Đề tài Giải pháp phòng chống “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ đảng viên ở đơn vị cơ sở hiện nay

1. Lý do chọn chủ đề tiểu luận Phòng chống “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ đảng viên ở đơn vị cơ sở hiện nay có vị trí chiến l¬ược rất quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Vấn đề “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ đảng viên hiện nay, được Nghị quyết TW4 (khóa XII) xác định là vấn đề hệ trọng, vừa cơ bản, vừa cấp bách và là một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XII của Đảng. Chính từ vị trí, tầm quan trọng của nhiệm vụ phòng chống “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ đảng viên trong tình hình hiện nay nên tôi chọn chủ đề: Giải pháp phòng chống “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ đảng viên ở đơn vị cơ sở hiện nay. làm chủ đề tiểu luận của mình. 2. Giới hạn của tiểu luận * Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là những giải pháp cơ bản phòng chống “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ đảng viên ở đơn vị cơ sở hiện nay góp phần xây dựng tổ chức cơ sở đảng các cấp trong sạch vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. * Phạm vi nghiên cứu Tiểu luận nghiên cứu vị trí, tầm quan trọng của nhiệm vụ phòng chống “tự diễn biến, tự chuyển hóa”, thực trạng sự suy thoái về tư tưởng, chính trị đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên hiện nay, từ đó đưa ra một số giải pháp cơ bản phòng chống “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ đảng viên ở đơn vị cơ sở hiện nay.

docx7 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 4040 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giải pháp phòng chống “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ đảng viên ở đơn vị cơ sở hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn chủ đề tiểu luận Phòng chống “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ đảng viên ở đơn vị cơ sở hiện nay có vị trí chiến lược rất quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN. Vấn đề “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ đảng viên hiện nay, được Nghị quyết TW4 (khóa XII) xác định là vấn đề hệ trọng, vừa cơ bản, vừa cấp bách và là một trong sáu nhiệm vụ trọng tâm của nhiệm kỳ Đại hội lần thứ XII của Đảng. Chính từ vị trí, tầm quan trọng của nhiệm vụ phòng chống “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ đảng viên trong tình hình hiện nay nên tôi chọn chủ đề: Giải pháp phòng chống “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ đảng viên ở đơn vị cơ sở hiện nay. làm chủ đề tiểu luận của mình. 2. Giới hạn của tiểu luận * Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là những giải pháp cơ bản phòng chống “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ đảng viên ở đơn vị cơ sở hiện nay góp phần xây dựng tổ chức cơ sở đảng các cấp trong sạch vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, lãnh đạo đơn vị hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. * Phạm vi nghiên cứu Tiểu luận nghiên cứu vị trí, tầm quan trọng của nhiệm vụ phòng chống “tự diễn biến, tự chuyển hóa”, thực trạng sự suy thoái về tư tưởng, chính trị đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên hiện nay, từ đó đưa ra một số giải pháp cơ bản phòng chống “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ đảng viên ở đơn vị cơ sở hiện nay. 3. Phương pháp nghiên cứu Để đưa ra được những giải pháp cơ bản phòng chống “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ đảng viên ở đơn vị cơ sở hiện nay, cần phải sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học. Đặc biệt là các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, chứng minh, khái quát hoá, trừu tượng hoá, lô gích và lịch sử. 4. Ý nghĩa của tiểu luận Kết quả nghiên cứu của tiểu luận giúp cho mỗi cá nhân nắm vị trí, vai trò, thực trạng và một số giải pháp cơ bản phòng chống “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ đảng viên ở đơn vị cơ sở hiện nay. Trên cơ sở đó nâng cao nhận thức trách nhiệm, tích cực chủ động trong đấu tranh phòng chống “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong chính bản thân và trong đội ngũ cán bộ đảng viên ở đơn vị cơ sở hiện nay Tiểu luận có thể dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ nghiên cứu và giảng dạy. 5. Cấu trúc tiểu luận Tiểu luận gồm 04 phần: Phần mở đầu; phần nội dung; phần kết luận và phần tài liệu tham khảo. NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận, thực tiễn của nhiệm vụ phòng chống “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ đảng viên ở đơn vị cơ sở hiện nay 1.1. Cơ sở lý luận: Dựa trên cơ sở hệ thống quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về vai trò của công tác chính trị tư tưởng. Đây là mặt công tác vô cùng khó khăn, phức tạp giữ vai trò đặc biệt quan trọng liên quan đến sự sống còn, tồn vong của chế độ. Đòi hỏi các cấp, các ngành, các tổ chức và từng cán bộ, đảng viên phải đặc biệt coi trọng quán triệt và thực hiện tốt. 1.2. Thực trạng của nhiệm vụ phòng chống “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ đảng viên ở đơn vị cơ sở hiện nay: Nhận rõ tính chất nguy hiểm của biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, những năm qua, trong nhiều kỳ đại hội, hội nghị Trung ương, Đảng ta từng cảnh báo về tình trạng này. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (1-2011), Đảng ta chỉ rõ:" Những biểu hiện xa rời mục tiêu của chủ nghĩa xã hội, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" có những diễn biến phức tạp". Tình hình đó chứng tỏ nguy cơ "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" hiện nay là vấn đề không thể xem thường, cần phải phân tích làm rõ, có biện pháp khắc phục hiệu quả. Tiếp đó, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tư (khoá XI) đã thẳng thắn chỉ ra những biểu hiện cụ thể về “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ Đảng ta hiện nay là: “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống... phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tuỳ tiện, vô nguyên tắc”. Tình trạng này “làm giảm sút lòng tin của nhân dân đối với Đảng; nếu không được sửa chữa sẽ là thách thức đối với vai trò lãnh đạo của Đảng và sự tồn vong của chế độ”. Do vậy, Trung ương yêu cầu phải “kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp để nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng, củng cố niềm tin của đảng viên và của nhân dân đối với Đảng”. Văn kiện Đại hội XII của Đảng một lần nữa chỉ rõ: “Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi; có mặt, có bộ phận còn diễn biến phức tạp hơn”. “Tự diễn biến” là nguy cơ đã được Đảng ta cảnh báo từ nửa cuối nhiệm kỳ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X và chỉ ra đó là hệ quả của suy thoái về tư tưởng chính trị trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. “Tự diễn biến” ở phạm vi tổ chức là có những thay đổi ở tầm quản lý vĩ mô về đường lối, chủ trương, pháp luật, làm thay đổi bản chất chính trị, thậm chí làm suy yếu và tan rã tổ chức đó. “Tự diễn biến” đối với cá nhân là sự thay đổi về nhận thức chính trị- xã hội, thay đổi về quan điểm, tư tưởng của cán bộ, đảng viên nhận thức chính trị và hành động xa rời, thậm chí đi ngược lại chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm tư tư tưởng của Đảng. “Tự diễn biến” của cá nhân có thể dẫn đến sự thay đổi của tập thể, tổ chức. “Tự diễn biến” của tổ chức chi phối, áp đặt, điều khiển đối với cá nhân trong tổ chức đó. “Tự diễn biến” do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng ở đây chủ yếu nói đến nguyên nhân chủ quan của cán bộ, đảng viên như: lập trường, tư tưởng không vững vàng, thiếu bản lĩnh chính trị, hoang mang, dao động trước tác động của các yếu tố bên ngoài; thiếu tu dưỡng; rèn luyện bản thân thường xuyên; không chủ động học tập, nghiên cứu sâu sắc chủ nghĩa Mác-Lênin, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh “Tự chuyển hóa” là hậu quả tất yếu của quá trình “tự diễn biến”, nếu không được phát hiện và ngăn chặn kịp thời. Đó là thời điểm đã có sự chuyển hóa, thay đổi về bản chất. Biểu hiện chuyển hóa chính trị ở Việt Nam xuất hiện từ hai hướng: Một mặt, đó là âm mưu và hoạt động tác động chuyển hóa chính trị của các thế lực thù địch: Mặt khác, đó là sự “tự chuyển hóa” chính trị của nội bộ ta. Tuy nhiên, hai hướng này có mối quan hệ chặt chẽ, biện chứng với nhau. Yếu tố bên ngoài thúc đẩy, tạo điều kiện cho yếu tố bên trong; yếu tố bên trong tạo sự chú ý và điều kiện thuận lợi cho yếu tố bên ngoài. Trong đó, tự chuyển hóa” bên trong sẽ quyết định sự thay đổi về chính trị nên hết sức nguy hiểm. Do vậy, phương châm, nguyên tắc bảo đảm an ninh nội bộ, phòng, chống chuyển hóa chính trị phải chủ động phòng ngừa, giữ vững bên trong là chính. “Tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ là sự suy thoái từ bên trong; là quá trình tự biến đổi về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên theo chiều hướng tiêu cực, làm mất dần các chuẩn mực của người cộng sản, dẫn đến xa rời những nguyên tắc, quan điểm mácxít; suy giảm nghiêm trọng niềm tin vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đến khi những yếu tố cách mạng, tích cực bị phai nhạt, triệt tiêu, tư tưởng phi xã hội chủ nghĩa tăng dần, thắng thế, lúc đó sẽ dẫn đến sự “tự chuyển hoá” cán bộ, đảng viên từ người tốt trở thành phần tử chống đối Đảng, Nhà nước. “Tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” sẽ gây ra tình trạng mất đoàn kết trong nội bộ các cơ quan, tổ chức; một bộ phận trong đội ngũ trí thức, luật sư, báo chí, văn nghệ sĩ bộc lộ tư tưởng muốn thoát ly khỏi sựi lãnh đạo của Đảng. Nếu không được ngăn chặn kịp thời, triệt để sẽ dẫn đến tổ chức bị suy thoái, tự tan rã. Khi “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” diễn ra ở tầm vĩ mô sẽ dẫn đến sự chuyển hoá từ chế độ xã hội chủ nghĩa sang phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa. 2. Những giải pháp cơ bản phòng chống “tự diễn biến, tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ đảng viên ở đơn vị cơ sở hiện nay: Đại hội XII đã xác định rõ quan điểm: “Đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; ngăn chặn, đẩy lùi những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Để ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng trên phải tiến hành đồng bộ nhiều giải pháp, với tinh thần quyết liệt, kịp thời, đem lại kết quả cụ thể. Sau đây là một số giải pháp cơ bản: Một là: Tăng cường giáo dục Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về mục tiêu, lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; về tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội và những hạn chế không thể tránh khỏi trên con đường phát triển. Giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên về những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử của công cuộc đổi mới đất nước do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo. Nhận thức rõ những hạn chế, bất cập không thể tránh khỏi trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, thực hiện cơ chế thị trường, mở cửa, hội nhập quốc tế. Đồng thời, nhận thức đúng đắn, có cơ sở lý luận và thực tiễn về bản chất của chủ nghĩa tư bản. “Theo quy luật tiến hóa của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội” như Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã khẳng định. Hai là: Tăng cường xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Từng tổ chức đảng, mỗi cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo chủ chốt, người đứng đầu các cấp, các ngành phải nhận thức sâu sắc, đầy đủ trách nhiệm của mình trước Nhân dân, trước Đảng để tự giác tu dưỡng, rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống; các cấp ủy, tổ chức đảng kiểm tra, giám sát việc thực hiện cam kết của cán bộ, đảng viên ở địa phương, cơ quan, đơn vị mình. Ba là: Chăm lo xây dựng nhân tố con người cán bộ, đảng viên, tăng cường “sức đề kháng”, khả năng “miễn dịch” trước mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch bằng “diến biến hòa bình”. Từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là ở vùng sâu, vùng cao, vùng xa, những gia đình có công với cách mạng Nâng cao sức “đề kháng” cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trước sự tác động từ mặt tiêu cực của cơ chế thị trường, mở cửa, hội nhập, nhất là trước sự cám dỗ của đồng tiền, của lối sống sa đọa. Kết hợp chặt chẽ giữa giáo dục, rèn luyện với tự giáo dục, tự rèn luyện, chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên cả về phẩm chất và năng lực, phương pháp, tác phong công tác, xứng đáng là người lãnh đạo, người đầy tớ thật trung thành của nhân dân, vừa “hồng” vừa “chuyên” như Bác Hồ đã dạy. Bốn là: Thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII và Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII “về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Hàng năm, lấy kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao; tự phê bình và phê bình; sự nêu gương của cán bộ lãnh đạo, quản lý; hiệu quả đấu tranh, khắc phục suy thoái, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là những tiêu chí quan trọng để đánh giá, xếp loại tổ chức và cán bộ, đảng viên. Năm là: Tăng cường lãnh đạo, quản lý nhà nước đối với hệ thống báo điện tử, website, blog... đưa quá nhiều mảng tối của đời sống chính trị, tạo “mảnh đất màu mỡ” để địch dễ dàng lợi dụng, khai thác thông tin, nói xấu chế độ ta như đã xảy ra đối với một số báo điện tử, website Tăng cường rà soát, nắm chắc hoạt động của các đối tượng bất mãn, cực đoan, các phần tử cơ hội về chính trị, các hội, nhóm phản động để có phương pháp tiếp cận đấu tranh linh hoạt, hiệu quả. Kiên quyết xử lý những tập thể, cá nhân suy thoái nghiêm trọng về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; có lời nói và việc làm thể hiện “tự diễn biến”. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức Đảng phải chịu trách nhiệm nếu không kịp thời phát hiện hoặc phát hiện mà chậm xử lý đối với các biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Sáu là: Nâng cao chất lượng quản lý đảng viên và thực hiện nghiêm minh công tác kiểm tra, giám sát của Đảng Đảng viên phải tự giác đặt mình vào trong tổ chức, chịu sự quản lý của tổ chức, chấp hành các chế độ, quy định trong sinh hoạt đảng. Khắc phục các hiện tượng ngại sinh hoạt, bỏ sinh hoạt dưới bất kỳ hình thức nào hoặc coi sinh hoạt chỉ là hình thức. Dù ở bất cứ cương vị công tác nào cũng phải luôn luôn nêu cao ý thức tổ chức, kỷ luật, không ngừng tu dưỡng, rèn luyện. Nâng cao chất lượng quản lý đảng viên một cách toàn diện, kể cả các quan hệ xã hội, các nguồn thu nhập, lối sống. Tăng cường chế độ trách nhiệm trong Đảng, quán triệt và thực hiện nghiêm quy định về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp. Tiến hành tốt công tác kiểm tra, giám sát sẽ góp phần quản lý chặt chẽ cán bộ, đảng viên ở mọi lúc, mọi nơi; phát hiện và xử lý kịp thời những đảng viên vi phạm tư cách, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những phần tử cơ hội, bất mãn, gây mất đoàn kết nội bộ trong Đảng. Do đó, công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng phải được tiến hành chặt chẽ, đúng quy trình, đạt hiệu quả thiết thực, nâng cao vai trò của cơ quan, Ủy ban Kiểm tra của cấp ủy các cấp, tổ chức đảng, cơ quan báo chí, quần chúng nhân dân đối với cán bộ, đảng viên, gắn kiểm tra, giám sát với thi hành kỷ luật Đảng theo Điều lệ đã ban hành; kiên quyết xử lý nghiêm minh những cán bộ, đảng viên vi phạm, những tổ chức đảng yếu kém làm trong sạch nội bộ Đảng. Bảy là: Đề cao tinh thần cảnh giác, chủ động phòng, chống “Tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong cán bộ, đảng viên các cấp. Các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể từ Trung ương đến cơ sở phải nhận thức sâu sắc âm mưu thủ đoạn mới trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch và coi đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng, cần được tiến hành thường xuyên, lâu dài. Trên cơ sở đó xây dựng những đối sách đấu tranh phù hợp, kịp thời, hiệu quả. Tám là: Cần phải tăng cường công tác nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn góp phần phát triển một cách sáng tạo Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền kịp thời, có định hướng đúng đắn nhằm cung cấp thông tin chính thống cho đội ngũ cán bộ, đảng viên. Bảo đảm cho việc tuyên truyền, giáo dục Chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước một cách có cơ sở khoa học, thuyết phục KẾT LUẬN Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chỉ rõ: “Từ suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống dẫn tới “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” chỉ là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc" Do vậy phòng ngừa “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là nhiệm vụ rất quan trọng để xây dựng lực các tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh, đòi hỏi quyết tâm chính trị cao, nỗ lực lớn của cấp ủy, thủ trưởng đơn vị và từng cán bộ, đảng viên. Trong đó, ý thức tự rèn luyện của mỗi người được xem là giải pháp quan trọng nhất, có tính quyết định để ngăn ngừa “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” ở từng cán bộ, đảng viên. V.I. Lênin từng khẳng định: “Không ai có thể tiêu diệt được chúng ta, ngoài những sai lầm của bản thân chúng ta” (V.I. Lênin: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, tập 42, tr.311). Thật vậy, nếu từng cán bộ, đảng viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, thì sự “thẩm thấu” của các tác nhân làm nảy sinh “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” sẽ trở nên không có tác dụng; từng đơn vị - tổ chức sẽ đoàn kết, thống nhất nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X (NXB Chính trị Quốc gia 2006) 2. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI (NXB Chính trị Quốc gia 2011) 3. Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII (NXB Chính trị Quốc gia 2016) 4. V.I. Lênin: Toàn tập - tập 42, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006, 5. Nghị quyết số 12-NQ/TW - Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (16/01/2012) 6. Nghị quyết hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII (30/10 2016) 7. Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị khóa XII (15/5/2016)
Luận văn liên quan