Đề tài Giải pháp xuất khẩu tàu thuỷ của ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam

Trong quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới với những cấp độ toàn cầu hoá và khu vực hoá , lực lượng sản xuất phát triển vượt ra ngoài phạm vi biên giới một quốc gia;sự phân công lao động quốc tế phát triển cả về bề rộng và bề sâu, vai trò của các công ty đa quốc gia được tăng cường , hầu hết các quốc gia chuyển sang xây dựng " mô hình kinh tế mở " với việc khai thác ngày càng triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế mỗi nước .Tự do hoá thương mại đem lại lợi ích không chỉ riêng một quốc gia nào ; mà cho cả Thế Giới và lợi ích lớn nhất đem đến cho người tiêu dùng .Với mô hình kinh tế mở đồng nghĩa với nền kinh tế hướng vào xuất khẩu .Các nước phát huy những lợi thế riêng của mình để tham gia thị trường Thế Giới , đây là điều được đề cập đến trong lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo . Bất kể quốc gia nào cũng tham gia được thị trường Thế Giới bằng cách xuất khẩu những hàng hoá có lợi thế nhất trong số hàng hoá có thể sản xuất. Chính lý thuyết của Ricardo đã châm ngòi cho tiến trình tự do hoá thương mại từ lâu . Ngày nay xu thế toàn cầu hoá càng không thể đảo ngược được, nhiều quốc gia cho rằng "thà hội nhập còn hơn đứng ngoài cuộc" ; như vậy thách thức đối với tất cả các quốc gia cũng lớn và cơ hội cũng nhiều .Việc tự do hoá thương mại đi liền với chuyên môn hoá sản xuất ở các nước, việc đó chỉ đem lại hiệu quả khi quốc gia đó tập trung vào nhữnh ngành nghề và lĩnh vực có thế mạnh.

doc80 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 2067 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp xuất khẩu tàu thuỷ của ngành công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 1. VAI TRÒ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾNHOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU 1.1 Vai trò của hoạt động xuất khẩu T rong quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế thế giới với những cấp độ toàn cầu hoá và khu vực hoá , lực lượng sản xuất phát triển vượt ra ngoài phạm vi biên giới một quốc gia;sự phân công lao động quốc tế phát triển cả về bề rộng và bề sâu, vai trò của các công ty đa quốc gia được tăng cường , hầu hết các quốc gia chuyển sang xây dựng " mô hình kinh tế mở " với việc khai thác ngày càng triệt để lợi thế so sánh của nền kinh tế mỗi nước .Tự do hoá thương mại đem lại lợi ích không chỉ riêng một quốc gia nào ; mà cho cả Thế Giới và lợi ích lớn nhất đem đến cho người tiêu dùng .Với mô hình kinh tế mở đồng nghĩa với nền kinh tế hướng vào xuất khẩu .Các nước phát huy những lợi thế riêng của mình để tham gia thị trường Thế Giới , đây là điều được đề cập đến trong lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo . Bất kể quốc gia nào cũng tham gia được thị trường Thế Giới bằng cách xuất khẩu những hàng hoá có lợi thế nhất trong số hàng hoá có thể sản xuất. Chính lý thuyết của Ricardo đã châm ngòi cho tiến trình tự do hoá thương mại từ lâu . Ngày nay xu thế toàn cầu hoá càng không thể đảo ngược được, nhiều quốc gia cho rằng "thà hội nhập còn hơn đứng ngoài cuộc" ; như vậy thách thức đối với tất cả các quốc gia cũng lớn và cơ hội cũng nhiều .Việc tự do hoá thương mại đi liền với chuyên môn hoá sản xuất ở các nước, việc đó chỉ đem lại hiệu quả khi quốc gia đó tập trung vào nhữnh ngành nghề và lĩnh vực có thế mạnh . Sự thành công của một loạt các con hổ Châu Á là bằng chứng sống cho quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá(CNH-HĐH) gắn liền với xuất khẩu. Như vậy xuất khẩu có vai trò quan trọng trong công cuộc đổi mới kinh tế ,là quá trình xuyên suốt thời kỳ CNH- HĐH . Bản thân các nước công nghiệp phát triển kêu gọi các nước đang phát triển nhanh chóng thực hiện tự do hoá thương mại , mục đích chính họ muốn mở rộng thị trường khi mà năng lực sản xuất trong nước đã vượt trên nhu cầu trong nước .Tựu chung lại vai trò xuất khẩu thể hiện qua một số mặt sau : Nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Khi tham gia xuất khẩu bản thân mỗi doanh nghiệp phải tự vận động để thích nghi với cơ chế cạnh tranh trên thị trường quốc tế , muốn vậy doanh nghiệp phải áp dụng mô hình quản lý phù hợp với thị trường mở , thay đổi công nghệ tăng năng suất giảm chi phí nhằm giảm giá thành sản phẩm . Khả năng cạnh tranh các doanh nghiệp trong nước cao chính là sức mạnh kinh tế của một nước. Đối với các nước đang phát triển đây là cơ hội cho họ điều chỉnh cơ cấu kinh tế phù hợp với kinh tế Thế Giới , thực hiện tốt hơn công cuộc cải cách doanh nghiệp. Mở rộng thị trường , giảm thất nghiệp Có ba vấn đề mà mọi doanh nghiệp đều quan tâm : . Thị trường . Giá cả . Chất lượng sản phẩm Trong đó thị trường là một trong số những nhu cầu bức thiết đối với mọi doanh nghiệp, sự tồn tại của doanh nghiệp thuộc vào phạm vi thị trường mà nó nắm trong tay. Bởi vậy mà đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu riêng cho lĩnh vực thị trường. Tùy từngdoanh mghiệp, họ chọn cho mình cách đi riêng trong khâu tìm kiếm và mở rộng thị trường hay bành chướng thị trường. Không dừng ở cấp doanh nghiệp mà bản thân Chính phủ nhiều nước trên Thế Giới luôn gắn chính trị, ngoại giao song hành với việc mở rộng thị trường. Hai cuộc Đại chiến Thế Giới lần thứ I và thứ II xuất phát từ nhu cầu mở rộng thị trường, còn ngày nay các quốc gia lựa chọn tìm kiếm thị trường bằng con đường ngoại giao hoặc chất lượng- giá cả hàng hoá. Xuất khẩu tạo điều kiện thâm nhập vào thị trường Thế Giới, nơi nhu cầu hàng hoá phong phú đa dạng. Mỗi quốc gia tiềm ẩn một tiềm năng sản xuất hàng hoá phong phú đa dạng, trong đó có sản phẩm mang tính đặc thù dân tộc. Tăng cường các hoạt động buôn bán thương mại quốc tế giúp cho Thế Giới trở nên gần gũivà nhiều khi trở thành biện pháp hiệu quả nhất trong việc quốc tế hoá bản sắc dân tộc.Các công ty bị bó hẹp thị trường trong nước, trong khi năng lực sản xuất tăng cao; nhu cầu trong nước thấp còn nhu cầu bên ngoài lớn. Như vậy bản thân cái nội sinh làm nảy sinh tính bức thiết nhu cầu tiềm kiếm thị trường . Sự gặp gỡ giữa "Cung" nội địa và "Cầu"quốc tế đã trở nên bức thiết không chỉ phạm vi một quốc gia; đứng trước diễn cảnh đó lợi ích của một quốc gia thu được không đơn thuần 1+1=2 mà ngoài hai đơn vị giá trị về vật chất còn "+" thêm giá trị dân tộc.Có thể đi đến kết luận, nhu cầu thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu đã bổ xung cho nhau làm hoàn thiện tính khả thi của tự do hoá thương mại . Gia tăng xuất khẩu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp khai thác triệt để công xuất máy móc thiết bị , tiếp đến mở rộng quy mô sản xuất ; việc này gắn liền với thu hút nhân công lao động tạo thêm công ăn việc làm cho xã hội . Làm giảm tỷ lệ thất nghiệp, tại vấn đề này xin lưu ý các nhà hoạch định chính sách rằng:do trú trọng đến xuất khẩu , nhất việc xuất khẩu gắn liền với ngành có lợi thế so sánh cao nhất nên gây ra hiện tượng lao động xã hội có thiên hướng tập trung vào ngành đó dẫn đến " thất nghiệp cơ cấu"- tức là có cự mất cân đối cung cầu giữa các loại lao động. Khi sự biến động này là mạnh và kéo dài , thất nghiệp trở nên trầm trọng và chuyển sang thất nghiệp dài hạn . Tuy nhiên, ta không nhìn nhận vấn đề trên một cách tiêu cực mà phủ nhận vai trò xuất khẩu, nhưng đây là điểm yếu cho thiên hướng thái quá một ngành nghề hay khu vực tham gia xuất khẩu lớn ; và có biến động khi thị trường Thế Giới mất ổn định . Từ đó thấy được tính quan trọng đa dạng hoá sản phẩm xuất khẩu, điều này xin chuyển xuống phần tiếp theo . Điều chỉnh cơ cấu kinh tế gắn liền đa dạng hoá sản phẩm Để thực hiện lý luận phần này tôi xin trích dẫn nguyên văn ý tưởng tôi đã trình bày ở phần mở rộng thị trường,giảm thất nghiệp : " Mỗi quốc gia tiềm ẩn một tiềm năng sản xuất hàng hoá phong phú đa dạng". Khi tham gia xuất khẩu các quốc gia thường chú trọng đến tính lợi thế trong trao đổi thương mại , còn những ngành có lợi thế thấp hay ngang bằng với các nước ; nhiều khi các quốc gia đã bỏ quên . Song quá trình tham gia xuất khẩu làm tăng tính năng động của xã hội; nâng cao cạnh tranh sản phẩm quốc nội , từ chỗ xuất khẩu những sản phẩm có lợi thế sau mở rộng dần sang đến những sản phẩm kém về lợi thế ,biết khắc phục bất lợi chuyển sang thành lợi thế:những tính năng trên tạo đà cho sự đa dạng hoá hàng hoá xuất khẩu. Nó còn góp phần phân công lao động trong nước hợp lý và tự động điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Điều trên có ý nghĩa lớn đối với các quốc gia đang phát triển, giúp điều chỉnh luồng vốn đầu tư và định hướng phát triển kinh tế dài hạn , xâydựng chính sách ưu đãi và tập trung vốn vào ngành trọng điểm đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội . Còn những nước phát triển hoàn thiện tính chuyên môn hoá sản xuất . Hoàn thiện hệ thống pháp luật,phù hợp thông lệ quốc tế và cải cách hành chính Để tạo điều kiện các doanh nghiệp trong nước thuận lợi trong xuất khẩu các cơ quan hữu quan cần hỗ trợ cho các công ty trong nước. Việc làm này cần được thống nhất, bàn bạc kỹ lưỡng phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan và các bộ với nhau như : hải quan, bộ tài chính, bộ thương mại, các cơ quan hành chính khác...,sự hợp tác mang tính toàn diện là chất xúc tác giúp đẩy mạnh xuất khẩu. Đứng trước nhu cầu bức bách của xuất khẩu buộc các ngành trên phải đổi mới quản lý phù hợp tình hình trong nước và thông lệ quốc tế. Việc xuất khẩu không phải luôn gặp thuận lợi do có sự khác biệt về điều kiện địa lý ; phong tục tập quán dân tộc, hệ thống pháp luật... Lý do trên gây ra mâu thuẩn giữa các đối tác làm ăn, vì mỗi bên luôn muốn bảo vệ quyền lợi của mình nên trong quá trình xảy ra tranh chấp mỗi bên muốn xử lý vụ kiện tại nước mình hoặc lựa chọn nước thứ ba có hệ thống pháp luật không gây thiệt hại khi khởi kiện . Để tránh bị thiệt hại cho quốc gia và bị động, ngành pháp luật cần ban hành những bộ luật mới nhằm hoàn thiện hệ thống luật pháp buôn bán với nước ngoài ; những bộ luật trên phải phù hợp với thông lệ quốc tế và điều ước quốc tế . Ngoài ra, để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước thuận lợi trong trao đổi thương mại quốc tế bản thân Chính phủ cần tăng cường công tác ngoại giao nhằm ký kết các bản tương trợ tư pháp - đây là biện pháp tạo niềm tin giữa các doanh nghiệp hai nước và cùng nhau thống nhất khi giải quyết các vụ kiện quốc tế . Xuất khẩu góp phần thu ngoại tệ mạnh Việc đẩy mạnh xuất khẩu để thu ngoại tệ rất có ý nghĩa đối với các quốc gia đang phát triển . Các quốc gia trên đang có nhu cầu rất lớn về vốn cho phát triển kinh tế , nhu cầu này trải rộng trên nhiều lĩnh vực từ cơ sở hạ tầng đến nhu cầu mua sắm hàng hoá tiêu dùng chuyên dụng hay nguyên vật liệu cho sản xuất . Đứng trước nhu cầu lớn đòi hỏi phải có nguồn vốn dồi dào để đáp ứng kịp nhu cầu kiến thiết đất nước . Nhưng hầu hết các quốc gia trên Thế Giới ở thời kỳ này đều vấp phải việc thiếu vốn trầm trọng cho đầu tư . Đứng trước vấn đề trên các quốc gia chọn giải pháp vay vốn nước ngoài bên cạnh huy động nguồnvốn trong nước . Nguồn vốn nước ngoài ở đây được huy động qua hai kênh : thu hút đầu tư nước ngoài ( bao gồm đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp ) , vay nợ nước ngoài . Trong đó, các khoản vay nợ nước ngoài thường đổ vào các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng - bởi các dự án này đòi hỏi vốn lớn , thời gian thu hồi vốn lâu mức rủi do cao. Các khoản vay này đều chịu lãi suất và vay bằng ngoại tệ mạnh, để bảo đảm uy tín với nước hoặc các tổ chức quốc tế khác, những quốc gia trên phải trả lãi và gốc theo đúng hạn mà hai bên đã thoả thuận . Để trả được các khoản nợ trên các quốc gia đang phát triển ngoài việc cân bằng nội lực và ngoại lực, còn phải thu hút ngoại tệ mạnh và đảm bảo tỷ lệ dự trữ ngoại tệ cao nhằm trả nợ . Ngoài ra nhu cầu mua sắm nguyên vật liệu vật tư và trang thiết bị máy móc cao nên nhu cầu ngoại tệ là rất lớn . Để thực hiện trang trải nhu cầu trên chỉ có xuất khẩu mới thu hút được ngoại tệ để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và xây dựng đất nước. 1.2 Các hình thức xuất khẩu Đã có nhiều định nghĩa về xuất khẩu nhưng tựa chung xuất khẩu là hàng háo của quốc gia được bán và trao đổi cho các cá nhân , tổ chức , doanh nghiệp của nước ngoài thu ngoại tệ . Để hiểu được nội dung của xuất khẩu ta xét đến một số hình thức xuất khẩu sau : Tái xuất khẩu : trong đó hàng hoá đi từ nước xuất khẩu đến nước tái xuất khẩu , rồi lại được xuất khẩu từ nước tái xuất khẩu sang nước nhập khẩu , hình thức này lợi nhuận cao nhưng nước tái xuất khẩu cũng nhận rủi ro cao . Tính ưu việt của hình thức tái xuất tạo thêm nhiều công ăn việc làm trong nước và phát triển các ngành hỗ trợ bổ xung,bên cạnh đó cũng bộc lộ những bất cập như có một bộ phận lao động trong nước lại phụ thuộc vào hình thức tái xuất khẩu Chuyển khẩu : là hình thức hàng hoá được chuyển thẳng từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu thông qua nước thứ ba- làm khâu trung gian trong quá cảnh hàng hoá . Về mặt ưu điểm chuyển khẩu không chịu rủi ro cao như tái xuất khẩu, tạo thêm công ăn việc làm trong nước ở ngành vận tải và tạo điều kiện phát triển thị trường tài chính do có sự chu chuyển hàng hoá nên thường kèm theo giao dịch tiền tệ Xuất khẩu tại chỗ : đây là hình thức xuất khẩu mới lạ sự ra đời loại hình xuất khẩu này gắn liền với sự phát triển ngành công nghiệp du lịch và hoạt động đầu tư ra nước ngoài mạnh mẽ của các tập đoàn đa quốc gia. Xuất khẩu trực tiếp : là hàng hoá của các doanh nghiệp trong nước được đem bán trực tiếp với nước ngoài không thông qua sự hỗ trợ của bất kỳ quốc gia khác về mặt vận chuyển . Xuất khẩu uỷ thác : là loại hình xuất khẩu thông qua đối tác thứ ba loại xuất khẩu này tính ổn định trong xuất khẩu không cao do bị lệ thuộc vào đối tác . Hình thức hàng đổi hàng : đây cũng là biện pháp xuất khẩu nhưng thường áp dụng cho những quốc gia có quan hệ mang tính đặc biệt, hàng hoá thường không được trao đổi tự do mà dựa trên thoả thuận đã được đàm phán từ trước rao đổi ngang giá trị . Như vậy đi đến kết luận xuất khẩu là : bán hàng sảnxuất trong nước xuất gỉa khỏi biên giới hoặc bán hàng ngay tại quốc gia mình cho tổ chức hoặc cá nhân mang hàng ra biên giới kinh tế . 2 . SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU SẢN PHẨM TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP TÀU THUỶ VIỆT NAM . 2.1 Vai trò của ngành công nghiệp tàu thủy đối với nền kinh tế quốc dân. a . Vị trí của ngành công nghiệp tàu thuỷ trong nền kinh tế quốc dân . Nghị quyết 03/NQ-TW ngày 6/5/1995 của Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ : Ví trí và đặc điểm địa lý của nước ta, cùng với bối cảnh phức tạp trong vùng vừa tạo điều kiện, vừa đòi hỏi chúng ta phải đẩy mạnh phát triển kinh tế biển đi đôi với tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyền và lợi ích quốc gia, bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái biển. Phấn đấu trở thành một nước mạnh về kinh tế biển. Để có thể trở thành một nước mạnh về kinh tế biển chúng ta phải có một ngành công nghiệp tàu thủy (CNTT) đủ mạnh, trong phạm vi nhất định có sức cạnh tranh quốc tế, làm hạ tầng cần thiết cho một số ngành kinh tế biển như vận tải, khai thác các tài nguyên trong lòng biển như dầu khí, hải sản, các khoáng sản quý ... Hơn thế nữa, còn phát triển để tạo nên lực lượng đủ sức bảo vệ chủ quyền lãnh hải và các vùng đặc quyền kinh tế trên biển. Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII cũng đã có chỉ rõ "Phát triển có chọn lọc một số ngành công nghiệp nặng, năng lượng, nhiên liệu, vật liệu xây dựng, cơ khí chế tạo, đóng và sửa chữa tàu thuỷ, luyện kim hoá chất ..." và sau đó đã khẳng định "Phát triển mạnh công nghiệp đóng và sửa chữa tàu thuỷ " (1) Phải nói rằng Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương đúng khi định hướng phát triển mạnh ngành CNTT do xác định đúng tầm quan trọng của ngành trong xây dựng và bảo vệ đất nước cũng như kinh tế quốc gia, bởi : CNTT là một ngành công nghiệp lớn góp phần tạo nên thị trường cho các ngành công nghiệp khác. Công nghiệp tàu thuỷ thực ra là một ngành công nghiệp chế tạo tổng hợp. Trong quá trình làm ra sản phẩm của mình nó sử dụng sản phẩm của hầu hết các ngành công nghiệp khác nhau như: - Công nghiệp luyện kim, như các sản phẩm thép tấm, thép hình, nhôm, đồng, các loại hợp kim cường độ cao... - Công nghiệp chế tạo máy, các thiết bị động lực và phụ trợ: như các loại động cơ điê-zel thuỷ, máy phát điện, cần cẩu, thiết bị cứu hoả, cứu sinh ... - Công nghiệp điện, điện tử: như thiết bị thông tin liên lạc thuỷ, nghi khí hàng hải, thiết bị điện ... - Công nghiệp chế tạo chất dẻo, vật liệu tổng hợp, hoá chất như: sơn, dung môi, vật liệu composite... - Điều khiển tự động, tin học .. Với việc đồng thời sử dụng sản phẩm của hầu hết các ngành nói trên làm vật tư đầu vào của mình ngành CNTT sẽ thúc đẩy các ngành công nghiệp đó cùng phát triển. Hơn nữa, là một ngành công nghiệp liên ngành, khi phát triển CNTT sẽ trở thành động lực thúc đẩy nhiều lĩnh vực khoa học công nghệ khác phát triển nhanh chóng, đồng bộ ; từ khâu nghiên cứu, thiết kế đến kiểm định kỹ thuật và ứng dụng công nghệ mới. Bản thân CNTT cũng là ngành công nghiệp chế tạo thu hút nhiều lao động kỹ thuật và là ngành tạo ra giá trị doanh thu rất lớn; nhất là khi sản phẩm của nó đạt được trình độ xuất khẩu . Ở hầu hết các nước có CNTT phát triển, song song với hệ thống các nhà máy đóng và sửa chữa tàu được xây dựng, các ngành công nghiệp khác cũng phát triển, chuyên môn hoá các cơ sở sản xuất của mình để cung ứng sản phẩm cho ngành CNTT. Ví dụ như các xí nghiệp sản xuất động cơ điêzel thuỷ, thiết bị điện tàu thuỷ, sơn tàu thuỷ ... Chỉ tính riêng ở Nhật Bản năm 2000 doanh số xuất khẩu các mặt hàng maý móc, thiết bị tàu thuỷ đã đạt giá trị 164,274 tỉ yên/tổng doanh số 870,129 tỉ yên (2) Phát triển ngành CNTT gắn liền với thực hiện chiến lược kinh tế biển quốc gia . Căn cứ vào các chỉ tiêu kinh tế-xã hội chủ yếu giai đoạn 1993-2001, trong đó mức tăng GDP là 7,5%/năm và dự báo cho giai đoạn 2003-2010 là 7%/năm, Bộ giao thông vận tải tại "Báo cáo Chiến lược quốc gia phát triển GTVT đến 2010 & định hướng phát triển đến 2020-Tháng 3-2002" đã đưa ra nhu cầu phát triển phương tiện vận tải thuỷ từ nay đến năm 2010-2020 như sau: - Đội tàu vận tải : Bảng 1: Dự báo nhu cầu Tàu các loại của Việt Nam 2010-2020 Chỉ tiêu phát triển  Loại phương tiện  Đơn vị  Ở năm 2010  Ở năm 2020    - Đội tàu viễn dương  Triệu DWT  2,415  5,650   Đội tàu biển  - Đội tàu ven biển  Triệu DWT  0,825  1,556    - Trong đó trọng tải bình quân DWT/chiếc  Triệu DWT  10.000  15.000   Đội tàu  - Trọng tải  Triệu DWT  1,929  3,00   sông  - Công suất  Triệu mã lực  2,313  3,650    - Tàu chở khách  Triệu ghế  0,320  0,480   Nguồn : Master Plan for Rehebitation of Coastal Transportrtion of Vietnam , 1999 - Đội tàu công trình : Dự báo khối lượng thi công, nạo vét tạo bãi ở năm 2002 là khoảng 30 triệu m3/năm và ở năm 2010 khoảng 60 triệu m3/năm. Do đó trong mỗi năm đội tàu cuốc hút sông, cửa biển và ven biển cần tăng cường tổng năng suất bổ sung từ 10.000m3/h tới 15.000m3/h. Bên cạnh các tàu cuốc, tàu hút còn phải có các tàu xây dựng công trình biển như tàu khoan, sà lan đóng cọc, tàu lắp đặt dàn khoan, cần cẩu nổi, tàu thả phao và lắp đặt đường ống... Dự báo đội tàu công trình ở năm 2002 cần có 40 chiếc các loại với năng suất cuốc, hút là 40.000m3/h và có tổng công suất là 200.000 mã lực. ở năm 2010 đội tàu này sẽ tăng lên 120 chiếc với năng suất cuốc hút là 120.000m3/h và có tổng công suất là 800.000 mã lực. Trung bình mỗi năm cần bổ sung một thủy đội công trình gồm 12 tàu các loại với tổng công suất từ 40.000 - 60.000mã lực(CV). - Đội tàu khai thác và dịch vụ dầu khí : Dự kiến sản lượng khai thác dầu khí của nước ta (chủ yếu trên biển) sẽ là 20 triệu tấn vào năm 2002, 25 triệu tấn vào năm 2007. Như vậy, căn cứ kế hoạch dự kiến này, để phục vụ cho nhiệm vụ thăm dò, xây dựng công trình khai thác dầu khí với mức tăng sản lượng từ 1.000.000T đến 2.000.000T/năm, hàng năm cần bổ sung từ 2 đến 3 chiếc tàu dịch vụ dầu khí với tổng công suất khoảng 20.000CV; lắp đặt thêm 5 dàn khoan khai thác và bổ sung từ 1 đến 2 kho chứa dầu nổi. Tổng số tàu dịch vụ khai thác dầu khí đến năm 2002 phải có 60 chiếc và đến năm 2010 cần 120 chiếc(5)(6)(15) . - Đội tàu đánh bắt cá xa bờ: Đây là nhu cầu hết sức cấp bách đối với ngành thủy sản của nước ta. Việc phát triển đội tàu này không những đáp ứng tốt cho việc khai thác nguồn lợi bãi sâu xa bờ tại các vùng biển và thềm lục địa mà còn đáp ứng được yêu cầu về an ninh quốc phòng trong chiến lược kinh tế biển của chúng ta. Hàng năm, chúng ta cần phải đóng bổ sung hàng nghìn tàu đánh cá xa bờ có công suất từ 90 đến 600 sức ngựa. Phục vụ cho chương trình đánh cá xa bờ mỗi năm Chính phủ đầu tư từ nguồn Quỹ hỗ trợ đầu tư cho ngư dân và các công ty đánh cá vay khoảng 600 tỉ VNĐ để đầu tư cho đóng tàu(5)(9)(15) . - Đội tàu du lịch ven biển, sông, vùng hồ: Bao gồm các loại du thuyền, các loại tàu chở khách ven biển sẽ được bổ sung và ngày một gia tăng cùng với nhu cầu đi lại và sự mở mang của ngành du lịch biển và các vùng hồ. Dự kiến mỗi năm sẽ bổ sung từ 5000 tới 8000 số ghế hành khách với tổng trọng tải khoảng 30.000T ở năm 2002 và 60.000T ở năm 2010(6)(9)(15) . - Đội tàu quân sự : Để đảm bảo khả năng bảo vệ chủ quyền quốc gia và vùng đặc quyền kinh tế, cần bổ sung hàng năm: 5000DWT trọng tải tàu vận tải quân sự, 1 đến 2 tàu chở quân hoặc đổ bộ, 1 đến 2 tàu tuần dương, 2 đến 4 tàu tên lửa kiêm săn ngầm, 4 đến 6 tàu tuần tiễu. Ngoài ra lực lượng hải quân cần phải được trang bị thêm các tàu: 1 tàu chỉ huy đô đốc, 2 tàu đo đạc trinh thám, 10 tàu đổ bộ siêu tốc, 2 tầu huấn luyện đa năng. Đến năm 2007 cần có 170 chiếc và năm 2010 cần có 600 chiếc tàu chiến các loại(6)(9)(15) . - Đội tàu tuần tra ven biển và nội địa : Phục vụ các lực lượng biên phòng, hải quan, cảnh sát biển, cảnh sát đường thủy, kiểm ngư, thuế vụ v.v... Hàng năm cần khoảng: 4 đến 6 tàu tuần tra ven biển với công suất 2000 - 6000 sức ngựa; 20 đến 30 tàu tuần tra cửa biển, trong sô