Hội nhập kinh tế thế giới là yêu cầu tất yếu để đất nước phát triển, Việt Nam cũng đang trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới – World Trade Organization (WTO) đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp (DN) trong nước có cơ hội phát triển trên thị trường khu vực và thế giới [7]. Ngành ngân hàng cũng đang hoà nhập vào xu thế chung này, để có đủ năng lực cạnh tranh và có thể đứng vững trên thị trường khắc khe này đòi hỏi mỗi ngân hàng phải trang bị một nguồn vốn ổn định và bền vững. Trong thời gian gần đây ngành ngân hàng đã có những bước phát triển mạnh cả về quy mô, số lượng và mạng lưới giao dịch và ngày càng khẳng định rõ vị trí, vai trò của mình trong sự phát triển của nền kinh tế quốc gia, trở thành ngành huyết mạch, cung cấp vốn chiếm tỷ trọng lớn [7].
Bên cạnh những thuận lợi, việc hội nhập kinh tế thế giới cũng tạo ra nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp trong nước. Trong tình hình nền kinh tế có nhiều biến động, đứng trước nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu các doanh nghiệp Việt Nam còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài về chất lượng sản phẩm, thị phần, công nghệ,. và đặc biệt là về vốn [1]. Hiện nay, hầu hết nguồn vốn hoạt động của các DN được cung cấp chủ yếu từ hệ thống ngân hàng. Chính vì vậy doanh nghiệp là khách hàng lớn sử dụng nhiều sản phẩm, dịch vụ do ngân hàng cung cấp. Nhận định được điều này các Ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam không ngừng nỗ lực, đề ra những định hướng, mục tiêu, chiến lược phát triển riêng. Từ đó tạo nên một thị trường cạnh tranh lành mạnh và sôi động, nhất là trong hoạt động cho vay doanh nghiệp [3]. Tuy nhiên cuộc chạy đua giữa các ngân hàng cũng có dấu hiệu chuẩn lai sau một loạt các quyết định của Nhà Nước, Ngân hàng Nhà Nước (NHNN) quy định về việc áp dụng lãi suất cơ bản như: quyết định 1317/QĐ-NHNN ngày 10/06/2008 [17], quyết định 2316/QĐ-NHNN ngày 20/10/2008 [18], quyết định 2559/QĐ-NHNN ngày 3/11/2008, quyết định 2408/QĐ-NHNN ngày 20/11/2008, quyết định 2948/QĐ-NHNN ngày 3/12/2008 [16], quyết định 3161/QĐ- NHNN ngày 19/12/2008 [17], bên
cạnh đó là chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Trung Ương [17].
Tỉnh Đồng Nai có lợi thế nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với nhiều khu công nghiệp là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp [8], nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp này là rất lớn. Nắm bắt được tình hình đó Ngân hàng Nông Nghiệp (NHNo) Biên Hoà đã không ngừng nỗ lực tạo mọi điều kiện thuận lợi nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp và để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn [9]. Căn cứ vào các quyết định trên, cùng quyết định 33/2008/QĐ-NHNN quy định về lãi suất cho vay [16] NHNo Chi nhánh Biên Hòa đã đề ra những chính sách chiến lược cạnh tranh riêng phù hợp với tình hình hiện tại mà vẫn đảm bảo thực hiện đúng luật ngân hàng và các quy định khác của Chính phủ, Ngân hàng Nhà Nước.
68 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1933 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm tăng tính cạnh tranh trong hoạt động cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Biên Hoà, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hội nhập kinh tế thế giới là yêu cầu tất yếu để đất nước phát triển, Việt Nam cũng đang trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới. Việc Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới – World Trade Organization (WTO) đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp (DN) trong nước có cơ hội phát triển trên thị trường khu vực và thế giới [7]. Ngành ngân hàng cũng đang hoà nhập vào xu thế chung này, để có đủ năng lực cạnh tranh và có thể đứng vững trên thị trường khắc khe này đòi hỏi mỗi ngân hàng phải trang bị một nguồn vốn ổn định và bền vững. Trong thời gian gần đây ngành ngân hàng đã có những bước phát triển mạnh cả về quy mô, số lượng và mạng lưới giao dịch… và ngày càng khẳng định rõ vị trí, vai trò của mình trong sự phát triển của nền kinh tế quốc gia, trở thành ngành huyết mạch, cung cấp vốn chiếm tỷ trọng lớn [7].
Bên cạnh những thuận lợi, việc hội nhập kinh tế thế giới cũng tạo ra nhiều thách thức đối với các doanh nghiệp trong nước. Trong tình hình nền kinh tế có nhiều biến động, đứng trước nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu các doanh nghiệp Việt Nam còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài về chất lượng sản phẩm, thị phần, công nghệ,.…và đặc biệt là về vốn [1]. Hiện nay, hầu hết nguồn vốn hoạt động của các DN được cung cấp chủ yếu từ hệ thống ngân hàng. Chính vì vậy doanh nghiệp là khách hàng lớn sử dụng nhiều sản phẩm, dịch vụ do ngân hàng cung cấp. Nhận định được điều này các Ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam không ngừng nỗ lực, đề ra những định hướng, mục tiêu, chiến lược phát triển riêng. Từ đó tạo nên một thị trường cạnh tranh lành mạnh và sôi động, nhất là trong hoạt động cho vay doanh nghiệp [3]. Tuy nhiên cuộc chạy đua giữa các ngân hàng cũng có dấu hiệu chuẩn lai sau một loạt các quyết định của Nhà Nước, Ngân hàng Nhà Nước (NHNN) quy định về việc áp dụng lãi suất cơ bản như: quyết định 1317/QĐ-NHNN ngày 10/06/2008 [17], quyết định 2316/QĐ-NHNN ngày 20/10/2008 [18], quyết định 2559/QĐ-NHNN ngày 3/11/2008, quyết định 2408/QĐ-NHNN ngày 20/11/2008, quyết định 2948/QĐ-NHNN ngày 3/12/2008 [16], quyết định 3161/QĐ- NHNN ngày 19/12/2008 [17], bên
cạnh đó là chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Trung Ương [17].
Tỉnh Đồng Nai có lợi thế nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với nhiều khu công nghiệp là nơi tập trung nhiều doanh nghiệp [8], nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp này là rất lớn. Nắm bắt được tình hình đó Ngân hàng Nông Nghiệp (NHNo) Biên Hoà đã không ngừng nỗ lực tạo mọi điều kiện thuận lợi nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn của các doanh nghiệp và để có thể cạnh tranh với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn [9]. Căn cứ vào các quyết định trên, cùng quyết định 33/2008/QĐ-NHNN quy định về lãi suất cho vay [16] NHNo Chi nhánh Biên Hòa đã đề ra những chính sách chiến lược cạnh tranh riêng phù hợp với tình hình hiện tại mà vẫn đảm bảo thực hiện đúng luật ngân hàng và các quy định khác của Chính phủ, Ngân hàng Nhà Nước.
Để tìm hiểu về khả năng cạnh tranh trong hoạt cho vay doanh nghiệp của Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNo&PTNT) Biên Hoà. Được sự đồng ý của Khoa Tài Chính- Kế Toán Trường Đại Học Lạc Hồng, của giáo viên hướng dẫn em tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nhằm tăng tính cạnh tranh trong hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Biên Hoà”
TỔNG QUAN VỀ CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
Michael Porter là một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực cạnh tranh, là giáo sư chính thức của Đại học Kinh doanh Harvard (Harvard Business School), ông đã có những đóng góp tích cực kinh doanh của nước Mỹ nói riêng và của thế giới nói chung. Với tư cách là chuyên viên tư vấn cao cấp cho Ủy ban cạnh tranh Hoa Kỳ, là nhà tư vấn chiến lược cạnh tranh cho nhiều thống đốc bang, thị trưởng, các giám đốc điều hành (CEOs) cho nhiều quốc gia trên khắp thế giới [18]. Ông đã đưa ra lập luận: “Điều quan trọng nhất đối với bất kỳ một tổ chức kinh doanh nào là xây dựng được một lợi thế cạnh tranh bền vững” và để chứng minh cho lập luận của mình ông đã đưa ra những khái niệm, luận chứng thuyết phục, sâu sắc. Nó sâu sắc đến độ gần như những khái niệm, nghiên cứu về cạnh tranh ở nước Mỹ và trên thế giới đều xuất phát từ quan điểm của Michael Porter [2]. Ông cũng nhấn mạnh mô hình cạnh tranh mới cần phải được xây dựng trên yếu tố liên tục đổi mới và nâng cao chất lượng toàn diện, muốn thực hiện được hai điều này các tổ chức kinh tế cần phải đầu tư nhiều hơn vào công tác nghiên cứu vào hoạch định chiến lược cạnh tranh. Đồng thời tạo ra bầu không khí thuận lợi cho sự đổi mới, nghĩa là luôn luôn nhận thức ra sự lạc hậu của bản thân nhanh hơn các đối thủ cạnh tranh của mình và có phản ứng kịp thời trước khi quá muộn [18].
Trong những năm gần đây, khi nước ta quyết định mở cửa và hội nhập với thế giới đã tạo sự chuyển biến tích cực trên tất cả các lĩnh vực, trong đó một trong những lĩnh vực tiên phong, mạnh mẽ và sôi động nhất chính là kinh tế [11]. Rất nhiều tập đoàn kinh tế toàn cầu đã có mặt tại Việt Nam tạo nên một môi trường cạnh tranh sôi động làm cho khoảng cách giữa các quốc gia đang thu hẹp đến độ chúng ta có cảm giác cả thế giới đang sống chung trong một mái nhà. Và có lẽ nhận định đó biểu hiện rõ ràng, cụ thể, sâu sắc nhất trong lĩnh vực kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng [15]. Chính vì lý do đó đã có nhiều giáo sư tiến sĩ ở Việt Nam đã tiến hành nghiên cứu về vấn đề này, cùng với sự nghiên cứu của hầu hết các doanh nghiệp, các ngân hàng thương mại để tìm ra hướng phát triển của mình. Tuy nhiên hai công trình nghiên cứu được coi là cụ thể nhất và phù hợp với thời kỳ mới là “Chiến lược cạnh tranh” của Tiến sĩ Dương Ngọc Dũng và “Năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong thời kỳ hội nhập” của Phó giáo sư, Tiến sĩ Kim Văn Chính [2],[3]. Đây được xem là hai công trình tiêu biểu nhất được xuất bản trên thị trường, mang lại kiến thức thiết thực và những chiến lược cạnh tranh có hiệu quả cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và các ngân hàng thương mại ở Việt Nam.
Tại tỉnh Đồng Nai, một trong những tỉnh được xem là có nền kinh tế phát triển của quốc gia, hoạt động kinh tế ở đây diễn ra khá sôi động, nhất là hoạt động cho vay doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh [8]. Vì vậy UBND tỉnh Đồng Nai đã nghiên cứu vào đề ra những chiến lược, chỉ tiêu để tăng năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại [16]. Mặt khác, hầu hết các ngân hàng thương mại đều tự nghiên cứu những chiến lược cạnh tranh riêng và bảo mật các ý tưởng cạnh tranh này cho đến khi được thực hiện để có thể cạnh tranh lành mạnh với các đối thủ cạnh tranh trong cũng như ngoài tỉnh, đảm bảo cho sự phát triển bền vững thương hiệu của mình [9].
Đề tài nghiên cứu về tính cạnh tranh trong hoạt động cho vay doanh nghiệp của các ngân hàng thương mại trước đây đã được nhiều tác giả nghiên cứu, chủ yếu là của các sinh viên ở các trường đại học và tự bản thân mỗi ngân hàng tự nghiên cứu về chiến lược cạnh tranh riêng [7]. Nhưng nghiên cứu về tính cạnh tranh trong hoạt động cho vay doanh nghiệp tại NHNo&PTNT Chi nhánh Biên Hòa thì chưa được tác giả nào thực hiện [9]. Đề tài: “Giải pháp nhằm tăng tính cạnh tranh trong hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Biên Hòa” được phân tích, nghiên cứu dựa trên thực tế tình hình hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng trong thời gian gần đây, từ đó nhận ra những yếu tố tác động đến khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong lĩnh vực cho vay doanh nghiệp trong giai đoạn mới [12]. Vì vậy những giải pháp đã được đề ra để nâng cao tính cạnh tranh trong hoạt động cho vay doanh nghiệp cũng phù hợp với giai đoạn mới, với tình hình hiện tại của ngân hàng.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp nghiên cứu tại bàn:
Phương pháp mô tả tình hình hoạt động, khả năng cạnh tranh trong hoạt động cho vay DN của ngân hàng trong hai năm vừa qua.
Phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp phân tích những số liệu về kết quả hoạt động kinh doanh, kết quả huy động vốn, doanh số cho vay, dư nợ cho vay, tình hình các nhóm nợ xấu của NHNo Biên Hoà và các NHTM khác trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong hai năm qua.
- Phương pháp nghiên cứu hiện trường:
Báo cáo nghiên cứu khoa học có sử dụng phương pháp phỏng vấn, cụ thể như sau: Bà Nguyễn Thị Thu Hạnh (Phó Giám Đốc), Ông Nguyễn Trí Dũng (Trưởng phòng Kế Hoạch Kinh Doanh), Ông Phan Văn Minh (Trưởng phòng Kế toán-Ngân quỹ), Ông Huỳnh Minh Đức (Phó phòng Kế Hoạch Kinh Doanh), và các cán bộ tín dụng: Lê Văn Hào, Vũ Thị Hương Lý, Nguyễn Huỳnh Thuý Phượng, Trần Thị Huệ.
Ý NGHĨA KHOA HỌC CỦA ĐỀ TÀI
Tiến hành nghiên cứu đề tài: “Giải pháp nhằm tăng tính cạnh tranh trong hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Biên Hoà” là đi sâu nghiên cứu thực tế tình hình cho vay doanh nghiệp và thực trạng khả năng cạnh tranh trong cho vay doanh nghiệp của NHNo&PTNT Chi nhánh Biên Hoà . Từ đó đưa ra những đánh giá chính xác về hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng, thấy được những yếu tố ảnh hưởng đến tính cạnh tranh của ngân hàng trong giai đoạn hiện nay. Qua đó, đề ra những giải pháp giúp nâng cao tính cạnh tranh của hoạt động cho vay doanh nghiệp, đồng thời mở rộng và hoàn thiện hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng, góp phần khẳng định vị trí, thương hiệu của ngân hàng trong nền kinh tế trong nước cũng như quốc tế.
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
- Đánh giá một cách khách quan, chính xác về hoạt động cho vay doanh nghiệp tại NHNo&PTNT Chi nhánh Biên Hoà.
- Nhận ra và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tính cạnh tranh trong hoạt động cho vay doanh nghiệp của NHNo&PTNT Chi nhánh Biên Hoà.
- Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao tính cạnh tranh trong hoạt động cho vay doanh nghiệp của ngân hàng.
PHẠM VI NGHIÊN CỨU
( Đối tượng nghiên cứu: Những doanh nghiệp đã và đang tham gia vào hoạt động cho vay của NHNo Biên Hoà.
( Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian nghiên cứu: các doanh nghiệp đã và đang vay vốn tại NHNo&PTNT Biên Hoà.
- Thời gian nghiên cứu:
Phân tích thực trạng tính cạnh tranh trong hoạt động cho vay doanh nghiệp tại NHNo&PTNT Chi nhánh Biên Hoà trong hai năm 2007 và 2008.
Đưa ra những kiến nghị từ năm 2009 đến năm 2013.
NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài “Giải pháp nhằm tăng tính cạnh tranh trong hoạt động cho vay doanh nghiệp tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Biên Hoà” được tiến hành nghiên cứu trong giai đoạn mới, giai đoạn mà nền kinh tế thế giới cũng như trong nước có nhiều biến động và diễn ra hết sức phức tạp. Đứng trước nguy cơ khủng hoảng kinh tế thế giới và tình trạng một loạt ngân hàng ở Mỹ phá sản, nền kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng bị ảnh hưởng ít nhiều. Chính vì lý do đó hệ thống NHTM Việt Nam cũng phải hết sức nỗ lực cạnh tranh lẫn nhau một cách lành mạnh để có thể đứng vững được. Vì vậy những giải pháp được đề ra trong đề tài cũng khác với các đề tài nghiên cứu trong những thời kỳ trước.
KẾT CẤU ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu và kết luận, báo cáo nghiên cứu khoa học gồm 3 chương lớn:
- Chương 1: Cơ sở lý thuyết về tín dụng và năng lực cạnh tranh của Ngân hàng thương mại.
- Chương 2: Thực trạng tính cạnh tranh trong hoạt động cho vay doanh nghiệp của NHNo&PTNT Chi nhánh Biên Hoà thời gian qua.
- Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao tính cạnh tranh trong hoạt động cho vay doanh nghiệp của NHNo&PTNT Chi nhánh Biên Hoà.
Ngoài ra báo cáo nghiên cứu khoa học còn có danh mục tài liệu tham khảo và phần phụ lục đính kèm.
CHƯƠNG 1:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍN DỤNG VÀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÍN DỤNG:
1.1.1. Khái niệm tín dụng:
1.1.1.1. Khái niệm:
Tín dụng (Credit) xuất phát từ chữ Latinh là credo (tín dụng tin tưởng, tín nhiệm). Trong thực tế cuộc sống thuật ngữ tín dụng được hiểu theo nghĩa khác nhau; ngay cả trong quan hệ tài chính, tuỳ theo từng bối cảnh cụ thể mà thuật ngữ tín dụng có một nội dung riêng. Tuy nhiên, nếu mục đích là xem xét tín dụng như là một chức năng cơ bản của ngân hàng thì tín dụng được hiểu như sau:
Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong một thời gian nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán.
1.1.1.2. Khái niệm và đặc điểm tín dụng NHTM:
* Khái niệm:
Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa ngân hàng với các chủ thể khác trong nền kinh tế. Ngân hàng đóng vai trò là một định chế tài chính trung gian, vì vậy trong quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp và cá nhân ngân hàng vừa là người đi vay vừa là người cho vay.
(Nguồn: Giáo trình Tiền tệ ngân hàng, PGS-TS Nguyễn Đăng Dờn [5])
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ quan hệ tín dụng
+ Với tư cách là người cho vay: Ngân hàng cấp tín dụng cho các DN, cá nhân thông qua việc thiết lập các hợp đồng tín dụng, khế ước nhận nợ.
+ Với tư cách đi vay: Ngân hàng nhận tiền gửi của các chủ thể kinh tế, các cá nhân hoặc phát hành chứng chỉ tiền gửi (kỳ phiếu trái phiếu ngân hàng để huy động vốn).
*Đặc điểm:
- Chủ thể: Ngân hàng, các doanh nghiệp, hộ gia đình, cá nhân…
- Đối tượng cho vay trong tín dụng ngân hàng là tiền tệ.
- Thời gian của tín dụng ngân hàng mang tính linh hoạt cao.
- Công cụ của tín dụng ngân hàng rất linh hoạt, có thể là ngắn, trung và dài hạn.
- Mục đích: nhằm phục vụ sản xuất kinh doanh hoặc tiêu dùng qua đó thu được lợi nhuận.
1.1.2. Bản chất của tín dụng:
Được thể hiện trong quá trình hoạt động tín dụng và mối quan hệ của nó với quá trình phát triển xã hội, được thể hiện qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn phân phối vốn tín dụng dưới hình thức cho vay: vốn tiền tệ hoặc vật tư, hàng hoá được chuyển nhượng từ người cho vay đến người đi vay thông qua hợp đồng được ký kết.
- Giai đoạn sử dụng vốn tín dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh: vốn vay có thể được sử dụng trực tiếp hoặc để mua vật tư hàng hoá thoả mãn nhu cầu sản xuất, kinh doanh của người đi vay.
- Giai đoạn hoàn trả vốn tín dụng là giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn của vốn tín dụng, đồng thời cũng là giai đoạn hoàn thành một chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh để trở về trạng thái tiền tệ vốn tín dụng ban đầu của nó mà người đi vay hoàn trả cho người vay. Hơn nữa sự hoàn trả tín dụng là quá trình trở về với tư cách là lượng giá trị vốn tín dụng được vận động. Do đó sự hoàn trả phải bảo toàn về mặt giá trị có phần tăng thêm dưới hình thức lãi suất.
1.1.3. Vai trò của tín dụng:
- Đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình sản xuất liên tục đồng thời góp phần đầu tư phát triển kinh tế.
Thừa vốn tạm thời thường xuyên xảy ra ở các doanh nghiệp, việc phân phối vốn tín dụng đã góp phần điều hoà vốn trong toàn bộ nền kinh tế, tạo điều kiện cho quá trình sản xuất được liên tục. Ngoài ra tín dụng còn là cầu nối giữa tiết kiệm và đầu tư, là động lực kích thích tiết kiệm và là phương tiện đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển. Trong nền sản xuất hàng hoá, tín dụng là một trong những nguồn hình thành vốn cố định và vốn lưu động cho doanh nghiệp. Vì vậy tín dụng động viên hàng hoá đi vào sản xuất, thúc đẩy khoa học kỹ thuật tiến bộ vào quá trình sản xuất.
- Thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Hoạt động của các trung gian tài chính là tập trung vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi, được phân tán khắp mọi nơi, trên cơ sở đó cho vay các đơn vị kinh tế, từ đó thúc đẩy kinh tế phát triển.
- Là công cụ tài trợ các ngành kinh tế kém phát triển, các ngành kinh tế mũi nhọn.
Trong điều kiện nước ta, nông nghiệp là ngành sản xuất đáp ưng nhu cầu cần thiết cho xã hội đang trong quá trình Công nghiệp hoá và là ngành chịu ảnh hưởng nhiều nhất. Trước mắt Nhà nước phải tập trung phát triển nông nghiệp để giải quyết những nhu cầu tối thiểu của xã hội đồng thời tạo điều kiện để phát triển các ngành kinh tế khác. Bên cạnh đó Nhà nước còn tập trung tài trợ cho các ngành kinh tế mũi nhọn như sản xuất hàng xuất khẩu, khai thác dầu khí, phát triển các ngành này sẽ lôi cuốn các ngành kinh tế khác phát triển.
- Góp phần tác động đến việc tăng cường chế độ hạch toán kinh tế của các doanh nghiệp.
Đặc trưng cơ bản của tín dụng là sự vận động trên cơ sở hoàn trả có lợi tức. Nhờ vậy mà hoạt động tín dụng đã kích thích sử dụng vốn và sử dụng có hiệu quả. Khi sử dụng vốn vay ngân hàng, doanh nghiệp phải tôn trọng hợp đồng tín dụng, tức là phải hoàn trả nợ vay đúng hạn và tôn trọng các điều kiện đã ghi trong hợp đồng tín dụng, vì vậy đòi hỏi doanh nghiệp phải quan tâm đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, giảm chi phí sản xuất, tăng vòng quay vốn để nâng cao lợi nhuận.
- Tạo điều kiện phát triển các quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp nước ngoài.
Ngày nay, việc phát triển kinh tế của một quốc gia gắn liền với sự phát triển của thị trường thế giới. Sau khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, kinh tế đóng đã nhường bước cho kinh tế mở, tín dụng ngân hàng đã trở thành một trong những phương tiện nối liền kinh tế các nước với nhau. Đối với các nước đang phát triển nói chung và nước ta nói riêng, tín dụng đóng vai trò rất quan trọng trong việc mở rộng xuất khẩu, đồng thời nhờ nguồn tín dụng bên ngoài để Công nghiệp hoá – Hiện đại hoá đất nước.
1.1.4. Chức năng của tín dụng:
( Chức năng phân phối lại vốn tiền tệ trong nền kinh tế:
Là sự vận động của vốn từ chủ thể kinh tế này sang chủ thể kinh tế khác, hay cụ thể hơn là sự vân động vốn từ các doanh nghiệp có vốn tạm thời thừa sang các doanh nghiệp đang tạm thời thiếu vốn. Đây là chức năng cơ bản nhất, nhờ chức năng này mà các nguồn vốn tiền tệ trong xã hội được điều hoà từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn. Vì vậy hiệu quả sử dụng vốn trong xã hội tăng, thúc đẩy kinh tế phát triển.
( Chức năng tạo công cụ lưu thông tín dụng, tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội:
Tín dụng ngân hàng đã tạo ra các công cụ lưu thông tín dụng như: thương phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu…, đặc biệt là việc mở tài khoản và giao dịch thanh toán thông qua ngân hàng với các hình thức chuyển khoản, bù trừ. Các công cụ này có thể thay thế một khối lượng lớn tiền mặt và chi phí lưu thông cho xã hội. Ngoài ra tín dụng còn kích thích các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội được huy động để sử dụng cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh, từ đó giúp vòng luân chuyển vốn tăng tốc trong toàn xã hội.
1.1.5. Các hình thức tín dụng ngân hàng:
* Căn cứ vào thời hạn tín dụng:
Tín dụng ngắn hạn: là khoản vay có thời hạn dưới một năm, thường được sử dụng để cho vay bổ sung thiếu hụt vốn lưu động tạm thời của các doanh nghiệp, phục vụ sinh hoạt cá nhân.
Tín dụng trung hạn: là khoản vay có thời hạn từ một năm đến năm năm, thường được cho vay để cung cấp vốn, mua tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất và xây dựng các công trình nhỏ có thời gian thu hồi vốn nhanh.
Tín dụng dài hạn: là khoản vay có thời hạn trên năm năm, thường được cho vay để cung cấp nguồn vốn dài hạn cho các doanh nghiệp sử dụng để đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, xây dựng nhà xưởng, xây dựng cơ bản, cải tiến kỹ thuật và mở rộng sản xuất có quy mô lớn.
* Căn cứ vào đối tượng tín dụng:
Tín dụng vốn lưu động: được dùng hình thành vốn lưu động của các tổ chức kinh tế như cho dự trữ hàng hoá đối với các doanh nghiệp thương nghiệp, cho vay mua phân bón, thuốc trừ sâu…đối với các hộ sản xuất nông nghiệp. Tín dụng vốn lưu động thường được sử dụng để cho vay bù đắp mức vốn lưu động thiếu hụt tạm thời, thường được chia ra thành các loại sau: cho vay dự trữ hàng hoá, cho vay thanh toán các khoản nợ dưới hình thức chiết khấu thương phiếu.
Tín dụng vốn cố định: được dùng hình thành tài sản cố định, thường được đầu tư để mua tài sản cố định, cải tiến kỹ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và công trình mới, thời hạn cho vay đối với loại tín dụng này là trung và dài hạn.
* Căn cứ mục đích sử dụng