Đề tài Giải pháp phát triển Khu kinh tế Cửa khẩu Cha Lo

Minh Hóa là huyện miền núi nằm ở phía Tây - Bắc tỉnh Quảng Bình. Toàn huyện có 16 đơn vị hành chính, gồm 15 xã (có 95 thôn và 31 bản) và 1 thị trấn (có 9 tiểu khu) với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 141.270 ha, xếp thứ 3/toàn tỉnh với dân số trung bình toàn huyện năm 2011 là 47.533 người. Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo được Chính phủ thành lập tại quyết định số 137/2002/ QĐ-TTg ngày 15/10/2002 bao gồm 6 xã thuộc huyện Minh Hóa: Dân Hóa, Trọng Hóa, Hóa Thanh, Hóa Tiến, Hóa Phúc, Hồng Hóa với tổng diện tích tự nhiên 538 km2. Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo nằm trong khu vực biên giới giáp Lào là cửa ngõ quốc tế phía Tây của trục hành lang kinh tế Đông Tây tỉnh Quảng Bình, nằm trên Quốc lộ 12A, kết nối với Khu kinh tế tổng hợp Hòn La. Đây là trục hành lang kinh tế quan trọng nằm phía Bắc tỉnh Quảng Bình. Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo là một trong những đầu mối giao thương quan trọng trong vùng kinh tế Bắc Trung Bộ gắn với hệ thống giao thông xuyên Á và cần được phát triển trong mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với các trọng điểm kinh tế trong vùng như Khu kinh tế cửa khẩu Lao Bảo, Cầu Treo, Khu kinh tế tổng hợp Vũng Áng và hành lang kinh tế dọc đường Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, do chưa có các giải pháp thực sự hiệu quả, sự hình thành và thực hiện các chính sách phát triển tại các khu vực cửa khẩu chưa tạo được sự đồng bộ, thống nhất về không gian phát triển, khai thác hiệu quả các tiềm năng và chưa tương xứng với vị trí của khu vực: Là đầu mối thông thương quan trọng của tỉnh Quảng Bình với nước bạn Lào, nên việc đầu tư xây dựng còn chưa phát huy được hết tiềm năng và thế mạnh của Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo, đóng vai trò động lực thúc đẩy phát triển kinh tế cho tỉnh Quảng Bình như Chính phủ mong muốn.

doc40 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 1571 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp phát triển Khu kinh tế Cửa khẩu Cha Lo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, giúp đỡ tận tình của ThS Trần Thị Thúy Ngọc, cảm ơn sự giúp đỡ của các cô chú và anh chị Trung tâm tư vấn, xúc tiến đầu tư Quảng Bình đã tạo điều kiện cho em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này. Với thời gian thực tập có hạn, kinh nghiệm và kiến thức thực tế chưa nhiều nên luận văn tốt nghiệp không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô và quý cơ quan để chuyên đề của em hoàn thiện hơn. MỤC LỤC BẢNG DANH MỤC VIẾT TẮT KKT : Khu kinh tế KKTCK : Khu kinh tế cửa khẩu NN : Nông nghiệp CN-TTCN : Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp TM- DV : Thương mại dịch vụ CN- DV : Công nghiệp- dịch vụ LĐ : Lao động DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1: Bảng hiện trạng dân số, lao động tỷ lệ tăng dân số của KKT 15 Bảng 2: Lao động hiện trạng khu KTCK Cha Lo 16 Bảng 3: Các công trình cấp nước tại KKTCK 18 Bảng 4: Tình hình thương mại tại KKTCK Cha Lo 23 Bảng 5: Thuế và ngân sách Nhà nước 24 Bảng 6: Các dự án và đăng kí đầu tư vào KKTCK Cha lo năm 2011 25 LỜI MỞ ĐẦU Minh Hóa là huyện miền núi nằm ở phía Tây - Bắc tỉnh Quảng Bình. Toàn huyện có 16 đơn vị hành chính, gồm 15 xã (có 95 thôn và 31 bản) và 1 thị trấn (có 9 tiểu khu) với tổng diện tích tự nhiên toàn huyện là 141.270 ha, xếp thứ 3/toàn tỉnh với dân số trung bình toàn huyện năm 2011 là 47.533 người. Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo được Chính phủ thành lập tại quyết định số 137/2002/ QĐ-TTg ngày 15/10/2002 bao gồm 6 xã thuộc huyện Minh Hóa: Dân Hóa, Trọng Hóa, Hóa Thanh, Hóa Tiến, Hóa Phúc, Hồng Hóa với tổng diện tích tự nhiên 538 km2. Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo nằm trong khu vực biên giới giáp Lào là cửa ngõ quốc tế phía Tây của trục hành lang kinh tế Đông Tây tỉnh Quảng Bình, nằm trên Quốc lộ 12A, kết nối với Khu kinh tế tổng hợp Hòn La. Đây là trục hành lang kinh tế quan trọng nằm phía Bắc tỉnh Quảng Bình. Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo là một trong những đầu mối giao thương quan trọng trong vùng kinh tế Bắc Trung Bộ gắn với hệ thống giao thông xuyên Á và cần được phát triển trong mối quan hệ gắn kết chặt chẽ với các trọng điểm kinh tế trong vùng như Khu kinh tế cửa khẩu Lao Bảo, Cầu Treo, Khu kinh tế tổng hợp Vũng Áng và hành lang kinh tế dọc đường Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, do chưa có các giải pháp thực sự hiệu quả, sự hình thành và thực hiện các chính sách phát triển tại các khu vực cửa khẩu chưa tạo được sự đồng bộ, thống nhất về không gian phát triển, khai thác hiệu quả các tiềm năng và chưa tương xứng với vị trí của khu vực: Là đầu mối thông thương quan trọng của tỉnh Quảng Bình với nước bạn Lào, nên việc đầu tư xây dựng còn chưa phát huy được hết tiềm năng và thế mạnh của Khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo, đóng vai trò động lực thúc đẩy phát triển kinh tế cho tỉnh Quảng Bình như Chính phủ mong muốn. Nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò quan trọng của việc phát triển khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo trong công cuộc đổi mới, tôi chọn đề tài" Giải pháp phát triển khu kinh tế cửa khẩu Cha Lo " làm đề tài nghiên cứu, với hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ của mình cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN Một số khái niệm Khu kinh tế( KKT) là gì? Theo luật đầu tư số 59/2005/QH quy định tại điều 3 về giải thích từ ngữ thì Khu kinh tế được định nghĩa: “Khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo quy định của Chính phủ”. Khu kinh tế cửa khẩu( KKTCK) là gì? Khu kinh tế cửa khẩu là khu kinh tế được hình thành ở khu vực biên giới đất liền có cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính và được thành lập theo các điều kiện, trình tự, thủ tục quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP. Nội dung phát triển KKTCK Xây dựng và hoàn thiện các cơ chế chính sách ưu đãi cho KKTCK nhằm thu hút đầu tư phát triển KKTCK. Huy động nội lực, tăng cường thu hút các nguồn lực từ bên ngoài để đầu tư xây dựng, củng cố, nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội trong vùng, đảm bảo phục vụ ngày càng tốt hơn cho hoạt động kinh tế đối ngoại, xuất nhập khẩu, sản xuất và đời sống dân cư. Khai thác những lợi thế, phát triển mạnh các ngành có tiềm năng nhằm đáp ứng ngày càng cao hơn cho nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. Đẩy mạnh phát triển văn hóa- giáo dục, nâng cao chất lượng và hiệu quả của sự nghiệp giáo dục đào tạo, đảm bảo sự đồng đều về chất lượng giáo dục trong toàn vùng, tăng cường công tác xóa mù chữ cho dân cư trong độ tuổi. Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân Bảo vệ, đầu tư, cải thiện và phát triển môi trường bền vững. Vai trò và vị trí của KKTCK: Khu kinh tế cửa khẩu (KKTCK) ở Việt Nam ra đời phù hợp với quan điểm đổi mới mở cửa, hội nhập nền kinh tế thế giới của Đảng và Nhà nước trong những năm trở lại đây. Với những đóng góp không nhỏ đối với phát triển kinh tế xã hội trong thời gian qua các KKTCK đã ngày càng khẳng định rõ vai trò và vị trí của mình. Đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân Các KKTCK được hình thành nhằm mục đích phát huy lợi thế về quan hệ kinh tế- thương mại cửa khẩu biên giới, thu hút các kênh hàng hoá, đầu tư, thương mại, dịch vụ và du lịch từ các nơi trong cả nước, từ nước ngoài vào nội địa thông qua cơ chế chính sách ưu đãi tại các khu kinh tế cửa khẩu. Đó cũng là cơ sở để các ngành, các địa phương trong cả nước, thực hiện sự chuyển dịch sản xuất, lưu thông hàng hoá phù hợp. nhằm khai thác thị trường rộng lớn của nước bạn. Các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và du lịch cũng cần phải mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế để nhanh chóng hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Điều này càng có ý nghĩa đối với nền kinh tế hàng hoá chậm phát triển, thị trường còn nhỏ hẹp, sức mua thấp, khả năng cạnh tranh trước mắt của nền kinh tế còn thấp kém như Việt Nam. KKTCK có sức thu hút đầu tư khá mạnh mẽ với các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, KKTCK góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương, tạo ra một hệ thống cơ sở hạ tầng mới, hiện đại, có giá trị lâu dài ở địa phương. Qua đó nâng cao được tỉ lệ tích luỹ đầu tư cho tương lai, đồng thời nâng cao đời sống, dân trí của đồng bào vùng biên giới thông qua việc tiếp xúc với các hoạt động kinh tế, thị trường. Quá trình phát triển các KKTCK tác động thúc đẩy mạnh mẽ quá trình giao lưu kinh tế giữa Việt Nam với các nước trong khu vực và trên thế giới nhằm đẩy nhanh tiến trình hội nhập kinh tế. Đối với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế KKTCK hình thành sẽ tạo ra sự chuyển dịch phân công lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang phi nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng phát triển các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch, công nghiệp, thông qua việc đẩy mạnh giao lưu kinh tế với các nước láng giềng, làm cho thị trường cả nước được thông suốt, khai thác tối đa những tiềm năng và thế mạnh của vùng, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, kiểm tra giám sát các hoạt động, phát hiện và xử lý các vi phạm, Ngoài ra đối với một số tỉnh miền núi biên giới phía Đông Bắc nơi có KKTCK nó còn góp phần đẩy nhanh xu hướng đô thị hoá, hình thành những thị trấn, thị tứ, các khu thương mại dịch vụ Đối với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hoá đất nước Các KKTCK thúc đẩy quá trình hiện đại hoá thông qua việc ứng dụng công nghệ mới và trình độ quản lý hiện đại trong hoạt động thương mại, dịch vụ và sản xuất, tạo ra những yếu tố để liên kết các doanh nghiệp đầu tư trong nước cũng như ngoài nước, góp phần tích cực vào việc tăng kim ngạch xuất khẩu, tăng thu ngoại tệ; thực hiện phân công lao động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đối với phát triển xã hội Sự tác động đối với kinh tế của các KKTCK cũng thực chất là tác động đến phát triển xã hội, nhằm hướng tới mục tiêu phát triển xã hội là nâng cao phúc lợi xã hội cho con người. Các KKTCK còn góp phần giải quyết vấn đề việc làm tạo sự ổn định cho cuộc sống của nhân dân qua việc đào tạo và nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động xã hội, phát triển kinh tế gắn văn minh, tiến bộ và công bằng xã hội. Đối với an ninh quốc phòng Việc hình thành các KKTCK sẽ tạo thành những khu tập trung dân cư, các đô thị biên giới làm tăng thêm tiềm lực kinh tế, quốc phòng tại tuyến biên giới. Đời sống của nhân dân tại địa bàn các KKTCK sẽ được thay da đổi thịt tạo thêm lòng tin về chính quyền và về các chính sách của Đảng và Nhà nước. Do đó hoạt động bảo vệ biên giới, chủ quyền Quốc gia, đảm bảo an ninh, quốc phòng sẽ được nâng cao về nhiều mặt. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển KKTCK Nhân tố tự nhiên và trình độ phát triển kinh tế xã hội Vị trí địa lí Việc lựa chọn xây dựng các KKTCK, trước hết căn cứ vào điều kiện tự nhiên xã hội, đó phải là những nơi có thuận lợi về vị trí, Phù hợp với giao lưu kinh tế- thương mại biên giới, là cầu nối giữa kinh tế trong nước với kinh tế nước ngoài. Các cửa khẩu thường có đặc điểm chung về hành chính là nơi tiếp giáp của hai hay nhiều quốc gia, có vị trí địa lí riêng trên đất liền hoặc biển, các KKTCK thường nằm ở các thị trấn, thị tứ và đầu mối giao thông như quốc lộ 1A, quốc lộ 12A, trên hệ thống giao thông xuyên Á Đây được coi là những yếu tố hết sức quan trọng cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của KKTCK. Bởi vì, do đặc điểm của nó, hoạt động thương mại- dịch vụ là một trong những nội dung cơ bản trong sự phát triển của KKTCK, muốn vậy phải có nguồn hàng hóa, dịch vụ từ nội địa được vận chuyển đến để trao đổi qua cửa khẩu biên giới đồng thời phải có hệ thống giao thông thuận lợi để đưa hàng hóa nhập khẩu từ bên ngoài vào trong nước. Hơn nữa, do nhiều nét tương đồng về khí hậu, môi trường sinh thái, trình độ phát triển, cho nên đòi hỏi phải có các chủng loại hàng hóa đáp ứng được nhu cầu trao đổi, có loại được sản xuất tại chỗ, có loại được khai thác trong nội địa theo nguyên tắc xuất những hàng hóa mà thị trường bạn cần mà ta có lợi thế và nhập những hàng hóa chúng ta chưa có khả năng đáp ứng cho thị trường trong nước. Chính vì thế yếu tố địa lý là rất quan trọng trong sự hình thành và phát triển của KKTCK. Yếu tố xã hội và trình độ phát triển Bên cạnh yếu tố địa lý thì các vấn đề xã hội, trình độ dân trí, phong tục tập quán, cũng ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển KKTCK. Trình độ dân trí ở đây nhìn chung còn rất thấp. Do đó trình độ lao động thấp chủ yếu là lao động giản đơn dựa vào kinh nghiệm là chính, không qua đào tạo nên năng suất lao động thấp, giá trị cá biệt của hàng hóa cao nhưng chất lượng của sản phẩm còn hạn chế, vì thế khả năng cạnh tranh của sản phẩm sẽ rất khó khăn khi trao đổi hàng hóa qua cửa khẩu. Cơ cấu kinh tế ở các KKTCK vẫn còn ở mức lạc hậu, nông- lâm nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao do đó thu nhập bình quân đầu người vẫn ở mức thấp.Vấn đề này sẽ dẫn đến hàng loạt các khó khăn khác như : Đời sống văn hoá tinh thần không được đảm bảo, các dịch vụ xã hội còn thiếu và ở mức yếu kém. Đây là những khó khăn cho việc phát triển giao lưu kinh tế qua cửa khẩu biên giới và nó cũng tác động không nhỏ đến sự phát triển KKTCK. Tình hình chính trị của các nước trong khu vực Đây là một nhân tố mang tính khách quan, qui định sự hình thành và phát triển các KKTCK. Một khu vực hòa bình hữu nghị và hợp tác sẽ là môi trường tốt để đẩy mạnh giao lưu hợp tác kinh tế giữa Việt Nam và các nước khác trong khu vực như Lào, Thái Lan,.. và đặc biệt là Trung Quốc có vị trí trực tiếp và ảnh hưởng to lớn tới các quan hệ khác. Do đặc điểm của mô hình KKTCK, sự hình thành và phát triển của nó phụ thuộc chặt chẽ vào sự ổn định chính trị, an ninh biên giới trong từng nước, giữa các nước có đường biên giới chung và các nước trong khu vực. Đây là một thực tế giải thích vì sao mô hình này ở một số nước đã thực hiện rất thành công nhưng ở Việt Nam mãi đến 1996 mới tiến hành thí điểm. Hơn nữa thực tiễn lịch sử ở Việt Nam cũng đã chứng kiến nhiều thời kì, khi quan hệ giữa hai nước lắng xuống khu vực biên giới trở thành điểm nóng về an ninh, chính trị, trật tự- an toàn xã hội, phải đóng cửa hàng loạt các cửa khẩu biên giới, và khi đó trao đổi thương mại hầu như không có. Vì vậy, vấn đề này không chỉ có vai trò quan trọng sống còn, có ý nghĩa quyết định đến sự hình thành và phát triển khu vực cửa khẩu. Mà trong tương lai, khi qui mô của loại hình này mở rộng, các hoạt động thương mại xuất nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, hoạt động dịch vụ du lịch, trao đổi thông tin tư vấn. Hội trợ phát triển thì sự liên kết không chỉ trực tiếp giữa hai quốc gia, mà đòi hỏi sự tham gia có tính chất khu vực, nơi đây sẽ thực sự là cầu nối, là kênh quan trọng hỗ trợ cho nền kinh tế hội nhập, mở cửa theo xu thế toàn cầu hóa và cạnh tranh diễn ra gay gắt giữa các nước, các nền kinh tế trong khu vực và thế giới. Tác động của chính sách kinh tế đối ngoại và quan hệ giữa Việt Nam với các nước láng giềng Sự phát triển của các KKTCK phụ thuộc trực tiếp vào chính sách kinh tế đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta. Từ khi thực hiện chính sách đổi mới năm 1986 đến nay đường lối đối ngoại mở rộng của chúng ta:" Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước ", trên nguyên tắc: bình đẳng, cùng có lợi; tôn trọng chủ quyền và không can thiệp và công việc nội bộ của nhau; giữ vững độc lập; chủ quyền dân tộc; kiên định sự lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội Trên những định hướng cơ bản đó, chúng ta chủ trương giữ vững các thị trường truyền thống, đồng thời tìm kiếm và mở rộng thị trường ra các nước, các khu vực khác trên thế giới. Việc thực thi một chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa các hình thức kinh tế đối ngoại cho phép Việt Nam tìm kiếm nhiều mô hình, hình thức kinh tế đa dạng, năng động. Trong đó, bên cạnh các hoạt động xuất nhập khẩu; hoạt động hợp tác, đầu tư nước ngoài; hoạt động chuyển giao công nghệ; hoạt động tài chính, tiền tệ quốc tế; hoạt động dịch vụ du lịch thu ngoại tệ, các hình thức này kết hợp đa dạng, đan xen với nhau, hỗ trợ nhau cùng phát triển. Từ đó nhiều mô hình kinh tế mới ra đời, kết hợp được nhiều ưu điểm trong tổ chức, hoạt động của các hình thức kinh tế đối ngoại, như khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cửa khẩu Điều quan trọng hơn với chính sách kinh tế đối ngoại rộng mở, nền kinh tế thực sự chuyển động theo xu hướng hội nhập, mở cửa nhiều hơn đối với các nước láng giềng, các nước trong khu vực, cũng như nhiều nơi khác trên thế giới. Việt Nam đă dần tạo lập được khoảng 10 mặt hàng mũi nhọn, có lợi thế từ đặc điểm truyền thống của kinh tế trong nước, nhưng có khả năng thâm nhập và thị trường quốc tế. Tuy năng lực cạnh tranh của các sản phẩm trong nước còn đang hạn chế, nhưng điểm yếu này đang từng bước được khắc phục. Chính sách kinh tế đối ngoại hiện nay được coi là tiền đề tốt để hỗ trợ cho việc hình thành và phát triển các KKTCK nói chung. Mức độ mở rộng thị trường và áp lực cạnh tranh quốc tế Đây cũng là nhân tố tác động không nhỏ đến sự phát triển của khu kinh tế cửa khẩu. Trên thực tế những năm từ 1996 đến nay, việc thí điểm một số chính sách tại các KKTCK cũng phản ánh rõ điều này. Mặt khác, về lý thuyết, việc hình thành và phát triển KKTCK có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại đối với việc phát triển kinh tế hàng hóa, mức độ và qui mô mở rộng các quan hệ thị trường cũng là môi trường quan trọng để KKTCK tồn tại và phát triển, KKTCK ra đời sẽ đóng vai trò là cầu nối, tác động trở lại đối với việc phát triển kinh tế hàng hóa trong nước, là cửa ngõ để nền kinh tế hội nhập với khu vực và thế giới. Vì vậy, nói đến việc mở rộng các quan hệ thị trường ở Việt Nam trong điều kiện hiện nay, trước hết là việc hình thành đầy đủ và đồng bộ các loại thị trường, tạo ra khuôn khổ pháp lý để thị trường hoạt động đúng với vai trò và chức năng của nó trong nền kinh tế. Hiện nay và trong những năm tiếp theo, khi xu hướng toàn cầu hóa mạnh mẽ và sâu rộng hơn, Việt Nam tham gia đầy đủ hơn vào các tổ chức thương mại khu vực và quốc tế, tham gia nhiều hơn và các thị trường của các quốc gia phát triển, thì áp lực cạnh tranh đối với sản xuất và trao đổi thương mại quốc tế, trong đó có KKTCK càng trở nên gay gắt. Bởi vì, xét về bản chất trong quan hệ kinh tế quốc tế, hiệu quả kinh tế chỉ đạt được khi trao đổi diễn ra bình đẳng, mỗi quốc gia chỉ xuất hàng hóa nào mà thị trường quốc tế cần, những hàng hóa mà trong nước có lợi thế, đưa lại giá trị chính sách biệt thấp hơn, có khả năng cạnh tranh. Ngược lại, nếu chỉ xuất hàng thô, hàng được sản xuất với công nghệ lạc hậu, thị trường quốc tế không cần thì hoặc là thua thiệt, hoặc là hàng hóa ứ đọng, ảnh hưởng đến sản xuất trong nước, thậm chí biến thị trường trong nước trở thành nơi tiêu thụ hàng hóa ế thừa của các quốc gia phát triển hơn. Khi đó, vai trò và hiệu quả của việc hình thành và phát triển khu kinh tế cửa khẩu sẽ mất tác dụng. Trong quan hệ kinh tế quốc tế, trình độ phát triển kinh tế thị trường, khả năng cạnh tranh của mỗi nước cũng được phản ánh thông qua quan hệ thương mại. Thông qua hoạt động này, Nhà nước sẽ điều chỉnh các chính sách phát triển nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ trong nước cho phù hợp. Bởi vì, đây cũng là kênh quan trọng phản hồi những thông tin của thị trường quốc tế đối với nền kinh tế của mỗi nước. CHƯƠNG II: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN- KINH TẾ XÃ HỘI CỦA KKTCK CHA LO Điều kiện tự nhiên Vị trí và ranh giới thiết kế KKTCK Cha Lo bao gồm ranh giới hành chính của 6 xã thuộc huyện Minh Hóa là: Dân Hóa, Trọng Hóa, Hóa Thanh, Hóa Phúc, Hồng Hóa và Hóa Tiến với tổng diện tích là 53.923ha. - Phía Bắc và Đông Bắc giáp huyện Tuyên Hóa. - Phía Nam giáp các xã Xuân Hóa, Yên Hóa, Hóa Hợp và Hóa Sơn. - Phía Tây giáp nước bạn Lào. Khí hậu KKTCK Cha Lo nằm trong vùng khí hậu Bắc Trung Bộ, thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Nam, với đặc trưng của khí hậu nhiệt đới điển hình ở phía Nam và có mùa Đông tương đối lạnh ở miền Bắc, là vùng có địa hình tự nhiên đa dạng, có các khu rừng tự nhiên, nhiều di tích lịch sử là những điểm có giá trị du lịch cao. - Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa mưa. Mùa mưa tập trung từ tháng 9 đến tháng 11, chiếm 80% tổng lượng mưa của cả năm nên thường gây bão, lũ lụt trên diện rộng, lượng mưa trung bình nhiều năm là 2.100 - 2.200 mm, số ngày mưa trung bình là 152 ngày/năm. Mùa khô từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau, trùng với mùa khô hanh nắng gắt gắn với gió Tây Nam khô nóng, lượng bốc hơi lớn nên thường xuyên gây hạn hán, cát bay, cát chảy lấp đồng ruộng và dân cư. Gió Tây Nam khô nóng xuất hiện khoảng 100 ngày trong năm, chủ yếu tập trung trong tháng 7 - Nhiệt độ trung bình là 23,5 - 250C tăng dần từ Bắc vào Nam, giảm dần từ Đông sang Tây. Tổng nhiệt độ hàng năm khoảng 8.600 - 8.7000C, số giờ nắng trung bình hàng năm khoảng 1.700 - 1.800 giờ/năm. Như vậy, nhiệt độ và tổng tích ôn cả năm khá cao, phù hợp và thuận lợi cho các cây công nghiệp, cây dài ngày, cây nhiệt đới. - Do lãnh thổ hẹp, sông ngắn và dốc nên mùa mưa bão thường có hiện tượng nước dâng tạo ra lũ quét gây thiệt hại lớn về người và của, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất nông nghiệp hàng năm. Để hạn chế sự bất lợi cần phải có các chương trình khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên có căn cứ khoa học như trồng rừng đầu nguồn, thiết lập vành đai rừng phòng hộ, nghiên cứu cơ cấu mùa vụ cây trồng, vật nuôi, tuyển chọn cơ cấu giống chống chịu để né tránh các điều kiện bất lợi về khí hậu, thời tiết. Điều kiện kinh tế xã hội Hiện trạng kinh tế xã hội của huyện Minh Hóa Huyện giữ được tốc độ tăng trưởng khá qua hàng năm (trung bình tăng 8,2%). Cơ cấu kinh tế phát triển đúng hướng( giảm tỉ trọng NN và tăng CN- DV). NN đã từng bước chuyển sang sản xuất hàng hoá, tập trung phát triển các loại cây công nghiệp ngắn ngày như lạc, sắn nguyên liệu và cây lương thực, nhất là ngô. Ứng dụng tốt các tiến bộ
Luận văn liên quan