Đề tài Giải pháp phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở Hà Nội

1. Tính cấp thiết của đề tài. Thành phố Hà Nội là nơi tập trung dân số đông, nơi diễn ra các hoạt động nói chung cũng như hoạt động giao thông vận tải nói riêng. Phương tiện giao thông thuận tiện là cơ sở cho các hoạt động khác được thực hiện tốt và là điều kiện quan trọng để tăng trưởng và phát triển kinh tế. Hà Nội là thủ đô của Việt Nam, nơi tập trung hầu hết các cơ quan của Đảng và Nhà nước, nơi diễn ra các hoạt động ngoại giao quan trọng của đất nước. Do vậy việc sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng là một nhu cầu cấp thiết, không thể tách rời với cuộc sống của công dân thủ đô, tạo cảnh quan đô thị. Những năm qua, Hà Nội đã có những bước phát triển đáng kể về các dịch vụ vận tải, đặc biệt là dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Tuy nhiên với sự phát triển của nền kinh tế, sức ép tăng dân số, sự gia tăng của các phương tiện giao thông cá nhân, sự mất cân đối giữa mạng lưới giao thông và lưu lượng phương tiện tham gia, hạn chế trong quản lý đô thị đã gây nên nạn ùn tắc giao thông, đặc biệt là ở giờ tan tầm và tai nạn giao thông vẫn đang là vấn đề nan giải gây thiệt hại về kinh tế. Từ những vấn đề tồn tại trên, tác giả chọn đề tài: “Giải pháp phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài. Liên quan đên chủ đề này đã có một số công trình nghiên cứu khoa học, các bài viết được đăng tải như: - Đoàn Dũng, “Tổ chức quản lý vận tải hành khách công cộng ở thủ đô Hà Nội”, Luận văn Cao học, bảo vệ năm 1996, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. - Nguyễn Thanh Cao Huy, “Khuyến khích đầu tư phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở thủ đô Hà Nội”, Luận văn Cao học, bảo vệ năm 1998, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. - Vũ Qúy Trị, “Dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại Hà Nội”, Luận văn Thạc Sĩ kinh tế, bảo vệ năm 2006, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. - Lâm Quang Cường, “Đề xuất các giải pháp khả thi hạn chế ách tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội (2005-2010)”, Đề tài khoa học cấp Thành Phố, MS: TC - ĐT/07.02-2 Các công trình trên nghiên cứu ở các góc độ khác nhau cả về lý luận và thực tiễn. Song ở đây tác giả nghiên cứu chủ đề ở góc độ kinh tế chính trị đi sâu làm rõ vị trí, vai trò của nó trong đời sống của dân cư đô thị và đưa ra một số giải pháp chủ yếu phát triển nó trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. a. Mục đích nghiên cứu. Làm rõ thực trạng hoạt động dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở Hà Nội thời gian qua. Từ đó, đánh giá những kết quả đạt được và những vấn đề còn tồn tại, đề xuất giải pháp chủ yếu để phát triển loại hình dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. b. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về dịch vụ, dịch vụ công cộng và dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. - Phân tích thực trạng hoạt động dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại Hà Nội. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ hành khách công cộng bằng xe buýt ở Hà Nội. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. a. Đối tượng nghiên cứu. Dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở Hà Nội. b. Phạm vi nghiên cứu. Không gian: Thành phố Hà Nội Thời gian: Thực trạng từ năm 2000 đến năm 2007. Giải pháp từ năm 2008 đến 2015. 5. Phương pháp nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu dựa theo phương pháp luận nói chung của kinh tế chính trị, đặc biệt phương pháp trừu tượng hóa khoa học, kết hợp sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, điều tra, khảo sát thực tế để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. 6. Đóng góp của đề tài. - Làm rõ cơ sở lý luận về dịch vụ công cộng và dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. - Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt từ năm 2000 đến năm 2007. - Đưa ra một số giải pháp có tính khả thi nhằm phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại Hà Nội. 7. Kết cấu của đề tài. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu 3 chương 7 tiết.

doc21 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2674 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI Đinh Trung Sơn GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT Ở HÀ NỘI Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Người hướng dẫn: Nguyễn Tuấn Hùng Hà Nội - 2008 MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT 1.1 Dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. 1.2 Sự cần thiết phải phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT Ở HÀ NỘI 2.1 Khái quát sự phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở Hà Nội. 2.2 Tình hình mạng lưới xe buýt ở Hà Nội. 2.3 Những vấn đề còn tồn tại của dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở Hà Nội. CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT Ở HÀ NỘI 3.1 Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở Hà Nội. 3.2 Xã hội hóa dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở Hà Nội. PHẦN KẾT LUẬN PHẦN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Thành phố Hà Nội là nơi tập trung dân số đông, nơi diễn ra các hoạt động nói chung cũng như hoạt động giao thông vận tải nói riêng. Phương tiện giao thông thuận tiện là cơ sở cho các hoạt động khác được thực hiện tốt và là điều kiện quan trọng để tăng trưởng và phát triển kinh tế. Hà Nội là thủ đô của Việt Nam, nơi tập trung hầu hết các cơ quan của Đảng và Nhà nước, nơi diễn ra các hoạt động ngoại giao quan trọng của đất nước. Do vậy việc sử dụng dịch vụ vận tải hành khách công cộng là một nhu cầu cấp thiết, không thể tách rời với cuộc sống của công dân thủ đô, tạo cảnh quan đô thị. Những năm qua, Hà Nội đã có những bước phát triển đáng kể về các dịch vụ vận tải, đặc biệt là dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Tuy nhiên với sự phát triển của nền kinh tế, sức ép tăng dân số, sự gia tăng của các phương tiện giao thông cá nhân, sự mất cân đối giữa mạng lưới giao thông và lưu lượng phương tiện tham gia, hạn chế trong quản lý đô thị… đã gây nên nạn ùn tắc giao thông, đặc biệt là ở giờ tan tầm và tai nạn giao thông vẫn đang là vấn đề nan giải gây thiệt hại về kinh tế. Từ những vấn đề tồn tại trên, tác giả chọn đề tài: “Giải pháp phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở Hà Nội” làm đề tài nghiên cứu của mình. Tình hình nghiên cứu đề tài. Liên quan đên chủ đề này đã có một số công trình nghiên cứu khoa học, các bài viết được đăng tải như: - Đoàn Dũng, “Tổ chức quản lý vận tải hành khách công cộng ở thủ đô Hà Nội”, Luận văn Cao học, bảo vệ năm 1996, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. - Nguyễn Thanh Cao Huy, “Khuyến khích đầu tư phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở thủ đô Hà Nội”, Luận văn Cao học, bảo vệ năm 1998, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. - Vũ Qúy Trị, “Dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại Hà Nội”, Luận văn Thạc Sĩ kinh tế, bảo vệ năm 2006, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. - Lâm Quang Cường, “Đề xuất các giải pháp khả thi hạn chế ách tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội (2005-2010)”, Đề tài khoa học cấp Thành Phố, MS: TC - ĐT/07.02-2 Các công trình trên nghiên cứu ở các góc độ khác nhau cả về lý luận và thực tiễn. Song ở đây tác giả nghiên cứu chủ đề ở góc độ kinh tế chính trị đi sâu làm rõ vị trí, vai trò của nó trong đời sống của dân cư đô thị và đưa ra một số giải pháp chủ yếu phát triển nó trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. Mục đích nghiên cứu. Làm rõ thực trạng hoạt động dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở Hà Nội thời gian qua. Từ đó, đánh giá những kết quả đạt được và những vấn đề còn tồn tại, đề xuất giải pháp chủ yếu để phát triển loại hình dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Nhiệm vụ nghiên cứu. - Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về dịch vụ, dịch vụ công cộng và dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. - Phân tích thực trạng hoạt động dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại Hà Nội. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ hành khách công cộng bằng xe buýt ở Hà Nội. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu. Dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở Hà Nội. b. Phạm vi nghiên cứu. Không gian: Thành phố Hà Nội Thời gian: Thực trạng từ năm 2000 đến năm 2007. Giải pháp từ năm 2008 đến 2015. Phương pháp nghiên cứu. Đề tài nghiên cứu dựa theo phương pháp luận nói chung của kinh tế chính trị, đặc biệt phương pháp trừu tượng hóa khoa học, kết hợp sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, điều tra, khảo sát thực tế… để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. Đóng góp của đề tài. Làm rõ cơ sở lý luận về dịch vụ công cộng và dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt từ năm 2000 đến năm 2007. Đưa ra một số giải pháp có tính khả thi nhằm phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại Hà Nội. Kết cấu của đề tài. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, đề tài được kết cấu 3 chương 7 tiết. PHẦN NỘI DUNG Chương 1 LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT Ở ĐÔ THỊ Dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Khái niệm dịch vụ và dịch vụ công cộng. a. Khái niệm dịch vụ. Ngày nay, dịch vụ phát triển rất đa dạng, có mặt ở khắp mọi nơi trong đời sống kinh tế - xã hội, toàn bộ những ngành dịch vụ hợp thành khu vực thứ ba của nền kinh tế. Một số ngành dịch vụ như bảo hiểm, y tế, giáo dục, du lịch, vận tải, giải trí v..v Trong kinh tế học, dịch vụ được hiểu là những thứ tương tự như hàng hóa nhưng là hàng hóa phi vật chất. Mọi người chi tiền mua những dịch vụ không khác gì chi tiền mua bất cứ loại hàng hóa nào khác. Theo C.Mác, dịch vụ chỉ giá trị sử dụng đặc thù do lao động đem lại giống như mọi hàng hóa khác, nhưng ở đây, cái giá trị sử dụng đặc thù của lao động này được gọi bằng một danh hiệu đặc biệt là dịch vụ, bởi vì lao động đó cung cấp những sự phục vụ không phải với tư cách là một đồ vật mà với tư cách là một sự hoạt động [5,tr577]. Với tư cách là một loại hàng hóa, dịch vụ cũng có giá trị và cả giá trị sử dụng, nghĩa là nó đáp ứng một nhu cầu nào của người mua và do những chi phí sản xuất ra chúng. Vậy có thể hiểu khái niệm dịch vụ một cách chung nhất là: Dịch vụ là những hoạt động mang tính xã hội, tạo ra các sản phẩm hàng hóa không tồn tại dưới hình thái vật thể; nhằm thỏa mãn kịp thời, thuận lợi, hiệu quả hơn các nhu cầu trong sản xuất và đời sống của con người. Dịch vụ có những đặc tính sau. Sản xuất và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời, không thể tách rời. Dịch vụ là sản phẩm vô hình, không rõ hình hài, không thể thấy trước khi tiêu dùng. Không dự trữ được, không tích lũy được. Dịch vụ có tính không ổn định, không có chất lượng đồng nhất. b. Khái niệm dịch vụ công cộng. Khu vực công cộng là tổng thể các hoạt động do nhà nước đầu tư vốn, trực tiếp thực hiện hoặc một phần do tư nhân đầu tư, tiến hành có sự trợ giúp tài chính của nhà nước và được nhà nước quản lý với những cơ chế đặc biệt nhằm tạo ra những sản phẩm và dịch vụ phục vụ nhu cầu của xã hội. Ở đây, cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm cung ứng vì lợi ích chung, việc thực hiện là của các tổ chức kinh tế và tư nhân. Hoạt động của khu vực công cộng là: - Những hoạt động nhằm đảm bảo cho hệ thống pháp luật của quốc gia có hiệu quả. - Những hoạt động sản xuất, cung cấp các loại hàng hóa và dịch vụ cho xã hội. Loại hàng hóa và dịch vụ này được gọi là hàng hóa công cộng và dịch vụ công cộng. Hàng hóa công cộng là những loại hàng hóa không có tính cạnh tranh trong tiêu dùng. Dịch vụ công cộng có đầy đủ các đặc tính của dịch vụ. Dịch vụ công cộng là loại hình dịch vụ phục vụ cho khu vực công cộng của xã hội, đáp ứng các nhu cầu công cộng của xã hội. Không phải tất cả các nhu cầu công cộng của xã hội đều có thể tự trở thành dịch vụ công cộng của chính phủ, chúng chỉ trở thành dịch vụ công cộng khi được Chính phủ cung cấp. Vậy dịch vụ công cộng là những hoạt động của các tổ chức nhà nứoc hoặc của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tư nhân được nhà nước ủy quyền để thực hiện nhiệm vụ do pháp luật quy định, phục vụ trực tiếp những nhu cầu thiết yếu chung của cộng đồng; theo nguyên tắc không vụ lợi, đảm bảo sự công bằng và ổn định xã hội. Theo kinh tế học, dịch vụ công cộng là các hoạt động cung ứng cho xã hội những hàng hóa công cộng, đáp ứng lợi ích công cộng cho đồng đảo dân cư, như các nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống cộng đồng, đảm bảo an ninh xã hội. 1.1.2 Khái niệm và đặc điểm dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Dịch vụ vận tải hành khách công cộng là một ngành dịch vụ công cộng cung cấp những phương tiện vận tải đáp ứng nhu cầu di chuyển của một số lượng hành khách nhất định. Dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt là dịch vụ vận chuyển hành khách bằng các loại xe buýt từ nhỏ đến các loại xe buýt lớn trên những tuyến đường cố định; được ra đời từ rất sớm và có mặt ở hầu hết các nước trên thế giới. Có nhiều loại hình vận tải công cộng khác, nhưng xe buýt vẫn là loại hình quan trọng trong lĩnh vực vận tải hành khách công cộng, loại hình xe buýt có những đặc điểm sau: Thuận tiện, an toàn, văn minh, Tính linh hoạt cao, vốn đầu tư thấp, sử dụng được hệ thống đường sá của mạng lưới giao thông đường bộ. Tuyến đường cố định, đúng về thời gian, giá vé thống nhất, có quy định nghiêm ngặt. Được phân bố hợp lý, đều khắp tất cả các khu dân cư, phù hợp với quy hoạch của mạng lưới giao thông đường bộ. Là dịch vụ công cộng, đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhiều loại đối tượng khác nhau, đem lại lợi ích cho doanh nghiệp tham gia cung ứng dịch vụ. 1.2 Sự cần thiết phải phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Với sự gia tăng nhanh chóng lưu lượng phương tiện giao thông cá nhân sẽ dẫn đến gia tăng cao tình trạng ùn tắc giao thông, tai nạn giao thông. Vậy để vừa đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân, vừa giảm bớt phương tiện giao thông cá nhân nhằm giảm ách tắc giao thông, phương án hợp lý nhất là phát triển vận tải hành khách công cộng. Trong điều kiện mạng lưới giao thông đô thị vẫn còn chật hẹp, chưa được quy hoạch hợp lý, không phù hợp để phát triển các loại hình vận tải công cộng như tàu điện ngầm, đường sắt nhẹ thì việc phát triển vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt là hợp lý nhất. Sự phát triển của mạng lưới vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt gắn liền với sự phát triển giao thông đường bộ của thành phố. Các tuyền đường ở Hà Nội còn khá rắc rối, chưa được quy hoạch hoàn chỉnh, vậy lựa chọn phát triển xe buýt là hợp lý. Xe buýt có tính linh hoạt cao, có thể tổ chức, bố trí các tuyến phù hợp với mạng lưới giao thống đường bộ; có thể thay đổi các tuyến theo sự thay đổi của các tuyến đường. Chương 2 THỰC TRẠNG DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT 2.1 Khái quát sự phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Từ những năm 1960, vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở Hà Nội đã được hình thành, gồm 28 tuyến trong nội thành và 10 tuyến vế tháng chuyên trách. Trong những năm 1980 với số lượng 500 xe các loại, đã vận chuyển được 50 triệu hành khách/năm, đáp ứng 20-25% nhu cầu đi lại của người dân trong thành phố. [theo 7] Từ những năm 1990, hoạt động vận tải hành khách công cộng trong thành phố ngày càng giảm về số lượng tuyến cũng như chất lượng phục vụ hành khách, dẫn đến số lượng hành khách sử dụng xe buýt giảm. Trước tình hình đó, Nhà nước thực hiện một số biện pháp để phục hồi hoạt động xe buýt: áp dụng chính sách trợ giá cho xe buýt. Tính từ năm 1992 đến năm 2002, sản lượng vận chuyển của xe buýt Hà Nội tăng 16,4 lần. Tuy vậy, so với thời kỳ phát triển nhất của xe buýt (năm 1980) thì sản lượng xe buýt năm 2000 chỉ chiếm 24%. Đây là giai đoạn suy thoái của vận tải hành khách cong cộng bằng xe buýt ở Hà Nội. Ngày 26/06/2001, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ra quyết định thành lập Công ty vận tải và dịch vụ công cộng Hà Nội. Tháng 05/2004, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã quyết định thành lập Tổng công ty vận tải Hà Nội (Hanoi Transerco) thí điểm hoạt động theo mô hình công ty mẹ, công ty con. Đến tháng 01/2005, Hà Nội đã có 57 tuyến xe buýt hoạt động với tổng chiều dài là 856 km, gần 800 đầu xe mới, hiện đại và vận chuyển được gần 300 triệu lượt khách, chiếm tỷ trọng gần 20%, tăng khoảng 20 lần so với năm 2001. Năm 2006, vận chuyển được trên 305 triệu lượt hành khách. Toàn thành phố có 58 tuyến buýt hoạt động trong nội đô, vận chuyển 297,7 triệu khách, chiếm 94% sản lượng của toàn thành phố. Năm 2007, sáu tháng đầu năm vận chuyển được 143,4 triệu lượt hành khách. 2.2 Tình hình mạng lưới xe buýt ở Hà Nội. - Mạng lưới xe buýt công cộng. Bao gồm các tuyến xe buýt vận chuyển hành khách đi lại trong nội thành, hành khách ngoại thành vào và ngược lại theo các hướng của Quốc lộ 1A, Quốc lộ 32, Quốc lộ 5, Quốc lộ 6. Mạng lưới xe buýt chủ yếu tập trung ở khu vực trung tậm thành phố từ vánh đai II trờ vào. Các tuyến đã được bố trí đa dạng hơn, liên kết với nhau hơn. Trong phạm vi vành đai II đến vành đai III, các tuyến xe buýt được bố trí chủ yếu là trên các trục hướng tâm nhằm phục vụ các bến xe Gia Lâm, sân bay Nội Bài… - Phương tiện vận tải hành khách công cộng. Năm 2003, có tổng số xe là 618 chiếc, trong đó tỷ lệ phương tiện mới chiếm 84,1%. Năm 2004, tổng số xe là 687 chiếc; trong đó 165 chiếc từ 24-30, 336 chiếc từ 45-60 chỗ. Năm 2005, tổng số xe tăng lên thành 708 chiếc. - Điểm dừng đỗ xe buýt. Các điểm dừng xe đã được bổ sung và bố trí hợp lý hơn, khoảng cách của cách điểm dừng đã được rút ngắn, xây dựng nhiều nhà chờ. Năm 2003 có 905 điểm dừng, năm 2004 có 1022 điểm dừng, đến năm 2007 có 1197 điểm dừng. Tuy nhiên trong 1197 điểm dừng hiện có, 303 chiếc đang ở tình trạng xuống cấp. Do yếu tố khách quan nên số lượng điểm dừng với hình thức nhà chờ còn ít, tuyến đường nhỏ, vỉa hè thì lại bị chiếm dụng làm nơi đỗ xe, hàng quán. Không có tuyến đường riêng nên khi dừng xe đón khách, xe buýt gặp nhiều khó khăn từ các phương tiện giao thông cá nhân, gây mất an toàn giao thông. Điều quan trọng nhất, hầu hết tại các điểm dừng đỗ xe, người tàn tật chưa có điều kiện tiếp cận được xe buýt. Mới chỉ có tuyến 34 (Bến xe Gia Lâm – Bến xe Mỹ Đình) được thí điểm hạ tầng xe buýt phục vụ người khuyết tật. Hệ thống giá vé. Vé lượt: Có giá trị sử dụng trong 1 lần đi xe Buýt. Giá vé đồng hạng 3.000 - 4000 đồng - 5.000 đồng. Vé tháng: gồm vé tháng ưu tiên (học sinh, sinh viên) và bình thường Loại vé  Đối tượng ưu tiên  Đối tượng bình thường   1 tuyến trừ tuyến 54  25.000đ/tháng  50.000đ/tháng   1 tuyến (tuyến 54)  40.000đ/tháng  80.000đ/tháng   Liên tuyến không có tuyến 54  50.000đ/tháng  80.000đ/tháng   Liên tuyến có tuyến 54  80.000đ/tháng  120.000đ/tháng   Vé tháng miễn phí: áp dụng cho thương binh, bệnh binh và những người tàn tật. Trên toàn thành phố, có 14 điểm đăng ký và bán vé tháng. Hiện nay, số lượng khách đi xe buýt sử dụng vé tháng chiếm tỷ trọng chủ yếu, giá vé tháng của đối tượng ưu tiên chỉ bằng 50% giá vé bình thường. Tình trạng này dẫn đến việc nhà nước phải chịu bù lỗ khá lớn. Công tác quản lý điều hành vận tải hành khách công cộng. Sau khi thành lập, Tổng Công ty vận tải Hà Nội đã triển khai chủ trương lớn về đổi mới, hợp lý hóa sản xuất, tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp nhằm từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh và thực hiện chiến lược phát triển của Transerco. Nhờ đó Tổng Công ty đã đạt được nhiều thành tích lớn, số lượt khách được vận chuyển bằng xe buýt tăng cao. Tổng công ty tiến hành đẩy mạnh công tác cổ phần hóa: tính đến đầu năm 2007, Hanoi Transerco đã cổ phần hóa xong công ty Đóng tàu, công ty Vận tải đường biển, công ty Xăng dầu chất đốt và công ty vận tải đường thủy Hà Nội. 2.3 Những vấn đề còn tồn tại của dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt. Nhìn chung hệ thống hạ tầng xe buýt còn nhiều thiếu thốn, yếu kém. Nhiều biển báo trong thành phố xuống cấp, toàn thành phố chỉ có 268 tấm bản đồ chỉ dẫn luồng tuyến xe buýt, hành khách khó tiếp cận đầy đủ thông tin. Cách bố trí điểm dừng chưa hợp lý, khoảng cách giữa các điểm dừng ở nhiều nơi chưa đúng tiêu chuẩn, nhiều điểm dừng ở gần nút giao cắt tạo ra nguy cơ tai nạn giao thông cao. Số lượng điểm dừng có nhà chờ rất ít gây khó khăn cho hành khách khi gặp thời tiết xấu. Hầu hết các điểm dừng đỗ xe chưa có điều kiện để người tàn tật tiếp cận tới xe buýt. Nhiều tuyến đường còn quá nhỏ hẹp chưa đáp ứng được sự phát triển của xe buýt. Xe buýt chưa có đường riêng, làn riêng; do vậy phải chạy chung với dòng giao thông hỗn hợp, có nhiều phương tiện khác nhau làm giảm tốc độ chạy xe, dễ gây va chạm và khó khăn khi xe buýt tiếp cận điểm dừng. Hiện tại, trên địa bàn Hà Nội mới chỉ có đường Nguyễn Trãi có làn đường riêng dành cho xe buýt. Việc tổ chức luồng tuyến cũng chưa hợp lí, nhiều tuyến đường nhỏ nhưng phải gánh chịu nhiều lượt xe buýt hoặc xe buýt lớn gây nguy cơ ùn tắc giao thông cao. Ví dụ như đường Bưởi có chiều rộng là 7m nhưng hàng ngày đón tiếp hàng trăm lượt xe buýt từ 7 tuyến ghé qua. Phố Hàng Than chỉ rộng vẻn vẹn 7m nhưng cũng phải gánh 3 tuyến xe buýt với loại xe 80 chỗ. Lượng xe buýt vẫn chưa đáp ứng hết được nhu cầu đi lại của người dân trong giờ cao điểm. Điều kiện bến bãi ở các bến xe liên tỉnh còn chật hẹp. Nhiều bến xe còn nằm sâu trong nội thành gây ô nhiễm môi trường đô thị như bến xe Kim Mã, Long Biên, Gia Lâm. Kinh phí đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông công cộng còn hạn chế. Nhà nước thì phải chịu một khoản bù lỗ khá lớn. Nhiều lái xe, phụ xe ý thức chấp hành chưa tốt, trình độ nghiệp vụ và tay nghề chưa cao, ảnh hưởng tới chất lượng phục vụ. Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VẬN TẢI HÀNH KHÁCH CÔNG CỘNG BẰNG XE BUÝT Ở HÀ NỘI Phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở Hà Nội là một giải pháp hợp lý để vừa đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân vừa tránh ùn tắc giao thông. Phát triển hệ thống xe buýt là nhiệm vụ thiết yếu của ngành dịch vụ vận tải hành khách công cộng nói riêng và của hệ thống giao thông đô thị nói chung. Vậy sau đây, tôi xin được đưa ra một số giải pháp phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt nhằm khắc phục những hạn chế, khó khăn còn tồn tại đã được nêu ở trên. 3.1 Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt ở Hà Nội. Để dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt mang lại hiệu quả, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân thì cần phải có sự phối hợp, tham gia, can thiệp của Nhà nước, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội trong việc xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách, quy chế điều tiết các nguồn vốn, cung cấp cơ sở hạ tầng… Về cơ sở hạ tầng giao thông đô thị Xây dựng đồng bộ hạ tầng giao thông ở những khu vực đô thị mới và nâng cấp hạ tầng giao thông trên toàn thành phố Hà Nội. Tăng cường chất lượng phục vụ, nâng cao chất lượng sử dụng của hệ thống xe buýt. Quản lý chặt chẽ giao thông đô thị, hạn chế phương tiện giao thông cá nhân. Sự phát triển của các loại phương tiện cá nhân là nguyên nhân quan trọng gây nên tình trạng ùn tắc và gia tăng tai nạn giao thông. Vì thế cần phải có các giải pháp hạn chế như: Tăng thuế nhập khẩu xe máy, xe con; tăng giá nhiên liệu; tăng phí đỗ xe; cấm tất cả hoặc một số loại phương tiện vận tải cá nhân hoạt động ở một số khu vực, một số tuyến đường, trong thời gian qui định nào đó. Khuyến khích người dân sử dụng phương tiện xe Buýt. Về vốn Vốn phát triển dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt tại Hà Nội có thể được huy động từ: + Vốn Ngân sách Nhà nước. + Vốn vay ưu đãi và vốn tài trợ của nước ngoài. + Vồn từ liên doanh với nước ngoài. Về g
Luận văn liên quan