Đề tài Giải thích câu nói của Mác "Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản là tất yếu như nhau

Lí luận của C.Max-Lenin đã chỉ ra rằng sự chuyển biến từ hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa sang xã hội xã hội chủ nghĩa là một tất yếu lịch sử. Sự chuyển biến đó là kết quả của quá trình đấu tranh của giai cấp vô sản và giai cấp tư sản , trong đó giai cấp vô sản đại diện cho xã hội mới tiến bộ sẽ giành thắng lợi.Vì vậy C.Mac cho rằng:”sự thất bại của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản là tất yếu như nhau”. Qua đây ta còn nhận định thêm rằng đó còn là một tât yếu lịch sử.

doc14 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 8682 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giải thích câu nói của Mác "Sự sụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản là tất yếu như nhau, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên: TrÇn B¸ Minh Lớp : K50A1C KIỂM TRA GIỮA KỲ Đề : Giải thích câu nói của Mac :” Sự xụp đổ của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản là tất yếu như nhau.” BÀI LÀM Lí luận của C.Max-Lenin đã chỉ ra rằng sự chuyển biến từ hình thái kinh tế xã hội tư bản chủ nghĩa sang xã hội xã hội chủ nghĩa là một tất yếu lịch sử. Sự chuyển biến đó là kết quả của quá trình đấu tranh của giai cấp vô sản và giai cấp tư sản , trong đó giai cấp vô sản đại diện cho xã hội mới tiến bộ sẽ giành thắng lợi.Vì vậy C.Mac cho rằng:”sự thất bại của giai cấp tư sản và thắng lợi của giai cấp vô sản là tất yếu như nhau”. Qua đây ta còn nhận định thêm rằng đó còn là một tât yếu lịch sử. Đầu tiên, ta khẳng định rằng câu nói của Mac là hoàn toàn đúng đắn. Điều này được chỉ rõ qua các luận điểm sau: Trước hết ta đi vào tìm hiểu quá trình ra đời của giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. 1. Sự hình thành giai cấp và tích luỹ tư bản Đầu tiên ta cần phải hiểu thế nào là giai cấp và giai cấp tư sản, vô sản là gì?Lê_nin đã định nghĩa : “Người ta gọi là giai cấp, những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử,khác nhau về quan hệ của họ đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội,và như vậy là khác nhau về cách hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít hoặc nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn người, mà tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của người khác, do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định.” Khi giai cấp hình thành đồng nghĩa xã hội bắt đầu có sự phân hoá giai cấp thành giai cấp tư sản và giai cấp vô sản. Tư sản là giai cấp nắm giữ tư liệu sản xuất còn vô sản là những người bị chiêm đoạt sức lao động và không có tư liệu sản xuất trong tay. Sau khi xã hội bắt đầu có sự phân hoá như vậy, giai cấp tư sản lập nên chính quyền nhà nướ để bảo vệ lợi ích cho họ và từ đó chủ nghĩa tư bản ra đời. Chủ nghĩa tư bản ra đời dựa trên những điều kiện cơ bảnsau: + Sự tiến bộ kĩ thuật dẫn tới sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá. + Sự phát triển của nền kinh tế hàng hoá là điều kiện cơ bản nhất để dẫn đến sự ra đời của chủ nghĩa tư bản, song chỉ có nền kinh tế hàng hoá thôi thì chưa đủ. Muốn có quan hệ tư bản chủ nghĩa thì cần phải có một quá trình chuẩn bị gọi là quá trình tích luỹ tư bản ban đầu. Có một điều mà ta cần hiểu đó là qúa trình tích luỹ ban đầu của chủ nghĩa tư bản   Tích luỹ tư bản nguyên thuỷ là quá trình tạo ra vốn đầu tiên trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản. Cùng với vốn (tư bản), quá trình tích luỹ nguyên thuỷ còn đòi hỏi có lực lượng lao động làm thuê (nhân công). * Tích luỹ vốn + Các cuộc phát kiến địa lý đã đem về cho châu Âu và giai cấp tư sản nguồn hương liệu, gia vị, vàng bạc, hàng hoá. Đó là những nguồn vốn đầu tiên cho quá trình tích luỹ tư bản nguyên thuỷ. Vì thế, quý tộc và thương nhân châu Âu không ngừng ra sức bóc lột của cải, tài nguyên vàng bạc của các nước châu Phi và châu Á. +  Bằng buôn bán, trao đổi hàng hoá giữa các khu vực, đặc biệt giữa các khu vực, đặc biệt là buôn bán nô lệ da đen, đem lại lợi nhuận kếch xù cho nhà tư sản. + Bằng thủ đoạn cướp biển, bằng sức mạnh quân sự đe doạ để mua được hàng hoá với giá rẽ mạt, đem bán với lợi nhuận rất cao. + Dùng bạo lực để tước đoạt ruộng đất của nông dân, biến ruộng đất thành đồng cỏ chăn nuôi cừu, lấy lông bán làm len dạ, đem lại lợi nhuận (ở Anh). Như vậy, quá trình tích luỹ vốn ban đầu là quá trình tập trung vốn vào tay một số ít người, đồng thơi cũng là quá trình tước đoạt tư liệu sản xuất của nhân dân lao động, chủ yếu là nông dân, biến họ thành những người làm thuê. Công cuộc tích luỹ tư bản nguyên thuỷ được tiến hành bằng lối phá hoại tàn nhẫn. * Nguồn nhân công - Đối với nông dân : Tiến hành phong trào “Ráo đất cướp ruộng”, biến ruộng đất của nông dân thành đồng cỏ chăn cừu phục vụ cho sản xuất len dạ. Nông dân bị mất ruộng đất, chỉ còn con đường làm thuê, bán sức lao động cho những ông chủ giàu có (điển hình nhất ở Anh từ thế kỉ XVI). - Đối với thợ thủ công : Ở thành thị, nhiều thợ thủ công do rủi ro, do vay nặng lãi, do thuế khoá – đã mất tư liệu sản xuất, phải đi làm thuê. Nhờ có quá trình tích luỹ tư bản chủ nghĩa nói trên mà ở châu Âu, một số nhà quý tộc và tư sản đã kinh doanh theo lối tư bản chủ nghĩa. Họ bỏ vốn ra lập các xí nghiệp, nhà máy, trang trại,…thuê nhân công kinh doanh tư bản chủ nghĩa. Họ bỏ vốn ra lập xí nghiệp, nhà máy, trang trại…thuê nhân công về là, và trả lương, bóc lột sức lao động. Hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa xuất hiện. Về kinh tế (Sự xuất hiện các hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa)    Nhờ có quá trình tích luỹ nguyên thuỷ, ở châu Âu đã xuất hiện những hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa : + Quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ngày càng lớn mạnh và mâu thuẫn sâu sắc với chế độ phong kiến lỗi thời lạc hậu. + Công trường thủ công thay cho phường hội, sản xuất trên quy mô lớn hơn. Việc áp dụng kĩ thuật vào sản xuất làm cho năng suất lao động tăng nhanh. Xuất hiện quan hệ chủ - thợ (sự bóc lột của chủ xưởng đối với những người lao động làm thuê). + Công trường thương mại thay cho thương hội thời trung đại. + Trong nông nghiệp : Hình thức đồn điền, trang trại sản xuất trên quy mô lớn thay thế dần cho sản xuất nhỏ của nông dân. Cong dân biến thành công nhân nông nghiệp theo chế độ làm công ăn lương, chủ đất trở thành tư sản, quý tộc mới. - Thương nghiệp : Xuất hiện các công ti thương nghiệp lớn Đông Ấm, châu Phi – các công ti này vừa buôn bán vừa cướp biển. Về xã hội : Phân hoá sâu sắc, đồng thời với quá trình tích luỹ vốn ban đầu và việc thành lập những công trường thủ công, hai giai cấp mới là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ra đời. * Giai cấp tư sản : Theo C.Mác và Ph.Ănghen thì “Giai cấp tư sản là giai cấp những nhà tư bản sở hữu tư liệu sản xuất xã hội và sử dụng lao động làm thuê”.Giai cấp đó bao gồm chủ xưởng và thương nhân giàu có. Điạ vị kinh tế của giai cấp tư sản ngày càng lớn mạnh, thế nhưng địa vị chính trị và xã hội ngày càng thấp kém, luôn bị giai cấp phong kiến chèn ép, nên họ tìm cách thoát khỏi ách thống trị của phong kiến. * Giai cấp công nhân: Theo C.Mác và Ph.Ănghen thì “Giai cấp vô sản là giai cấp là những công nhân làm thuê hiện đại, vì mất các tư liệu sản xuất của bản thân, nên buộc phải bán sức lao động của mình để sống”. Tóm lại, những người lao động vô sản làm thuê, bị bóc lột nặng nề Sau này họ đi theo tư sản chống lại chế độ phong kiến . Bên cạnh đó, quá trình ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản được thông qua con đường áp bức và bóc lột quần chúng nhân dân lao động bằng nhiều biện pháp dã man : cướp bóc, lừa gạt, buôn bán, kể cả giết người,… 2. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa Cùng với chủ nghĩa duy vật lịch sử C.Mác và Ăngghen đã đi sâu nghiên cứu sự vận động của xã hội tư bản chủ nghĩa, làm rõ một trong những bản chất của giai cấp tư sản trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa là bóc lột giá trị thặng dư. Nhờ bóc lột giá trị thặng dư mà giai cấp công nhân đã tạo ra, giai cấp tư sản đã đẩy mạnh phát triển kinh tế và bước vào cuộc cách mạng công nghiệp làm tăng năng xuất lao động, nhưng đồng thời cũng làm cho lực lượng sản xuất mang tính xã hội hoá ngày càng cao, mâu thuẫn với tính chất chật hẹp của chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa. Chủ nghĩa tư bản càng phát triển thì càng làm cho mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất càng gay gắt . Xét về mặt kinh tế thì chỉ có thể giải quyết triệt để mâu thuẫn đó khi có cuộc cách mạng giành những tư liệu sản xuất chủ yếu vào tay xã hội quản lý, làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và sự phát triển của lực lượng sản xuất. Về mặt xã hội, người có xứ mệnh lịch sử thực hiên quá trình cách mạng xã hội đó là giai cấp công nhân, con đẻ của nền đại công nghiệp,có mâu thuẫn đối kháng về lợi ích với giai cấp tư sản và đại diện cho lực lượng sản xuất và phương thức sản xuất tiên tiến của thời đại mới. Học thuyết giá trị thặng dư luận chứng một cách khoa học từ nguồn gốc kinh tế của sự diệt vong chủ nghĩa tư bản , sự ra đời của chủ nghĩa xã hội. V.I.Lênin nói:” chỉ có học thuyết kinh tế của Mác là đã giải thích được địa vị thực sự của giai cấp vô sản trong toàn bộ chế độ tư bản chủ nghĩa”. Nhờ những bước tiến to lớn của lực lượng sản xuất mà biểu hiện tập chung nhất là sự ra đời của công nghiệp cơ khí, chủ nghĩa tư bản đã tạo ra bước phát triển nhanh chóng của lực lượng sản xuất . Trong vòng chưa đầy một thế kỷ , chủ nghĩa tư bản đã tạo ra những lưc lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ hơn lực lượng sản xuất mà nhân loại đã tạo ra cho đến lúc đó. Nhưng , như C.Mác và Ăngnghen đã chỉ ra, trong xã hội đầy đối kháng giai cấp đó, con người càng chinh phục tự nhiên, cải tạo tự nhiên bao nhiêu thì tình trạng nguời áp bức bóc lột người càng được mở rộng bấy nhiêu . Sự phát triển của kinh tế -kỹ thuật đi liền với sự suy đồi về đạo đức , sự giàu có thừa thãi của một số ít người đẩy số đông người vào cảnh cùng khổ. Lực lượng sản xuất càng được cơ khí hoá , hiện đại hoá và do vậy càng mang tính xã hội hoá cao bao nhiêu thì những quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dựa trên chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất từ chố đóng vai trò là yếu tố mở đường cho lực lượng sản xuất phát triển ngày càng trở thành vật chướng ngại đối với sự phát triển hơn nữa của nó bấy nhiêu. Mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa đối với tư liệu sản xuất trở thành mâu thuẫn cơ bản của chủ nghĩa tư bản dẫn đến đấu tranh giai cấp. Tính gay gắt của mâu thuẫn trên lĩnh vực kinh tế quy định tính gay gắt ngày càng tăng của mâu thuẫn trên lĩnh vực xã hội giữa giai cấp công nhân,nông dân lao động và giai cấp tư sản. Cuộc đấu tranh giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản xuất hiện ngay từ đầu và ngày càng trở lên căng thẳng. Khi tiếp thu chủ nghĩa xã hội khoa học, phong trào công nhân đã chuyển từ tự phát sang tự giác. Toàn bộ hoạt động mang tính phủ định của nó đối với chủ nghĩa tư bản bắt đầu được hướng vào việc lật đổ nhà nước tư sản để xác lập nhà nước của giai cấp công nhân của nhân dân lao động. Như vậy sự phát triển mạnh mẽ của đại công nghiệp cơ khí và cùng với nó, sự trưởng thành cả về chất và lượng của giai cấp công nhân-vốn là sản phẩm của chính phủ tư bản- đã tạo ra tiền đề kinh tế và xã hội để tiến tới thủ tiêu chủ nghĩa tư bản . Diễn đạt tư tưởng đó ,C.Mác và Ph. Ăngghen cho rằng giai cấp tư sản không chỉ tạo ra vũ khí để giết mình, mà còn sinh ra những người sử dụng vũ khí ấy ,những công nhân hiện đại những người vô sản. Phần nào ý thức được sự quy định của mâu thuẫn trên lĩnh vực kinh tế đối với mâu thuẫn trên lĩnh vực xã hội, giai cấp tư sản đã cố gắng điều chỉnh quan hệ sản xuất với hy vọng làm cho nó phù hợp với tính xã hội hoá của lực lượng sản xuất và nhờ vậy làm dịu bớt đi sự căng thẳng của mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản. Những công ty cổ phần, chế độ tham dự lần lượt xuất hiên, những doanh nghiệp nhà nước ra đời. Song sở hữu nhà nước trong chủ nghĩa tư bản thực chất chỉ là giai cấp tư sản nhân danh nhà nước để nắm tư liệu sản xuất. Do vậy, mâu thuẫn đối kháng trong kinh tế và trong lĩnh vực xã hội không hề suy giảm, thậm chí còn tăng lên. Mâu thuẫn đó chỉ có thể được giải quyết, theo Ph. Ăngnghen,một khi toàn bộ các tư liệu sản xuất biến thành của chung thông qua cuộc cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Khi luận chứng tính tất yếu ra đời của hình thái kinh tế -xã hội cộng sản chủ nghĩa , các nhà sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học đồng thời vạch rõ tính chất ảo tưởng của niềm hy vọng vào sự tự xụp đổ của chủ nghĩa tư bản . Các ông thấy rõ rằng, giai cấp tư sản lỗi thời sẽ kiên quyết bảo vệ chế độ sở hữu tư bản chủ nghĩa bằng đủ mọi phương tiện mà chúng có trong tay. Vì vậy, muốn thủ tiêu chủ nghĩa tư bản cần phải có hành động cách mạng tự giác của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản. Đó chính là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa. Điều đó giải thích vì sao ngay từ năm 1844, C.Mác đã cho rằng chủ nghĩa xã hội không thể thực hiện được nếu không tiến hành cách mạng. Như vậy trong khi kiên quyết bác bỏ quan điểm thiếu hiện thực của các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng về khả năng chuyển hoà bình lên chủ nghĩa xã họi C.Max và Ăghghen đã khẳng định rằng cách mạng xã hội chủ nghĩa được nảy sinh một cách phù hợp quy luật từ cuộc đấu trnh giai cấp của giai cấp vô sản và là cực điểm của cuộc đấu tranh ấy. Hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa chỉ được hình thành thông qua cách mạng vô sản để thực hiện bước quá độ từ hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa sang hình thái kinh tế -xã hội cộng sản chủ nghĩa. C.Mác đã coi cách mạng vô sản là cái mốc chấm dứt giai đoạn tiền sử lâu dài của loài người -một giai đoạn đầy thảm hoạ bên trong , và mở đầu gai đoạn lịch sử đầy sáng tạo có ý thức của loài người. Do tính sâu sắc và triệt để của nó, cách mạng vô sản chỉ giành được thắng lợi , hình thái kinh tế-xã hội cộng sản chủ nghĩa chỉ bắt đầu được xác lập nếu những tiềm năng sáng tạo hùng hậu của giai cấp vô sản được tự do phát triển , nếu hàng chục triệu quần chúng dân nhân lao động đi theo lá cờ của giai cấp công nhân để thực hiện những cuộc cải tạo xã hội to lớn nhằm thoát khỏi cảnh phục tùng bọn bóc lột để mang lại tự do, ấm no hạnh phúc cho chính mình. 3. Cách mạng xã hội chủ nghiã Muốn thực hiện được cuộc cải tạo đó giai cấp công nhân cần phải thực hiện cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, cuộc cách mạng đó dựa trên các điều kiện: Điều kiện khách quan của cách mạng xã hội chủ nghĩa Dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, nền sản xuất ngày càng phát triển, những thành phố lớn, những khu công nghiệp tập trung hình thành ngày càng nhiều. Cùng với nó, quy luật cạnh tranh theo kiểu "cá lớn nuốt cá bé", càng đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế, hình thành những khu công nghiệp, những tập đoàn tư bản ngày càng lớn. Sự phát triển của lực lượng sản xuất đã tạo ra một đội ngũ công nhân ngày càng đông về số lượng, ngày càng nâng cao về chất lượng. Để thắng trong cạnh tranh, giai cấp tư sản phải ra sức tìm ra những biện pháp hữu hiệu để bóc lột công nhân. Trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản phương Tây đang phát triển trung bình, một ngày công nhân phải làm 12 tiếng. Điều đó giúp cho công nhân dễ dàng nhận thấy rằng, họ là đồ vật, là tài sản của giai cấp tư sản và công nhân trở thành kẻ thù của giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản. Giai cấp tư sản với lòng tham vô đáy, với khát vọng giàu có và quyền lực, đã tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược các nước khác, biến những nước này thành thuộc địa của chúng, chủ nghĩa tư bản trở thành chủ nghĩa đế quốc. Điều đó làm cho mâu thuẫn giữa các nước tư bản, đế quốc với các nước thuộc địa ngày càng trở nên gay gắt. Để có lợi nhuận cao, giai cấp tư sản, một mặt tiến hành khai thác cạn kiệt tài nguyên của các nước, mặt khác tìm cách cải tiến máy móc, đầu tư trang thiết bị ngày càng hiện đại, dẫn tới tình trạng thất nghiệp của công nhân ngày càng gia tăng. Điều đó càng làm cho mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân và giai cấp tư sản ngày càng gay gắt, đòi hỏi phải giải quyết mâu thuẫn trên bằng một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa nhằm xoá bỏ ách áp bức của giai cấp tư sản, xoá bỏ quan hệ sản xuất tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, thiết lập quan hệ sản xuất mới và chế độ mới xã hội chủ nghĩa. Hiện nay, sự phát triển như vũ bão của lực lượng sản xuất, những thành tựu ngày càng to lớn của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, càng tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất để nâng cao mức sống nhân dân, mở rộng tình đoàn kết giữa các dân tộc. Song, do tính chất tư bản chủ nghĩa, vì lợi nhuận siêu ngạch, các tập đoàn tư bản lớn trên thế giới đang ỷ lại vào tiềm năng kinh tế, sức mạnh quân sự gây ra những cuộc chiến tranh, xung đột trên thế giới. Những cuộc chiến tranh này đã để lại những hậu quả nặng nề cho quần chúng nhân dân lao động. Tình trạng nghèo đói trong các nước nghèo ngày càng gia tăng, khoảng cách chênh lệch giữa nước giàu và nước nghèo ngày càng lớn. Điều kiện chủ quan của cách mạng xã hội chủ nghĩa Có điều kiện khách quan mà thiếu điều kiện chủ quan thì cách mạng xã hội chủ nghĩa cũng không thể nổ ra, nếu nó nổ ra thì cũng không thể thắng lợi. Điều kiện chủ quan có ý nghĩa quyết định nhất là sự trưởng thành của giai cấp công nhân, đặc biệt là khi nó đã có đảng tiên phong của mình. Giai cấp công nhân là lực lượng sản xuất quan trọng nhất, dưới chủ nghĩa tư bản, nhưng lại không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động để kiếm sống. Những cuộc đấu tranh của công nhân chống lại giai cấp tư sản đã nổ ra ngay từ khi chủ nghĩa tư bản ra đời, theo quy luật có áp bức có đấu tranh. Quy mô những cuộc đấu tranh của công nhân chống lại giai cấp tư sản ngày càng mở rộng. Nhưng chỉ khi nào giai cấp công nhân nhận thức được rằng, chỉ có xoá bỏ chế độ nô lệ làm thuê, giải phóng giai cấp mình và giải phóng toàn xã hội bằng một cuộc cách mạng thắng lợi triệt để họ mới được giải phóng thật sự. Giai cấp công nhân phải nhận thức được sứ mệnh lịch sử của mình, của việc thực hiện việc xoá bỏ trật tự của chế độ tư bản chủ nghĩa, thiết lập nên chế độ xã hội chủ nghĩa; tức là phải nhận thức được "việc giải phóng giai cấp công nhân phải là sự nghiệp của bản thân giai cấp công nhân"1. Trong chế độ tư bản chủ nghĩa, không chỉ có giai cấp công nhân bị áp bức bóc lột mà cả những giai cấp, tầng lớp nhân dân lao động khác như: thợ thủ công, nông dân, những người buôn bán nhỏ và kể cả đa số trí thức... cũng bị bóc lột. Dưới chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân có những lợi ích cơ bản thống nhất với lợi ích của giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức, những người thợ thủ công, v.v.. Điều đó đã tạo ra những điều kiện cho giai cấp này có khả năng tập hợp các giai cấp, tầng lớp nhân dân lao động khác vào cuộc đấu tranh chống giai cấp tư sản. C. Mác và Ph. Ăngghen viết: "Lịch sử của cuộc đấu tranh giai cấp đó hiện nay đã phát triển tới giai đoạn trong đó giai cấp bị bóc lột và bị áp bức, tức là giai cấp vô sản, không còn có thể tự giải phóng khỏi ách của giai cấp bóc lột và áp bức mình, tức là giai cấp tư sản, nếu không đồng thời và vĩnh viễn giải phóng toàn xã hội khỏi ách bóc lột, áp bức, khỏi tình trạng phân chia giai cấp và đấu tranh giai cấp"2. Thực tế cuộc đấu tranh thử thách giai cấp công nhân, với sự soi sáng lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, giúp giai cấp này nhận thức được sự cần thiết phải xây dựng cho mình một chính đảng thực sự cách mạng, có khả năng tập hợp quần chúng nhân dân lao động, thực hiện việc giác ngộ quần chúng nhân dân, huy động họ đi vào cuộc đấu tranh, tổ chức cuộc đấu tranh, thì giai cấp công nhân mới thực hiện được sứ mệnh lịch sử của mình là xoá bỏ chủ nghĩa tư bản, xây dựng được một chế độ xã hội mới. V.I. Lênin đã chỉ rõ: "Khi những đại biểu tiên tiến của giai cấp đó (giai cấp công nhân - TG.) đã thấm nhuần được những tư tưởng của chủ nghĩa xã hội khoa học, tư tưởng về vai trò lịch sử của công nhân Nga, khi các tư tưởng đó đã được phổ biến rộng rãi và khi mà trong hàng ngũ công nhân đã lập ra được các tổ chức vững chắc có thể biến cuộc chiến tranh kinh tế phân tán hiện nay của công nhân thành một cuộc đấu tranh giai cấp tự giác, thì lúc đó NGƯờI CÔNG NHÂN Nga, đứng đầu tất cả các phần tử dân chủ, sẽ đạp đổ được chế độ chuyên chế và đưa giai cấp vô sản Nga (sát cánh với giai cấp vô sản trong tất cả các nước), thông qua con đường trực tiếp đấu tranh chính trị công khai, tiến tới cách mạng cộng sản chủ nghĩa thắng lợi"1. Đảng cách mạng của giai cấp công nhân phải rèn luyện giai cấp công nhân có bản lĩnh chính trị, phải tự gột rửa những ảnh hưởng tư tưởng tư sản, phong kiến, khắc phục tính vị kỷ cá nhân, tư tưởng cục bộ, địa phương, bản vị mới có khả năng tập hợp quần chúng nhân dân, có khả năng đập tan những âm mưu thâm độc và sự chống phá quyết liệt của kẻ thù. 4. Kết luận Khi xã hội có giai cấp thì đấu tranh giai cấp tất yếu xảy ra. Lê_Nin đã khẳng định: đấu tranh giai cấp là cuộc đấu
Luận văn liên quan