Đề tài Giải pháp tăng cường huy động vốn của công ty cổ phần trên thị trường chứng khoán Việt Nam

1. Tính cấp thiết của đề tài: Đại hội 9 của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã khẳng định nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay vận động theo cơ chế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Chính phủ khuyến khính sự phát triển của mọi thành phần kinh tế nhằm phát huy tối đa sức mạnh, xây dựng từng bước cơ sở vật chất-kỹ thuật cho Chủ nghĩa xã hội. Trong môi trường kinh tế đó, các loại hình doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng với nhau trong qui định của Pháp luật. Số lượng doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp ngày càng mở rộng, chính các doanh nghiệp là đơn vị sản xuất-kinh doanh tạo ra phần lớn của cải cho xã hội, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp mới ra đời ở Việt Nam, thời gian qua loại hình doanh nghiệp này chưa phổ biến. Lịch sử phát triển kinh tế thế giới chỉ ra rằng Công ty cổ phần là mô hình kinh tế phổ biến và hiệu quả. Ở Việt Nam, việc phát triển mô hình Công ty cổ phần ngoài việc phát huy sức mạnh của mọi thành phần kinh tế còn mang ý nghĩa phát triển mô hình sở hữu tập thể. Thực tế hoạt động Cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước thời gian qua đã góp phần xác định rõ ý nghĩa định hướng Xã hội chủ nghĩa của cơ chế thị trường ở Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay các Công ty cổ phần ở Việt Nam chưa phát huy được vai trò thời đại của mình. Qui mô, số lượng các công ty cổ phần còn nhỏ, hiệu quả hoạt động chưa cao. Đóng góp của Công ty cổ phần cho sự phát triển kinh tế đất nước chưa xứng với tiềm năng của Công ty cổ phần. Do đó, vấn đề đặt ra là làm sao phát triển mô hình Công ty cổ phần ở Việt Nam. Để tồn tại và phát triển, Công ty cổ phần phải liên tục vận động, sắp xếp bộ máy tổ chức hợp lí, mở rộng qui mô sản xuất, áp dụng công nghệ mới, công nghệ sạch, khai thác mở rộng thị trường . Để làm được như vậy, ngoài vốn chủ sở hữu, Công ty cổ phần có thể dùng các nguồn tài trợ khác là: Vay ngân hàng, liên doanh, chiếm dụng vốn . Trong những phương thức huy động vốn đó, phương thức phổ nhất hiện nay là vay các Ngân hàng thương mại. Với sự ra đời và đi vào hoạt động của Thị trường chứng khoán Việt Nam, các Công ty cổ phần đã có thể sử dụng phương thức huy động mới là phát hành chứng khoán. Nhưng cho đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam chưa trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho các CTCP. Xuất phát từ thực tế đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn của công ty cổ phần trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về CTCP, nguồn vốn của CTCP, và huy động vốn của CTCP trên TTCK. Thực trạng huy động vốn của CTCP trên TTCK Việt nam trong thời gian qua. Đề xuất các giải pháp tăng cường huy động vốn của CTCP trên TTCK Việt nam, từ đó tạo điều kiện cho các CTCP phát triển sản xuất kinh doanh, thể hiện rõ vai trò trong nên kinh tế quốc dân. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đề tài lấy hoạt đông huy động vốn của CTCP làm đối tượng nghiên cứu. Phạm vi của đề tài là tập trung nghiên cứu các yếu tố tác động đến huy động vốn của CTCP trên TTCK và các giải pháp tăng cường huy động vốn của CTCP trên TTCK. Mốc thời gian là từ năm 2000 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp: tổng hợp, so sánh, thống kế, phân tích, qui nạp, diễn dịch để làm rõ các vấn đề nghiên cứu. 5. Dự kiến đóng góp của đề tài: Hệ thống hoá lí luận cơ bản về hoạt động huy động vốn của CTCP trên TTCK. Đánh giá thực trạng huy động vốn của CTCP trên TTCK Việt nam những năm qua. Đề xuất các giải pháp có tính khả thi về tăng cường huy động vốn của CTCP trên TTCK Việt nam trong những năm tới. 6. Kết cấu của đề tài: Ngoài lời mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, kết luận thì đề tài gồm 3 chương. Chương 1 Hoạt động huy động vốn của CTCP trên TTCK. Chương 2 Thực trạng huy động vốn của CTCP trên TTCK Việt nam. Chương 3 Giải pháp tăng cường huy động vốn của CTCP trên TTCK Việt nam.

doc92 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 3349 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp tăng cường huy động vốn của công ty cổ phần trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC   Mục  Nội dung  Trang    Mục lục  1    Danh mục bảng, biểu đồ  6    Danh mục các từ viết tắt  7    Lời mở đầu  8       Chương 1  HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CTCP TRÊN TTCK VIỆT NAM  11   1.1  CTCP và hoạt động huy động vốn của CTCP  11   1.1.1  Công ty cổ phần  11   1.1.1.1  Khái niệm, đặc điểm của CTCP  11   1.1.1.2  Cơ cấu tổ chức quản lý CTCP  11   1.1.1.3  Cổ phần, cổ phiếu, cổ tức  12   1.1.2  Phương thức huy động vốn của CTCP  13   1.1.2.1  Huy động vốn CSH của CTCP  13   1.1.2.2  Huy động vốn vay của CTCP  14   1.1.2.2.1  Vốn tín dụng ngân hàng  14   1.1.2.2.2  Vốn từ tín dụng thương mại  15   1.1.2.2.3  Phát hành trái phiếu công ty  16   1.2  Huy động vốn của CTCP trên TTCK  18   1.2.1  Thị trường chứng khoán  18   1.2.2  Phương thức phát hành chứng khoán  21   1.2.2.1  Phát hành chứng khoán riêng lẻ  21   1.2.2.2  Phát hành chứng khoán rộng rãi ra công chúng  22   1.2.3  Hình thức phát hành chứng khoán của CTCP trên TTCK  22   1.2.3.1  Phát hành cổ phiếu rộng rãi ra công chúng  22   1.2.3.2  Phát hành trái phiếu ra công chúng  24   1.2.4  Điều kiện phát hành chứng khoán  24   1.2.5  Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng cường huy động vốn của CTCP trên TTCK  25   1.2.5.1  Nhu cầu huy động vốn  25   1.2.5.2  Chi phí phát hành chứng khoán  26   1.2.5.3  Thời gian sử dụng vốn huy động  26   1.2.5.4  Chi phí vốn huy động  26   1.2.5.5  Sự hình thành các cổ đông kiểm soát mới  28   1.2.5.6  Khả năng thành công kế hoạch huy động vốn trên TTCK  28   1.2.5.7  Tính chủ động trong sản xuất kinh doanh  28   1.2.5.8  Chi phí giao dịch trên TTCK ảnh hưởng tới QĐ của các nhà đầu tư khi mua CK của CTCP  29   1.2.5.9  Đòn bẩy tài chính  30   1.2.5.10  Các yếu tố khác  31   1.2.5.10.1  Rủi ro của CTCP khi phát hành CK.  31   1.2.5.10.2  Chứng khoán của CTCP xem xét theo lý thuyết Lượng cầu tài sản  31   1.2.5.10.3  Yếu tố về thị trường  34       Chương 2  Thực trạng huy động vốn của CTCP trên TTCK Việt nam  35   2.1  Thực trạng hoạt động của CTCP ở Việt nam  35   2.1.1  Quá trình hình thành và phát triển CTCP  35   2.1.2  Phương thức huy động vốn của CTCP ở Việt nam  39   2.1.2.1  Nguồn vốn CSH của CTCP  39   2.1.2.2  Nguồn vốn vay của CTCP  40   2.1.2.2.1  Nguồn vốn tín dụng ngân hàng  40   2.1.2.2.2  Nguồn vốn tín dụng thương mại  43   2.1.2.2.3  Phát hành trái phiếu công ty  43   2.2  Thực trạng huy động vốn của CTCP trên TTCK Việt nam  44   2.2.1  Thị trường chứng khoán Việt nam  44   2.2.1.1  Quá trình hình thành và phát triển  44   2.2.1.2  Thực trạng hoạt động  44   2.2.2  Điều kiện niêm yết trên TTCK Việt nam  49   2.2.2.1  Điều kiện phát hành cổ phiếu  50   2.2.2.2  Điều kiện phát hành trái phiếu  51   2.2.3  Thực trạng huy động vốn của CTCP trên trên TTCK Việt nam  52   2.3  Các yếu tố ảnh hưởng đến huy động vốn của CTCP trên TTCK Việt nam  55   2.3.1  Nhu cầu huy động vốn  55   2.3.2  Chi phí phát hành CK  56   2.3.3  Thời gian sử dụng vốn huy động  57   2.3.4  Chi phí vốn huy động  57   2.3.5  Sự hình thành các cổ đông kiểm soát mới  59   2.3.6  Khả năng thực hiện kế hoạch huy động vốn trên TTCK  60   2.3.7  Tính chủ động trong SX-KD khi phát hành CK so với vay NHTM  61   2.3.8  Chi phí giao dịch trên TTCK  63   2.3.9  Các yếu tố khác  63   2.3.9.1  Rủi ro của CTCP khi phát hành CK  63   2.3.9.2  áp dụng lí thuyết lượng cầu tài sản  64   2.3.9.3  Các yếu tố thị trường  67       Chương 3  Giải pháp tăng cường huy động vốn của CTCP trên TTCK  69       3.1  Định hướng phát triển CTCP và TTCK Việt nam  69   3.1.1  Định hướng phát triển CTCP  69   3.1.2  Định hướng phát triển TTCK Việt nam giai đoạn 2005 – 2010  70   3.2  Các giải pháp ngoài CTCP  70   3.2.1  Xây dựng TTCK phi tập trung (OTC)  70   3.2.2  Hình thành các quĩ đầu tư chứng khoán  71   3.2.3  Đơn giản các điều kiện niêm yết  73   3.2.4  Phát triển hơn nữa thị trường trái phiếu  73   3.2.5  Giảm chi phí phát hành để giảm chi phí vốn cổ phiếu thưòng mới  74   3.2.6  Giảm chi phí giao dịch để khuyến khích các nhà đầu tư tham gia TTCK  74   3.2.7  Chính sách ưu đãi thuế  75   3.2.8  Giảm bớt rủi ro của CTCP khi phát hành CK  77   3.3  Các giải pháp về phía CTCP  78   3.3.1  Nâng cao hiệu quả hoạt động SX-KD  78   3.3.2  Cải thiện chất lượng chứng khoán  79   3.2.3  Thực hiện minh bạch tài chính – công khai thông tin  80   3.4  Các giải pháp điều kiện  81   3.4.1  Quản lý chặt chẽ các thị trường: bất động sản, kim loại quí, ngoại tệ  81   3.4.1.1  Bất động sản  81   3.4.1.2  Kim loại quí  83   3.4.1.3  Ngoại tệ  83   3.4.2  Nhà nước cần xây dựng chính sách lãi suất hợp lí.  84   3.4.3  Phát triển dịch vụ tư vấn chứng khoán.  84   3.4.4  Tăng tính thanh khoản của chứng khoán  85   3.5  Các giải pháp khác  85   3.5.1  Lạm phát  85   3.5.2  Chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ  85   3.5.3  Tâm lí nhà đầu tư  86   3.5.4  Thói quen tiêu dùng và đầu tư của dân chúng  86   3.5.5  Tình hình chính trị xã hội  86        Kết luận  87        Tài liệu tham khảo  88   DANH SÁCH BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 1: Đóng góp của CTCP so với toàn khối DN Bảng 2: Số lượng CTCP Bảng 3: Đóng góp của CTCP cho nền KTQD Bảng 4: Kết quả hoạt động của CTCP Bảng 5: Cơ cấu nguồn vốn của CTCP Bảng 6: Qui mô nguồn vốn của CTCP Biểu đồ 1: Tỷ trọng dư nợ của hệ thông NH dành cho các ND Bảng 7: Vốn vay NH của CTCP giai đoạn 1999-2003 Bảng 8: Nợ tín dụng thương mại của CTCP Bảng 9: Sự thăng trầm của chỉ số VN index Biểu đồ 2: Chỉ số VN index thời gian qua Bảng 10: So sánh E/P giữa các tài sản tài chính Bảng 11: Tổn giá trị chứng khoán giao dịch Biểu đồ 3: Khối lượng chứng khoán giao dịch. Bảng 12: Tài sản của CTCP Bảng 13: Danh sách các CTNY trên TTCK Việt nam đến hết 2003 Bảng 14: Một số chỉ tiêu tài chính của các CTNY Bảng 15: Cơ cấu thu nhập của một số NHTM năm 2001 Bảng 16: Tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn trong tổng dư nợ của hệ thống NHTM Bảng 17: Cơ cấu vốn huy động của hệ thống NHTM Bảng 18: Giá trị trái phiếu giao dịch Bảng 19: Một số chỉ tiêu kinh tế Việt nam giai đoạn 1991 - 2003 DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT CTCP: Công ty cổ phần. CTNY: Công ty niêm yết. TTCK: Thị trường chứng khoán. CK: Chứng khoán DNNN: Doanh nghiệp Nhà nước. CSH: Chủ sở hữu. QĐTCK: Quĩ đầu tư chứng khoán. CTCK: Công ty chứng khoán. CTQLQ: Công ty quản lí quĩ. NHTM: Ngân hàng thương mại. HĐQT: Hội đồng quản trị. SX-KD: Sản xuất – kinh doanh. LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài: Đại hội 9 của Đảng Cộng Sản Việt Nam đã khẳng định nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn hiện nay vận động theo cơ chế thị trường định hướng Xã hội chủ nghĩa. Chính phủ khuyến khính sự phát triển của mọi thành phần kinh tế nhằm phát huy tối đa sức mạnh, xây dựng từng bước cơ sở vật chất-kỹ thuật cho Chủ nghĩa xã hội. Trong môi trường kinh tế đó, các loại hình doanh nghiệp cạnh tranh bình đẳng với nhau trong qui định của Pháp luật. Số lượng doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp ngày càng mở rộng, chính các doanh nghiệp là đơn vị sản xuất-kinh doanh tạo ra phần lớn của cải cho xã hội, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Công ty cổ phần là một loại hình doanh nghiệp mới ra đời ở Việt Nam, thời gian qua loại hình doanh nghiệp này chưa phổ biến. Lịch sử phát triển kinh tế thế giới chỉ ra rằng Công ty cổ phần là mô hình kinh tế phổ biến và hiệu quả. Ở Việt Nam, việc phát triển mô hình Công ty cổ phần ngoài việc phát huy sức mạnh của mọi thành phần kinh tế còn mang ý nghĩa phát triển mô hình sở hữu tập thể. Thực tế hoạt động Cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước thời gian qua đã góp phần xác định rõ ý nghĩa định hướng Xã hội chủ nghĩa của cơ chế thị trường ở Việt Nam. Tuy nhiên hiện nay các Công ty cổ phần ở Việt Nam chưa phát huy được vai trò thời đại của mình. Qui mô, số lượng các công ty cổ phần còn nhỏ, hiệu quả hoạt động chưa cao. Đóng góp của Công ty cổ phần cho sự phát triển kinh tế đất nước chưa xứng với tiềm năng của Công ty cổ phần. Do đó, vấn đề đặt ra là làm sao phát triển mô hình Công ty cổ phần ở Việt Nam. Để tồn tại và phát triển, Công ty cổ phần phải liên tục vận động, sắp xếp bộ máy tổ chức hợp lí, mở rộng qui mô sản xuất, áp dụng công nghệ mới, công nghệ sạch, khai thác mở rộng thị trường ... Để làm được như vậy, ngoài vốn chủ sở hữu, Công ty cổ phần có thể dùng các nguồn tài trợ khác là: Vay ngân hàng, liên doanh, chiếm dụng vốn ... Trong những phương thức huy động vốn đó, phương thức phổ nhất hiện nay là vay các Ngân hàng thương mại. Với sự ra đời và đi vào hoạt động của Thị trường chứng khoán Việt Nam, các Công ty cổ phần đã có thể sử dụng phương thức huy động mới là phát hành chứng khoán. Nhưng cho đến nay, thị trường chứng khoán Việt Nam chưa trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho các CTCP. Xuất phát từ thực tế đó, tôi mạnh dạn chọn đề tài: Giải pháp tăng cường huy động vốn của công ty cổ phần trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: Hệ thống hoá những vấn đề cơ bản về CTCP, nguồn vốn của CTCP, và huy động vốn của CTCP trên TTCK. Thực trạng huy động vốn của CTCP trên TTCK Việt nam trong thời gian qua. Đề xuất các giải pháp tăng cường huy động vốn của CTCP trên TTCK Việt nam, từ đó tạo điều kiện cho các CTCP phát triển sản xuất kinh doanh, thể hiện rõ vai trò trong nên kinh tế quốc dân. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đề tài lấy hoạt đông huy động vốn của CTCP làm đối tượng nghiên cứu. Phạm vi của đề tài là tập trung nghiên cứu các yếu tố tác động đến huy động vốn của CTCP trên TTCK và các giải pháp tăng cường huy động vốn của CTCP trên TTCK. Mốc thời gian là từ năm 2000 đến nay. 4. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài sử dụng các phương pháp: tổng hợp, so sánh, thống kế, phân tích, qui nạp, diễn dịch để làm rõ các vấn đề nghiên cứu. 5. Dự kiến đóng góp của đề tài: Hệ thống hoá lí luận cơ bản về hoạt động huy động vốn của CTCP trên TTCK. Đánh giá thực trạng huy động vốn của CTCP trên TTCK Việt nam những năm qua. Đề xuất các giải pháp có tính khả thi về tăng cường huy động vốn của CTCP trên TTCK Việt nam trong những năm tới. 6. Kết cấu của đề tài: Ngoài lời mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, kết luận thì đề tài gồm 3 chương. Chương 1 Hoạt động huy động vốn của CTCP trên TTCK. Chương 2 Thực trạng huy động vốn của CTCP trên TTCK Việt nam. Chương 3 Giải pháp tăng cường huy động vốn của CTCP trên TTCK Việt nam. Xin trân trọng cảm ơn các thầy, cô trong Khoa Ngân hàng Tài chính - Trường Đại học KTQD đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Đặc biệt cảm ơn TS Phan Thị Thu Hà về sự hướng dẫn nhiệt tình, và những gợi mở quan trọng giúp tôi thực hiện luận văn. Xin cảm ơn GS-TS Tô Xuân Dân - Viện trưởng Viện nghiên cứu phát triển Kinh tế - Xã hội Thành phố Hà Nội, đã cung cấp cho tôi tài liệu để hoàn thành luận văn. Xin cảm ơn các bạn học cùng khoá K10 đã cùng tôi trao đổi những vấn đề của luận văn. Chương 1 HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN 1.1 CÔNG TY CỔ PHẦN VÀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN. 1.1.1 Công ty cổ phần. 1.1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của công ty cổ phần. Khái niệm: Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau goị là cổ phần. Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp. Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác (trừ trường hợp cổ phần ưu đãi biểu quyết và cổ phần của cổ đông sáng lập có qui định riêng). Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân ; Số lượng cổ đông tối thiểu của công ty là 3 và không hạn chế số lượng tối đa. 1.1.1.2 Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần. Công ty cổ phần có Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng giám đốc). Với Công ty cổ phần có trên 11 cổ đông thì có thêm Ban kiểm soát. a. Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả các cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quan quyết định cao nhất của Công ty cổ phần. Đại hội đồng cổ đông có các quyền chính sau: + Quyết định loại và số cổ phần được quyền chào bán của từng loại. Quyết định mức cổ tức hàng năm. + Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát. + Quyết định tổ chức lại và giải thể Công ty cổ phần. + Quyết định sửa đổi, bổ sung điều lệ Công ty cổ phần. + Thông qua báo cáo tài chính hàng năm. + Quyết định mua lại hơn 10% tổng số cổ phần đã bán của mỗi loại. b. Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Công ty cổ phần, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty (trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông). Hội đồng quản trị có các quyền và nghĩa vụ chính sau: + Quyết định chiến lược phát triển của công ty. + Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại; quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác. + Quyết định phương án đầu tư. + Quyết định giải pháp phát triển thị trường; thông qua hợp đồng mua bán, vay, cho vay và các hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong sổ kế toán của công ty. + Bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Giám đốc (Tổng giám đốc) và cán bộ quản lý quan trọng khác của công ty. + Quyết định cơ cấu tổ chức, qui chế quản lý nội bộ công ty, quyết định thành lập công ty con, lập chi nhánh, văn phòng đại diện và việc góp vốn, mua cổ phần của doanh nghiệp khác. + Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông. + ... - Hội đồng quản trị gồm không quá 11 thành viên, Hội đồng quản trị bầu Chủ tịch Hội đồng quản trong số các thành viên của mình. Chủ tịch Hội đồng quản trị có thể kiêm Giám đốc (Tổng giám đốc) theo điều lệ của công ty. d. Giám đốc (Tổng giám đốc) là người điều hành hoạt động hàng ngày của công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. 1.1.1.3 Cổ phần, cổ phiếu, cổ tức. a. Cổ phần: Công ty cổ phần có cổ phần phổ thông và có thể có cổ phần ưu đãi. Người sở hữu cổ phần gọi là cổ đông. Công ty cổ phần có thể có các loại cổ phần ưu đãi sau: + Cổ phần ưu đãi biểu quyết. + Cổ phần ưu đãi cổ tức. + Cổ phần ưu đãi hoàn lại. + Cổ phần ưu đãi khác theo điều lệ công ty. Chỉ có cổ đông sáng lập mới được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Cổ phần ưu đãi biểu quyết này chỉ có hiệu lực trong vòng 3 năm kể từ ngày Công ty cổ phần được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết chuyển thành cổ phần phổ thông. b. Cổ phiếu: là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ xác nhận quyền sở hữu một hoặc một số cổ phầncủa công ty. Cổ phiếu có thể ghi tên hoặc không ghi tên. c. Cổ tức: Công ty cổ phần trả cổ tức cho cổ đông khi công ty kinh doanh có lãi, hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo qui định của Pháp luật. Mức cổ tức trả đối với từng cổ phần do Hội đồng quản trị xác định. 1.1.2 Phương thức huy động vốn của CTCP. Vốn là sự biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản được sử dụng đầu tư vào quá trình sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp nhằm mục đích sinh lời. Vốn là điều kiện không thể thiếu được để thành lập một doanh nghiệp và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, tạo ra lợi nhuận, làm tăng thêm giá trị cho chủ sở hữu doanh nghiệp. 1.1.2.1 Huy động vốn chủ sở hữu của công ty cổ phần. a. Vốn góp ban đầu: Khi Công ty cổ phần được thành lập thì chủ công ty phải có một số vốn ban đầu do thành viên sáng lập góp. Vốn ban đầu thường được dùng để xây dựng trụ sở, mua sắm trang thiết bị ban đầu, trang trải các chi phí cho hoạt động thành lập công ty. Các thành viên sáng lập cùng ký biên bản góp vốn để làm cơ sở thành lập CTCP. Trên cơ sở biên bản góp vốn, các thành viên sáng lập lập hồ sơ đăng ký kinh doanh bao gồm: đơn đăng ký kinh doanh (có nêu rõ số cổ phần mà cổ đông sáng lập đăng ký mua), điều lệ công ty (có nêu rõ số cổ phần mà cổ đông sáng lập cam kết mua), danh sách cổ đông sáng lập (có nêu rõ số lượng cổ phần, loại cổ phần, loại tài sản, số lượng tài sản). Theo điều 58, Luật doanh nghiệp, trong 3 năm đầu kể từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các cổ đông sáng lập phải cùng nhau nắm giữ ít nhất 20% số cổ phần phổ thông đựoc quyền chào bán; cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập có thể chuyển nhượng cho người không phải là cổ đông nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, theo thời gian, vốn ban đầu sẽ chiếm tỷ trọng rất nhỏ bé trong tổng số vốn chủ sở hữu của Công ty cổ phần. Đó chính là nguyên tắc: tư bản ban đầu chỉ là giọt nước trong dòng sông tích luỹ. b. Vốn từ lợi nhuận không chia: Trong quá trình hoạt động kinh doanh, nếu làm ăn có lãi thì công ty có thể sử dụng một phần lợi nhuận để tái đầu tư, mở rộng sản xuất kinh doanh. Nguồn tài chính này rất quan trọng vì nó làm giảm chi phí dùng để vay vốn, giảm bớt sự phụ thuộc vè vốn vào các yéu tố bên ngoài. Tuy nhiên, việc để lại lợi nhuận không chia dùng tái đầu tư cũng làm giảm cổ tức năm đó và giảm tính hấp dẫn (thị giá) của cổ phiếu trong ngắn hạn. c. Phát hành cổ phiếu mới: Đây là chứng khoán quan trọng nhất được trao đổi, mua bán trên thị trường chứng khoán. Lượng cổ phiếu tối đa mà Công ty cổ phần được quyền phát hành gọi là vốn cổ phiếu được cấp phép. Công ty cổ phần chỉ có thể phát hành cổ phiếu mới trong giới hạn vốn cổ phiếu đựoc cấp phép đã nêu. Phát hành cổ phiếu ưu đãi: Cổ phiếu ưu đãi thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số cổ phiếu đựoc phát hành. 1.1.2.2 Huy động vốn vay của công ty cổ phần. 1.1.2.2.1 Vốn tín dụng ngân hàng. Vốn vay ngân hàng là một trong những nguồn vốn quan trọng nhất không chỉ đối với Công ty cổ phần mà còn với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Trong hoạt động của mình, Công ty cổ phần luôn phải sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng phục vụ nhu cầu tài chính thường xuyên và cho các dự án đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh. Vốn vay ngân hàng có thể là dài hạn (thường từ 3 năm trở lên), trung hạn (từ 1 đến 3 năm), hoặc ngắn hạn (dưới 1 năm) ; có thể là vay nội tệ, vay ngoại tệ... Vay ngân hàng có điều kiện tín dụng và qui trình chặt chẽ. Điều kiện tín dụng: Công ty cổ phần muốn vay được của ngân hàng thương mại phải đáp ứng được những yêu cầu an toàn tín dụng của ngân hàng. Thông thường Công ty cổ phần phải xuất trình hồ sơ vay vốn và những thông tin cần thiết mà ngân hàng yêu cầu. Ngân hàng sẽ tự phân tích tình hình tài chính CTCP đi vay, thẩm định tính khả thi của phương án sử dụng vốn vay. Từ đó, ngânnhàng mới đưa ra quyết định cho vay vốn, Công ty cổ phần phụ thuộc hoàn toàn vào sự phân tích chủ quan của ngân hàng. Điều kiện đảm bảo tiền vay: Khi Công ty cổ phần có nhu cầu vay vốn ngân hàng, ngân hàng thường yêu cầu Công ty cổ phần phải có các đảm bảo tiền vay là thế chấp, cầm cố, bảo lãnh. Chính vì vậy, nhiều khi Công ty cổ phần không thể đáp ứng được yêu cầu này và sẽ không vay được tiền. Sự kiểm soát của ngân hàng: Công ty cổ phần chịu sự kiểm soát của ngân hàng về mục đích và tình hình sử dụng vốn vay ngân hàng, thông qua sự kiểm soát đó, ngân hàng đảm bảo tiền của mình sử dụng đúng mục đích, s
Luận văn liên quan