Chủ đề môi trường trong các làng nghề đã được bàn khá nhiều ở nước ta, trong đó, nội dung được bàn nhiều nhất là những nguyên nhân công nghệ của ô nhiễm, nhận thức của con người dẫn tới ô nhiễm. Tuy nhiên, có một nội dung hầu như còn chưa được bàn đến, đó là những nguyên nhân về quan hệ xã hội dẫn đến ô nhiễm, là một nội dung nghiên cứu của một lĩnh vực rất mới mẻ: Xã hội học môi trường. Trong bài này chúng tôi xin đề xuất một vài khía cạnh của xã hội học môi trường để các bạn đồng nghiệp và các cơ quan thanh tra môi trường tham khảo trong khi xem xét những nội dung quản lý môi trường trong các làng nghề.
Xã hội học môi trường giải thích nguyên nhân ô nhiễm môi trường từ phía con người: Nhóm người này tận dụng ưu thế không gian, ưu thế quyền lực để gây ô nhiễm cho nhóm người kia. Từ đó dẫn đến những bất bình đẳng môi trường, tranh chấp môi trường và xung đột môi trường. Xung đột môi trường có thể xuất hiện giữa các hộ dân cư với nhau, song cũng có thể xuất hiện giữa các địa phương, giữa các ngành, thậm chí giữa các quốc gia, không loại trừ trường hợp dẫn đến xung đột vũ trang, đe doạ đến an ninh quốc gia. Không phải vô cớ mà ngày nay đã xuất hiện khái niệm "an ninh môi trường", và thậm chí được đặt vào phạm trù an ninh quốc gia. Khiếu kiện môi trường chính là những bộc lộ bên ngoài của xung đột môi trường.
"Xung đột môi trường" là một khái niệm của xã hội học môi trường, là một hướng tiếp cận rất mới trong nghiên cứu môi trường ở nước ta. Xung đột môi trường luôn có thể xảy ra giữa xí nghiệp hoặc bệnh viện với cộng đồng dân cư hoặc trong nội bộ cộng đồng dân cư trong các làng nghề. Các cơ quan thanh tra môi trường biết rất rõ, xử lý xung đột môi trường giữa xí nghiệp với cộng đồng dân cư là một công việc rất khó, song xử lý xung đột môi trường trong nội bộ cộng đồng dân cư trong các làng nghề còn khó khăn hơn nhiều. Bởi vì, xung đột giữa xí nghiệp với cộng đồng dân cư là dạng xung đột giữa hai đương sự đối chọi trực tiếp về quyền lợi, còn xung đột trong nội bộ dân cư trong các làng nghề thì không có "chiến tuyến" rõ ràng, bởi vì, người bị hại môi trường với người gây hại có khi lại là một, hoặc người bị hại lại bị ràng buộc bởi những quan hệ kinh tế hoặc quan hệ huyết thống với người gây hại. Vì vậy, xung đột luôn tiềm ẩn và sẽ bộc lộ một cách rất mạnh mẽ trong một số tình huống đột biến nào đó.
Xử lý xung đột môi trường trong làng nghề là một nội dung bao trùm trong các biện pháp quản lý môi trường. Vì vậy, nghiên cứu xung đột môi trường trong các làng nghề có một ý nghĩa thiết thực trong khi xem xét các giải pháp quản lý môi trường.
32 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3506 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải quyết xung đột môi trường trong các làng nghề nội dung tất yếu của quản lý môi trường, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIẢI QUYẾT XUNG ĐỘT MÔI TRƯỜNG TRONG CÁC LÀNG NGHỀ NỘI DUNG TẤT YẾU CỦA QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
VŨ CAO ĐÀM
Đại học Quốc gia Hà Nội
I. Đặt vấn đề
Chủ đề môi trường trong các làng nghề đã được bàn khá nhiều ở nước ta, trong đó, nội dung được bàn nhiều nhất là những nguyên nhân công nghệ của ô nhiễm, nhận thức của con người dẫn tới ô nhiễm. Tuy nhiên, có một nội dung hầu như còn chưa được bàn đến, đó là những nguyên nhân về quan hệ xã hội dẫn đến ô nhiễm, là một nội dung nghiên cứu của một lĩnh vực rất mới mẻ: Xã hội học môi trường. Trong bài này chúng tôi xin đề xuất một vài khía cạnh của xã hội học môi trường để các bạn đồng nghiệp và các cơ quan thanh tra môi trường tham khảo trong khi xem xét những nội dung quản lý môi trường trong các làng nghề.
Xã hội học môi trường giải thích nguyên nhân ô nhiễm môi trường từ phía con người: Nhóm người này tận dụng ưu thế không gian, ưu thế quyền lực để gây ô nhiễm cho nhóm người kia. Từ đó dẫn đến những bất bình đẳng môi trường, tranh chấp môi trường và xung đột môi trường. Xung đột môi trường có thể xuất hiện giữa các hộ dân cư với nhau, song cũng có thể xuất hiện giữa các địa phương, giữa các ngành, thậm chí giữa các quốc gia, không loại trừ trường hợp dẫn đến xung đột vũ trang, đe doạ đến an ninh quốc gia. Không phải vô cớ mà ngày nay đã xuất hiện khái niệm "an ninh môi trường", và thậm chí được đặt vào phạm trù an ninh quốc gia. Khiếu kiện môi trường chính là những bộc lộ bên ngoài của xung đột môi trường.
"Xung đột môi trường" là một khái niệm của xã hội học môi trường, là một hướng tiếp cận rất mới trong nghiên cứu môi trường ở nước ta. Xung đột môi trường luôn có thể xảy ra giữa xí nghiệp hoặc bệnh viện với cộng đồng dân cư hoặc trong nội bộ cộng đồng dân cư trong các làng nghề. Các cơ quan thanh tra môi trường biết rất rõ, xử lý xung đột môi trường giữa xí nghiệp với cộng đồng dân cư là một công việc rất khó, song xử lý xung đột môi trường trong nội bộ cộng đồng dân cư trong các làng nghề còn khó khăn hơn nhiều. Bởi vì, xung đột giữa xí nghiệp với cộng đồng dân cư là dạng xung đột giữa hai đương sự đối chọi trực tiếp về quyền lợi, còn xung đột trong nội bộ dân cư trong các làng nghề thì không có "chiến tuyến" rõ ràng, bởi vì, người bị hại môi trường với người gây hại có khi lại là một, hoặc người bị hại lại bị ràng buộc bởi những quan hệ kinh tế hoặc quan hệ huyết thống với người gây hại. Vì vậy, xung đột luôn tiềm ẩn và sẽ bộc lộ một cách rất mạnh mẽ trong một số tình huống đột biến nào đó.
Xử lý xung đột môi trường trong làng nghề là một nội dung bao trùm trong các biện pháp quản lý môi trường. Vì vậy, nghiên cứu xung đột môi trường trong các làng nghề có một ý nghĩa thiết thực trong khi xem xét các giải pháp quản lý môi trường.
II. Xung đột môi trường trong làng nghề
Chủ đề "môi trường" được quan tâm trước hết bởi các nhà khoa học tự nhiên. Họ nhận ra sự ô nhiễm từ thuốc trừ sâu, phân hoá học và chất thải công nghiệp; họ nhận ra sự cạn kiệt tài nguyên và suy thoái môi trường. Tuy nhiên, cuối cùng sự cảnh báo của các nhà khoa học tự nhiên đã làm rung chuyển lương tri của toàn xã hội. Cộng đồng người trên hành tinh nhận ra, mọi nguyên nhân dù từ công nghiệp hay công nghệ, cuối cùng đều xuất phát từ tham vọng của con người trong cái công cuộc mà con người vẫn tự hào gọi là "chinh phục", "chế ngự", "làm bá chủ" và "cải tạo" thiên nhiên. Chính vì vậy, mà chủ đề môi trường đã nhanh chóng đóng vai trò trung tâm không chỉ tại các diễn đàn của khoa học tự nhiên, khoa học kỹ thuật, mà ngày càng trở nên một chủ đề quan trọng trong các diễn đàn về văn hoá, xã hội và đạo đức.
Những nghiên cứu khoa học xã hội về môi trường tập trung trên nhiều khía cạnh, chẳng hạn, những hành vi bạo hành của con người đối với môi trường trong việc gây ô nhiễm và tàn phá môi trường; sự tước đoạt lợi thế môi trường giữa nhóm người này trước nhóm người khác; vai trò của chính quyền và các tổ chức xã hội trong việc giải quyết mối quan hệ xung đột giữa nhóm người xâm hại môi trường và nhóm người bị ảnh hưởng v.v..., trong đó nổi lên một hướng quan tâm rất cần thiết đối với công tác quản lý: Đó là giải quyết xung đột môi trường.
Xã hội học quan niệm xung đột môi trường là một dạng xung đột xã hội liên quan đến sự tranh chấp môi trường giữa các nhóm xã hội - đây là cách nói khái quát dùng chỉ cả hai nhóm: Nhóm gây hại môi trường với nhóm bị hại môi trường, ví dụ, xí nghiệp hoặc bệnh viện với cộng đồng dân cư hoặc giữa những hộ sản xuất với cộng đồng dân cư trong các làng nghề.
Xã hội học nhận định nguyên nhân sâu xa về sự phá hoại môi trường bắt nguồn từ việc tranh giành lợi thế trong khai thác và sử dụng các nguồn lực tự nhiên, khoét sâu bất bình đẳng xã hội, đối chọi lợi ích giữa các nhóm xã hội, và cuối cùng là xung đột xã hội giữa các nhóm. Xung đột môi trường có thể xuất hiện do sự khác biệt quan niệm và nhận thức trong cách xử sự với môi trường, song cũng có thể do bất bình đẳng xã hội trong sử dụng tài nguyên và sự hưởng thụ các lợi thế môi trường.
Căn cứ nguyên nhân xung đột, trong nghiên cứu môi trường người ta phân biệt những dạng xung đột sau:
1) Xung đột nhận thức. Là dạng xung đột có căn nguyên từ sự hiểu biết khác biệt nhau trong hành động của các nhóm, dẫn tới phá hoại môi trường.
2) Xung đột mục tiêu. Trong hoạt động của các nhóm dẫn đến xung đột: Người trồng rau phun thuốc sâu dẫn đến xung đột mục tiêu bảo vệ sức khoẻ của người tiêu dùng.
3) Xung đột lợi ích. Xuất hiện khi các nhóm tranh giành lợi thế sử dụng tài nguyên: Cơ sở sản xuất xả chất thải hoá học vào ruộng lợi ích của nông dân.
4) Xung đột quyền lực. Nhóm có quyền lực mạnh hơn, lấn át nhóm khác, chiếm dụng lợi thế của nhóm khác, dẫn đến ô nhiễm môi trường.
Trên thực tế, mỗi sự kiện xung đột môi trường có thể chỉ bắt nguồn từ một hoặc một số loại xung đột, song cuối cùng cái đọng lại lớn nhất là xung đột lợi ích: Vì lợi ích vị kỷ của một nhóm, môi trường bị huỷ hoại.
Xung đột có thể chỉ dừng lại ở sự dị biệt quan điểm, song cũng có thể xuất hiện những tranh chấp lợi ích kinh tế. Cơ sở để giải quyết xung đột là phải tìm các giải pháp điều hoà quyền lợi trên cơ sở tôn trọng các chuẩn mực môi trường, bao gồm chuẩn mực kỹ thuật và chuẩn mực đạo đức. Trong những trường hợp không thể tìm kiếm được những giải pháp thoả hiệp để chia sẻ lợi ích, thì phải dùng đến những biện pháp điều chỉnh bằng pháp luật.
Xung đột có thể xuất hiện trong nội bộ cộng đồng dân cư, song cũng có thể xuất hiện xung đột giữa cơ quan quản lý môi trường với dân cư hoặc giữa cơ quan quản lý môi trường với các cơ quan khác. Tuy nhiên, xã hội học không chỉ dừng lại trong việc nghiên cứu xung đột xã hội, mà còn nghiên cứu biện pháp điều hoà lợi ích giữa các nhóm trên cơ sở tôn trọng các cam kết và kiểm soát xã hội về chuẩn mực môi trường. Cuối cùng tất yếu phải đi đến những giải pháp điều hoà xung đột, là cốt lõi của các giải pháp quản lý xung đột môi trường.
III. Giải quyết xung đột môi trường trong làng nghề
Bản chất xã hội của việc bảo vệ môi trường (BVMT) chính là sự điều hoà quyền lợi giữa các nhóm xã hội. Vấn đề không chỉ là nhận thức của các nhóm. Về lý thuyết, tất cả các nhóm đều hiểu tác hại của những giải pháp công nghệ nào đó, nhưng vì lợi ích riêng của họ, họ sẵn sàng xâm hại hoặc tước đoạt lợi ích của cộng đồng trong việc sử dụng các nguồn lực tự nhiên.
Về cơ bản có 5 khả năng để các đối tác có thể lựa chọn trong khi tìm biện pháp xử lý xung đột môi trường: Đối đầu, đối thoại, nhượng bộ, tránh né và thoả hiệp, trong đó "đối thoại" là khả năng được đánh giá cao nhất, hướng vào việc chia sẻ quyền lợi dựa trên nguyên tắc "hai bên cùng có lợi", tiếng Anh gọi là nguyên tắc "win-win". Tuy nhiên, tuỳ mỗi tình huống cụ thể mà các nhà quản lý môi trường và các đương sự lựa chọn một giải pháp thích hợp trong 5 khả năng đã nêu trên. Bất kể tình huống nào, mọi đàm phán và thoả thuận đều cần phải căn cứ trên chuẩn mực giá trị chung về BVMT và phát triển bền vững. Đây là cơ sở cho các đối thoại, thương lượng, điều hoà và phân chia lợi ích nhằm chống lại những hành vi phá hoại môi trường.
Nhận thức tầm quan trọng của những nghiên cứu xung đột môi trường, chúng tôi đã tiến hành một số nghiên cứu về xung đột môi trường tại một vài làng nghề, bệnh viện và cơ sở công nghiệp lân cận Hà Nội. Kết quả điều tra cho thấy, trong các làng nghề, chẳng hạn chế biến thực phẩm, sản xuất đồ gốm, gạch ngói, v.v..., bản thân mỗi thành viên trong làng rất có thể vừa đóng vai trò người làm hại môi trường, đồng thời lại đóng vai trò người bị hại. Xung đột trong trường hợp này là tiềm ẩn, không dễ bộc lộ. Ngoài những hình thức và mức độ xung đột nêu trên đây, còn một loại xung đột khác: Xung đột giữa các cơ quan quản lý khi vận dụng các công cụ chính sách và pháp luật để điều chỉnh các hành vi lệch chuẩn môi trường và xử lý các xung đột môi trường.
BVMT sống là một thông điệp khẩn thiết của thời đại. Con người ngày càng nhận thức được hậu quả của cuộc chạy đua ráo riết trên con đường tàn phá môi trường. Trên con đường phát triển từ những giải pháp vô ý thức đến một chiến lược tự ý thức, càng ngày xã hội học môi trường càng có vai trò quan trọng, vì đó là lĩnh vực nghiên cứu về mối quan hệ giữa con người với môi trường, cũng như mối quan hệ giữa con người với nhau liên quan đến sự chia sẻ lợi ích môi trường. Nó đã nhanh chóng trở nên một lĩnh vực nghiên cứu cần thiết cho việc chuẩn bị quyết định chính sách và pháp luật môi trường. Xã hội học môi trường tập trung vào một số hướng nghiên cứu như:
* Xung đột xã hội và sự thoả hiệp giữa các nhóm trong những nỗ lực tập thể để BVMT.
* Bản chất các xung đột xã hội liên quan môi trường: Sự tìm kiếm lợi thế và sự giành giật các lợi thế về sử dụng các nguồn lực tự nhiên.
* Sự hình thành các giá trị, chuẩn mực về môi trường và các hành vi lệch chuẩn liên quan đến mối quan hệ của con người trong môi trường.
* Phong trào xã hội và sự tham gia của các tổ chức xã hội về BVMT.
* Vai trò của các cơ quan quản lý cấp cao trong việc ra các quyết định chính sách; vai trò của chính quyền và các tổ chức xã hội trong vai trò xúc tác trong các thảo luận và tạo môi trường thoả hiệp nhằm BVMT.
IV. Kết luận
1. Thực tế giải quyết các tranh chấp, khiếu kiện về môi trường cho thấy, xử lý xung đột môi trường chính là nội dung cơ bản của công việc quản lý môi trường trong làng nghề. Nó cần được đặt ra trên mấy cấp độ:
* Không để xung đột xảy ra. Trường hợp lý tưởng nhất là các hộ sản xuất phải hy sinh một phần lợi ích kinh tế, đầu tư xử lý các chất độc hại trước khi chất thải được xả ra những nơi có thể xâm phạm lợi ích của cộng đồng dân cư.
* Xử lý xung đột trên nguyên tắc đối thoại, thỏa hiệp, chia sẻ lợi ích môi trường giữa các hộ sản xuất với cộng đồng dân cư.
2. Tuy nhiên, mọi giải pháp thoả hiệp và chia sẻ lợi ích đều phải tôn trọng các chuẩn mực môi trường, bao gồm cả chuẩn mực kỹ thuật môi trường và các chuẩn mực đạo đức môi trường.
MÔI TRƯỜNG SINH THÁI VẤN ĐỀ CỦA MỌI NGƯỜI
NGUYỄN MINH HẰNG *
Nhân loại sắp sửa giã từ năm cuối cùng của thiên niên kỷ thứ hai để bước vào thiên niên kỷ mới. Một thiên niên kỷ sẽ chứng kiến nhiều biến động dữ dội, mang tính chất toàn cầu mà các điều kiện và tiền đề đã được chuẩn bị từ những năm cuối của thiên niên kỷ trước đó. Đó là những biến đổi trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học, môi trường sống .. Những biến đổi này vừa tạo ra những cơ hội thuận lợi nhưng cũng vừa đặt ra những thách thức to lớn về nhiều mặt cho tất cả các nước.
Trong phạm vi bài này, tôi chỉ nói đến một thách thức to lớn – đó là khủng sinh thái trên phạm vi toàn cầu.Môi trường sinh thái là một mạng lưới chỉnh thể có mối liên quan chặt chẽ với nhau giữa đất, nước, không khí và các cơ thể sống trong phạm vi toàn cầu. Sự tương tác hoà đồng giữa các hệ thống của thiên nhiên tạo ra môi trường tương đối ổn định. Sự rối loạn bất ổn định ở một khâu nào đó trong hệ thống sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Con người và xã hội xuất thân từ tự nhiên, là một bộ phận của thiên nhiên. Hoạt động của con người và xã hội được xem là một khâu, một yếu tố trong hệ thống. Thông qua quá trình lao động, con người khai thác bảo vệ bồi đắp cho thiên nhiên. Cũng qua quá trình đó con người xã hội dần dần có sự đối lập với tự nhiên. Do tiếng gọi của những lợi ích nhất thời nào đó, cũng có thể là do sự hoạch định thiển cận về mặt chiến lược, trong không ít nền kinh tế đã nảy sinh tình trạng vô tình hoặc cố ý không tính đến tương lai của chính mình. Người ta khai thác tài nguyên thiên nhiên một cách tối đa, vay mượn cả tài nguyên của các thế hệ tương lai, bất chấp quy luật tự nhiên và đạo lý xã hội, gạt sang một bên những bài toán về môi sinh và những lợi ích chính đáng của thế hệ sau. -Đầu tư nhằm vào những lĩnh vực sinh lợi nhanh được kêu gọi một cách ồ ạt, đẩy trách nhiệm trả nợ cho thế hệ kế tiếp. Lợi ích trước mắt được quan tâm quá mức, gây nên tình trạng phát triển thiếu cân đối hoặc phát triển theo kiểu “bong bóng xà phòng”. Vô tình hay hữu ý, con người càng phá huỷ môi trường sống của chính mình một cách nghiêm trọng.
Sự suy thoái về môi trường sinh thái toàn cầu hiện nay được thể hiện rõ nét trong những vấn đề sau:
Trước hết là sự suy thoái tầng ozon. Tầng ozon là lớp khí (O3) rất dày bao bọc lấy trái đất và có tác dụng như là một cái đệm bảo vệ trái đất khỏi những tia cực tím của mặt trời chiếu xuống trái đất. Có thể nói nếu không có tầng ozon thì sự sống trên trái đất không tồn tại (tầng ozon đã hấp thụ 99% lượng bức xạ tia cực tím của mặt trời chiếu xuống trái đất). Tầng ozon bị suy thoái sẽ tác động mạnh đến mọi sinh vật trên trái, làm tăng thêm các bệnh tật, làm giảm khả năng miễn dịch của con người. Cuối năm 1985 các nhà khoa học Anh đã phát hiện lổ thủng tầng ozon ở Nam Cực, đến năm 1988 người ta lại phát hiện ra lổ thủng ozon ở Bắc Cực… Nguyên nhân gây ra sự suy thoái tầng ozon là do các hợp chất cacbon có chứa flo hoặc brôm. Ước tính hàng năm có khoảng 788.000 tấn CFH3 (Clo-ro Cac-bon) thải vào môi trường, chất này được sử dụng rộng rãi trong công nghệ đông lạnh và chất dung môi. Vấn đề suy giảm tầng ozon đã và đang đụng chạm đến một trong những vấn đề nhức nhối và bức xúc nhất của nhân loại - vấn đề bệnh tật trong điều kiện xã hội phát triển. Chẳng hạn ung thư vẫn đang được thế giới coi là bệnh nan y. Sư suy thoái tầng ozon đã làm cho nhiều quốc gia thức tỉnh và lo ngại. Đầu năm 1987, 27 nước đã ký công ước Viên về việc bảo vệ tầng ozon. Những nước công nghiệp phát triển nhất đã cam kết giảm dần và tiến đến chấm dứt việc sử dụng, sản xuất và thải bỏ các chất gây tác hại cho tầng ozon vào năm 2000. Đó thực sự là một quyết định thông minh và nhân đạo. Song cho đến nay sự giảm độ dày của tầng ozon vẫn là vấn đề quan tâm và lo lắng của nhân loại. Hậu quả tiêu cực của hiện tại vẫn chưa thể chấm dứt ngay được.
Thứ hai là hiện tượng “hiệu ứng nhà kính”. Trái đất và khí quyển được xem như là một nhà kính khổng lồ, trong đó trái đất có nguy cơ bị đốt nóng lên. Nhiệt độ của trái đất tăng lên được gọi là hiện tượng “hiệu ứng nhà kính”. Nguyên nhân của hiện tượng này là do sử dụng nhiều các nguyên liệu hoá thạch, do sự giảm sút diện tích rừng xanh …, lượng khí thải độc CO2, CH4, CFC3.. vào thiên nhiên ngày càng nhiều.
Trong thế kỷ này, nhiệt độ của trái đất tăng lên từ 0,30C đến 0,70C so với thế kỷ trước. Các nhà khoa học dự đoán rằng đến năm 2030 nếu lượng khí CO2 tăng lên hai lần thì nhiệt độ tăng từ 1,50C đến 4,50C. Khi nồng độ khí CO2 trong khí quyển tăng lên, một phần nhiệt độ của trái đất bốc lên gặp khí CO2 sẽ phản chiếu trở lại đốt nóng trái đất. Nhiệt độ của trái đất tăng lên sẽ làm tan khối lượng khổng lồ ở hai cực và làm cho mực nước biển dâng lên. Mực nước biển dâng lên là nguy cơ đe doạ rất nhiều quốc gia và đời sống của hàng triệu dân trên thế giới.
Hiện tượng “hiệu ứng nhà kính” gắn liền với một hiện tượng ô nhiễm môi trường khác không kém phần nguy hiểm đó là mưa axít. Trong các chất khí thải vào khí quyển, đặc biệt có SO2 và NO2 theo hơi nước bốc lên cao, chúng bị oxy hoá và thuỷ phân tạo thành axít, gặp lạnh mưa xuống đất. Mưa axít có tác hại rất lớn đến các thế hệ sinh thái nông nghiệp, làm giảm năng suất mùa màng, có nơi còn bị mất trắng, làm giảm chất lượng cây trồng và vật nuôi, phá hoại nặng nề các cánh rừng ôn đới phía Bắc bán cầu. Mưa axít còn làm ô nhiễm các đường ống nứoc uống và nước sinh hoạt của con người và sinh vật, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và tính mạng của con người.
Ngoài ra sự suy thoái môi trường còn thể hiện ở sự ô nhiễm nguồn nước sạch. Tổng lượng nước trên toàn cầu là 1.360 triệu km3, trong đó lượng nước ngọt chỉ chiếm trên dưới 3% và con người chỉ sử dụng được khoảng 1% để phục vụ nhu cầu của xã hội. Thế nhưng 1% đó đang bị ô nhiễm bởi các chất thải trong sinh hoạt, trong sản xuất… Như các hoá chất dùng trong công nghiệp, thuốc trừ sâu, phân bón hoá học dùng trong nông nghiệp…
Trong bản thông điệp của UNEP nhân ngày Thế giới về nước – ngày 22-3-1996 nhấn mạnh: ô nhiễm nước là một vấn đề nan giải và rộng khắp. Làm cho nước bị ô nhiễm trở nên sạch là một nhu cầu cấp bách và thiết thực, là trách nhiệm của mọi người, mọi chế độ xã hội.
Nguyên nhân chính dẫn đến một loạt sự suy thoái môi trường sinh thái trên, trước hết phải kể đến sự phát triển của công nghiệp ồ ạt, đặc biệt là các ngành công nghiệp gây ô nhiễm. Mỗi năm hoạt động sản xuất thải vào không khí 150 triệu tấn khí SO2, 200 triệu tấn CO2, 350.000 tấn CFC3… (Theo Phạm Thành Dung – Môi trường sinh thái, Tạp chí giáo dục lý luận số 3-99). Những chất mà những yếu tố khác trong hệ thống, trong chỉnh thể môi trường sinh thái không thể hấp thụ được, nên đã gây tác hại đến tầng ozon, đến nguồn nước sạch…
Nguyên nhân thứ hai là tệ nạn phá rừng ngày càng nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu. Có thể nói rừng là nước cho đời sống của thực vật và cho sản xuất của xã hội, là không khí trong lành, rừng là năng suất mùa màng… Rừng đóng vai trò quan trọng như thế, nhưng hiện nạy rừng trên thé giới đang kêu cứu, cứ mỗi phút trôi qua có tới 21,5 ha rừng nhiệt đới bị phá huỷ. Sự mất mát quá lớn của rừng tất yếu dẫn đến nghèo kiệt của đất đai và sự biến mất dần những sinh vật quý hiếm, sự tăng hàm lượng CO2 trong khí quyển - một trong những chất khí quan trọng nhất gây nên “hiệu ứng nhà kính”, làm tăng nhiệt độ trung bình của trái đất…
Một nguyên nhân nữa là do sự mất cân bằng tài nguyên và dân số. Dân số tăng nhanh đòi hỏi phải khai thác các tài nguyên tự do nhiều hơn nhịp điệu cao hơn, chất thải các loại tăng nhanh hơn dẫn tới phá vỡ cân bằng, vắt kiệt tài nguyên và ô nhiễm môi trường.
Tình trạng chạy đua vũ trang, sản xuất các loại vũ khí hạt nhân, vũ khí hoá học cũng là nguyên nhân vừa gây ô nhiễm môi trường, vừa tạo khả năng huỷ diệt thiên nhiên thông qua chiến tranh xung đột.
Đối với Việt Nam, tuy là một nước nông nghiệp, hơn nữa sự phát triển của xã hộI ta hiện nay vẫn chưa vượt ra khỏi trình độ của nền văn minh công nghiệp, thế nhưng điều đó không có nghĩa là không có hiểm hoạ sinh thái đe doạ.
Ở các nước phát triển, hiểm hoạ sinh thái là do sự phát triển của kỹ thuật công nghệ, do sự phát triển tự phát của nền văn minh công nghiệp, thì ở Việt Nam, hiểm hoạ sinh thái là do sự kết hợp giữa phát triển và lạc hậu, do ảnh hưởng còn nặng nề của nếp suy nghĩ, nếp làm của người sản xuất nhỏ và lối sống công nghiệp còn chưa ổn định, chưa hoàn thiện.
Thiên nhiên nước ta trước đây bị phá hoại bởi những cuộc chiến tranh kéo dài, còn bây giờ bị phá hoại bởi những hoạt động vô ý thức, bởi thái độ tuỳ tiện vô trách nhiệm, thiếu kế hoạch trong việc khai thác và sử dụng các nguồn thiên nhiên. Trước năm 1945, ở nước ta, rừng bao phủ 43,8% diện tích che phủ còn 28% (tức là dưới mức báo động 30%). Diện tích đất trồng đồi trọc đang bị xói mòn mạnh, lên khoảng 13,4 triệu ha. Nguyên nhân chính là do du canh du cư, lấy gỗ, củi, mở mang giao thông, xây dựng thuỷ điện..
Ô nhiễm môi trường cũng đang là vấn đề nan giải, chất thải công nghiệp, sinh hoạt, chất độc hại của quá trình sản xuất không được xử lý nghiêm túc mà đưa trực tiếp vào môi trường, gây bệnh tật và ô nhiễm môi trường sinh thái. Khu công nghiệp Biên Hoà I hằng ngày xả ra sông
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Cac bai viet ve xung dot moi truong lang nghe.doc
- Thực trạng của vẫn nạn bạo lực học đường.pdf