Đề tài Giám sát thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay

Để đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước ta đã từng bước tiến hành cải cáchvề mặt tổ chức và hoạt động của các cơ quan tư pháp, trong đó có cơ quan thi hành án dân sự. Nhằm đưa chủ trương của Đảng tại Đại hội IX về cải cách tư pháp vào cuộc sống, trong những năm vừa qua, Đảng, Nhà nước đã ban hànhnhiều nghị quyết và các Luật liên quan đến cải cách tổ chức và hoạt động của cơ quan tư pháp nói chung và cơ quan thi hành án dân sự nói riêng như: Nghị quyết số 08/NQTW ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị về những nhiệm vụ trọng tâm của công tác tư pháp trong thời gian tới, Chỉ thị số 20/2001/CTưTTgngày 11/9/2001 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự, Nghị quyết số 49ưNQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020; Pháp lệnh Thi hành án dân sự sửa đổi năm 2004 và hàng loạt các văn bản pháp luật có liên quan đến thi hành án dân sự khác. Những văn bản này đã tạo cơ sở pháp lý cho việc đổi mới về tổ chức và hoạt động của cơ quan thi hành án dân sự. Trên cơ sở đó, nhiều bản án, quyết định có hiệu lực của Tòa án án (quyết định dân sự trong bản án hình sự; bản án dân sự, hành chính, lao động, kinh tế.) đã được các cơ quan thi hành án dân sự kịp thời đưa ra thi hành theo quy định của pháp luật đạt kết quả tương đối cao. Điều này, đã góp phần đảm bảo an ninh trậttự xã hội, giữ gìn kỷ cương phép nước và thực hiện dân chủ, công bằng xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, trong thi hành án dân sự vẫn còn có những bất cập chưa được giải quyết kịp thời như: Hệ thống văn bản pháp luật nói chung và các văn bản pháp luật thi hành án dân sự nói riêng vẫn còn nhiều khoảng trống, chưa điều chỉnh hết cácquan hệ phức tạp nảy 2 sinh trong thực tiễn thi hành án dân sự; mô hình tổchức bộ máy các cơ quan thi hành án dân sự chưa thực sự khoa học., trong đó có một nguyên nhân quan trọng là giám sát thi hành án dân sự còn nhiềubất cập, chưa thực sự trở thành công cụ bảo đảm thực hiện quyền lực nhà nước trong thi hành án dân sự. Do đó, đã làm giảm hiệu lực, hiệu quả của thi hành án dân sự. Nhiều bản án, quyết định về dân sự đã có hiệu lực pháp luật, nhưng không được tổ chức thi hành dứt điểm, đặc biệt, tình trạng vi phạm pháp luật, tiêu cực, sách nhiễu trong tổ chức thi hành án dân sự vẫn diễn ra nhiều.Đúng như phát biểu của Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Gia Khiêm tại Lễ kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống ngành Tư pháp và Đại hội thi đua yêu nước ngành Tư pháp lần thứ II tháng 8 năm 2005 là "thi hành án dân sự vẫn chưa có bước chuyển biến đáng kể, vẫn còn sự phàn nàn của nhân dân đối với thi hành án dân sự", đã làm cho công bằng xã hội không được đảm bảo ở mức độ cao, hiện tượng vi phạm quyền tự do, dân chủ trong thi hành án dân sự vẫn còn xảy ra đã làm giảm sút lòng tin của quần chúng nhân dân đối với các cơ quan thi hành án dân sự nói riêng và làm suy giảm hiệu quả, hiệu lựccủa bộ máy nhà nước ta nói chung. Xuất phát từ những lý do nêu trên cho thấy, giám sát thi hành án dân sự là một vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu một cáchcó hệ thống cả lý luận và thực tiễn. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài "Giám sát thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay" để làm đề tài luận văn Thạc sĩ, chuyên ngành: Lý luận và lịch sử Nhà nước và pháp luật.

pdf123 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2260 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giám sát thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn liên quan