Hàng năm ngành du lịch đã đem về cho mỗi quốc gia một số tiền khổng lồ. Thực tế cho thấy khi Chính phủ chi ra một đồng để đầu tư vào du lịch sẽ thu về hàng ngàn đồng lợi nhuận, bởi lẽ du lịch là ngành tổng hợp mang tính chất chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội. Đầu tư vào du lịch là đã mở ra sự phát triển mới, Nhà nước quản lý về du lịch và chỉ đạo các chiến lược kinh doanh du lịch đi đôi với việc hợp tác về du lịch. Du lịch là hiện tượng kinh tế xã hội thu hút hàng triệu người trên thế giới. Bản chất kinh tế của nó là ở chỗ sản xuất và cung cấp hàng hoá phục vụ thoả mãn nhu cầu vật chất, tinh thần của du khách. Bên cạnh sự phát triển rất nhanh của ngành công nghiệp không khói này thì chúng ta đã và đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu du lịch, các tệ nạn xã hội liên quan đến du lịch ngày càng gia tăng. Điều đó đã trở thành mối lo ngại lớn của các nhà chức trách, của mọi người dân trên thế giới, thúc dục những người làm du lịch phải tìm hướng đi mới cho mình đó là phát triển du lịch một cách bền vững.
Cùng với kinh tế cảng biển, du lịch đã đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế của thành phố Hải Phòng và trong đó không thể không kể đến du lịch biển. Dọc theo bờ biển Hải Phòng chúng ta thấy rất nhiều bãi cát đẹp là hạt nhân tiền đề hình thành các khu du lịch biển. Ngoài khơi là một dẫy đảo như một chuỗi ngọc viền quanh bờ biển. Trong lòng biển là thế giới san hô, bào ngư, và nhiều loại hải sản khác vừa đáp ứng cho du lịch lặn biển vừa là những món ăn đặc sản phục vụ du khách. Sự đa dạng của địa hình ven biển và hải đảo đã tạo ra những cảnh quan thiên nhiên đặc sắc với những vũng, vịnh, đầm phá, hang động nổi tiếng. Dọc theo dải ven biển cũng như các đảo ven bờ tập trung khu bảo tồn thiên nhiên, rừng quốc gia Cát Bà có tính đa dạng sinh học cao, nhiều di tích văn hoá lịch sử và các lễ hội đặc biệt có giá trị to lớn đối với phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, du lịch nghỉ dưỡng. Chính những điều kiện đó mà du lịch biển Hải Phòng trong thời gian vừa qua là địa chỉ quen thuộc của du khách trong nước và quốc tế, đóng góp trên 70% vào tổng doanh thu du lịch của thành phố. Tuy nhiên sự phát triển "nóng" về du lịch của vùng ven biển Hải Phòng cũng đang đứng trước những thách thức không bền vững nếu không được kiểm soát với mục tiêu bền vững.
Vì những lý do trên em đã chon đề tài: ''Phương hướng và giải pháp phát triển bền vững du lịch biển Hải Phòng" . Với hy vọng đánh giá thực trạng hoạt động du lịch biển Hải Phòng để từ đó đưa ra một số phương hướng và giải pháp khắc phục những tồn tại và đẩy mạnh phát triển du lịch biển Hải Phòng, đưa du lịch biển thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Hải Phòng.
Luận văn gồm ba phần chính:
Phần 1: Cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững.
Phần 2: Thực trạng phát triển du lịch biển Hải Phòng.
Phần 3: Định hướng và giải pháp phát triển bền vững du lịch biển Hải Phòng.
101 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 4639 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp phát triển bền vững du lịch biển tỉnh Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU.
Hàng năm ngành du lịch đã đem về cho mỗi quốc gia một số tiền khổng lồ. Thực tế cho thấy khi Chính phủ chi ra một đồng để đầu tư vào du lịch sẽ thu về hàng ngàn đồng lợi nhuận, bởi lẽ du lịch là ngành tổng hợp mang tính chất chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội. Đầu tư vào du lịch là đã mở ra sự phát triển mới, Nhà nước quản lý về du lịch và chỉ đạo các chiến lược kinh doanh du lịch đi đôi với việc hợp tác về du lịch. Du lịch là hiện tượng kinh tế xã hội thu hút hàng triệu người trên thế giới. Bản chất kinh tế của nó là ở chỗ sản xuất và cung cấp hàng hoá phục vụ thoả mãn nhu cầu vật chất, tinh thần của du khách. Bên cạnh sự phát triển rất nhanh của ngành công nghiệp không khói này thì chúng ta đã và đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm môi trường tại các khu du lịch, các tệ nạn xã hội liên quan đến du lịch ngày càng gia tăng. Điều đó đã trở thành mối lo ngại lớn của các nhà chức trách, của mọi người dân trên thế giới, thúc dục những người làm du lịch phải tìm hướng đi mới cho mình đó là phát triển du lịch một cách bền vững.
Cùng với kinh tế cảng biển, du lịch đã đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế của thành phố Hải Phòng và trong đó không thể không kể đến du lịch biển. Dọc theo bờ biển Hải Phòng chúng ta thấy rất nhiều bãi cát đẹp là hạt nhân tiền đề hình thành các khu du lịch biển. Ngoài khơi là một dẫy đảo như một chuỗi ngọc viền quanh bờ biển. Trong lòng biển là thế giới san hô, bào ngư, và nhiều loại hải sản khác vừa đáp ứng cho du lịch lặn biển vừa là những món ăn đặc sản phục vụ du khách. Sự đa dạng của địa hình ven biển và hải đảo đã tạo ra những cảnh quan thiên nhiên đặc sắc với những vũng, vịnh, đầm phá, hang động nổi tiếng. Dọc theo dải ven biển cũng như các đảo ven bờ tập trung khu bảo tồn thiên nhiên, rừng quốc gia Cát Bà có tính đa dạng sinh học cao, nhiều di tích văn hoá lịch sử và các lễ hội đặc biệt có giá trị to lớn đối với phát triển nhiều loại hình du lịch như du lịch sinh thái, du lịch văn hoá, du lịch nghỉ dưỡng.... Chính những điều kiện đó mà du lịch biển Hải Phòng trong thời gian vừa qua là địa chỉ quen thuộc của du khách trong nước và quốc tế, đóng góp trên 70% vào tổng doanh thu du lịch của thành phố. Tuy nhiên sự phát triển "nóng" về du lịch của vùng ven biển Hải Phòng cũng đang đứng trước những thách thức không bền vững nếu không được kiểm soát với mục tiêu bền vững.
Vì những lý do trên em đã chon đề tài: ''Phương hướng và giải pháp phát triển bền vững du lịch biển Hải Phòng" . Với hy vọng đánh giá thực trạng hoạt động du lịch biển Hải Phòng để từ đó đưa ra một số phương hướng và giải pháp khắc phục những tồn tại và đẩy mạnh phát triển du lịch biển Hải Phòng, đưa du lịch biển thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Hải Phòng.
Luận văn gồm ba phần chính:
Phần 1: Cơ sở lý luận về phát triển du lịch bền vững.
Phần 2: Thực trạng phát triển du lịch biển Hải Phòng.
Phần 3: Định hướng và giải pháp phát triển bền vững du lịch biển Hải Phòng.
Để hoàn thành đề tài này em được sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy giáo Th.s Bùi Đức Tuân và các anh chị trong ban nghiên cứu và phát triển các ngành dịch vụ- Viện Chiến lược phát triển. Tuy nhiên do trình độ và thời gian có hạn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong các thầy cô và quý cơ quan giúp đỡ góp ý
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà nội, ngày 30 tháng 5 năm 2008
Sinh viên
Trần Hùng
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG.
1.1. Những vấn đề lý luận về phát triển du lịch bền vững.
1.1.1. Phát triển bền vững.
Phát triển bền vững là một khái niệm mới nhằm định nghĩa một sự phát triển về mọi mặt trong hiện tại mà vẫn đảm bảo sự tiếp tục phát triển trong tương lai xa. Khái niệm này hiện đang là mục tiêu hướng tới nhiều quốc gia trên thế giới, mỗi quốc gia sẽ dựa theo đặc thù kinh tế, chính trị, văn hoá, địa lý.... riêng để hoạch định chiến lược phù hợp nhất với quốc gia đó.
1.1.1.1. Khái niệm về phát triển bền vững.
Từ những thập niên 70, 80 của thế kỷ trước, khi tăng trưởng kinh tế của nhiều nước trên thế giới đã đạt được tốc độ khá cao, người ta đã bắt đầu có những lo nghĩ đến ảnh hưởng tiêu cực của sự tăng trưởng nhanh đó đến tương lai con người và vấn đề phát triển bền vững được đặt ra. Theo thời gian, quan niệm về phát triển bền vững ngày càng được hoàn thiện. Năm 1987, vấn đề phát triển bền vững được Ngân hàng thế giới (WB) đề cập lần đầu tiên, theo đó phát triển bền vững là "...Sự phát triển đáp ứng các nhu cầu hiện tại mà không làm nguy hại đến khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ tương lai"*. Quan niệm đầu tiên về phát triển bền vững của WB chủ yếu nhấn mạnh đến khía cạnh sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo đảm môi trường sống của con người trong quá trình phát triển của con người chưa thấy được vấn đề xã hội được đề cập đến. Ngày nay, quan điểm về phát triển bền vững được đề cập một cách đầy đủ hơn, bên cạnh yếu tố môi trường và tài nguyên thiên nhiên thì yếu tố môi trường xã hội được đặt ra với một ý nghĩa cũng vô cùng quan trọng trong vấn đề phát triển bền vững. Hội nghị thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững tổ chức Johannesbug (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 đã xác định : Phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt
* Nguồn: Giáo trình kinh tế phát triển. [23]
chẽ, hợp lý, hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm : tăng trưởng về mặt kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường sống**. Cùng với đó tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự bền vững về mặt kinh tế, bền vững về mặt xã hội và bền vững về mặt môi trường. Mối quan hệ đó được thể hiên qua hình vẽ sau:
Hình 1.1 : Mối quan hệ trong phát triển bền vững.
Nguồn : Giáo trình kinh tế phát triển.
Bền vững về mặt kinh tế là phát triển kinh tế nhanh và ổn định trong một thời gian dài. Tăng trưởng nhanh chưa chắc đã có được phát triển bền vững về mặt kinh tế. Vì thế chúng ta phải luôn duy trì một tốc độ tăng trưởng ổn định hợp lý và lâu dài không nên chỉ chú trọng và nhấn mạnh vào tăng trưởng kinh tế nhanh.
Bền vững về mặt môi trường : Môi trường sống có ảnh hưởng trực tiếp đến
** Nguồn: Giáo trình kinh tế phát triển. [23]
sự sống và sự phát triển của mỗi cá thể và của cộng đồng, nó bao gồm toàn bộ các điều kiện vật lý, hoá học, sinh học....và xã hội bao quanh. Bền vững về mặt môi trường là ở đó con người có cuộc sống chất lượng cao dựa trên nền tảng sinh thái bền vững.
Bền vững về xã hội : Tính bền vững đó phải mang tính nhân văn hay nói một cách khác là phải đem lại phúc lợi và chia sẻ công bằng cho mọi công bằng cho mọi cá nhân trong xã hội. Phát triển phải được gắn liền với một xã hội ổn định, hoà bình, mở rộng và nâng cao năng lực lựa chọn cho mọi người cùng với đó là việc nâng cao sự tham gia của cộng đồng vào quá trình phát triển.
Ngoài ra phát triển bền vững còn được xem là sự phát triển "bình đẳng và cân đối". Bình đẳng được hiểu là bình đẳng giữa các nhóm người trong cùng một xã hội. Còn tính cân đối được thể hiện ở việc cân đối giữa các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội - môi trường.
1.1.1.2. Các thước đo về phát triển bền vững.
Cũng như tăng trưởn kinh tế, phát triển bền vững có thước đo riêng và rất đặc trưng. Tuy nhiên hệ thống thước đo này rất phức tạp và nhiều thước đo rất khó xác định vì chúng phải đánh giá trên cả 3 phương diện kinh tế- xã hội- môi trường.
Về mặt kinh tế, tính bền vững thể hiện ở các chỉ số như: tổng sản phẩm trong nước (GDP), tổng sản phẩm quốc gia (GNP), cơ cấu GDP và GNP, GDP/người, GNP/người.... Theo tiêu chuẩn quốc tế thì chỉ tiêu GDP/người phải ở mức 5% mới được coi là phát triển bền vững và cơ cấu GDP mạnh là cơ cấu có tỷ lệ đóng góp của công nghiệp và dịch vụ trong cơ cấu phải cao hơn tỷ lệ đóng góp của nông nghiệp trong cơ cấu.
Về mặt xã hội, có các chỉ tiêu đánh giá như: chỉ số phát triển con người (HDI), hệ số bất bình đẳng thu nhập, giáo dục, y tế, văn hoá...HDI là chỉ tiêu đánh giá tổng hợp sự phát triển của con người vì vậy muốn phát triển bền vững thì yêu cầu đặt ra đối với chỉ tiêu này là phải tăng trưởng và đạt đến mức trung bình. Chỉ số bình đẳng trong phân phối thu nhập cũng là một trong số các chỉ tiêu quan trọng trong phát triển bền vững vì bất bình đẳng trong phân phối thu nhập cũng là nguyên nhân gây ra những xung đột, bất ổn trong xã hội.
Về mặt môi trường các chỉ tiêu đánh giá như : mức độ ô nhiêm (không khí, nguồn nước...), mức độ che phủ rừng.... là những chỉ tiêu quan trọng trong đánh giá tính bền vững của môi trường. Môi trường bền vững là môi trương luôn thay đổi nhưng vẫn làm tròn ba chức năng : là không gian sinh tồn ; là nơi cung cấp nguồn tài nguyên cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản suất của con người ; là nơi chứa đựng, xử lý chất thải.
Ngoài ra còn phải quan tâm đến vấn đề bình đẳng giới; các chỉ tiêu về giáo dục: tỷ lệ biết chữ, tỷ lệ nhập học đúng độ tuổi, tỷ lệ học trung học, đại học,... các chỉ tiêu về hoạt động văn hoá khác.
1.1.2. Phát triển du lịch bền vững.
1.1.2.1. Các quan niệm về du lịch và du khách
a) Các quan niệm về du lịch.
Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống văn hoá- xã hội của các nước. Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế quan trọng của nhiều nước công nghiệp phát triển. Du lịch được coi là ngành công nghiệp- công nghiệp du lịch- và hiện nay ngành "công nghiệp" này chỉ đứng sau công nghiệp dầu khí và ô tô. Đối với các nước đang phát triển, du lịch được coi là cứu cánh để vực dậy nền kinh tế ốm yếu của quốc gia.
Để có nhận thức khoa học về du lịch, nhận thức đó phải trải qua quá trình từ thấp tới cao, từ việc chưa hoàn thiện đến hoàn thiện.
- Quan niệm trước đây về du lịch.
Trước đây người ta mới chỉ quan niệm du lịch là một hoạt độn mang tính chất văn hoá, nhằm thoả mãn nhu cầu giải trí và những nhu cầu hiểu biết của con người, du lịch không được coi là hoạt động kinh tế, không mang tính chất kinh doanh và ít được đầu tư để phát triển. Trong nhiều thế kỷ trước đây, du khách hầu hết là những người hành hương, thương nhân, sinh viên và cả nghệ sĩ... Đến đầu thế kỷ 20, du lịch vẫn còn dành riêng cho những người khá giả, họ đi du lịch là để giải trí. Còn du lịch ngày nay gắn liền với cuộc sống hàng ngày của hàng triệu người, và một hoạt động du lịch như vậy được thực sự bắt đầu từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai. Mặc dù vậy, khi đề cập đến du lịch, không ít người thường lầm tưởng rằng : du lịch chỉ là những kỳ nghỉ hè tầm thường, với các sân bay, bãi biển đầy người, hoặc hình ảnh những xe du lịch chở du khách tham quan các phố... Do đó, muốn cho du lịch phát triển mạnh mẽ và đáp ứng một cách đầy đủ nhu cầu ngày càng tăng của đời sống con người, trước hết cần phải có quan niệm đúng đắn về du lịch.
- Quan niệm khoa học về du lịch.
Năm 1963, với mục đích quốc tế hoá, tại hội nghị Liên Hợp Quốc về du lịch họp tai Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa như sau về du lịch : Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của các cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ*. Định nghĩa này là cơ sở cho định nghĩa du khách đã được Liên minh quốc tế các tổ chức du lịch chính thức, tiền thân của Tổ chức du lịch thế giới thông qua.
Trong định nghĩa này, các tác giả đã gộp hai phạm trù hoạt động du khách và hoạt động kinh tế thành một hệ thống nhân- quả.
Khác với các quan điểm trên, các học giả biên soạn Bách khoa toàn thư Việt Nam đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai phần riêng biệt. Theo các
* Nguồn: Giáo trình quản trị kinh doanh lữ hành.
chuyên gia này, nghĩa thứ nhất của từ này là một dạng nghỉ dưỡng sức tham gia tích cực của con người ngoài nơi cư trú với mục đích : nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hoá, nghệ thuật, v.v... Theo nghĩa thứ hai, du lịch được coi là một ngành kinh doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt : nâng cao hiểu biết về thiên nhiên, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần làm tăng thêm tình yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về mặt kinh tế du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn; có thể coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ.
Chúng ta biết rằng, trong thực tế cuộc sống, do sự phát triển của xã hội và nhận thức, các từ ngữ thường có khá nhiều nghĩa, nhiều khi trái ngược nhau. Như vậy, cố gắng giải thích đơn vị từ đa nghĩa bằng cách gộp các nội dung khác nhau vào một định nghĩa sẽ làm cho khái niệm trở nên khó hiểu và không rõ ràng. Dựa theo cách tiếp cận trên, nên tách thuật ngữ du lịch thành hai phần để định nghĩa nó.
Du lịch có thể được hiểu là :
+ Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức về thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hoá và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng.
+ Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung quanh.
Việc phân định rõ ràng hai nội dung cơ bản của khái niệm có ý nghĩa góp phần thúc đẩy sự phát triển của du lịch. Du lịch không chỉ là một ngành kinh tế mà nó còn là một hiện tượng xã hội. Chính vì vậy toàn xã hội phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ, đầu tư cho du lịch phát triển như đối với giáo dục, thể thao hoặc một lĩnh vực văn hoá khác.
b) Quan niệm về du khách.
Du khách là người từ nơi khác đến vào thời gian rảnh rỗi của họ với mục đích thoả mãn tại nơi đến nhu cầu nâng cao hiểu biết, phục vụ sức khoẻ, xây dựng hay tăng cường tình cảm của con người (với nhau hoặc với thiên nhiên), thư giãn, giải trí hoặc thể hiện mình kèm theo việc tiêu thụ những giá trị tinh thần, vật chất và các dịch vụ do các cơ sở của ngành du lịch cung ứng. Trong giai đoạn hiện nay của Việt Nam, có thể cụ thể hoá tiêu chí cơ bản này bằng việc nghỉ qua đêm tại một cơ sở lưu trú của ngành du lịch. Nói một cách khác thì du khách là người từ nơi khác đến với / hoặc kèm theo mục đích thẩm nhận tại chỗ những giá trị vật chất, tinh thần hữu hình hoặc vô hình của thiên nhiên và / hoặc của cộng đồng xã hội. Về phương diện kinh tế, du khách là người sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp du lịch như lữ hành, lưu trú, ăn uống.... Cần phải phân biệt hai loại du khách cơ bản. Những người mà chuyến đi của họ có mục đích chính là nâng cao hiểu biết tại nơi đến về các điều kiện, tài nguyên tự nhiên, kinh tế, văn hoá được gọi là du khách thuần tuý. Ngược lại có những người thực hiện chuyến đi vì một mục đích khác như công tác, tìm kiếm cơ hội làm ăn, hội họp... Trên đường đi hay tại nơi đến, những người này sắp xếp được thời gian cho việc thăm quan, nghỉ ngơi. Khi đó họ mới được coi là du khách. Để nói lên sự kết hợp đó, chuyến đi của họ được gọi là du lịch công vụ, du lịch thể thao du lịch tôn giáo...
Do du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội mà còn là một lĩnh vực kinh tế với đối tượng phục vụ là người đi du lịch nên việc thống nhấn khái niệm du khách là một nhu cầu tất yếu. Đối với doanh nghiệp du lịch, thông qua số lượng du khách có thể nắm được doanh thu. Sự chuẩn hoá khái niệm du khách sẽ giúp các nhà thống kê thống nhất được tiêu chí phân định giữa khách tham quan và du khách, giúp cho các cơ quan quản lý xác định được nghĩa vụ, đối với nhà nước của các doanh nghiệp du lịch. Việc thống nhất và chuẩn hoá định nghĩa du khách còn có ý nghĩa làm cho du lịch Việt Nam nhanh chóng hội nhập vào hoạt động thống kê du lịch khu vực và quốc tế.
1.1.2.2. Quan niệm về phát triển du lịch bền vững.
Du lịch bền vững là khái niệm mới xuất hiện trên cơ sở cải tiến, nâng cấp và hoàn thiện khái niệm du lịch của những năm 90 và thực sự được mọi người quan tâm trong những năm gần đây. Vào thời điểm đó, hội đồng du lịch và lữ hành quốc tế (WTTC) cho rằng: “Du lịch bền vững là việc đáp ứng các nhu cầu hiện tại của du khách và vùng du lịch mà vẫn đảm bảo những khả năng đáp ứng nhu cầu cho các thế hệ du lịch tương lai”. Khái niệm này chỉ ra rằng mội hoạt động du lịch ở hiện tại không được xâm phạm đến lợi ích của thế hệ tương lai và phải luôn tôn trọng đảm bảo duy trì hoạt động ấy một cách liên tục và lâu dài.
Theo định nghĩa mới của tổ chức Du lịch thế giới (WTO) đưa ra tại hội nghị về môi trười và phát triển của Liên hợp quốc tại Rio de Janerio năm 1992: “Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng về sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người” (theo Tạp chí Du lịch, số tháng 3 năm 2001). Trong định nghĩa mới này thì du lịch bền vững đã được hiểu một cách đầy đủ hơn nó được xem xét trên cả ba lĩnh vực kinh tế – xã hội – môi trường.
Và mới đây nhất là hội nghị Bộ trưởng du lịch các nước Đông Á - Thái Bình Dương tổ chức tại Việt Nam (từ ngày 11 tháng 6 đến ngày 20 tháng 6 năm 2004, tại thành phố Huế) đã đưa ra quan điểm về du lịch bền vững như sau: “Du lịch bền vững là việc phát triển du lịch nhằm đáp ứng những nhu cầu hiện tại của du khách, ngành du lịch và cộng đồng địa phương nhưng không ảnh hưởng tới khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ mai sau, du lịch bền vững khả thi về kinh tế nhưng không phá huỷ môi trường mà tương lai của du lịch phụ thuộc vào đó, đặc biệt là môi trường tự nhiên và kết cấu xã hội của cộng đồng địa phương”.
1.1.2.3. Những nguyên tắc phát triển du lịch bền vững.
Muốn đảm bảo phát triển du lịch bền vững, thì nhất thiết chúng ta phải tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc của phát triển bền vững, bao gồm 10 nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Khai thác và sử dụng nguồn lực (tài nguyên) một cách bền vững, bao gồm cả tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn. Đó được coi là nền tảng cơ bản nhất để duy trì phát triển du lịch lâu dài.
Nguyên tắc 2: Giảm thiểu tiêu thụ quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải. Thực hiện nguyên tắc này nhằm giảm chi phí khôi phục tài nguyên và giảm chi phí cho việc xử lý ô nhiễm môi trường và nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch.
Nguyên tắc 3: Phát triển du lịch phải đặt trong quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế- xã hội.
Nguyên tắc 4: Duy trì tính đa dạng tự nhiên, đa dạng xã hội và đa dạng văn hoá. Việc duy trì tính đa dạng sẽ tạo cho sức bật cho ngành du lịch giúp du lịch phát triển một cách bền vững.
Nguyên tắc 5: Phát triển du lịch phải hỗ trợ kinh tế địa phương phát triển. Du lịch được coi là một ngành tổng hợp vì vậy sự phát triển của du lịch có liên quan mật thiết với các ngành kinh tế khác trong đó có cả kinh tế địa phương vì vậy muốn phát triển bền vững du lịch thì du lịch phải có vai trò hỗ trợ, dẫn dắt kinh tế địa phương phát triển.
Nguyên tắc 6: Lôi kéo sự tham gia của cộng đồng địa phương. Sự tham gia của cộng đồng địa phương không chỉ đem lợi nhuận cho cộng đồng mà còn làm tăng tính trách nhiệm của cộng đồng trong việc phát triển du lịch và bảo vệ môi trường.
Nguyên tắc 7: Lấy ý kiến quần chúng và các đối tượng liên quan. Điều đó giúp thống nhất trong quá trình phát triển du lịch giảm thiểu những mâu thuẫn của mọi nguời, đi đến tính thống nhất cao về quan điểm phát triển giúp phát triển du lịch được lâu dài.
Nguyên tắc 8: Chú trọng công tác đào tạo nguồn nh