Xuất phát từ quan điểm của Đại hội lần thứ VI Đảng cộng sản Việt
Nam về xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần t heo định hướng xã,
nhằm phát huy nội lực của toàn xã hội, phát triển kinh tế xã hội, xây
dựng xã hội công bằng văn minh; Từ những quan điểm của Đại hội lần
thứ VI , ngành Giáo dục - Đào tạo cũng chủ trương đa dạng hoá các loại
hình và phương thức đào tạo, tạo cơ hội cho nhiều người nhất là thanh
niên học sinh có cơ hội học tập nâng cao trình độ , công n ghệ mới để lập
thân , lập nghiệp .
Công nghệ thông tin (CNTT) ngày nay là công cụ có vị trí đặc biệt
quan trọng trong thời kỳ đổi mới. Nó không thể thiếu đối với cán bộ ,
viên chức nhà nước nh ất là đối với các ngành kinh tế, kỹ thuật , văn hoá,
xã hội,giáo dục, dịch vụ du lịch .CNTT được ví như là chìa khoá để
hội nhập vào khu vực và quốc tế và là con đường để đi đến thành công.
Chiến lược phát triển CNTT của Việt Nam hiện nay là phát triển hệ
thống mạng lưới tin học t rên toàn quốc:“Thực hiện 50% Hành chính
công cơ bản trực tuyến, 100% các trường dùng Internet, thự c hiện chứng
minh thư điện tử, Chính phủ điện tử.
Chính phủ đã và đang đưa ra chủ trương chọn CNTT là một trong
các nhóm kỹ thuật tiên tiến được đầu tư theo phương thức đi tắt đón đầu
để đuổi kịp theo sự phát triển của thế giới . Chỉ thị số 58 /CT TƯ của bộ
chính trị về việc đẩy mạnh và ứ ng dụng CNTT phục vụ sự nghiệp C ông
nghiệp hoá, Hiện đại hoá (CNH,HĐH) đất nước đã nêu rõ “CNTT là một
trong những động lực qua n trọng nhất của sự phát triển. C ùng với một số
ngành công nghệ cao khác, CNTT đang làm biến đổi sâu sắc đời sống
kinh tế, xã hội của thế giới hiện đại ” “ Ứng dụng và phát triển CNTT ở
nước ta nhằm góp ph ần giải phóng sức mạnh vật chất , trí tuệ và tinh thần
của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đ ổi mới, phát triển nhanh và hiện
đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, đảm bảo an ninh quốc
phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp
CNH, HĐH đất nước. Để thực hiện được các mục tiêu trên, nước ta từ
nay đến năm 2010 cần có các chuyên gia CNTT có trình độ chuyên môn
nghiệp vụ vững vàng. Những đội ngũ nà y không ở đâu khác là từ các
Trường đại học, các cơ sở đào tạo CNTT.
119 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 1880 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp quản lý đào tạo lập trình viên quốc tế theo tiêu chuẩn ISO 9000 tại trung tâm Aptech Nam Định, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Cơ sở lý luận
Xuất phát từ quan điểm của Đại hội lần thứ VI Đảng cộng sản Việt
Nam về xây dựng nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng xã,
nhằm phát huy nội lực của toàn xã hội, phát triển kinh tế xã hội, xây
dựng xã hội công bằng văn minh; Từ những quan điểm của Đại hội lần
thứ VI , ngành Giáo dục - Đào tạo cũng chủ trương đa dạng hoá các loại
hình và phương thức đào tạo, tạo cơ hội cho nhiều người nhất là thanh
niên học sinh có cơ hội học tập nâng cao trình độ , công nghệ mới để lập
thân, lập nghiệp .
Công nghệ thông tin (CNTT) ngày nay là công cụ có vị trí đặc biệt
quan trọng trong thời kỳ đổi mới. Nó không thể thiếu đối với cán bộ,
viên chức nhà nước nhất là đối với các ngành kinh tế, kỹ thuật, văn hoá,
xã hội,giáo dục, dịch vụ du lịch ...CNTT được ví như là chìa khoá để
hội nhập vào khu vực và quốc tế và là con đường để đi đến thành công.
Chiến lược phát triển CNTT của Việt Nam hiện nay là phát triển hệ
thống mạng lưới tin học trên toàn quốc:“Thực hiện 50% Hành chính
công cơ bản trực tuyến, 100% các trường dùng Internet, thực hiện chứng
minh thư điện tử, Chính phủ điện tử.
Chính phủ đã và đang đưa ra chủ trương chọn CNTT là một trong
các nhóm kỹ thuật tiên tiến được đầu tư theo phương thức đi tắt đón đầu
để đuổi kịp theo sự phát triển của thế giới. Chỉ thị số 58 /CT TƯ của bộ
chính trị về việc đẩy mạnh và ứng dụng CNTT phục vụ sự nghiệp Công
nghiệp hoá, Hiện đại hoá (CNH,HĐH) đất nước đã nêu rõ“CNTT là một
trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển. Cùng với một số
ngành công nghệ cao khác,CNTT đang làm biến đổi sâu sắc đời sống
kinh tế, xã hội của thế giới hiện đại” “ Ứng dụng và phát triển CNTT ở
2
nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần
của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện
đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh
nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, đảm bảo an ninh quốc
phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp
CNH, HĐH đất nước. Để thực hiện được các mục tiêu trên, nước ta từ
nay đến năm 2010 cần có các chuyên gia CNTT có trình độ chuyên môn
nghiệp vụ vững vàng. Những đội ngũ này không ở đâu khác là từ các
Trường đại học, các cơ sở đào tạo CNTT.
Chiến lược phát triển giáo dục nước ta đến năm 2010 đề ra cho giáo
dục đại học nhiệm vụ là: Tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng
đào tạo theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới, phù hợp
với thực tiễn Việt Nam, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực trình
độ cao, nâng cao năng lực cạnh tranh và hợp tác bình đẳng trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế, tăng cường đào tạo năng lực thích ứng
với việc làm trong xã hội, năng lực tự tạo việc làm cho mình và cho
những người khác, phục vụ thiết thực sự nghiệp CNH,HĐH đất nước.
Trong những năm gần đây, Trong lĩnh vực giáo dục Việt Nam xuất
hiện một khái niệm mới mẻ, đó là việc áp dụng Hệ thống quản lý chất
lượng giáo dục theo tiêu chuẩn ISO nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
đào tạo. Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO là phương
pháp làm việc khoa học, được xem là công nghệ quản lý mới, giúp các
nhà quản lý tổ chức hoạt động sáng tạo, đạt được hiệu quả công việc cao
trong quy trình hoạt động đào tạo của nhà trường. Cụ thể là giúp cho các
nhà quản lý tránh được những vụ việc sai phạm không cần thiết; kiểm
soát được cả hệ thống của nhà trường từ đào tạo đến nghiên cứu khoa
học, tổ chức hành chính trị sự, tiết kiệm. Việc quản lý theo quy trình còn
3
giúp cho mọi người thực hiện công việc “ Làm đúng, làm tốt ngay từ
đầu” hạn chế được những sai sót và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ
thống. Lâu nay chúng ta quen xây dựng kế hoạch, mục tiêu, cam kết
trách nhiệm được ký kết trong các hội nghị công chức hàng năm nhưng
lại hết sức chung chung và khi tổng kết lại thì có rất nhiều vấn đề cần
sửa chữa. Trong khi đó, thực hiện quy trình quản lý chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO thì các yêu cầu tiêu chuẩn hàng năm phải được lượng hoá, có
kế hoạch thực hiện cụ thể dựa vào đó mà mọi người đánh giá được kết
quả thực hiện công việc, quản lý theo mục tiêu đã đề ra. Đồng thời trách
nhiệm quyền hạn từng chức danh trong bộ máy của nhà trường, cơ sở
đào tạo tránh được những chồng chéo, đảm bảo thông tin nội bộ thông
suốt .
1.2 Cơ sở thực tiễn
CNTT ngày nay đã và đang đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống
hàng ngày. Nó đã thâm nhập vào tất cả các ngành, lĩnh vực của xã hội và
khẳng định tầm quan trọng trong các ngành quản lý, điều khiển, tự động
hoá , truyền thông vv… Thật khó nói hết tầm quan trọng của CNTT
trong xã hội và đời sống của con người hiện đại. Nó đang có những đóng
góp tích cực trong việc phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng sống
của con người. Tuy nhiên ngành CNTT ở Việt Nam hiện nay vẫn đang ở
tình trạng chậm phát triển nguy cơ tụt hậu xa hơn với các nước trên thế
giới và khu vực, việc đào tạo nhân lực và ứng dụng CNTT chưa đáp ứng
được yêu cầu của đất nước và yêu cầu hội nhập.
Theo Hiệp hội doanh nghiệp phần mềm Việt Nam (VINASA) toàn
thế giới hiện đang thiếu khoảng 1,5 triệu kỹ sư CNTT và đến năm 2010
con số này sẽ lên tới 3 triệu. Tại Việt Nam, nhu cầu nhân lực ngành phần
mềm trong nước ngày càng tăng cao. Uớc tính giai đoạn 2008 – 2010 cần
từ 12.000- 15000 người/năm giai đoạn 2011- 2015 cần từ 20.000- 25.000
4
người / năm . Trong khi đó quy mô đào tạo nhân lực CNTT của Việt
Nam chỉ đạt 9.000- 10.000 người/ năm . Nếu chỉ tính số học viên tốt
nghiệp ra trường đạt yêu cầu nhà tuyển dụng thực tế còn thấp hơn.
Việc phát triển nguồn lực CNTT chưa được chuẩn bị kịp thời về số
lượng và chất lượng hiện nay dẫn tới việc chúng ta đang thiếu nguồn
nhân lực CNTT rất lớn hoặc nếu có nguồn nhân lực ngành này thì chất
lượng không đáp ứng được yêu cầu của xã hội. Một trong các nguyên
nhân dẫn tới chất lượng nguồn nhân lực CNTT nói trên bắt nguồn từ
việc quản lý công tác đào tạo.
Nam Định là một Tỉnh đông dân có truyền thống hiếu học lâu đời .
Nhu cầu học tập tin học, trau dồi kiến thức công nghệ mới là cấp bách ,
thiết thực. Ngoài các khoa CNTT ở các trường Đại học, Cao đẳng ở
Nam Định đào tạo CNTT mang tính chất hàn lâm, Nam Định chưa có cơ
sở nào đào tạo CNTT trình độ Lập trình viên cho cán bộ nhân dân và
thanh niên trong địa bàn Tỉnh. Được sự động viên giúp đỡ và khuyến
khích của các cấp lãnh đạo , đặc biệt là Sở Giáo dục - Đào tạo, Công ty
đầu tư phát triển phần mềm FPT, và học viện đào tạo CNTT hàng đầu
Ấn Độ và trên thế giới Aptech. Trung tâm đã lập tờ trình xin sở Giáo
dục - Đào tạo Tỉnh Nam Định, để xây dựng và tổ chức thực hiện mô
hình Trung tâm đào tạo Lập trình viên quốc tế Aptech Nam Định và
đã được Sở Giáo dục - Đào tạo phê duyệt với mục tiêu đào tạo nguồn
nhân lực CNTT cho các tổ chức cơ quan doanh nghiệp tỉnh Nam Định
và khu vực lân cận. Tuy nhiên vấn đề đặt ra: Làm thế nào để quản lý
được chất lượng đào tạo Lập trình viên quốc tế tại cơ sở đang là một vấn
đề hết sức cấp bách hiện nay.
Đã nhiều năm qua ngành giáo dục luôn phải đối mặt với một câu
hỏi: Làm thế nào để nâng cao chất lượng đào tạo? Mỗi trường đều có
những tiêu chuẩn, giải pháp riêng trong đó có Trung tâm đào tạo Lập
5
trình viên Quốc tế Aptech Nam Định đã đưa ra các giải pháp áp dụng để
nâng cao chất lượng đào tạo. Để nâng cao chất lượng đào tạo,Trung tâm
đào tạo lập trình viên quốc tế Aptech Nam Định đã phải cố gắng rất
nhiều và cũng đã đạt được những thành tựu nhất định. Tuy nhiên so với
tiêu chuẩn ISO 9000 thì chất lượng đào tạo lập trình viên tại Trung tâm
vẫn còn một số bất cập từ công tác quản lý đó là : Sự nhận thức của đa
số cán bộ, giáo viên, học sinh về tiêu chuẩn ISO 9000 và việc thực hiện
các quy trình làm việc như tuyển sinh; đổi mới phương pháp giảng dạy;
tuyển chọn và đánh giá giảng viên; kiểm soát đề cương bài giảng, chất
lượng giáo trình giảng dạy; mời giảng viên thỉnh giảng;thu thập các ý
kiến phản hồi, giải quyết các khiếu nại của học viên, giới thiệu việc làm
cho học viên sau khi tốt nghiệp. Tất cả những bất cập trong công tác
quản lý trên ít nhiều ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của Trung tâm.
Cho tới nay chưa có công trình nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý
đào tạo lập trình viên quốc tế theo tiêu chuẩn ISO 9000 tại Nam
Định.Với lý do trên Tác giả đã chọn đề tài “ Giải pháp quản lý đào tạo
lập trình viên quốc tế theo tiêu chuẩn ISO 9000 tại Trung tâm
Aptech Nam Định”.
2. Mục đính nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn quản lý đào tạo Lập trình viên
quốc tế theo tiêu chuẩn ISO 9000, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp
quản lý đào tạo lập trình viên quốc tế theo tiêu chuẩn ISO 9000 tại
Trung tâm đào tạo lập trình viên quốc tế Aptech Nam Định nhằm quản lý
công tác đào tạo cung ứng nguồn nhân lực công nghệ cao cho các cơ
quan doanh nghiệp phần mềm, các khu công nghiệp tỉnh Nam Định và
khu vực đồng bằng sông Hồng.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
6
Công tác quản lý đào tạo Lập trình viên quốc tế theo tiêu chuẩn ISO
9000 tại Trung tâm Aptech Nam Định.
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Các giải pháp quản lý đào tạo Lập trình viên quốc tế theo tiêu chuẩn
ISO 9000 tại Trung tâm Aptech Nam Định
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý đào tạo Lập trình
viên quốc tế theo tiêu chuẩn ISO 9000
4.2 Nghiên cứu thực trạng của công tác quản lý đào tạo Lập trình
viên quốc tế theo tiêu chuẩn ISO 9000 tại Trung tâm Aptech Nam
Định
4.3 Đề xuất một số giải pháp quản lý đào tạo Lập trình viên quốc
tế theo tiêu chuẩn ISO 9000 tại Trung tâm Aptech Nam Định
5. Phạm vi nghiên cứu
Do điều kiện thời gian nghiên cứu có hạn, trong đề tài này tác giả
chỉ điều tra, khảo sát thực trạng quá trình đào tạo Lập trình viên quốc tế
theo tiêu chuẩn ISO 9000 tại Trung tâm Aptech Nam Định. Bước đầu
thực hiện quản lý đào tạo Lập trình viên quốc tế theo tiêu chuẩn ISO
9000. Xây dựng một số giải pháp quản lý để thực hiện đào tạo Lập trình
viên quốc tế theo tiêu chuẩn ISO 9000 tại Trung tâm.
6. Giả thuyết khoa học
Công tác đào tạo Lập trình viên quốc tế tại Trung tâm Aptech
Nam Định đến nay vẫn còn nhiều điều bất cập, vai trò quản lý đào tạo
lập trình viên quốc tế theo tiêu chuẩn ISO 9000 vẫn còn nhiều hạn chế .
Nếu xây dựng và áp dụng một số giải pháp quản lý đào tạo lập trình viên
quốc tế theo tiêu chuẩn ISO 9000 thì sẽ nâng cao chất lượng quản lý
công tác đào tạo Trung tâm cung ứng nguồn nhân lực có trình độ cao đáp
ứng nhu cầu công nghiệp, hóa hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.
7
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
Quá trình thực hiện đề tài kết hợp các nhóm phương pháp nghiên
cứu:
* Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu, phân tích, tổng hợp; sách, tài liệu, báo cáo khoa học
trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề nghiên cứu
- Tham khảo Luật giáo dục, các văn kiện của Đảng, Nhà nước và Bộ
Giáo dục và Đào tạo, các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo
* Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
-Phương pháp thử nghiệm
- Phương pháp khảo sát, điều tra
- Phương pháp phỏng vấn
- Phương pháp chuyên gia
- Phương pháp toán thống kê, xử lý số liệu
8
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
LẬP TRÌNH VIÊN QUỐC TẾ THEO TIÊU CHUẨN ISO 9000
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Trong những năm gần đây, sự bùng nổ CNTT trên thế giới có ảnh hưởng
lớn đến mọi mặt hoạt động Kinh tế- Văn hoá- Xã hội của các Quốc gia. CNTT
là con đường giúp chúng ta dễ dàng đi tắt đón đầu để thực hiện công cuộc
CNH,HĐH Đất nước. Nhà nước đã ban hành chỉ thị số 58- CT /TW ngày 17-
10-2000 của Bộ Chính trị (khoá 8) về đẩy mạnh ứng dụng và phát triển CNTT
phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH Đất nước đó là: “CNTT là một trong các động
lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao
khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của thế giới
hiện đại”...Mục tiêu của CNTT Việt Nam đến năm 2010 là đạt trình độ tiên tiến
của khu vực. Tại Việt Nam, nhu cầu nhân lực ngành phần mềm trong nước
ngày càng tăng cao. Ước tính giai đoạn 2008-2010 cần từ 12.000- 15000
người/năm, giai đoạn 2011- 2015 cần từ 20.000- 25.000 người / năm .
Trong khi đó quy mô đào tạo nhân lực CNTT của Việt Nam chỉ đạt
9.000- 10.000 người/ năm. Trên thực tế nếu tính số học viên tốt nghiệp ra
trường đạt yêu cầu của nhà tuyển dụng còn thấp hơn. Các trường Đại học,
Cao đẳng và các Cơ sở đào tạo đang tìm các giải pháp để quản lý nâng cao
chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực.Một trong các tiêu
chuẩn để quản lý công tác đào tạo hiện nay các trường, các cơ sở đào tạo
đang áp dụng là tiêu chuẩn ISO 9000. ISO 9000 ra đời năm 1987 và đã được
soát xét 02 lần vào năm 1994 và năm 2000. Phiên bản mới nhất là tiêu
chuẩn ISO 9000:2000. Từ năm 1987 đến nay tiêu chuẩn ISO 9000 đã được cả
thế giới công nhận. Tại Việt Nam đã có khoảng 4500 doanh nghiệp được cấp
giấy chứng nhận trong đó có một số trường học. Việc áp dụng ISO đã mang lại
hiệu quả cho một số cơ quan, doanh nghiệp.Hiện nay, một số trường Đại học,
9
Cao đẳng, THCN, các Cơ sở đào tạo tại Việt Nam đã được nhận hoặc bắt đầu
công bố sẽ nhận chứng chỉ ISO. Tháng 6/2005, trường Đại học Hàng Hải trở
thành trường đại học đầu tiên được Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng
Việt Nam cấp chứng nhận quản lý giáo dục đạt tiêu chuẩn ISO. Ngày 3/5/2007,
trường Đại học Tôn Đức Thắng nhận được chứng chỉ ISO 9001:2000. Một số
trường THCN, THPT và các Cơ sở đào tạo cũng đã bắt đầu công bố đã nhận
chứng chỉ ISO trong đó có trường THPT Ngô Thời Nhiệm thành phố Hồ Chí
Minh (TPHCM ). Các trường, các Cơ sở đào tạo đánh giá cao về hệ thống quản
lý chất lượng đào tạo theo tiêu chuẩn ISO. Theo Ông Chu Xuân Thành – Hiệu
trưởng THPT Ngô Thời Nhiệm cho biết: Lĩnh vực áp dụng của hệ thống chất
lượng này là tất cả các hoạt động dạy, học và dịch vụ của nhà trường. Các hoạt
động được hệ thống hóa, quy định cụ thể và chi tiết.
Có thể nói tiêu chuẩn ISO đã khẳng định vai trò vị trí của nó trong quản
lý chất lượng đào tạo tại các trường, cơ sở đào tạo. Bộ giáo dục đào tạo đã ban
hành quyết định số 38/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 02 tháng 12 năm 2004 về
“Quy định tạm thời về kiểm định chất lượng các trường đại học”. Đây được
xem là cách làm khá tốt để các trường có một “Bộ khung” từ đó triển khai việc
kiểm định chất lượng giáo dục cho riêng mình. Áp dụng tiêu chuẩn ISO nhằm
góp phần quản lý nâng cao chất lượng đào tạo không có gì là mới lạ,tuy nhiên
việc áp dụng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo tại các Cơ sở đào
tạo CNTT còn chưa nhiều và chưa hiệu quả hoặc mang tính hình thức.
1.2 Một số khái niệm cơ bản
1.2.1 Quản lý
Quản lý là các hoạt động do một hoặc nhiều người điều phối hành động
của những người khác nhằm thu được kết quả mong muốn. Ngày nay, thuật
ngữ quản lý đã trở nên phổ biến nhưng chưa có một định nghĩa thống nhất.
Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về quản lý được thể hiện qua các
yếu tố cơ bản sau :
10
- Yếu tố xã hội: Vì lợi ích của con người và do con người là động lực và
mục tiêu của sự phát triển xã hội, là mục đích của hoạt động quản lý. Trong
ba lợi ích: Lợi ích người lao động, lợi ích tập thể và lợi ích nhà nước thì lợi
ích của người lao động là trực tiếp, lợi ích của nhà nước là tối cao.
Nghị quyết Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII của Đảng đã ghi rõ:
Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
về các lĩnh vực văn hoá, xã hội là chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con
người với tư cách vừa là động lực vừa là mục tiêu của cách mạng.
- Yếu tố tổ chức: Tổ chức là khoa học về sự thiết lập các mối quan hệ
giữa những con người để thực hiện một công việc quản lý. Muốn quản lý phải
có tổ chức,không có tổ chức không thể có quản lý. Đó là sự sắp đặt một hệ
thống bộ máy quản lý, quy định chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền cho từng
cơ quan trong bộ máy ấy. Quy định các mối quan hệ dọc ngang của từng cơ
quan bố trí cán bộ và các chế độ chính sách cán bộ. Tổ chức được hình
thành và tồn tại là do nhu cầu quản lý xã hội cho nên tổ chức phải hoạt
động có hiệu quả, nếu không sự tồn tại của nó không có mục đích.
-Yếu tố uy quyền: Đó là thể thống nhất giữa quyền lực và uy tín trong
quản lý. Người quản lý phải sử dụng quyền lực và để quyền lực có hiệu quả
thì người quản lý phải có uy tín: uy tín về chính trị, uy tín về đạo đức, uy tín
về năng lực ... Chỉ có quyền lực hoặc chỉ có uy tín thì không đủ để quản lý.
Cần thống nhất hai mặt thì quản lý mới có hiệu quả.
Lao động là phương thức tồn tại cơ bản của con người. Ngay từ đầu
con người đã có nhu cầu lao động tập thể, hình thành nên cộng đồng và
xã hội trong quá trình lao động tập thể càng không thể thiếu được kế
hoạch, sự phân công và điều hành chung, sự hiệp tác và quản lý công
việc, các tư liệu lao động và nguồn tài nguyên… Hoạt động quản lý nẩy
sinh từ những yêu cầu đó. Lao động luôn luôn là lao động xã hội, cho
nên quản lý tồn tại trong mọi xã hội, dù xã hội đó ở trình độ phát triển
11
nào. Như vậy quản lý là một hoạt động cần thiết để đạt mục tiêu của tổ
chức, là hoạt động phức tạp với nhiều chức năng và đặc điểm cơ bản
khác nhau.
Theo từ điển Tiếng Việt thông dụng - NXB Giáo dục - 1998 thuật
ngữ quản lý được định nghĩa là: “ Tổ chức, điều khiển hoạt động của một
đơn vị, cơ quan” 14. Quản lý là một hoạt động có chủ đích, được tiến
hành bởi một chủ thể quản lý nhằm tác động lên khách thể quản lý để
thực hiện các mục tiêu xác định của công tác quản lý. Trong mỗi chu
trình quản lý chủ thể tiến hành những hoạt động theo các chức năng quản
lý như xác định mục tiêu, các chủ trương, chính sách; hoạch định kế
hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện, điều hoà, phối hợp, kiểm tra và huy
động, sử dụng các nguồn lực cơ bản như tài lực, vật lực, nhân lực… để
thực hiện các mục tiêu, mục đích mong muốn trong bối cảnh thời gian
nhất định.
Trong tác phẩm “ Lý luận quản lý Nhà nước” của Mai Hữu Khuê,
xuất bản năm 2003 có định nghĩa về quản lý như sau: “ Quản lý là một
phạm trù có liên quan mật thiết với hiệp tác và phân công lao động, nó
là một thuộc tính tự nhiên của mọi lao động hiệp tác. Từ khi xuất hiện
những hoạt động quần thể của loài người thì đã xuất hiện sự quản lý. Sự
quản lý đã có trong cả xã hội nguyên thuỷ, ở đó con người phải tập hợp
với nhau để đấu tranh với thế giới tự nhiên, muốn sinh tồn con người
phải tổ chức sản xuất, tổ chức phân phối”. 19
Khái niệm quản lý có ngoại diên rất rộng, từ việc ăn uống đến sinh
bệnh lão tử, từ cá nhân đến gia đình, từ quốc gia đến thế giới, từ vật chất
đến tinh thần nơi nào mà có sự hiện diện của con người thì đều cần đến
quản lý. C.Mác đã coi việc xuất hiện quản lý như là kết quả tất nhiên của
sự chuyển nhiều quá trình lao động cá biệt, tản mạn, độc lập với nhau
thành một quá trình xã hội được phối hợp lại. C.Mác đã viết:
12
“Bất cứ lao động xã hội hay lao động chung nào mà tiến hành trên
một quy mô khá lớn đều yêu cầu phải có một sự chỉ đạo để điều hoà sự
hoạt động. Sự chỉ đạo đó phải làm chức năng chung tức là chức năng
phát sinh từ sự khác nhau giữa vận động chung của cơ thể sản xuất với
những hoạt động cá nhân của những khí quan độc lập hợp thành cơ thể
sản xuất đó. Một nhạc sĩ độc tấu thì tự điều khiển lấy mình nhưng một
dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng” 11; 29
Như vậy, có thể nói hoạt động quản lý là tất yếu nẩy sinh khi con người
lao động tập thể và tồn tại ở mọi loại hình tổ chức, mọi xã hội. Do đó, khái
niệm quản lý được nhiều tác giả đưa ra theo nhiều cách tiếp cận khác nhau:
- Theo M. Pinto: “Quản lý là sự hoạt động thiết yếu nảy sinh khi có
nỗ lực tập thể nhằm thực hiện các