Trong nền kinh tế thị trường ,tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng nhất của quá trình sản xuất kinh doanh, là khâu cuối cùng của quá trình tái sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đó cũng là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ một loại doanh nghiệp nào. Vì có tiêu thụ được sản phẩm thì mới mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và doanh nghiệp mới có thể mở rộng sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Sau 2 năm khủng hoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế của nhiều nước đã bước đầu hồi phục và có những bước phát triển nhất định nhưng chưa vững chắc và còn chứa đựng những bất ổn. Tỷ lệ thất nghiệp cao và thu nhập giảm sút buộc người tiêu dùng phải thay đổi thói quen tiêu dùng, thắt chặt chi tiêu và lựa chọn những sản phẩm giá rẻ hơn. Cơ sở hạ tầng còn yếu kém, xuất khẩu thì gặp rất nhiều khó khăn: Phải đối phó với hàng rào kỹ thuật khắc khe và sự giám sát bán phá giá của Hoa Kỳ.Quay lại "sân nhà" là lựa chọn đang được nhiều doanh nghiệp dệt may ưu tiên hàng đầu.
35 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2827 | Lượt tải: 6
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm may mặc Việt Nam trên thị trường nội địa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM 2
1.1. Khái quát về hoạt động tiêu thụ sản phẩm 2
1.1.2. Vị trí 2
1.1.3. Vai trò 2
1.2. Nhiệm vụ 3
1.3. Nội dung 4
1.3.1. Nghiên cứu thị trường 4
1.3.2. Kế hoạch hoá tiêu thụ 4
1.3.3. Chính sách marketing-mix trong doang nghiệp công nghiệp 4
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ 6
2.1.1 Các nhân tố về kinh tế 6
2.1.2 Khoa học công nghệ 6
2.1.3 Khách hàng 6
2.1.4 Chiến lược và giá bán 6
2.1.5 Số lượng nhà cung cấp 7
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM MAY MẶC VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI 8
2.1. Khái quát về tình hình sản xuất sản phẩm may mặc của Việt Nam 8
2.2. Thực trạng tiêu thụ sản phẩm may mặc Việt Nam trên thị trường nội địa 16
2.3. Đánh giá chung về hoạt động tiêu thụ sản phẩm may mặc Việt Nam trên thị trường nội địa 19
2.3.1. Ưu điểm 19
2.3.2. Hạn chế 20
2.3.3 .Nguyên nhân của hạn chế 22
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP 25
3.1. Giải pháp vĩ mô 25
3.1.1. Các chính sách kích cầu của nhà nước 25
3.1.2. Đẩy mạnh cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam. 26
3.2. Giải pháp vi mô 27
3.2.1. Hoàn thiện nghiên cứu thị trường và đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm 27
3.2.2. Phân đoạn thị trường với nhóm khách hàng có thu nhập thấp 28
3.2.3. Đẩy mạnh hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm. 29
3.2.4. Đầu tư vào các dòng sản phẩm mục tiêu “trang phục may sẵn hàng hiệu Việt Nam”. 30
KẾT LUẬN 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường ,tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng nhất của quá trình sản xuất kinh doanh, là khâu cuối cùng của quá trình tái sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Đó cũng là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ một loại doanh nghiệp nào. Vì có tiêu thụ được sản phẩm thì mới mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và doanh nghiệp mới có thể mở rộng sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Sau 2 năm khủng hoảng kinh tế thế giới, nền kinh tế của nhiều nước đã bước đầu hồi phục và có những bước phát triển nhất định nhưng chưa vững chắc và còn chứa đựng những bất ổn. Tỷ lệ thất nghiệp cao và thu nhập giảm sút buộc người tiêu dùng phải thay đổi thói quen tiêu dùng, thắt chặt chi tiêu và lựa chọn những sản phẩm giá rẻ hơn. Cơ sở hạ tầng còn yếu kém, xuất khẩu thì gặp rất nhiều khó khăn: Phải đối phó với hàng rào kỹ thuật khắc khe và sự giám sát bán phá giá của Hoa Kỳ...Quay lại "sân nhà" là lựa chọn đang được nhiều doanh nghiệp dệt may ưu tiên hàng đầu.
Với tính cấp thiết của vấn đề em đã chọn đề tài: “Giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động tiêu thụ sản phẩm may mặc Việt Nam trên thị trường nội địa”.
Đề tài này nhằm hệ thống hoá lý luận về tiêu thụ sản phẩm. Trên cơ sở đó nghiên cứa thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm may mặc và từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm của ngành may mặc trên thị trường nội địa.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM
1.1. Khái quát về hoạt động tiêu thụ sản phẩm
Khái niệm
Hiểu theo nghĩa rộng: Tiêu thụ hàng hóa là một quá trình kinh tế bao gồm nhiều khâu bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu doanh nghiệp cần thoả mãn, xác định mặt hàng kinh doanh và tổ chức sản xuất (DNSX) hoặc tổ chức cung ứng hàng hóa (DNTM) và cuối cùng là việc thực hiện các nghiệp vụ bán hàng nhằm đạt mục đích cao nhất.
Hiểu theo nghĩa hẹp: Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa được hiểu như là hoạt động bán hàng là việc chuyển quyền sở hữu hàng hóa của doanh nghiệp cho khách hàng đồng thời thu tiền về.Vậy tiêu thụ hàng hóa được thực hiện thông qua hoạt động bán hàng của doanh nghiệp nhờ đó hàng hoá được chuyển thành tiền thực hiện vòng chu chuyển vốn trong doanh nghiệp và chu chuyển tiền tệ trong xã hội, đảm bảo phục vụ cho nhu cầu xã hội.Tiêu thụ hàng hóa là khâu cuối cùng của chu kỳ sản xuất kinh doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
Vị trí
Tiêu thụ sản phẩm là một trong sáu chức năng hoạt động cơ bản của doanh nghiệp: Tiêu thụ, sản xuất, hậu cần kinh doanh, tài chính, kế toán và quản trị doanh nghiệp. Mặc dù sản xuất là chức năng trực tiếp tạo ra sản phẩm song tiêu thụ lại đóng vai trò là điều kiện tiền đề không thể thiếu để sản xuất có thể có hiệu quả. Chất lượng của hoạt động tiêu thụ sản phẩm ( doanh nghiệp sản xuất, thương mại ) phục vụ khách hàng ( doanh nghiệp dịch vụ, ngân hàng ...) quyết định hiệu quả của hoạt động sản xuất hoặc chuẩn bị dịch vụ.
Vai trò
Đối với doanh nghiệp: Đối với các doanh nghiệp tiêu thụ hàng hóa đóng vai trò quan trọng quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Bởi vì nhờ tiêu thụ được sản phẩm hàng hóa hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới diễn ra thường xuyên liên tục, tiêu thụ sản phẩm hàng hóa giúp doanh nghiệp bù đắp dược những chi phí, có lợi nhuận đảm bảo cho quá trình tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng.
Tiêu thụ sản phẩm hàng hóa là điều kiện để thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp, đặc biệt tập trung vào mục tiêu giảm chi phí và tăng lợi nhuận. Bởi khi khối lượng hàng hóa tiêu thụ tăng lên thì chi phí bình quân của một đơn vị sản phẩm giảm từ đó làm tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Tiêu thụ hàng hóa làm tăng uy tín của doanh nghiệp cũng như làm tăng thị phần của doanh nghiệp trên thị trường. Bởi vì khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ, tức là nó đã được người tiêu dùng chấp nhận để thoả mãn một nhu cầu nào đó. Sức tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp thể hiện mức bán ra, sự thích ứng với nhu cầu người tiêu dùng và khối lượng hàng hóa tiêu thụ càng tăng thì thị phần của doanh nghiệp càng cao.
Thông qua tiêu thụ hàng hóa, các doanh nghiệp sẽ xây dựng được các kế hoạch kinh doanh phù hợp, đạt hiệu quả cao do họ dự đoán được nhu cầu của xã hội trong thời gian tới.
Đối với xã hội: Về phương diện xã hội thì tiêu thụ sản phẩm hàng hóa có vai trò trong việc cân đối giữa cung và cầu, vì nền kinh tế là một thể thống nhất với những cân bằng, những tương quan tỷ lệ nhất định. Sản phẩm hàng hóa được tiêu thụ tạo điều kiện cho hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường trôi trảy tránh được sự mất cân đối, giữ được bình ổn trong xã hội.
Nhiệm vụ
Mục tiêu tiêu thụ là bán hết hàng với doanh thu tối đa và chí phí kinh doanh cho hoạt động tiêu thụ là tối thiểu, để thực hiện mục tiêu này thì hoạt động tiêu thụ sẽ có các nhiệm vụ sau: Tiêu thụ sản phẩm phải có nhiệm vụ chủ động từ việc nghiên cứu thị trường xác định cầu của trị trường đối với sản phẩm, cho đến đánh giá khả năng sản xuất của doanh nghiệp để từ đó có các quyết định đầu tư tối ưu.
Cần tiến hành các hoạt động quảng cáo nhằm giới thiệu và thu hút khách hàng. Trong thời buổi bùng nổ thong tin như hiện nay thì vai trò của hoạt động quảng cáo là rất lớn, nó sẽ khuếch trương sảm phẩm của doanh nghiệp, khơi gợi khả năng tiềm ẩn của cầu.
Tổ chức bán hàng và thực hiện các dịch vụ sau bán hàng nhằm bán được nhiều hàng nhất với chi phí thấp nhất: Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, do đó trình độ sản xuất của các doanh nghiệp gần như là đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm đối với các doanh nghiệp may mặc của nước ta hiện nay. Vì vậy, các doanh nghiệp có dịch vụ trong và sau khi bán hàng tốt hươn sẽ tiêu thụ được nhiều sẩn phẩm hơn.
Nội dung
Nghiên cứu thị trường
Nghiên cứu thị trường là quá trình thu thập, xử lý và phân tích các số liệu về thị trường một cách có hệ thống.
Nghiên cứu thị trường có thể được thực hiện ở từng doanh nghiệp hoặc trong phạm vi toàn bộ ngành kinh tế –kỹ thuật nào đó theo schafer nghiên cứu thị trường quan tâm dến ba lĩnh vực lớn là cầu về sản phẩm, cạnh tranh về sản phẩm và nghiên cứu mạng lưới tiêu thụ sản phẩm.
Kế hoạch hoá tiêu thụ
Kế hoạch hoá là việc dự kiến trước cách phương án sử dụng nguồn lực để thực hiện những hoạt động cụ thể nào đó trong khoảng thời gian nhất định nào đó nhằm đạt được những mục tiêu đã đặt ra trước đó
Kế hoạch tiêu thụ trong các doanh nghiệp công nghiệp bao gồm một số nội dung: Kế hoạch hoá bán hàng, kế hoạch hoá Marketing, kế hoạch hoá quảng cáo, kế hoạch hoá chi phí kinh doanh tiêu thụ sản phẩm.
Chính sách marketing-mix trong doang nghiệp công nghiệp
Marketing-mix trong các doanh nghiệp công nghiệp có nhiệm vụ chủ yếu là xác định các loại sẩn phẩm phù hợp nhu cầu của từng loại thị trường trong nước và ngoài nước cho từng giai đoạn phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp xác định hợp lý giá cả của từng loại sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp, nghiên cứu và áp dụng các biện pháp thích hợp nhằm bảo đảmvà nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như việc hạ giá thành, xác định mạng lưới tiêu thụ, xác định hợp lý các hình thức yểm trợ và xúc tiến bán hàng.
Xuất phát từ nhiệm vụ triên các chính sách Marketing-mix bao gồm bốn chính sách thường gọi là 4 P ( Product, Price, Promotion, Place.): Chính sách sản phẩm, Chính sách giá cả, Chính sách xúc tiến, Chính sách phân phối sản phẩm của các doanh nghiệp công nghiệp.
Tổ chức hoạt động tiêu thụ và dịch vụ sau bán
Tổ chức hệ thống kênh phân phối: Để tổ chức hệ thống kênh phân phối phù hợp có tác dụng thúc đẩy hoạt động tiêu thụ trong doanh nghiệp công nghiệp. Trước tiên phải xác định tính chất của từng loại sản phẩm mà doanh nghiệp chuẩn bị sản xuất hoặc đang sản xuất, phải xác định xem nó là hàng hoá tiêu dùng hay hàng hoá tư liệu sản xuất hoặc hàng hoá xa xỉ, nếu là hàng hoá tiêu dùng thì doanh nghiệp nên chọn kênh phân phối gián tiếp, trao quyền cho các nhà phân phối công nghiệp. Với hàng hoá tư liệu sản xuất hoặc hàng hoá xa xỉ thì các doang nghiệp thường tổ chức kênh phân phối trực tiếp, nhằm tiếp xúc trực tiếp với khách hàng để giới thiệu sản phẩm và thu nhập thông tin về phiá cầu.Sau khi thiết lập được hệ thống kênh phân phối doanh nhiệp phải thực hiện các biện pháp thích hợp nhằm duy trì và phát huy tác dụng của kênh để mang lại hiệu quả cao nhất cho doanh nghiệp. Vấn đề cốt lõi là việc giải quyết các mâu thuẫn và xung đột trong kênh như thế nào để vùa bảo toàn, duy trì được kênh vừa giải quyết thoả đáng lợi ích của mỗi thành viên
Tổ chức hoạt động bán hàng: Để tổ chức hoạt động bán hàng cần xác định số trang thiết bị bán hàng cần thiết, số lượng nhân viên phục vụ cho công tác bán hàng, do đặc điểm của công tác bán hàng là hoạt động giao tiếp thương xuyên với khách hàng nên vệc lưạ chọn nhân viên bán hang là hoạt động quan trọng nhất
Tổ chức hoạt động dịch vụ sau bán: Đây là hoạt động không thể thiếu nhằm duy trì và củng cố và mở rộng hoạt động tiêu thụ sản phẩm, thị trường của doanh nghiệp nó bao gồm các hoạt động chính sau: lắp đặt, hướng dẫn sử dụng, bảo hành cung cấp các dịch vụ thay thế phụ tùng, sửa chữa, cùng với việc duy trì mối quan hệ thông tin thường xuyên với khách hàng để thu nhập ý kiến phản hồi và sự thay đổi trong nhu cầu của khách hàng
2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ
Các nhân tố về kinh tế
Tỷ giá hối đoái: Nếu tỷ giá hối đoái tăng thì tiền Việt Nam mất gía so với đồng ngoại tệ. Như vậy nhập khẩu giảm, xuất khẩu tăng, du lịch vào trong nước tăng nên rất thuận lợi cho hoạt động tiêu dùng ở trong nước.
Tốc độ tăng trưởng cao sẽ kích cầu thuận lợi cho tiêu thụ
Lãi xuất cho vay giảm đẩy mạnh hoạt động đầu tư vào các trang thiết bị, nhà xưởng nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm và ngược lại.
Khoa học công nghệ
Khoa học công nghệ càng hiện đại thì càng đảm bảo về chất lượng sản phẩm, giá thành sản phẩm giảm, chi phí sản xuất giảm như vậy giá bán sẽ giảm thuận lợi cho việc tiêu thụ sản phẩm
Khách hàng
Khách hàng là những người mua hàng của công ty đối với doanh nghiệp thương mại, khách hàng là yếu tố quan nhất quyết định đến hoạt động tiêu thụ hàng hóa cũng như sản phẩm sự sống còn của doanh nghiệp bởi vì khách hàng tạo nên thị trường. Những biến động tâm lý khác hàng thể hiện qua sự thay đổi sở thích, thij hiếu, tói quen làm cho số lượng sản phẩm tiêu thụ tăng lên hay giảm đi. Việc định hướng hoạt động kinh doanh hướng vào nhu cầu của khách hàng sẽ đem lại kết quả khả quan cho doanh nghiệp và thói quen tổ chức dịch vụ phục vụ khách hàng, đánh đúng tâm lý tiêu dùng là biện pháp hữu hiệu nâng cao hiệu quả tiêu thụ sản phẩm
Chiến lược và giá bán
Giá cả hàng hóa là một trong những nhân tố hết sức nhậy bén và chủ yếu tác động đến tiêu thụ hàng hóa. Giá cả có thể kích thích hay hạn chế cung cầu và ảnh hưởng đến tiêu thụ. Xác định giá đúng sẽ đảm bảo khả năng tiêu thụ sản phẩm và thu lợi hay chánh được ứ đọng, hạn chế thua lỗ. Giá cả cũng được sử dụng như một vũ khí trong cạnh tranh. Song song điều kiện hiện tại công cụ chủ yếu vẫn là chất lượng trong cạnh tranh. Nếu lạm dụng vũ khi giá cả nhiều trường hợp “gậy ông đập lưng ông” không những không thúc đẩy được tiêu thụ mà còn bị thiệt hại vì doanh nghiệp hạ giá bán thì đối thủ cạnh t anh cũng có thể hạ thấp (thậm chí thấp hơn) giá cả cùng loại hoặc thay thế dẫn tới không thúc đẩy được tiêu thụ mà lợi nhuận còn bị giảm xuống. Do đó phải hết sức thận trọng trong cạnh tranh qua giá và giá bán là một nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng. Người tiêu dùng đánh giá chất lượng sản phẩm thông qua giá cả của nó khi đứng trước hàng hóa cùng loại hoặc thay thế.Do đó đặt giá thấp không phải lúc nào cũng thúc đẩy được tiêu thụ. Cần đưa ra các chiến lược về giá hợp lý để thúc đẩy hoạt động tiêu thụ
Số lượng nhà cung cấp
Đối với mỗi doanh nghiệp thì cả đầu vào đầu ra đều là hàng hóa. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được gọi là đạt hiệu quả tốt khi doanh nghiệp bán hàng hóa ở múc giá xác định mà đạt hiệu quả cao nhất (chi phí thấp). Chi phí doanh nghiệp bao gồm chi phí mua hàng và các dịch vụ khác. Việc lựa chọn nhà cung cấp có ảnh hưởng đến chi phí mua hàng và việc bảo đảm nguồn hàng cung cấp một cách đều đặn đạt kết quả cao cho doanh nghiệp
Đối với doanh nghiệp để đảm bảo bán tốt trước hết phải mua tốt. Như vậy việc lựa chọn nhà cung cấp có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tiêu thụ sản xuất. Khi lựa chọn nhà cung cấp các doanh nghiệp cần phải tổng hợp các thông tin để làm sao lựa chọn nhà cung cấp đảm bảo khả năng tốt nhất về hàng hóa cho doanh nghiệp một cách thường xuyên, hàng hóa đạt chất lượng cao. Phương châm là đa dạng hóa nguồn cung cấp, thực hiện nguyên tắc “không nỏ tiền vào một ống”. Mặt khác trong quan hệ doanh nghiệp cần thiết tìm một nhà cung cấp chủ yếu có đầy đủ sự tin cậy nhưng phải luôn tránh sự lệ thuộc và chủ động xây dựng kế hoạch cung ứng cho mình
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM
MAY MẶC VIỆT NAM TRÊN THỊ TRƯỜNG NỘI
Khái quát về tình hình sản xuất sản phẩm may mặc của Việt Nam
Việt Nam có trên 3719 doanh nghiệp dệt may và được phân chia theo các tiêu chuẩn sau:
(Theo:
Như vậy loại hình doanh nghiệp được phân loại theo vốn thì có 5 loại hình doanh nghiệp: Nhà nước, trách nhiệm hữu hạn và cổ phần vốn nhà nước >50%, cổ phần , TNHH vốn NN<50%, tư nhân, nước ngoài, hợp tác xã. Phân loại theo địa phương thì có 3 loại hình doanh nghiệp sau: Miền bắc, miền trung, miền nam. Phân loại theo nhóm sản phẩm thì cũng có 3 loại hình doanh nghiệp: Dệt và may, may, kéo sợi . Ngoài ra Tổng công ty Dệt may cũng khuyến khích các loại hình kinh doanh như: liên doanh, đầu tư trực tiếp nước ngoài và dệt vải in ấn, sản xuất và
nhuộm, phụ kiện sản xuất. Vinatex thành lập Trung tâm kinh doanh và cung cấp
phụ kiện ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. may.
Với sự đa dạng các loại hình doanh nghiệp và được phân bổ rộng khắp đất nước. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã tạo được chỗ đứng vững chắc trên trường quốc tế với năng lực sản xuất được đánh giá là cao cụ thể như sau:
Lĩnh vực
Số Doanh nghiệp
Số máy móc
Năng lực sản xuất (theo năm)
Upstream
Cotton ginning- Bông đã cán
60,000 tấn
Spinning- Sợi
145
3,789,000 suốt
350,000 tấn
Midstream
Weaving- Dệt
401
21,800 đơn vị
1,000 triệu m2
Knitting- Dệt kim
105
3,800 đơn vị
200,000 tấn
Non- woven- Không dẹt
7
5,000 tấn
Dyeing & Finishing- Hoàn tất
94
1,109 đơn vị
700 triệu m2
Downstream
Garment- May mặc
2,424
918,700 đơn vị
2,400 triệu đơn vị
Terry towel- Khăn bông có vòng tuyết
62,000 tấn
(Theo:
Thúc đẩy sản xuất trong nước của các phụ kiện may mặc là một trong những chiến lược quan trọng nhất của dệt may của cả nước và ngành công nghiệp may mặc trong những năm tới.Nội dung nội bộ trong các sản phẩm may mặc của Việt Nam hiện nay đứng ở một số 43. Chi phí nguyên vật liệu may mặc nhập khẩu tăng 27% so với năm 6.5bil USD, nhưng tỷ lệ nguyên liệu nhập khẩu trên các vật liệu địa phương đã giảm, mà là một tín hiệu tích cực cho ngành công nghiệp.Trong tổng số nguyên liệu may mặc nhập khẩu vào, bông sợi chiếm USD 28mil. Tuy nhiên, ngành công nghiệp sẽ không tìm cách tăng cường nội dung địa phương ở mức nào, từ các nhà sản xuất may mặc không buộc phải sử dụng vật liệu địa phương và các phụ kiện, và họ có thể chọn để nhập khẩu những mặt hàng đó để duy trì khả năng cạnh tranh của họ. Nếu vật liệu địa phương có giá 10% cao hơn so với hàng nhập khẩu cùng chất lượng, các nhà sản xuất địa phương có thể lựa chọn không cho các nguồn địa phương do sự sẵn có dễ dàng và giao hàng kịp thời. Cho đến nay, các nhà sản xuất vật liệu địa phương có thể cung cấp chỉ có 20% đến 60% nhu cầu, tùy thuộc vào các loại mặt hàng. Ví dụ, vật liệu địa phương đáp ứng 20% nhu cầu sản xuất hàng dệt kim, và 60% cho các sản phẩm dệt.
Bảng 1: Tình hình sản xuất một số mặt hàng may mặc của Việt Nam trong giai đoạn 2006 – 2009. Đơn vị tính USD
Chủng loại
2006
2007
2008
2009
Áo thun
83,756,124
87,356,789
90,798,054
102,034,708
Áo sơ mi
20,134,743
23,980,720
25,798,340
29,546,726
Quần
73,672,321
77,543,821
80,721,490
90,221,973
Quần short
30,145,145
,32,421,908
34,231,980
38,145,077
Áo Jacket
87,321,902
90,170,352
92,354,109
96,386,624
Áo
5,241,800
7,245,156
8,3367,826
10,744,469
Váy
10,902,435
13,802,435
14,205,207
16,968,783
Đồ lót
5,245,185
6,029,934
7,243,901
9,174,484
Đồ bơi
790,253
823,156
925,729
1,416,780
Quần áo thể thao
7,832,541
9,026,819
10,135,770
13,990,793
Quần áo ngủ
67,245,035
68,560,268
72,378,923
79,324,134
Quần áo trẻ em
6,245,710
7,790,125
9,436,890
11,071,049
Vải
5,873,245
7,312,094
8,021,376
9,912,856
(Theo:
Dựa trên bảng số liệu trên ta thấy rằng chủng loại các mặt hàng may mặc cũng rất đa dạng về chủng loại và ty lệ sản xuất cũng tăng vọt theo từng năm. Như vậy các doanh nghiệp dệt may đã xây dựng được chiến lược hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra các bước đột phá và hiệu quả cao. Nhiều doanh nghiệp đã đầu vào việc thiết kế các sản phẩm mới có chất lượng hơn, thời trang hơn, có thương hiệu. Thị trường ngày càng khởi sắc hơn và đã có nhiều doanh nghiệp khẳng định được chỗ đứng của mình. Hưởng ứng lời kêu gọi của Bộ Chính trị “ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và thực hiện Chiến lược phát triển thị trường nội địa của Bộ Công thương, nhiều doanh nghiệp trong ngành đã có sự đầu tư đáng kể cho thị trường này, đặc biệt là trong giai đoạn khủng hoảng của năm 2009 như xây dựng và mua thương hiệu, phát triển và nâng cấp hệ thống siêu thị và cửa hàng chuyên doanh, đầu tư phát triển hệ thống thiết kế sản phẩm thời trang, tham gia thi, trình diễn thời trang trong và ngoài nước; tham gia vào chương trình “đưa hàng về nông thôn”, “ DN dệt may đồng hành cùng đồng bào biển đảo của Tổ quốc”. Sự chuyển hướng và đầu tư mạnh mẽ đó đã bước đầu đem lại một diện mạo mới, khởi sắc hơn cho thị trường nội địa. Người tiêu dùng cả thành thị và nông thôn đã tin tưởng vào hàng nội địa. Nhiều DN không những tăng thêm được doanh thu, lợi nhuận, ngoài ra còn thiết lập, mở rộng được mạng lưới tiêu thụ rộng khắp trong cả nước. Có thể kể tên các DN tiêu biểu như May Việt Tiến, May Nhà Bè, May Sông Hồng, May