Quá trình hội nhập kinh tếkhu vực và quốc tế đang diễn ra hết sức sôi động.
Vào năm2007 Việt Nam chính thức là thành viên WTO, một khi trởthành thành
viên WTO, Việt Nam sẽnâng cao được cơhội tiếp cận với thịtrường thếgiới,
sẽtiếp cận với những nền kinh tếhùng mạnh hơn, điều đó cũng đồng nghĩa với sự
cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn trong toàn bộnền kinh tế.[12] Đồng thời, đất
nước ta đang trong thời kỳbiến đổi mạnh mẽcủa nền kinh tế, thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém
phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống. Đểthực hiện thành công chiến lược đó
nhu cầu vềvốn đầu tưlà rất lớn và cần thiết. Vì vậy các ngân hàng hiện nay không
ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, mởrộng mạng lưới hoạt động, chạy đua lãi suất
và hiện đại hóa ngân hàng nhằm thu hút nguồn vốn. Tuy nhiên những biến động của
kinh tếtrong nước và thếgiới cho thấy hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt
động huy động vốn nói riêng luôn tiềm ẩn những rủi ro bất ngờcó ảnh hưởng trực
tiếp hay gián tiếp đến nguồn thu nhập của người dân từ đó ảnh hưởng đến khảnăng
huy động của các ngân hàng thương mại Việt Nam đặc biệt là nguồn huy động tiền
gửi tiết kiệm.
Trong giai đoạn hiện nay các ngân hàng luôn phải cạnh tranh với nhau đểtồn tại
và phát triển. Vấn đề đặt ra là làm sao đểhuy động được nguồn vốn nhàn rỗi với
nhiều mức lãi suất tương ứng với nhiều kì hạn khác nhau và sửdụng nguồn vốn đó
một cách hiệu quả.
Nhận thấy rõ tầm quan trọng của công tác huy động vốn trong hoạt động của
Ngân hàng nên em chọn đềtài: “Giải pháp tăng cường hoạt động huy động tiền
gửi tiết kiệm tại chi nhánh Ngân hàng Eximbank Đồng Nai”
91 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5554 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp tăng cường hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh ngân hàng xuất nhập khẩu EximBank Đồng Nai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
-----X W -----
BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG
HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG XUẤT NHẬP
KHẨU EXIMBANK ĐỒNG NAI
Sinh viên thực hiện: ĐINH THỤY KIM HOÀNG
Giáo viên hướng dẫn: TS. NGUYỄN VĂN TÂN
ĐỒNG NAI, 06/2011
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thiện báo cáo nghiên cứu khoa học này em xin gửi lời cảm ơn
đến Ban lãnh đạo Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Đồng Nai
đã tạo điều kiện cho em được lao động thực tế tại Ngân hàng, và các anh chị làm
việc tại Phòng dịch vụ khách hàng cá nhân đã chỉ bảo em tận tình, cho em tiếp xúc
với thực tế, cung cấp cho em số liệu để bổ sung cho bài báo cáo của mình.
Đồng thời em cũng xin cảm ơn sự chỉ dẫn, dạy bảo tận tình của các thầy cô
Trường Đại học Lạc Hồng đã giúp em nắm bắt được nhiều kiến thức cơ bản để có
thể vận dụng linh hoạt trong thực tế sau này. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất
đến qúy thầy cô.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Văn Tân đã tận
tình hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành bài nghiên cứu này.
Em xin kính chúc sức khỏe quý thầy cô và gửi đến ban lãnh đạo Ngân hàng
lời chúc tốt đẹp nhất.
Sinh viên
Đinh Thụy Kim Hoàng
MỤC LỤC
MỤC LỤC
Danh mục các từ viết tắt
Danh mục bảng biểu
Danh mục biểu đồ
PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………………1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................... 1
2. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu đề tài………………………………………….. 2
3. Mục tiêu nghiên cứu……………………………………………………………... 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……………………………………………….. 3
5. Phương pháp nghiên cứu………………………………………………………… 3
6. Những đóng góp mới của đề tài…………………………………………………. 4
7. Kết cấu của đề tài………………………………………………………………… 4
CHƯƠNG 1: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG HUY
ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5
1.1 Khái quát ngân hàng thương mại………………………………………….. 5
1.1.1 Định nghĩa ngân hàng thương mại………………………………………. 5
1.1.2 Vai trò của ngân hàng thương mại……………………………………… 5
1.1.3 Chức năng của ngân hàng thương mại…………………………………… 7
1.2 Nguồn vốn của ngân hàng thương mại……………………………………. 8
1.2.1 Nguồn vốn tự có…………………………………………………………. 8
1.2.2 Nguồn vốn huy động……………………………………………………. 8
1.2.3 Nguồn vốn vay…………………………………………………………… 9
1.2.4 Vốn khác………………………………………………………………… 9
1.3 Hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng thương mại……… 9
1.3.1 Khái niệm tiền gửi tiết kiệm……………………………………………… 9
1.3.2 Phân loại tiền gửi tiết kiệm………………………………………………. 10
1.3.2.1 Tiết kiệm không kỳ hạn……………………………………………. 10
1.3.2.2 Tiết kiệm có kỳ hạn………………………………………………… 10
1.3.2.3 Tiền gửi tiết kiệm đặc biệt…………………………………………. 11
1.3.3 Ý nghĩa của tiền gửi tiết kiệm…………………………………………….. 11
1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm của ngân
hàng………………………………………………………………………………… 12
1.4.1 Nhóm nhân tố môi trường……………………………………………….. 12
1.4.2 Nhóm nhân tố chính sách…………………………………………………. 13
1.4.3 Nhóm nhân tố thông tin…………………………………………………… 13
1.4.4 Nhóm nhân tố công nghệ…………………………………………………. 14
1.4.5 Nhóm nhân tố khách hàng………………………………………………. 14
1.4.6 Nhóm nhân tố thuộc ngân hàng…………………………………………. 15
1.5 Một số quy định về huy động tiền gửi tiết kiệm……………………………. 16
1.5.1 Đối tượng phạm vi áp dụng………………………………………………. 16
1.5.2 Quy chế bảo hiểm tiền gửi……………………………………………….. 17
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1…………………………………………………………. 20
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI
CHI NHÁNH NGÂN HÀNG EXIMBANK ĐỒNG NAI. 21
2.1 Sơ lược về NHTMCP xuất nhập khẩu Việt Nam………………………….. 21
2.1.1 Tổng quan về NHTMCP xuất nhập khẩu Việt Nam…………………… 21
2.1.1.1 Quá trình hình thành và phát triển………………………………… 21
2.1.1.2 Những thành tựu đạt được………………………………………… 22
2.1.1.3 Giới thiệu về NHTMCP xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Đồng
Nai…………………………………………………………………………………... 23
2.1.2 Cơ cấu tổ chức, mạng lưới hoạt động và tình hình nhân sự của chi nhánh
ngân hàng Eximbank Đồng Nai…………………………………………………… 25
2.1.2.1 Mô hình tổ chức…………………………………………………… 25
2.1.2.2 Nhiệm vụ và quyền hạn của các phòng ban………………………. 25
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh tại chi nhánh Đồng Nai……………….. 27
2.1.3.1 Tình hình huy động vốn……………………………………………. 27
2.1.3.2 Tình hình hoạt động tín dụng……………………………………… 29
2.1.3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh Eximbank Đồng Nai qua
2 năm 2009-2010………………………………………………………………….. 31
2.2 Thực trạng huy động tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh Eximbank Đồng Nai
trong năm 2009-2010…………………………………………………………….. 32
2.2.1 Thực trạng huy động tiền gửi tiết kiệm tại Eximbank Đồng Nai trong năm
2009-2010…………………………………………………………………………. 33
2.2.2 Phân tích sự biến động tiền gửi tiết kiệm tại Eximbank Đồng Nai…….. 37
2.2.2.1 Phân tích sự biến động tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn……………. 37
2.2.2.2 Phân tích sự biến động tiền gửi tiết kiệm theo địa bàn tại chi nhánh40
2.2.2.3 Phân tích sự biến động tiền gửi tiết kiệm theo loại tiền huy động 43
2.3 Thực trạng đánh giá của khách hàng thông qua phiếu khảo sát.................. 44
2.3.1 Mô tả quá trình thu thập thông tin thực tế.................................................... 44
2.3.2 Phân tích về thực trạng đánh giá của khách hàng thông qua phiếu khảo sát45
2.4 Đánh giá chung về hoạt động kinh doanh của NHTMCP xuất nhập khẩu
Việt Nam CN Đồng Nai............................................................................................ 54
2.4.1 Những thành tựu mà ngân hàng đạt được trong 2 năm 2009 và 2010......... 54
2.4.2 Những mặt đạt được trong công tác huy động vốn...................................... 55
2.4.3 Một số hạn chế ngân hàng còn gặp phải trong công tác huy động vốn…... 55
2.4.3.1 Công tác quảng cáo tiếp thị về ngân hàng…………………………... 56
2.4.3.2 Chính sách thu hút khách hàng……………………………………… 56
2.4.3.3 Thiết lập mối quan hệ với khách hảng………………………………. 56
2.4.3.4 Nguồn vốn huy động ngoại tệ thấp………………………………….. 56
2.4.4 Những thuận lợi và khó khăn trong việc huy động nguồn tiền gửi tiết kiệm
của ngân hàng………………………………………………………………………. 56
2.4.4.1 Thuận lợi…………………………………………………………….. 56
2.4.4.2 Khó khăn……………………………………………………………. 57
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2…………………………………………………… 58
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG HUY
ĐỘNG NGUỒN TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI CHI NHÁNH NGÂN
HÀNG EXIMBANK ĐỒNG NAI 59
3.1 Phương hướng hoạt động của chi nhánh trong thời gian tới……………. 59
3.1.1 Phương hướng chung……………………………………………………. 59
3.1.2 Phương hướng của ngân hàng về huy động tiền gửi tiết kiệm………….. 60
3.1.3 Một số chỉ tiêu kế hoạch hoạt động kinh doanh tại NHTMCP Xuất Nhập
Khẩu Việt Nam chi nhánh Đồng Nai năm 2011…………………………………. 61
3.2 Một số giải pháp tăng cường công tác huy động tiền gửi tiết kiệm tại chi
nhánh……………………………………………………………………………… 61
3.2.1 Không ngừng phát huy uy tín của ngân hàng, nâng cao chất lượng phục vụ
khách hàng………………………………………………………………………….. 61
3.2.2 Tiếp tục đẩy mạnh công tác marketing…………………………………… 62
3.2.3 Thực hiện chính sách ưu đãi đối với khách hàng………………………… 63
3.2.4 Tăng cường đào tạo nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ ngân hàng 63
3.2.5 Cải tiến và đổi mới công nghệ ngân hàng………………………………… 64
3.2.6 Tăng cường công tác tư vấn để giúp người dân thay đổi thói quen cất giữ
tiền tại nhà…………………………………………………………………………... 65
3.2.7 Thực thi chính sách lãi suất linh hoạt, mềm dẻo…………………………..65
3.2.8 Đơn giản hóa thủ tục giao dịch…………………………………………….66
3.2.9 Phát triển đa dạng hóa sản phẩm tiền gửi………………………………….66
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3…………………………………………………… 68
KẾT LUẬN………………………………………………………………………… 69
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CN Chi nhánh
DV, KM Dịch vụ, Khuyến mãi
GDV Giao dịch viên
GTK Gửi tiết kiệm
HĐQT Hội đồng quản trị
KD Kinh doanh
KH Khách hàng
KTV Kiểm tra viên
NH Ngân hàng
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
PGD Phòng giao dịch
STK Sổ tiết kiệm
TCKT Tổ chức kinh tế
TCTD Tổ chức tín dụng
TGTK Tiền gửi tiết kiệm
TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
XNK Xuất nhập khẩu
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1/ Tình hình huy động vốn năm 2009 – 2010……………………………... 28
Bảng 2.2/ Tình hình chung về hoạt động tín dụng qua 2 năm 2009 – 2010……….. 30
Bảng 2.3/ Kết quả hoạt động kinh doanh của năm 2009 – 2010................................ 31
Bảng 2.4/ Cơ cấu tiền gửi dân cư……………………………………………………35
Bảng 2.5/ Diễn biến tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn………………………………… 37
Bảng 2.6/ Tiền gửi tiết kiệm theo địa bàn tại chi nhánh Eximbank Đồng Nai……... 40
Bảng 2.7/ Biến động nguồn tiền gửi tiết kiệm theo loại tiền huy động…………….. 43
Bảng 2.8/ Mục đích khách hàng GTK……………………………………………… 45
Bảng 2.9/ Lý do khách hàng GTK tại chi nhánh…………………………………… 47
Bảng 2.10/ Thời gian sử dụng dịch vụ tại chi nhánh………………………………. 48
Bảng 2.11/ Số lần GTK tại chi nhánh…………………………………………….... 50
Bảng 2.12/ Các sản phẩm tiền gửi mà khách hàng sử dụng……………………….. 51
Bảng 2.13/ Sự hài lòng của khách hàng……………………………………………. 52
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1/ Tình hình huy động vốn năm 2009 – 2010…………………………… 29
Biểu đồ 2.2/ Cơ cấu tiền gửi dân cư………………………………………………... 36
Biểu dồ 2.3/ Tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn………………………………………... 39
Biểu đồ 2.4/ Tiền gửi tiết kiệm theo địa bàn tại chi nhánh…………………………. 42
Biểu đồ 2.5/ Tiền gửi tiết kiệm theo loại tiền huy động…………………………….44
Biểu đồ 2.6/ Mục đích khách hàng GTK…………………………………………… 46
Biểu đồ 2.7/ Lý do khách hàng GTK tại chi nhánh………………………………… 48
Biểu đồ 2.8/ Thời gian sử dụng dịch vụ tại chi nhánh……………………………… 49
Biểu đồ 2.9/ Số lần GTK tại chi nhánh……………………………………………... 50
Biểu đồ 2.10/ Các sản phẩm tiền gửi mà khách hàng sử dụng……………………... 51
Biểu đồ 2.11/ Sự hài lòng của khách hàng…………………………………………. 53
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1/ Sơ đồ tổ chức bộ máy Ngân hàng Eximbank chi nhánh đồng Nai……… 25
Sơ đồ 2.2/ Quy trình gửi tiền vào sổ tiết kiệm ……………………………………... 34
Sơ đồ 2.3/ Quy trình rút tiền từ sổ tiết kiệm………………………………………... 34
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Quá trình hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế đang diễn ra hết sức sôi động.
Vào năm 2007 Việt Nam chính thức là thành viên WTO, một khi trở thành thành
viên WTO, Việt Nam sẽ nâng cao được cơ hội tiếp cận với thị trường thế giới,
sẽ tiếp cận với những nền kinh tế hùng mạnh hơn, điều đó cũng đồng nghĩa với sự
cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn trong toàn bộ nền kinh tế.[12] Đồng thời, đất
nước ta đang trong thời kỳ biến đổi mạnh mẽ của nền kinh tế, thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém
phát triển và nâng cao chất lượng cuộc sống. Để thực hiện thành công chiến lược đó
nhu cầu về vốn đầu tư là rất lớn và cần thiết. Vì vậy các ngân hàng hiện nay không
ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng lưới hoạt động, chạy đua lãi suất
và hiện đại hóa ngân hàng nhằm thu hút nguồn vốn. Tuy nhiên những biến động của
kinh tế trong nước và thế giới cho thấy hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt
động huy động vốn nói riêng luôn tiềm ẩn những rủi ro bất ngờ có ảnh hưởng trực
tiếp hay gián tiếp đến nguồn thu nhập của người dân từ đó ảnh hưởng đến khả năng
huy động của các ngân hàng thương mại Việt Nam đặc biệt là nguồn huy động tiền
gửi tiết kiệm.
Trong giai đoạn hiện nay các ngân hàng luôn phải cạnh tranh với nhau để tồn tại
và phát triển. Vấn đề đặt ra là làm sao để huy động được nguồn vốn nhàn rỗi với
nhiều mức lãi suất tương ứng với nhiều kì hạn khác nhau và sử dụng nguồn vốn đó
một cách hiệu quả.
Nhận thấy rõ tầm quan trọng của công tác huy động vốn trong hoạt động của
Ngân hàng nên em chọn đề tài: “Giải pháp tăng cường hoạt động huy động tiền
gửi tiết kiệm tại chi nhánh Ngân hàng Eximbank Đồng Nai”
2
2. Tổng quan về lịch sử nghiên cứu đề tài:
Ngân hàng là một loại hình tổ chức có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế nói
chung và đối với từng cộng đồng địa phương nói riêng. Các dịch vụ truyền thông
của ngân hàng bao gồm: thực hiện trao đổi ngoại tệ, chiết khấu thương phiếu, cung
cấp các tài khoản giao dịch… Đặc biệt cho vay được coi là hoạt động sinh lời cao,
do đó các ngân hàng đã tìm kiếm mọi cách để huy động nguồn vốn cho vay. Một
trong những nguồn vốn quan trọng là các khoản tiền gửi tiết kiệm của khách hàng.
Nhưng làm sao để công tác huy động vốn đạt hiệu quả cao nhất. Đó là câu hỏi được
đặt ra để các ngân hàng có những giải pháp để mở rộng và tăng cường hiệu quả hoạt
động huy động vốn.
Với đề tài này trước đây đã có nhiều người nghiên cứu ở các trường đại học làm
đề tài tốt nghiệp khi ra trường.
Và Trường Đại Học Lạc Hồng cũng không ngoại lệ khi một số sinh viên chọn
đề tài này như:
- Hồ Minh Nguyệt_06TC2: “ Giải pháp góp phần hoàn thiện nghiệp vụ huy
động vốn tại ngân hàng Ngoại Thương Đồng Nai”
- Hoàng Phương Thảo_05TC1: “ Giải pháp nhằm mở rộng và nâng cao hiệu
quả hoạt động huy động vốn tại NHNo&PTNT tỉnh Đồng Nai”
Mỗi bài có hướng riêng, có phong cách thể hiện đề tài của mình. Song bên cạnh
đó sinh viên khi nghiên cứu đề tài này cần chú trọng thực trạng và giải pháp huy
động vốn tại ngân hàng.
3. Mục tiêu nghiên cứu:
- Phân tích, đánh giá hoạt động huy động vốn bằng hình thức tiền gửi tiết kiệm
tại ngân hàng Eximbank.
- Đưa ra các giải pháp có tính khả thi nhằm mở rộng và tăng cường hiệu quả
hoạt động huy động vốn tại ngân hàng Eximbank.
3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
• Đối tượng nghiên cứu.
- Tăng cường hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh ngân hàng
Eximbank Đồng Nai.
- Đối tượng khảo sát: khách hàng cá nhân tại thành phố Biên Hòa
• Phạm vi nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: năm 2009, năm 2010.
- Không gian nghiên cứu: Ngân hàng Eximbank chi nhánh Đồng Nai.
5. Phương pháp nghiên cứu:
- Thu thập số liệu từ các báo cáo của ngân hàng Eximbank năm 2009-2010.
- Dựa vào số liệu và dùng các chỉ số tương đối, tuyệt đối để so sánh.
- Thống kê số liệu và dùng phương pháp so sánh để so sánh số liệu qua các năm
từ đó rút ra kết luận.
- Thu thập dữ liệu từ việc phát phiếu khảo sát khách hàng cá nhân.
- Phương pháp khảo sát: điều tra, phỏng vấn khách hàng bằng bảng câu hỏi,
dùng phần mềm SPSS để xử lý số liệu.
Mô tả quá trình thu thập thông tin thực tế
+ Địa bàn tiến hành thu thập thông tin: Thành phố Biên Hòa – tỉnh Đồng Nai.
+ Đối tượng khảo sát: Khách hàng cá nhân
+ Tổng số khách hàng khảo sát thực tế: 100 khách hàng
+ Tổng số phiếu khảo sát phát ra: 100 phiếu
+ Tổng số phiếu khảo sát thu về: 85 phiếu.
+ Tỷ lệ đạt được: 85%
+Thời gian khảo sát: từ ngày 15/3/2011 đến 15/4/2011
4
+ Phương thức khảo sát: Tiến hành phỏng vấn trực tiếp khách hàng bằng phiếu
khảo sát in sẵn.
6. Những đóng góp mới của đề tài:
Đề tài này được nghiên cứu trong giai đoạn nền kinh tế đang phải đối mặt với
tình hình lạm phát tăng cao, buộc NHNN phải thực hiện chính sách thắt chặt tiện tệ.
Do đó mà nguồn vốn huy động đặc biệt là nguồn huy động tiền gửi tiết kiệm của
NHTM nói chung và Ngân hàng Eximbank nói riêng bị ảnh hưởng rất nhiều.
Đề tài mang tính cụ thể với việc sử dụng phần mềm SPSS 16.0 đã nói lên được
thực trạng về hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng Eximbank Đồng
Nai và những vấn đề hạn chế cần được tiếp tục giải quyết để hoàn thiện trong tương
lai từ đó đưa ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả của hoạt động tạo vốn của các
NHTM chính là điểm mới của đề tài.
7. Kết cấu của đề tài:
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, bài Báo cáo nghiên cứu khoa học có kết cấu
gồm ba chương lớn như sau:
Chương 1: Ngân hàng thương mại và hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm của
ngân hàng thương mại.
Chương 2: Thực trạng huy động tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh ngân hàng
Eximbank Đồng Nai.
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao khả năng huy động nguồn tiền gửi tiết kiệm
tại chi nhánh ngân hàng Eximbank Đồng Nai.
Ngoài ra phần cuối bài báo cáo còn có Danh mục tài liệu tham khảo và Phần phụ
lục.
5
CHƯƠNG 1: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HOẠT ĐỘNG
HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.1 Khái quát Ngân hàng thương mại
1.1.1 Định nghĩa Ngân hàng thương mại
Theo luật các tổ chức tín dụng của Việt Nam do quốc hội thông qua ngày
12/12/1997: “Ngân hàng thương mại là một loại hình Tổ chức tín dụng được thực
hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan.
Luật này còn định nghĩa: Tổ chức tín dụng là loại hình doanh nghiệp được thành lập
theo qui định của luật này và các qui định khác của pháp luật để hoạt động kinh
doanh tiền tệ, làm dịch vụ ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi
để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán”.[1]
Ngoài ra, Nghị định của chính phủ số 49/2000/NĐ-CP ngày 12/09/2000 có nêu:
“Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng
và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực
hiện các mục tiêu kinh tế của nhà nước”. Trong đó, hoạt động ngân hàng là hoạt
động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận
tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán.[1]
1.1.2 Vai trò của Ngân hàng thương mại
a. NHTM là nơi cung cấp vốn cho nền kinh tế
Vốn được tạo ra từ quá trình tích luỹ, tiết kiệm của mỗi cá nhân, doanh nghiệp
và các tổ chức trong nền kinh tế. Vì vậy, muốn có nhiều vốn phải tăng thu nhập
quốc dân, có mức độ tiêu dùng hợp lý. Tăng thu nhập quốc dân đồng nghĩa với việc
mở rộng sản xuất và lưu thông hàng hoá, đẩy mạnh sự phát triển của các ngành
trong nền kinh tế. Điều đó muốn làm được lại cần có vốn. Vốn được coi như nguồn
“thức ăn” chính thức cho hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.
Khi “thức ăn” bị thiếu, doanh nghiệp sẽ mất đi cơ hội đầu tư mới hoặc không tiến
6
hành kịp thời quá trình tái sản xuất. NHTM chính là người đứng ra tiến hành khơi
thông nguồn vốn nhàn rỗi ở mọi tổ chức, cá nhân, mọi thành phần kinh tế... Thông
qua hình thức cấp tín dụng, ngân hàng đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp có khả
năng mở rộng sản xuất, cải tiến máy móc, thiết bị, đổi mới qui trình công nghệ,
nâng cao năng suất lao động đem lại hiệu quả kinh tế, cũng có nghĩa là đưa doanh
nghiệp lên những nấc thang cạnh tranh cao hơn. Cạnh tranh càng mạnh mẽ, kinh tế
càng phát triển. Như vậy với khả năng cung cấp vốn, NHTM đã trở thành một trong
những điểm khởi đầu cho sự phát triển kinh tế của quốc gia.[9]
b. NHTM là cầu nối giữa doanh nghiệp với thị trường, giúp cho các nhà kinh
doanh trong xây dựng chiến lược quản lý doanh nghiệp
Thị trường ở đây được hiểu ở hai góc độ, thị trường đầu vào và thị trường đầu ra
của doanh nghiệp. Để có thể tiến hành bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào, doanh
nghiệp cần phải tham gia vào thị trường đầu vào nhằm thực hiện thành công chiến
lược 5P: Product (sản phẩm), Price (giá cả), Promotion (giao tiếp, khuyếch trương),
Place (địa điểm) và People (con người). Từ đó tiếp cận mạnh mẽ vào thị trường đầu
ra, tìm kiếm lợi nhuận. Qui trình đó chỉ được bắt đầu khi doanh nghiệp trang bị
được đầy đủ vốn cần thiết. Nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ khả
năng về tài chính. Do vậy, buộc họ phải tìm kiếm vốn phục vụ chính họ. Nguồn vốn
tín dụng của NHTM sẽ giúp các doanh nghiệp giải quyết những khó khăn đó, tạo
cho doanh nghiệp có đủ khả năng thoả mãn tối đa nhu cầu của thị trường trên mọi
phương diện: giá cả, chủng loại, chất lượng, thời gian, địa điểm... NHTM sẽ là cầu
nối giữa doanh nghiệp và thị trường gần nhau hơn cả về không gian và thời gian.[9]
c. NHTM là cầu nối nền tài chính quốc gia với nền tài chính quốc tế
Trong xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá như hiện nay th