Đến nay, đã qua 2 tháng triển khai Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), nhưng những thủ tục kê khai cũng như hồ sơ chứng minh người phụ thuộc đuợc tính giảm trừ gia cảnh vẫn là một trong số những vấn đề thu hút sự quan tâm nhiều nhất của dư luận. Thực trạng này một phần do người nộp thuế chưa hiểu rõ các quy định của Luật, nhưng một phần khác cũng là do một số bước trong thủ tục chứng minh người phụ thuộc chưa được hướng dẫn rõ ràng, gây lúng túng trong thực hiện. Để giải quyết ngay những vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi để người nộp thuế thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, yêu cầu đơn giản hoá hơn nữa thủ tục; hướng dẫn cụ thể cách xác nhận hồ sơ chứng minh người phụ thuộc. đang là những vấn đề được Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu để bổ sung.
Theo quy định tại Điều 19 Luật Thuế TNCN và Điều 12 Nghị định số 100/NĐ-CP thì giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ tiền công, tiền lương, thu nhập từ kinh doanh của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Giảm trừ gia cảnh gồm 2 phần: giảm trừ cho bản thân (4 triệu đồng/tháng) và giảm trừ cho người phụ thuộc (1,6 triệu đồng/tháng). Đối tượng được tính là người phụ thuộc được chia làm 4 nhóm, trong đó ngoại trừ nhóm đầu tiên gồm con đẻ, con nuôi, con ngoài giá thú chưa thành niên (dưới 18 tuổi) gần như không có bất cứ quy định nào ràng buộc, còn lại những đối tượng khác để được xem là người phụ thuộc đều phải có hồ sơ chứng minh được sự xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Mặc dù theo Thông tư 84/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế TNCN, các tiêu chí tờ khai, biểu mẫu chứng minh người phụ thuộc đã được xây dựng và thiết kế đơn giản, linh hoạt để người nộp thuế dễ hiểu và thực hiện. Tuy nhiên, thực tế sau 2 tháng đầu triển khai Luật Thuế TNCN cũng đã cho thấy một số bất cập phát sinh, đòi hỏi phải được hướng dẫn rõ hơn, cụ thể là:
Về đối tượng được tính là người phụ thuộc. Trong thực tiễn cuộc sống, có một số trường hợp, người lao động là bố dượng, mẹ kế trực tiếp nuôi dưỡng con riêng chưa đến tuổi thành niên, hoặc ngược lại, con riêng trực tiếp nuôi dưỡng bố dượng, mẹ kế đã hết độ tuổi lao động. Tuy nhiên, những trường hợp gần như đương nhiên là người phụ thuộc này lại chưa được hướng dẫn trong Luật. Bởi theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, bố dượng, mẹ kế và con riêng đều có quyền và nghĩa vụ như bố đẻ, mẹ đẻ với con đẻ. Truyền thống của người Việt Nam cũng quy ước, bố dượng, mẹ kế tuy không phải là những người có công sinh thành, nhưng lại là những người có công nuôi dưỡng. Các chế độ ưu đãi đối với người có công với Cách mạng hiện hành cũng quy định, trường hợp là bố dượng, mẹ kế nhưng nếu có công nuôi dưỡng thì cũng được hưởng tiêu chuẩn ưu đãi như bố đẻ, mẹ đẻ. Vì vậy, việc bổ sung thêm bố dượng, mẹ kế vào nhóm đối tượng được tính người phụ thuộc là cần thiết, vừa hợp tình, vừa hợp lý. Đây cũng là nội dung mà Bộ Tài chính yêu cầu sớm đưa vào hướng dẫn để phù hợp với các văn bản pháp luật hiện hành.
4 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2793 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giảm trừ gia cảnh theo quy định tại Luật thuế thu nhập cá nhân- Cơ sở lý luận và thực tiễn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giảm trừ gia cảnh thuế TNCN: Sẽ hướng dẫn rõ hơn thủ tục xác nhận người phụ thuộc
Đến nay, đã qua 2 tháng triển khai Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN), nhưng những thủ tục kê khai cũng như hồ sơ chứng minh người phụ thuộc đuợc tính giảm trừ gia cảnh vẫn là một trong số những vấn đề thu hút sự quan tâm nhiều nhất của dư luận. Thực trạng này một phần do người nộp thuế chưa hiểu rõ các quy định của Luật, nhưng một phần khác cũng là do một số bước trong thủ tục chứng minh người phụ thuộc chưa được hướng dẫn rõ ràng, gây lúng túng trong thực hiện. Để giải quyết ngay những vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi để người nộp thuế thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với Nhà nước, yêu cầu đơn giản hoá hơn nữa thủ tục; hướng dẫn cụ thể cách xác nhận hồ sơ chứng minh người phụ thuộc... đang là những vấn đề được Bộ Tài chính khẩn trương nghiên cứu để bổ sung.
Theo quy định tại Điều 19 Luật Thuế TNCN và Điều 12 Nghị định số 100/NĐ-CP thì giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ tiền công, tiền lương, thu nhập từ kinh doanh của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Giảm trừ gia cảnh gồm 2 phần: giảm trừ cho bản thân (4 triệu đồng/tháng) và giảm trừ cho người phụ thuộc (1,6 triệu đồng/tháng). Đối tượng được tính là người phụ thuộc được chia làm 4 nhóm, trong đó ngoại trừ nhóm đầu tiên gồm con đẻ, con nuôi, con ngoài giá thú chưa thành niên (dưới 18 tuổi) gần như không có bất cứ quy định nào ràng buộc, còn lại những đối tượng khác để được xem là người phụ thuộc đều phải có hồ sơ chứng minh được sự xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Mặc dù theo Thông tư 84/2008/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế TNCN, các tiêu chí tờ khai, biểu mẫu chứng minh người phụ thuộc đã được xây dựng và thiết kế đơn giản, linh hoạt để người nộp thuế dễ hiểu và thực hiện. Tuy nhiên, thực tế sau 2 tháng đầu triển khai Luật Thuế TNCN cũng đã cho thấy một số bất cập phát sinh, đòi hỏi phải được hướng dẫn rõ hơn, cụ thể là:
Về đối tượng được tính là người phụ thuộc. Trong thực tiễn cuộc sống, có một số trường hợp, người lao động là bố dượng, mẹ kế trực tiếp nuôi dưỡng con riêng chưa đến tuổi thành niên, hoặc ngược lại, con riêng trực tiếp nuôi dưỡng bố dượng, mẹ kế đã hết độ tuổi lao động... Tuy nhiên, những trường hợp gần như đương nhiên là người phụ thuộc này lại chưa được hướng dẫn trong Luật. Bởi theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, bố dượng, mẹ kế và con riêng đều có quyền và nghĩa vụ như bố đẻ, mẹ đẻ với con đẻ. Truyền thống của người Việt Nam cũng quy ước, bố dượng, mẹ kế tuy không phải là những người có công sinh thành, nhưng lại là những người có công nuôi dưỡng. Các chế độ ưu đãi đối với người có công với Cách mạng hiện hành cũng quy định, trường hợp là bố dượng, mẹ kế nhưng nếu có công nuôi dưỡng thì cũng được hưởng tiêu chuẩn ưu đãi như bố đẻ, mẹ đẻ. Vì vậy, việc bổ sung thêm bố dượng, mẹ kế vào nhóm đối tượng được tính người phụ thuộc là cần thiết, vừa hợp tình, vừa hợp lý. Đây cũng là nội dung mà Bộ Tài chính yêu cầu sớm đưa vào hướng dẫn để phù hợp với các văn bản pháp luật hiện hành.
Về hồ sơ chứng minh người phụ thuộc, theo hướng dẫn tại Thông tư 84, để được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc, người lao động phải nộp hồ sơ chứng minh cho từng người phụ thuộc cụ thể, làm tốn rất nhiều thời gian và công sức, trong khi thực tế chỉ ra rằng, những người làm công ăn lương, nhất là khối cán bộ công chức và người lao động làm trong các doanh nghiệp lớn đều được cơ quan, đơn vị chi trả thu nhập quản lý lý lịch rất chặt chẽ. Vì vậy, thiết nghĩ, nếu có thể phối hợp, gắn trách nhiệm của đơn vị chi trả thu nhập vào việc xác nhận người phụ thuộc của những đối tượng này, theo đó, thủ trưởng đơn vị sử dụng lao động có trách nhiệm xác nhận vào tờ khai người phụ thuộc của người làm công, thì sẽ giúp giản lược rất nhiều hồ sơ, giấy tờ hành chính, đồng thời tiết giảm chi phí cho xã hội.
Một nội dung khác cũng làm nảy sinh nhiều vướng mắc khi chứng minh người phụ thuộc trong thời gian qua, đó là việc xác nhận của chính quyền phường, xã đối với các trường hợp kê khai người phụ thuộc là ông bà nội, ngoại, cô, dì, chú, bác, anh chị em ruột... Theo quy định của Luật Thuế TNCN, đối với nhóm này, ngoài những điều kiện để được tính là người phụ thuộc như đối với con đẻ, vợ, chồng hay bố, mẹ đẻ... còn phải kèm thêm tiêu chí: phải là người không nơi nương tựa do người nộp thuế trực tiếp nuôi dưỡng được chính quyền sở tại xác nhận. Tuy nhiên, nội dung kê khai cũng như cách thức xác nhận của chính quyền như thế nào thì Thông tư 84 lại chưa quy định rõ, gây lúng túng khi thực hiện. Hướng xử lý cho vấn đề này, theo ông Nguyễn Huy Trường, Trưởng ban thuế thu nhập cá nhân - Tổng cục Thuế thì, đối với nhóm người phụ thuộc này cần chia làm 3 trường hợp: Nếu người phụ thuộc đang sống và có cùng hộ khẩu với người nộp thuế thì không cần xác nhận của chính quyền phường, xã mà chỉ cần photo hộ khẩu đính kèm. Trường hợp thứ hai là, mặc dù không có cùng hộ khẩu nhưng người phụ thuộc đang được trực tiếp nuôi dưỡng và có đăng ký hộ khẩu tạm trú cùng với người nộp thuế thì vẫn được chấp nhận sử dụng giấy đăng ký tạm trú làm căn cứ chứng minh người phụ thuộc được tính giảm trừ. Chỉ trường hợp người phụ thuộc không sống cùng người nộp thuế thì mới cần xác nhận của chính quyền phường, xã. Cũng cần lưu ý, nơi xác nhận phải là chính quyền phường, xã nơi người phụ thuộc sống chứ không quy định chung chung.
Riêng đối với những trường hợp người phụ thuộc bị tàn tật, không có khả năng lao động, Thông tư 84 quy định phải có xác nhận của cơ quan y tế hoặc có xác nhận của chính quyền phường, xã vào bản tự khai của người nộp thuế, tuy nhiên lại không quy định rõ cách xác nhận của chính quyền phường, xã cho trường hợp này như thế nào để vừa đảm bảo phản ánh chính xác thực tế, vừa tránh được việc lợi dụng khai man. Trường hợp này, theo ông Trường, Tổng cục Thuế đã nghiên cứu và sẽ đề xuất xử lý theo hướng người nộp thuế sẽ khai và UBND phường, xã sẽ xác nhận thực trạng bệnh tật của người phụ thuộc mà người nộp thuế khai.
Về kê khai giảm trừ người phụ thuộc, trường hợp một cá nhân có nhiều nguồn thu nhập được tính giảm trừ, để tạo thuận lợi và đảm bảo quyền lợi cho người nộp thuế, ông Trường cho biết, Bộ Tài chính cũng đang nghiên cứu theo hướng cho phép người nộp thuế được chủ động lựa chọn việc giảm trừ vào bất cứ nguồn thu nhập nào và tại nơi nào. Nếu tính giảm trừ vào một nguồn thu nhập hoặc một nơi phát sinh thu nhập chưa hết thì người nộp thuế cũng được tiếp tục đăng ký để tính giảm trừ vào nơi khác. Không phủ nhận là quy định này sẽ gây thêm những khó khăn nhất định cho công tác quản lý của cơ quan thuế. Nhưng xuất phát từ quyền lợi của người lao động, đồng thời cũng để giảm thiểu các công việc hành chính thuế sau này cho công tác hoàn thuế thì quy định linh hoạt về nguồn thu nhập tính giảm trừ gia cảnh là hoàn toàn hợp lý.
Ông Trường cũng khẳng định, với những hướng dẫn bổ sung như trên thì việc xác nhận của chính quyền phường xã sẽ giảm đi rất nhiều, đồng thời cũng đơn giản được không ít thủ tục hành chính cho người nộp thuế, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý thuế TNCN./.