu vực kinh tế ngoài chính thống lại càng có một vị trí đặc biệt. Đơn giản là vì trong quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế, các thể chế kinh tế cũ đương nhiên bị phá vỡ, trong khi các thể chế mới chưa được hình thành, các chủ thể kinh tế đặc biệt là các cơ quan hoạch định chính sách luôn ở trong tình trạng “vừa dò đường vừa tiến”. Tất cả đã tạo nên mảnh đất màu mỡ cho kinh tế phi chính thống phát triển. Như chúng ta đã biết mỗi quốc gia có những đặc điểm kinh tế, xã hội khác nhau, nên cách tiếp cận, cách phân loại, phương pháp đánh giá khu vực kinh tế phi chính thống này mỗi nơi một khác. Ngay như tên gọi cũng đã cho ta thấy sự đa dạng và phong phú của nó: kinh tế (khu vực) phi chính qui (Informal Economy (Sector); kinh tế bóng đen (Shadow Economy); kinh tế chìm (Underground Economy); kinh tế ngầm (Hidden Economy); kinh tế phi chính thức (Unofficial Economy); kinh tế không được giám sát (Non-observed Economy; Unobserved Economy); khu vực phi kết cấu (Unstructural Sector); kinh tế song song (Parallel Economy); kinh tế đen (Black Economy); kinh tế xám (Grey Economy); kinh tế bất hợp pháp (Illegal Economy); kinh tế vô hình (Invisible Economy); kinh tế giấu diếm (Concealed Economy); khu vực phi chính quy thành thị (Urban Informal Sector); khu vực phi doanh nghiệp (Unincorporated Sector); khu vực dịch vụ phi chính quy (Informal Service Sector); và nhiều tên gọi khác nữa. Nhưng dù được gọi bằng nhiều tên khác nhau, thì tất cả các khái niệm trên đều cùng một điểm chung là phản ánh các hoạt động kinh tế ở một khu vực trái với khu vực kinh tế chính thống và khu vực này rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Tổng quát các khái niệm của một số tổ chức và quốc gia trên thế giới về khu vực kinh tế này đã được hai tác giả Lê Đăng Doanh và Nguyễn Minh Tú (1997) trình bày tương đối cặn kẽ trong cuốn “Khu vực kinh tế phi chính quy: Một số kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam trong quá trình chuyển đổi kinh tế” (tr. 9-33). Dưới đây chúng tôi xin tóm tắt và bổ sung thêm một số quan điểm mà các tác giả trên chưa đề cập đến. Tóm tắt quan niệm của các nước về khu vực kinh tế phi chính thức STT  Các nước hoặc tổ chức  Nội dung   1.  Quan niệm của Cộng hòa Liên Bang Đức  Khu vực phi chính qui ở các nước thế giới thứ ba là mảnh đất nuôi dưỡng hàng triệu con người muốn làm việc trong hệ thống kinh tế chính thức nhưng không tìm được việc làm ở đó.   2.  Quan niệm của Liên minh châu Âu (EU)  Kinh tế chìm là khu vực kinh tế trốn thoát khỏi mạng lưới thống kê và không định lượng được.   3.  Quan niệm của Hà Lan  Kinh tế không được giám sát là các hoạt động lẽ ra phải được liệt kê nhưng lại không liệt kê trong số liệu thống kê chính thức. Kinh tế ngầm là các hoạt động không báo cáo cơ quan tài chính và kinh tế bất hợp pháp là các hoạt động vi phạm pháp luật.   4.  Quan niệm của Ấn Độ  Khu vực phi chính qui bao gồm các đơn vị không đăng ký và không được liệt kê chính thức, cũng như không rơi vào phạm vi hoạt động của pháp luật và quy định của nhà nước.   5.  Quan niệm của Tổ chức lao động thế giới (ILO)  Khu vực phi chính qui là các đơn vị kinh tế có quy mô nhỏ, sản xuất và phân phối hàng hóa và dịch vụ do người lao động tự do, người lao động trong gia đình và một số ít người lao động khác đảm nhận. Đặc điểm của khu vực này là dễ thâm nhập, yêu cầu về vốn thấp, sử dụng công nghệ và kỹ năng đơn giản, năng suất lao động thấp.   6.  Quan niệm của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD)  Kinh tế ngầm được sử dụng để biểu thị tất cả các hoạt động về nguyên tắc phải được tính vào GDP nhưng thực tế lại không tính được do chúng được giấu giếm trước cơ quan nhà nước. Đó là hoạt động sản xuất hàng hóa và dịch vụ hợp pháp nhưng không khai báo, sản xuất hàng hóa dịch vụ bất hợp pháp và thu nhập vô hình.   7.  Quan niệm của Ngân hàng thế giới  Hoạt động phi chính thức là hoạt động mà giá trị gia tăng không được ghi nhận do các hãng hoặc cá nhân cố ý khai báo sai hoặc trốn tránh không khai báo.   Như vậy, dù với cách nhìn nhận như thế nào thì các nhà nghiên cứu đều có chung một điểm thống nhất: kinh tế ngầm là một bộ phận không thê tách rời của kinh tế phi chính thức và đóng vài trò hết sức quan trọng trong cơ cấu kinh tế của các quốc gia. Kinh tế ngầm (Hidden Economy) như là một bộ phận của khu vực kinh tế phi chính thức bắt đầu được nhắc tới nhiều vào những năm 30 của thế kỷ 20, khi các tổ chức tội phạm có tổ chức (mafia) Ý tấn công vào nền kinh tế Mỹ. Khi đó, kinh tế ngầm đồng nghĩa với các hoạt động phạm pháp của mafia, chủ yếu liên quan đến sản xuất vận chuyển buôn bán hàng quốc cấm. Từ đó đến nay, kinh tế ngầm đã có sự dịch chuyển đáng kể từ khu vực tội phạm hình sự sang khu vực kinh tế, xã hội. Nếu những năm 30 các nghiên cứu về kinh tế ngầm chỉ đề