Xã hội ngày càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao, họ không những có nhu cầu về vật chất mà còn có nhu cầu được thỏa mãn về tinh thần như vui chơi, giải trí và du lịch. Do đó, du lịch là một trong những ngành có triển vọng.
Ngành du lịch Việt Nam ra đời muộn hơn so với các nước khác trên thế giới nhưng vai trò của nó thì không thể phủ nhận. Du lịch là một ngành “ công nghiệp không khói ”, mang lại thu nhập lớn cho nền kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần truyền bá hình ảnh Việt Nam ra toàn thế giới. Nhận thức được điều này, Đảng và Nhà nước đã đưa ra mục tiêu xây dựng ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Quán triệt tinh thần đó thì ngành du lịch Việt Nam nói chung và ngành du lịch Quảng Nam, một trong những tỉnh của đất nước, nói riêng đã có những bước phát triển khá nhanh trong những năm trở lại đây.
Sự phát triển của du lịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, các điều kiện về kinh tế, văn hóa, xã hôi, chính trị Trong đó, phát triển của thị trường khách cũng là một trong những yếu tố quan trọng, đặc biệt là thị trường khách quốc tế. Tuy nhiên, sự phát triển của thị trường khách du lịch quốc tế vào Việt Nam nói chung cũng như Quảng Nam trong thời gần đây còn những hạn chế nhất định so với các nước trong khu vực. Trước tình hình đó, là một sinh viên khoa Văn hóa – Du lịch, nguồn nhân lực tương lai của đất nước và hơn hết là một người con của quê hương Quảng Nam, tôi mong muốn có những đóng góp bé nhỏ của mình để góp một phần nào vào sự phát triển du lịch của tỉnh nhà. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Giải pháp thu hút khách du lich quốc tế đến Quảng Nam” để tìm hiểu và nghiên cứu. Tôi cho rằng, đây là đề tài cấp thiết và có giá trị cả về mặt lí luận cũng như thực tiễn.
42 trang |
Chia sẻ: superlens | Lượt xem: 5048 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp thu hút khách du lich quốc tế đến Quảng Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống của con người ngày càng được nâng cao, họ không những có nhu cầu về vật chất mà còn có nhu cầu được thỏa mãn về tinh thần như vui chơi, giải trí và du lịch. Do đó, du lịch là một trong những ngành có triển vọng.
Ngành du lịch Việt Nam ra đời muộn hơn so với các nước khác trên thế giới nhưng vai trò của nó thì không thể phủ nhận. Du lịch là một ngành “ công nghiệp không khói ”, mang lại thu nhập lớn cho nền kinh tế, giải quyết công ăn việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần truyền bá hình ảnh Việt Nam ra toàn thế giới. Nhận thức được điều này, Đảng và Nhà nước đã đưa ra mục tiêu xây dựng ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Quán triệt tinh thần đó thì ngành du lịch Việt Nam nói chung và ngành du lịch Quảng Nam, một trong những tỉnh của đất nước, nói riêng đã có những bước phát triển khá nhanh trong những năm trở lại đây.
Sự phát triển của du lịch phụ thuộc vào nhiều yếu tố như điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, các điều kiện về kinh tế, văn hóa, xã hôi, chính trịTrong đó, phát triển của thị trường khách cũng là một trong những yếu tố quan trọng, đặc biệt là thị trường khách quốc tế. Tuy nhiên, sự phát triển của thị trường khách du lịch quốc tế vào Việt Nam nói chung cũng như Quảng Nam trong thời gần đây còn những hạn chế nhất định so với các nước trong khu vực. Trước tình hình đó, là một sinh viên khoa Văn hóa – Du lịch, nguồn nhân lực tương lai của đất nước và hơn hết là một người con của quê hương Quảng Nam, tôi mong muốn có những đóng góp bé nhỏ của mình để góp một phần nào vào sự phát triển du lịch của tỉnh nhà. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Giải pháp thu hút khách du lich quốc tế đến Quảng Nam” để tìm hiểu và nghiên cứu. Tôi cho rằng, đây là đề tài cấp thiết và có giá trị cả về mặt lí luận cũng như thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc hệ thống hóa các yếu tố ảnh hưởng và phân tích thực trạng việc thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Nam, bài viết hướng đến việc đề xuất một số giải pháp cũng như kiến nghị nhằm đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Nam.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Việc thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Nam
- Phạm vi nghiên cứu:
Theo không gian : Xem xét thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Theo thời gian :
+ Phân tích và đánh giá thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Nam trong giai đoạn 2010 – 2013
+ Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Nam trong giai đoạn 2013 đến 2020
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, phương pháp nghiên cứu được sử dụng gồm: Phương pháp tổng hợp (dựa vào các dữ liệu thu thập được từ các sách, báo, tổng hợp và xây dựng bức tranh toàn cảnh của du lịch quốc tế đến Quảng Nam), phương pháp phân tích (sử dụng các nguồn tư liệu thu thập được để phân tích thực trạng của việc thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Nam), vận dụng các phương pháp mô tả, so sánh, thống kê, phân tích với các nguồn số liệu thu thập từ niên giám thống kê, các báo, nghị quyết của ủy ban nhân dân tỉnh, các Sở, ban ngành trong tỉnh và từ các nguồn khác.
5. Cấu trúc đề tài
Ngoài các phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm 3 chương :
Chương 1: Cơ sở lí luận về du lịch và thu hút khách du lịch quốc tế
Chương 2: Thực trạng thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Nam giai đoạn 2010 – 2013
Chương 3: Một số giải pháp đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế đến Quảng Nam giai đoạn 2013 - 2020
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VÀ KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ
1.1. Một số khái niệm liên quan đến du lịch
Từ xa xưa trong lịch sử nhân loại, du lịch đã được ghi nhận như một sở thích, một hoạt động nghỉ ngơi tích cực của con người. Ngày nay trên phạm vi toàn thế giới, du lịch đã trở thành nhu cầu không thể thiếu được trong đời sống kinh tế – xã hội. Du lịch đang phát triển mạnh mẽ và trở thành ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế quốc dân của mỗi nước nói riêng và của kinh tế toàn cầu nói chung. Khái niệm du lịch đã xuất hiện từ khá lâu. Do hoàn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một cách hiểu và định nghĩa về du lịch không giống nhau.
Theo Gluman : “Du lịch là sự khắc phục về mặt không gian của con người hướng đến một điểm nhất định nhưng không phải là nơi ở thường xuyên của họ”.
Dưới con mắt của Azar : “Du lịch là một trong những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một nước này sang một nước khác nếu không gắn với sự thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc ”.
Khái niệm cơ bản về du lịch được Liên hợp Quốc các tổ chức lữ hành chính thức – IUOTO ( Internation Union of Official Travel Oragnizatinos ) đưa ra như sau : “ Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống”
Theo giáo sư Khadginicolov – một trong những nhà tiền bối về du lịch của Bulgarie đưa ra định nghĩa về khách du lịch : “ Khách du lịch là người hành trình tự nguyện , với những mục đích hòa bình. Trong cuộc hành trình của mình họ đi qua những chặng đường khác nhau và thay đổi một hoặc nhiều lần nơi cư trú của mình”.
1.2. Khách du lịch quốc tế
1.2.1. Khái niệm
Khái niệm du lịch quốc tế
Du lịch quốc tế là hình thức du lịch mà ở đó điểm xuất phát và điểm đến của khách du lịch nằm ở lãnh thổ của các quốc gia khác nhau. Như vậy, trong du lịch quốc tế, du khách phải đi du lịch vượt qua biên giới ít nhất hai quốc gia. Ví dụ: Một du khách người Trung Quốc đi du lịch sang Việt Nam, Thái Lan, Mỹ
Khái niệm khách du lịch quốc tế
Theo định nghĩa của Hội nghị tại Rooma (Ý) do liên hợp quốc tổ chức về các vấn đề du lịch quốc tế và đi lại quốc tế ( năm 1963), khách viếng thăm quốc tế ( visitor) được hiểu là người đến một nước, khác nước cư trú thường xuyên của họ, bởi mọi nguyên nhân trừ nguyên nhân đến lao động để kiếm sống. Khách du lịch quốc tế là người lưu lại tạm thời ở nước ngoài và sống ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ trong thời gian ít nhất là 24h (hoặc sử dụng ít nhất một tối trọ). Mục đích chuyến đi của họ là tham quan, thăm thân, tham dự hội nghị, khảo sát thị trường, công tác, chữa bệnh, thể thao, hành hương, nghỉ ngơi
Ở nước ta, theo điều 20 chương IV Pháp lệnh du lịch, những người được thống kê là du khách quốc tế phải có các đặc trưng cơ bản sau :
- Là người nước ngoài hoặc người Việt Nam định cư ở nước ngoài vào Việt Nam du lịch.
- Là công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam ra nước ngoài du lịch.
Trong đề tài này, tôi chủ yếu tìm hiểu về đối tượng khách quốc tế ở nước ngoài vào Việt Nam mà cụ thể đến Quảng Nam.
Ngoài ra còn có các định nghĩa khác về khách du lịch như định nghĩa của Hội nghị du lịch quốc tế về du lịch ở Hà Lan 1989 : “ Khách du lịch quốc tế là những người đi hoặc sẽ đi tham quan một nước khác, với các mục đích khác nhau trong khoảng thời gian nhiều nhất là ba tháng, phải được cấp giấy phép gia hạn. Sau khi kết thúc thời gian tham quan, lưu trú, du khách bắt buộc phải rời khỏi đất nước đó để trở về hoặc đến nước khác”.
1.2.2. Ý nghĩa của việc thu hút khách quốc tế
1.2.2.1. Ý nghĩa về mặt kinh tế
Tăng GDP (Tổng sản phẩm quốc nội) cho đất nước
Du lịch quốc tế phát triển sẽ góp phần tăng tỷ trọng GDP của ngành du lịch trong khu vực dịch vụ, theo đó làm tăng GDP của nền kinh tế quốc dân. Ở đâu du lịch phát triển, đặc biệt là du lich quốc tế thì ở đó diện mạo đô thị, nông thôn được chỉnh trang, sạch đẹp hơn, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt, mức sống của nhân dân được nâng cao. Hơn nữa, hoạt động du lịch quốc tế còn tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy các ngành khác phát triển, khôi phục nhiều lễ hội và làng nghề thủ công truyền thống, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước và từng địa phương, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu, mở rộng giao lưu giữa các vùng miền trong và ngoài nước.
Mang lại ngoại tệ cho đất nước
Khách du lịch quốc tế mang theo tiền kiếm được từ quốc gia cư trú đến tiêu ở nước đến du lịch, trong chừng mực nào đó được coi là xuất khẩu của nước đến du lịch, do đó giúp cải thiện cán cân thương mại quốc gia. Vì vậy, nếu du lịch quốc tế được duy trì một cách thường xuyên và phù hợp thì nó có thể được coi như một tác nhân giữ ổn định nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu.
Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển
Hoạt động liên doanh du lịch đòi hỏi sự hỗ trợ liên ngành. Yêu cầu về sự hỗ trợ liên ngành này là cơ sở cho các ngành như: giao thông vận tải, tài chính, bưu điện, sản xuất đồ lưu niệm phát triển. Lượng khách du lịch quốc tế đến với quốc gia càng nhiều thì giao thông quốc tế và hệ thống cơ sở hạ tầng của quốc gia như mạng lưới giao thông công cộng, mạng lưới điện nước, các phương tiện truyền thông càng được mở rộng và hoàn thiện. Lượng khách du lịch quốc tế càng nhiều còn mở ra thị trường tiêu thụ hàng hóa cho nền sản xuất xã hội.
Khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Các nhà kinh doanh thường tìm đến các lĩnh vực kinh doanh thu được lợi nhuận cao trên mỗi đồng vốn bỏ ra. Một ưu điểm lớn của hoạt động kinh doanh du lịch là vốn đầu tư ban đầu vào du lịch tương đối ít so với các ngành công nghiệp nặng mà khả năng thu hồi vốn nhanh, thu hút nhiều lao động. Hơn nữa du lịch quốc tế lại là một nguồn thu ngoại tệ đáng kể trong tổng doanh thu mà ngành du lịch mang lại, vậy nên việc thu hút khách du lịch quốc tế sẽ giúp các nhà đầu tư nước ngoài chú trọng và đẩy mạnh đầu tư hơn nữa vào ngành du lịch. Hơn nữa, hoạt động du lịch phát triển sẽ kéo theo sự mở rộng giao lưu kinh tế văn hóa giữa các vùng miền và với quốc tế. Có thể nói, thông qua hoạt động du lịch quốc tế mà các giao dịch thương mại cũng như việc gặp gỡ trao đổi thông tin, công nghệ giữa các quốc gia được đẩy mạnh. Điều này góp phần xúc tiến hoạt động ngoại thương và đem lại nguồn lợi lớn cho quốc gia.
1.2.2.2. Ý nghĩa của việc thu hút khách du lịch quốc tế đối với xã hội
Giải quyết công ăn việc làm cho người dân
Du lịch là ngành tạo việc làm quan trọng. Thu hút khách du lịch quốc tế thúc đẩy sự phát triển của du lịch cùng với các ngành công nghiệp khác, từ đó tạo ra một khối lượng công việc lớn, giải quyết được tình trạng thiếu việc làm cho người dân. Hiện nay, ngành du lịch thu hút khoảng 220 triệu lao động trực tiếp, chiếm 10,6% lực lượng lao động thế giới – cứ 9 người lao động có 1 người làm nghề du lịch (Trần Thị Thúy Lan 2005).
Tạo thu nhập cho người dân và bảo tồn được các làng nghề thủ công mỹ nghệ cổ truyền của dân tộc
Khi một khu vực thu hút được du khách quốc tế sẽ làm tăng sự quan tâm trong nước đối với các điểm hấp dẫn ở khu vực đó. Khi địa phương phát triển các tiện nghi và cơ sở dịch vụ nhằm thu hút khách quốc thế thì điều này có lợi cho người dân địa phương. Bên cạnh đó, các địa phương hoạt động du lịch sẽ giúp cho người dân địa phương có nhiều cơ hội để tăng thu nhập từ các hoạt động du lịch. Mặt khác, khi đi du lịch, du khách thường rất thích mua quà lưu niệm, nhất là các sản phẩm lưu niệm mang đậm dấu ấn của địa phương, quốc gia nơi đến du lịch. Bên cạnh việc tham quan, tìm hiểu thì du khách thường mua sắm các sản phẩm của các làng nghề. Từ đó, các nghề thủ công mỹ nghệ cổ truyền của dân tộc có điều kiện phục hồi và phát triển. Đồng thời qua đó làm tăng thu nhập cho người dân địa phương, tăng cường giao lưu văn hóa và xây dựng nếp sống văn minh ở mỗi địa phương.
Giảm quá trình đô thị hóa
Thông thường, tài nguyên du lịch thiên nhiên có nhiều ở các vùng núi, trung du, ven biển hay những nơi hẻo lánh, ít dân cư. Việc thu hút khách du lịch quốc tế sẽ tạo sức hấp dẫn thu hút đầu tư, xây dựng cơ sở hạ tầnglàm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội ở các vùng đó, góp phần phân bố lại dân cư, giảm mật độ dân cư quá cao ở những trung tâm kinh tế xã hội lớn.
Tuyên truyền quảng cáo có hiệu quả cho nước làm du lịch
Thu hút khách du lịch quốc tế là phương tiện tuyên truyền quảng cáo hữu hiệu cho hàng hóa nội địa ra nước ngoài thông qua du khách. Khách du lịch quốc tế được làm quen tại chỗ với các mặt hàng công nghiệp, thủ công nghiệp của các quốc gia. Một số mặt hàng làm cho du khách hài lòng cả về chất lượng, mẫu mã, và giá cả. Khi về đến nước mình, khách du lịch sẽ giới thiệu cho bạn bè, người thân. Từ đó, các mặt hàng sẽ được biết đến nhiều hơn và tạo điều kiện để các cơ sở đó phát triển.
1.2.2.3. Ý nghĩa về mặt văn hóa – chính trị
Mở rộng giao lưu văn hóa
Hoạt động du lịch nói chung và du lịch quốc tế nói riêng phát triển kéo theo sự mở rộng giao lưu kinh tế văn hóa giữa các vùng, miền và với quốc tế, góp phần giáo dục truyền thống, đào tạo kiến thức và rèn luyện, bồi dưỡng thể chất, tinh thần cho mọi tầng lớp nhân dân. Trên phạm vi thế giới, du lịch quốc tế được coi là phương thức hữu hiệu xúc tiến quá trình giao lưu, trao đổi văn hóa giữa các quốc gia và khu vực. Cụ thể, khách du lịch quốc tế đến thăm viếng một đất nước sẽ được tiếp xúc và tìm hiểu phong tục, tập quán, truyền thống, thói quen của đất nước họ đang du lịch qua việc giao tiếp với người dân bản địa cũng như đi tham quan những di tích, điểm tham quan và mua đồ lưu niệm. Đồng thời, khách du lịch quốc tế cũng có cơ hội để giới thiệu về bản sắc văn hóa nước mình khi đi du lịch sang các quốc gia khác.
Đảm bảo an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội
Quá trình phát triển du lịch quốc tế không chỉ hướng tới những mục tiêu kinh tế, xã hội mà còn nhằm đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ an ninh và đối ngoại. Từ các chủ trương đến các công việc điều hành cụ thể hoạt động du lịch quốc tế đều liên quan đến an ninh quốc phòng và có sự phối hợp chặt chẻ với cơ quan có thẩm quyền. Phát triển du lịch quốc tế tạo điều kiện thuận lợi cho các quốc gia có cơ hội hiểu nhau, giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau thông qua việc giao lưu, hợp tác kinh tế, văn hóa, góp phần duy trì sự ổn định chính trị và hòa bình trong khu vực và trên thế giới. Một quốc gia nếu muốn thu hút khách du lịch quốc tế thì cần quan tâm đặc biệt đến môi trường du lịch – điều này khẳng định tầm quan trọng của nền chính trị - xã hội nhân văn. Chính vì lí do này mà họ sẽ đầu tư hợp lí vào an ninh quốc phòng và trật tự an toàn xã hội để đảm bảo an toàn cho du khách nước ngoài. Như vậy, hoạt động du lịch nếu được xúc tiến khoa học và có chiến lược thì sẽ giữ được an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội. Hơn nữa, việc phát triển du lịch ở các vùng biên giới, hải đảo sẽ góp phần tích cực khẳng định chủ quyền quốc gia trên biển và trên đất liền.
1.3. Các yếu tố tác động đến thu hút khách quốc tế
1.3.1. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên và văn hóa – lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục và phát triển thể lực và trí lực của con người, khả năng lao động và sức khỏe của họ, những tài nguyên này được sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản xuất dịch vụ du lịch.
Khoản 4 (Điều 4, chương 1) Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 quy định: “Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch”.
Khoản 1 (Điều 4, chương 1), Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 quy định: “ Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác. Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch. Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch”.
Tài nguyên du lịch là yếu tố cơ bản để tạo thành các sản phẩm du lịch. Để thu hút và đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, các sản phẩm du lịch cần phải đa dạng, phong phú, đặc sắc và mới mẻ. Tài nguyên du lịch được xem là nhân tố quan trọng để thu hút khách du lịch nói chung và khách du lịch quốc tế nói riêng. Tài nguyên du lịch càng phong phú, đặc sắc và có mức tập trung cao thì càng có sức hấp dẫn với du khách và có hiệu quả kinh doanh du lịch càng cao.
1.3.2. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch theo nghĩa rộng là toàn bộ các phương tiên vật chất kỹ thuật được huy động tham gia vào việc khai thác tài nguyên du lịch nhằm tạo ra và thực hiện các dịch vụ hàng hóa thỏa mãn nhu cầu của du khách nói chung và khách du lịch quốc tế nói riêng trong các chuyến hành trình của họ.
Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch
Cơ sở vật chất của kỹ thuật du lịch bao gồm toàn bộ nhà cửa và phương tiện kỹ thuật giúp cho việc phục vụ để thỏa mãn các nhu cầu của khách du lịch như : khách sạn, nhà hàng, phương tiện giao thông vận tải, các khu nhà giải trí, cửa hàng, công viên, đường sá, hệ thống thoát nước, mạng lưới điện trong khu vực của cơ sở du lịch. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch đóng vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm du lịch.
Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng là những phương tiện vật chất không phải do các tổ chức du lịch xây dựng nên mà là của toàn xã hội. Đó là hệ thống đường sá, nhà ga, bến cảng, đường sắt, công viên của toàn dân, mạng lưới thương nghiệp của khu dân cư, hệ thống thông tin viễn thông, hệ thống cấp thoát nước, mạng lưới điện, các rạp chiếu phim, nhà hát, viện bảo tàng.
Trong cơ sở hạ tầng kỹ thuật của xã hội, nhân tố phục vụ đắc lực nhất và có tầm quan nhất đối với du lịch là hệ thống giao thông vận tải (đường hàn không, đường bộ, đường thủy). Đây chính là cơ sở vật chất kỹ thuật bậc hai đối với du lịch. Nó được xây dựng để phục vụ nhân dân địa phương và sau nữa là phục vụ cả khách du lịch đến thăm đất nước hoặc vùng du lịch. Đây là cơ sở có tầm quan trọng đặc biệt vì nó nằm sát ngay nơi du lịch, nó quyết định nhịp độ phát triển du lịch và trong chừng mực nào đó còn quyết định chất lượng phục vụ du lịch.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật tốt, không ngừng được đổi mới và hoàn thiện sẽ tạo điều kiện thu hút khách du lịch quốc tế và ngược lại.
1.3.3. Đội ngũ lao động
Nguồn nhân lực luôn là yếu tố cốt lõi trong mọi hoạt động, bởi con người bằng hành động có nhận thức của mình tác động theo nhiều phương thức khác nhau vào các yếu tố vật chất tạo ra sản phẩm và dịch vụ phục vụ cuộc sống.
Đây là tác nhân quan trọng sử dụng các công cụ cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch để khai thác các tài nguyên du lịch, mang đến cho khách du lịch quốc tế các sản phẩm du lịch và dịch vụ tốt nhất. Lao động trong du lịch phần lớn là lao động kỹ thuật, đòi hỏi có sự chuẩn bị nghiệp vụ cao. Sự chuyên môn hóa thể hiện rõ rệt nhất ở các cơ sở phục vụ lưu trú, ăn uống, du lịch. So với lao động trong các ngành khác thì lao động trong ngành du lịch có cường độ thấp hơn nhưng lại ở trong môi trường lao động phức tạp và phải chịu áp lực tâm lý cao. Đặc điểm này thể hiện rõ nét đối với những người lao động có quan hệ trực tiếp với khách như: phục vụ buồng, bàn, bar, hướng dẫn viên du lịch, họ phải tiếp xúc với nhiều đối tượng khách du lịch khác nhau với những đặc điểm tâm lí xã hội khác nhau. Vậy nên đội ngũ lao động có trình độ, có chuyên môn nghiệp vụ chỉ là điều kiện cần, điều kiện đủ là đội ngũ lao động phải có tinh thần phục vụ tốt, làm việc hết sức chuyên nghiệp để tạo cảm giác thân thân thiện và thỏa mái cho du khách. Đội ngũ lao động hội tụ đủ các điều kiện trên chắc chắn sẽ là một tác nhân quan trọng để giúp thu hút khách du lịch quốc tế.
1.3.4. Chính sách phát triển
Các chính sách phát triển du lịch hợp lí sẽ đảm bảo phát huy được khả năng du lịch của quốc gia và mỗi địa phương. Đặc biệt các quy định và chính sách đa dạng hóa về tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế của nhà nước và cơ quan thẩm quyền địa phương luôn có tác động trự