Nhượng quyền thương mại xuất hiện từ thế kỉ 19 và không ngừng được mở
rộng, phát huy tính hiệu quả trong kinh doanh. Các khu vực kinh tế dịch vụ
đang chứng kiến hàng loạt các doanh nghiệp sử dụng phương thức này. Đối với
chủ thương hiệu, thông qua mô hình chuỗi liên kết tạo thành mạng lưới kinh
doanh- phân phối dày đặc, nhượng quyền thương mại mang lại siêu lợi nhuận
cho họ và cả sự tiện lợi cho người tiêu dùng.
Theo báo cáo hoạt động nhượng quyền thương mại năm 2006 của phòng
thương mại Mỹ 2006 (đăng trên website: www.amchamvietnam.com), cứ 12 phút lại
có một hệ thống nhượng quyền mới ra đời. Ở Mỹ 90% công ty kinh doanh theo
hình thức nhượng quyền thương mại tiếp tục hoạt động sau 10 năm trong khi
82% công ty độc lập phải đóng cửa và cũng chỉ có 5% công ty theo hợp đồng
thương hiệu thất bại trong năm đầu tiên so với 38% công ty độc lập. Ở Châu
Âu, tổng cộng có hơn 4.000 hệ thống nhượng quyền thương mại; với 167.500
cửa hàng nhượng quyền thương mại, doanh thu đạt khoảng 100 tỉ Euro, tạo ra
hơn 1.5 triệu việc làm. Tại Úc, tổng cửa hàng nhượng quyền thương mại
khoảng 54.000, đóng góp 12% vào GDP và tạo hàng trăm ngàn việc làm cho
người lao động. Điều đó cho thấy sự bùng nổ hình thức này trên thế giới là điều
tất yếu.
85 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1773 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp phát triển kinh doanh bằng hình thức nhượng quyền mô hình hoạt động tại các doanh nghiệp nhượng quyền Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
---------o0o---------
Công trình tham dự Cuộc thi
Sinh viên nghiên cứu khoa học trường Đại học Ngoại thương năm 2010
Tên công trình:
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH DOANH
BẰNG HÌNH THỨC NHƯỢNG QUYỀN MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NHƯỢNG QUYỀN VIỆT NAM
Thuộc nhóm ngành: 1b
Họ và tên sinh viên: Nguyễn Thị Lan Phương Nam/nữ: Nữ Dân tộc:
Kinh
Lớp: Anh 7 Khoá: 46 Khoa: Kinh tế Năm thứ : 3/ 4 số năm đào tạo.
Ngành học : Kinh tế đối ngoại
Người hướng dẫn : PGS. TS Nguyễn Thanh Bình
Hà Nội- 2010
2
Danh mục bảng biểu
Bảng 1: Chức năng và nhiệm vụ các bên trong nhượng quyền hệ
thống
Trang 11
Bảng 2: Những thương hiệu Việt Nam đã và đang chuẩn bị
nhượng quyền
37
Bảng 3: Danh sách các công ty Việt Nam đã được cấp phép thực
hiện hoạt động nhượng quyền thương mại ra nước ngoài
40
Phụ lục 1: Trích luật thương mại 2005 về nhượng quyền thương mại 31
Phụ lục 2: Pháp luật cạnh tranh Mỹ và EU 32
Phụ lục 3: Vụ kiện cáo giữa Phở 24 và Phở 5 sao 39
3
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nhượng quyền thương mại xuất hiện từ thế kỉ 19 và không ngừng được mở
rộng, phát huy tính hiệu quả trong kinh doanh. Các khu vực kinh tế dịch vụ
đang chứng kiến hàng loạt các doanh nghiệp sử dụng phương thức này. Đối với
chủ thương hiệu, thông qua mô hình chuỗi liên kết tạo thành mạng lưới kinh
doanh- phân phối dày đặc, nhượng quyền thương mại mang lại siêu lợi nhuận
cho họ và cả sự tiện lợi cho người tiêu dùng.
Theo báo cáo hoạt động nhượng quyền thương mại năm 2006 của phòng
thương mại Mỹ 2006 (đăng trên website: www.amchamvietnam.com), cứ 12 phút lại
có một hệ thống nhượng quyền mới ra đời. Ở Mỹ 90% công ty kinh doanh theo
hình thức nhượng quyền thương mại tiếp tục hoạt động sau 10 năm trong khi
82% công ty độc lập phải đóng cửa và cũng chỉ có 5% công ty theo hợp đồng
thương hiệu thất bại trong năm đầu tiên so với 38% công ty độc lập. Ở Châu
Âu, tổng cộng có hơn 4.000 hệ thống nhượng quyền thương mại; với 167.500
cửa hàng nhượng quyền thương mại, doanh thu đạt khoảng 100 tỉ Euro, tạo ra
hơn 1.5 triệu việc làm. Tại Úc, tổng cửa hàng nhượng quyền thương mại
khoảng 54.000, đóng góp 12% vào GDP và tạo hàng trăm ngàn việc làm cho
người lao động. Điều đó cho thấy sự bùng nổ hình thức này trên thế giới là điều
tất yếu.
Tại Việt Nam, hình thức kinh doanh này ngày càng khẳng định vai trò của
mình. Việc Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 150 của WTO, mở
ra thêm nhiều cơ hội và cũng là thách thức cho các doanh nghiệp trong nước.
Nhượng quyền thương mại là một cách thức tốt giúp doanh nghiệp mở rộng
4
quảng bá và nâng cao uy tín thương hiệu, gia tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí.
Tuy nhiên, kinh doanh theo hình thức này cũng hàm chứa nhiều thách thức.
Với mong muốn tìm ra giải pháp phát triển kinh doanh bằng hình thức nhượng
quyền cho các doanh nghiệp Việt Nam, tôi quyết định chọn đề tài “Giải pháp
phát triển kinh doanh bằng hình thức nhƣợng quyền mô hình hoạt động tại
các doanh nghiệp nhƣợng quyền Việt Nam” để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về hình thức
nhượng quyền mô hình hoạt động; phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của
các doanh nghiệp nhượng quyền Việt Nam tại thị trường nội địa và mở rộng ra
thị trường quốc tế; từ đó, đề xuất giải pháp phát triển kinh doanh bằng hình
thức nhượng quyền mô hình hoạt động đối với các doanh nghiệp nhượng quyền
Việt Nam
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là hình thức nhượng quyền mô hình
hoạt động tại các doanh nghiệp Việt Nam, nhượng quyền tại thị trường nội địa
và quốc tế.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu kết quả hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam đã
nhượng quyền tại thị trường nội địa và trên thế giới. Trong đó, tập trung đi sâu
vào nghiên cứu quy trình trước chuyển nhượng, trong chuyển nhượng và sau
chuyển nhượng của hình thức nhượng quyền mô hình hoạt động tại các doanh
nghiệp Việt Nam.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Bài nghiên cứu dựa trên phương pháp khoa học:
+ Thu thập tài liệu, tổng hợp và phân tích
5
+ Phương pháp so sánh
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của đề tài
bao gồm 3 chương
Chương I: Cơ sở lý thuyết về nhượng quyền mô hình hoạt động
Chương II: Thực trạng hoạt động nhượng quyền mô hình hoạt động của
doanh nghiệp nhượng quyền Việt Nam tại thị trường nội địa và nước ngoài
Chương III: Đề xuất giải pháp nhằm phát triển kinh doanh bằng hình thức
nhượng quyền mô hình hoạt động tại các doanh nghiệp nhượng quyền Việt
Nam
6
LỜI MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 3
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................... 3
2. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 4
3. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 4
4. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 4
6. Kết cấu của đề tài ......................................................................................... 5
NỘI DUNG ............................................................................................................... 9
Chƣơng I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NHƢỢNG QUYỀN MÔ HÌNH
HOẠT ĐỘNG ........................................................................................................... 9
1. Các khái niệm cơ bản về nhƣợng quyền thƣơng mại ...................................... 9
1.1. Tổng quan về nhượng quyền thương mại ................................................. 9
1.1.1 Định nghĩa, lịch sử hình thành và phát triển của nhƣợng
quyền thƣơng mại ....................................................................................... 9
a) Một số định nghĩa về nhƣợng quyền thƣơng mại .......................... 9
b) Lịch sử hình thành và phát triển của nhƣợng quyền
thƣơng mại ............................................................................................ 14
1.1.2. Thuận lợi và khó khăn của việc nhƣợng quyền hệ thống
tại các doanh nghiệp nhƣợng quyền ....................................................... 16
1.2. Phân loại các mô hình nhượng quyền thương mại ................................. 17
1.2.1. Căn cứ theo mức độ nhƣợng quyền .............................................. 17
a) Nhƣợng quyền kinh doanh sản phẩm (nhƣợng quyền
phân phối) ............................................................................................. 17
b) Nhƣợng quyền mô hình hoạt động (nhƣợng quyền hệ
thống) .................................................................................................... 18
1.2.2. Căn cứ theo tính chất, mối quan hệ giữa bên nhƣợng
quyền và bên nhận quyền ......................................................................... 19
7
a) Nhƣợng quyền đơn nhất hay nhƣợng quyền trực tiếp
(Unit franchising) ................................................................................. 19
b) Nhƣợng quyền mở rộng (Franchise developer agreement) ........ 19
c) Nhƣợng quyền khởi phát (Nhƣợng quyền phụ – Master
franchise) .............................................................................................. 19
1.3. So sánh nhượng quyền hệ thống và một số hình thức kinh doanh
khác ................................................................................................................ 20
1.3.1 Nhƣợng quyền hệ thống và đại lí thƣơng mại ............................... 20
1.3.2 Nhƣợng quyền hệ thống và cấp phép (License/ Li- xăng) ............ 21
2. Các nghiệp vụ trong hoạt động nhƣợng quyền hệ thống .............................. 22
2.1 Trước chuyển nhượng .............................................................................. 22
2.1.1 Xây dựng thƣơng hiệu mạnh, thiết lập chiến lƣợc
marketing ................................................................................................... 22
2.1.2 Xây dựng các điều khoản và chính sách thƣơng mại .................... 23
a) Xây dựng cẩm nang nhƣợng quyền ............................................... 23
b) Xác định mức phí chuyển nhƣợng ................................................. 24
c) Chuẩn bị chƣơng trình huấn luyện ................................................ 25
2.1.3 Thiết lập đội ngũ hỗ trợ doanh nghiệp nhận quyền ...................... 25
2.2 Trong chuyển nhượng .............................................................................. 27
2.2.1 Lựa chọn đối tác chuyển nhƣợng ................................................... 27
2.2.2 Soạn thảo và kí kết hợp đồng .......................................................... 28
2.3 Sau chuyển nhượng.................................................................................. 29
Kiểm soát chất lƣợng chặt chẽ ........................................................ 29
Việc hỗ trợ lâu dài các doanh nghiệp nhận quyền ........................ 29
3. Kinh nghiệm từ doanh nghiệp nhƣợng quyền thành công-
McDonald’s (Mỹ) ............................................................................................... 30
3.1 Trước chuyển nhượng .............................................................................. 31
3.2 Trong chuyển nhượng .............................................................................. 33
8
3.3 Sau chuyển nhượng.................................................................................. 34
Chƣơng II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NHƢỢNG QUYỀN MÔ HÌNH
HOẠT ĐỘNG CỦA DOANH NGHIỆP NHƢỢNG QUYỀN VIỆT NAM
TẠI THỊ TRƢỜNG NỘI ĐỊA VÀ NƢỚC NGOÀI .................................................. 36
1. Cơ sở pháp lý điều chỉnh hoạt động nhƣợng quyền hệ thống ở Việt
Nam 36
2. Thực trạng nhƣợng quyền hệ thống tại các doanh nghiệp nhƣợng
quyền Việt Nam trong thời gian qua .................................................................. 41
2.1. Tổng quan ............................................................................................... 41
2.2 Thị trường nội địa .................................................................................... 44
2.3 Trên thị trường quốc tế ............................................................................ 46
3. Một số doanh nghiệp nhƣợng quyền hệ thống điển hình ở Việt nam ............ 50
3.1 Hoạt động tại thị trường nội địa............................................................... 50
3.1.1 Chuỗi cửa hàng café Trung Nguyên .............................................. 50
a) Trƣớc quá trình chuyển nhƣợng ................................................... 50
b) Trong quá trình chuyển nhƣợng ................................................... 51
c) Sau quá trình chuyển nhƣợng ........................................................ 52
3.1.2 Chuỗi cửa hàng Phở 24 ................................................................... 53
a) Trƣớc quá trình chuyển nhƣợng ................................................... 53
b) Trong quá trình chuyển nhƣợng ................................................... 56
c) Sau quá trình chuyển nhƣợng ........................................................ 58
3.2. Hoạt động tại thị trường nước ngoài ....................................................... 58
Chƣơng III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN KINH DOANH
BẰNG HÌNH THỨC NHƢỢNG QUYỀN MÔ HÌNH HOẠT ĐỘNG TẠI
CÁC DOANH NGHIỆP NHƢỢNG QUYỀN VIỆT NAM ...................................... 60
1. Triển vọng và thách thức của việc phát triển nhƣợng quyền hệ thống
của doanh nghiệp nhƣợng quyền Việt Nam tại thị trƣờng nội địa và trên
trƣờng quốc tế .................................................................................................... 60
1.1. Triển vọng ............................................................................................... 60
9
1.2. Thách thức .............................................................................................. 61
2. Đề xuất các nhóm hệ thống giải pháp ........................................................... 63
2.1 Đề xuất giải pháp hoàn thiện khung pháp lí về nhượng quyền hệ
thống tại Việt Nam ......................................................................................... 63
2.2 Nhóm giải pháp cho các doanh nghiệp nhượng quyền Việt Nam ........... 65
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 71
NỘI DUNG
Chƣơng I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NHƢỢNG QUYỀN MÔ HÌNH
HOẠT ĐỘNG
1. Các khái niệm cơ bản về nhƣợng quyền thƣơng mại
1.1. Tổng quan về nhƣợng quyền thƣơng mại
1.1.1 Định nghĩa, lịch sử hình thành và phát triển của nhƣợng quyền
thƣơng mại
a) Một số định nghĩa về nhƣợng quyền thƣơng mại
Theo Hiệp hội nhƣợng quyền kinh doanh Quốc tế (The International
Franchise Association, www.franchise.org) là hiệp hội lớn nhất nước Mỹ và thế
giới đã nêu ra khái niệm nhượng quyền thương mại như sau: “Nhượng quyền
thương mại là mối quan hệ theo hợp đồng, giữa bên giao và bên nhận quyền,
theo đó bên giao đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên tục tới doanh
nghiệp của bên nhận trên các khía cạnh như: bí quyết kinh doanh, đào tạo nhân
viên; bên nhận hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa, phương thức, phương pháp
kinh doanh do bên giao sở hữu hoặc kiểm soát; và bên nhận đang, hoặc sẽ tiến
hành đầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn lực của mình”.
10
Tại Hoa Kỳ, Ủy ban Thương Mại Liên Bang (FTC, www.ftc.gov) đã định
nghĩa rằng: “nhượng quyền thương mại là hợp đồng, thỏa thuận giữa các bên,
mà trong đó một bên chủ thương hiệu cho phép bên kia được quyền kinh doanh
sản phẩm, dịch vụ theo kế hoạch, hệ thống gắn liền với thương hiệu của chủ
thương hiệu. Người được cấp quyền phải trả cho bên cấp quyền các khoản phí
trực tiếp hay gián tiếp, gọi là phí nhượng quyền”.
Tại Việt Nam, luật nhượng quyền thương mại lần đầu tiên được quy định tại
luật Thương mại, do Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành, có hiệu lực
từ ngày 01/01/2006. Luật thương mại Việt Nam 2005 chính thức ban hành các
quy định liên quan tới nhượng quyền thương mại (mục 8), từ điều 284 đến điều
291, tại chương IV. Trong luật đưa ra định nghĩa: “nhượng quyền thương mại
là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên
nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo
các điều kiện sau: (i) Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành
theo phương thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được
gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu
kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền; (ii) Bên
nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc
điều hành công việc kinh doanh”.
Các định nghĩa trên đây, ở một chừng mực nào đó, vẫn chưa đề cập tới một
số đặc điểm nổi bật của phương thức kinh doanh nhượng quyền là tính rủi ro
khá thấp so với những phương thức kinh doanh khác, cũng như mối quan hệ
đặc biệt giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền. Theo căn cứ mức độ
nhượng quyền, nhượng quyền thương mại được chia thành 2 hình thức: nhượng
quyền kinh doanh sản phẩm (hay nhượng quyền phân phối) và nhượng quyền
mô hình hoạt động (hay nhượng quyền hệ thống). Từ việc muốn làm rõ bản
chất, những đặc điểm nổi bật của hình thức kinh doanh nhượng quyền, bài
nghiên cứu đi sâu vào một trong những hình thức của kinh doanh nhượng
11
quyền là nhượng quyền mô hình hoạt động (sau đây gọi là nhƣợng quyền hệ
thống).
Nhượng quyền mô hình hoạt động là một hình thức cho phép bên nhận
quyền sử dụng sản phẩm, dịch vụ, thương hiệu, nhãn hiệu và đặc biệt là mô
hình kinh doanh của bên nhượng quyền. Bên nhượng quyền thông qua hợp
đồng nhượng quyền, chuyển giao hệ thống quy trình hoạt động, kĩ thuật chuyên
môn, kế hoạch marketing, phương pháp quản lí, đào tạo và tất cả các thông tin
liên quan cần thiết cho bên nhận quyền. Đồng thời, bên nhượng quyền phải
huấn luyện trên toàn bộ mọi mặt cũng như tiếp tục đào tạo, hỗ trợ bên nhận
quyền trong suốt quá trình kinh doanh của họ. Bên nhận quyền sẽ phải trả phí
nhượng quyền ban đầu cho bên nhượng quyền để được kinh doanh với tên và
hệ thống của bên nhượng quyền tại một địa điểm nhất định, trong một khoảng
thời gian nhất định, được quy định rõ trong hợp đồng chuyển nhượng. Trong
quá trình triển khai kinh doanh, bên nhận quyền phải triệt để tuân thủ theo đúng
các tiêu chuẩn mà hệ thống đã quy định.
Để kinh doanh thành công bằng hình thức này, trước hết cần làm quen với
các thành phần cơ bản hình thành nên hệ thống nhượng quyền thương mại đã
được nhiều quốc gia, nhiều tổ chức và doanh nghiệp trên thế giới áp dụng.
Bên nhƣợng quyền: là một cá nhân hay tổ chức sở hữu thương hiệu, sản
phẩm hay dịch vụ hoặc bí quyết, có mô hình kinh doanh tối ưu…và tiến hành
hình thức kinh doanh bằng cách nhượng quyền cho một hoặc nhiều đối tác qua
việc thực hiện hợp đồng nhượng quyền thương mại.
Bên nhận quyền: là cá nhân hoặc tổ chức kinh doanh được bên nhượng
quyền thông qua hợp đồng nhượng quyền cho phép sử dụng thương hiệu, mô
hình kinh doanh, hệ thống các quy trình sản xuất để kinh doanh sản phẩm hoặc
dịch vụ theo một chuẩn thống nhất được nhà nhượng quyền quy định trong cẩm
nang nhượng quyền trong một khoảng thời gian, địa điểm và phạm vi nhất định
12
Phí nhƣợng quyền ban đầu: là khoản phí không hoàn lại mà bên nhận
quyền phải trả cho bên nhượng quyền để gia nhập hệ thống nhượng quyền cho
việc kinh doanh tại một địa điểm hoặc khu vực xác định trong một khoảng thời
gian nhất định được hai bên thống nhất trong hợp đồng nhượng quyền. Tùy vào
chiến lược kinh doanh, ngành nghề kinh doanh và uy tín trên thương trường
của bên nhượng quyền mà mức phí này có giá trị khác nhau. Đôi khi mức phí
này cũng thay đổi tùy theo vùng miền địa lí của từng hệ thống nhượng quyền
thương mại.
Phí hoạt động (hay phí vận hành, phí định kì): là khoản phí mà bên nhận
quyền phải trả hàng tháng hoặc quý hoặc năm cho bên nhượng quyền, được căn
cứ trên doanh thu thu được tại địa điểm hoạt động của mình. Mức phí này có
thể là tỉ lệ phần trăm (%) doanh thu của tất cả sản phẩm được bán tại cửa hàng
hoặc một mức phí cố định mà bên nhận quyền phải trả cho bên nhượng quyền
khi tham gia vào hệ thống. Cũng như trường hợp phí nhượng quyền, tùy vào
chiến lược kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, vùng miền kinh doanh, hay uy
tín của nhà nhượng quyền mà mức phí này có giá trị khác nhau. Thông thường
phí hoạt động này được bên nhượng quyền tái đầu tư lại hệ thống thông qua các
chương trình xúc tiến và hỗ trợ bán hàng, hoặc các chương trình đào tạo, khen
thưởng cho hệ thống nhượng quyền của mình.
Cẩm nang nhƣợng quyền: là tài liệu do bên nhượng quyền biên soạn,
trong đó bao gồm toàn bộ các yếu tố chuyển giao của hệ thống, các định
hướng, tôn chỉ hoạt động cũng như những chuẩn mực tạo tiền đề để các yếu tố
quan hệ cũng được hình thành và phát triển. Nhà nhận quyền sẽ hoạt động tuân
theo cẩm nang nhượng quyền này.
Nhiệm vụ và chức năng của các bên trong nhượng quyền hệ thống (Bảng 1)
13
Bên nhƣợng quyền Bên nhận quyền
Trước chuyển
nhượng:
- Chọn mặt bằng Hỗ trợ Chọn với sự đồng ý
của bên nhượng quyền
- Thiết kế Cung cấp mẫu thiết
kế
Áp dụng mẫu thiết
kế, trả phí
- Nhân viên Giới thiệu, hỗ trợ Tuyển dụng, giám
sát, điều hành
- Các điều khoản:
+ Thực đơn
+ Giá
+ Nguồn cung cấp
Xây dựng, quy định
Đề nghị tư vấn