Đề tài Giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học Địa lí Trung học cơ sở qua Website theo định hướng phát triển năng lực

1. Lí do chọn đề tài Bảo vệ môi trường (BVMT) hiện nay là một trong những hoạt động mang tính toàn cầu và là vấn đề được quan tâm sâu sắc tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Môi trường (MT) Việt Nam đang bị hủy hoại, nguy cơ mất cân bằng sinh thái và sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên làm ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng cuộc sống và quá trình phát triển bền vững của đất nước. Các nhà khoa học đã xác định một trong những nguyên nhân cơ bản gây suy thoái MT là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Đến nay, con người đang phải gánh chịu nhiều hậu quả từ MT và dần ý thức được về những ảnh hưởng có hại của mình đối với MT sống, từ đó quan tâm hơn đến MT và giáo dục BVMT. Mục đích của việc đưa giáo dục BVMT vào trong nhà trường phổ thông thông qua các môn học, trong đó có môn Địa lí nhằm giúp học sinh (HS) có được những kiến thức cơ bản về MT, biết được hiện trạng, nguyên nhân và những hậu quả của hiện tượng suy giảm tài nguyên, suy thoái và ô nhiễm MT Từ đó hình thành cho HS thái độ, hành vi ứng xử thân thiện, quan tâm đến MT, gắn với những hành động cụ thể dù nhỏ nhưng thiết thực, phù hợp với lứa tuổi các em, góp phần cải thiện MT xung quanh và tạo thói quen ứng xử đúng đắn với MT. Ở nước ta trong nhiều năm qua, giáo dục BVMT đã được triển khai thực hiện tại các trường học ở các cấp, bậc học từ Mầm non đến các trường phổ thông, các trường Cao đẳng, Đại học; tuy nhiên chất lượng và hiệu quả chưa thực sự đạt được như mong muốn do giáo dục BVMT trong trường phổ thông chưa có môn học riêng, việc đổi mới phương pháp dạy học chưa đồng bộ, nội dung còn nặng về lý thuyết, chưa tạo điều kiện để HS tích cực tìm tòi, khám phá, trải nghiệm và sáng tạo với các vấn đề về MT và BVMT. Đây có thể là một trong những hạn chế của Chương trình giáo dục hiện hành nhưng sẽ được điều chỉnh và thay đổi bởi Chương trình giáo dục phổ thông mới - thay vì quan tâm đến HS học được cái gì sang tập trung HS vận dụng được gì qua việc học, chuyển từ phương pháp dạy học (PPDH) theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất

pdf159 trang | Chia sẻ: tranhieu.10 | Lượt xem: 3235 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học Địa lí Trung học cơ sở qua Website theo định hướng phát triển năng lực, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong Luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Vương Thị Phương Hạnh LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình làm luận án, tác giả đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, chỉ bảo, động viên của các thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Tác giả xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc và chân thành đến tập thể hướng dẫn khoa học PGS.TS. Nguyễn Trọng Phúc, TS. Nguyễn Việt Tiến đã luôn tận tâm, nhiệt tình chỉ bảo và định hướng để tác giả hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo tổ Địa lí Phương pháp và Khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã cho tác giả môi trường học tập, nghiên cứu tốt nhất. Tôi cũng xin cảm ơn Phòng Sau đại học, Ban Giám hiệu Trường Đại học sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi từ khi nhập học đến khi bảo vệ. Tôi xin chân thành cảm ơn Trung tâm nghiên cứu Cơ sở vật chất, Thiết bị dạy học, Đồ chơi trẻ em - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, các tổ chức về môi trường, các Sở/Phòng giáo dục các tỉnh/thành phố Hà Nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Bắc Giang, Ban giám hiệu, giáo viên và học sinh các trường THCS... đã tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất và hỗ trợ tích cực trong quá trình thu thập tài liệu, khảo sát, thực nghiệm nội dung luận án. Xin được cảm ơn các thầy cô giáo, các chuyên gia, các đồng nghiệp đã đóng góp ý kiến giúp tôi hoàn thiện luận án. Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân, bạn bè đã luôn động viên, khích lệ để tôi hoàn thành luận án của mình. Xin trân trọng cảm ơn! MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................................. 2 4. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................................. 2 5. Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................................... 2 6. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu ................................................................................. 3 7. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu .................................................................... 10 8. Giả thuyết khoa học ................................................................................................... 12 9. Những đóng góp của luận án ..................................................................................... 12 10. Cấu trúc của luận án ................................................................................................ 12 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG MÔN ĐỊA LÍ TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC .......................................................................................................................... 13 1.1. Giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Địa lí Trung học cơ sở ...................... 13 1.1.1. Một số khái niệm ............................................................................................................................. 13 1.1.2. Ý nghĩa của giáo dục bảo vệ môi trường trong nhà trường phổ thông ................................... 15 1.1.3. Mục tiêu của giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Địa lí Trung học cơ sở ....................... 16 1.1.4. Nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Địa lí Trung học cơ sở .............................. 17 1.1.5. Phương pháp giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Địa lí Trung học cơ sở ....................... 21 1.2. Một số vấn đề cơ bản về đổi mới giáo dục phổ thông ....................................... 24 1.2.1. Một số khái niệm ............................................................................................................................. 24 1.2.2. Định hướng đổi mới giáo dục phổ thông ..................................................................................... 27 1.2.3. Sử dụng phương tiện, thiết bị dạy học theo quan điểm đổi mới ............................................... 35 1.3. Công nghệ thông tin và truyền thông với giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học Địa lí ................................................................................................................ 37 1.3.1. Vai trò của công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học Địa lí .................................... 37 1.3.2. Vai trò của Website với giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học Địa lí ............................. 39 1.4. Đặc điểm tâm sinh lí học sinh Trung học cơ sở ................................................. 43 1.5. Tình hình giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Địa lí Trung học cơ sở ............ 45 Tiểu kết Chương 1 .............................................................................................................................. 50 CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG WEBSITE GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ TRUNG HỌC CƠ SỞ THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC ............................................................................................................. 51 2.1. Xây dựng Website giáo dục bảo vệ môi trường ................................................. 51 2.1.1. Một số lưu ý khi xây dựng Website giáo dục bảo vệ môi trường ........................................... 51 2.1.2. Tiến trình xây dựng Website giáo dục bảo vệ môi trường ........................................................ 53 2.1.3. Cấu trúc của Website giáo dục bảo vệ môi trường .................................................................... 59 2.2. Sử dụng Website giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Địa lí Trung học cơ sở theo định hướng phát triển năng lực .................................................................... 67 2.2.1. Một số lưu ý khi sử dụng Website giáo dục bảo vệ môi trường .............................................. 67 2.2.2. Tiến trình sử dụng Website giáo dục bảo vệ môi trường .......................................................... 70 2.2.3. Sử dụng Website trong dạy học nội khóa .................................................................................... 75 2.2.4. Sử dụng Website trong các hoạt động ngoại khóa ..................................................................... 85 2.2.5. Giáo án minh họa ............................................................................................................................ 91 2.3. Một số điều kiện cần khi giáo dục bảo vệ môi trường qua Website .............. 105 2.3.1. Điều kiện về quản lí ...................................................................................................................... 105 2.3.2. Điều kiện về cơ sở vật chất .......................................................................................................... 105 2.3.3. Điều kiện về con người ................................................................................................................ 105 Tiểu kết Chương 2 ............................................................................................................................ 109 CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ................................................................................ 110 3.1. Mục đích thực nghiệm ........................................................................................ 110 3.2. Nguyên tắc thực nghiệm .................................................................................... 110 3.3. Nội dung thực nghiệm ........................................................................................ 110 3.4. Tổ chức thực nghiệm .......................................................................................... 111 3.5. Phương pháp phân tích kết quả bài kiểm tra 1 tiết ........................................ 127 3.6. Kết quả thực nghiệm .......................................................................................... 129 Tiểu kết Chương 3 ............................................................................................................................ 141 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................................................... 142 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ .................................. 146 TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................................. 147 PHỤ LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nghĩa đầy đủ BVMT Bảo vệ môi trường CNTT Công nghệ thông tin GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GV Giáo viên HS Học sinh ICT Information and Communications Technology (Công nghệ thông tin và truyền thông) MT Môi trường NL Năng lực NXB Nhà xuất bản PPDH Phương pháp dạy học SGK Sách giáo khoa TBDH Thiết bị dạy học THCS Trung học cơ sở TN Tài nguyên DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Nội dung giáo dục BVMT trong môn Địa lí Trung học cơ sở ..................................... 18 Bảng 1.2. Các năng lực chuyên biệt của môn Địa lí ....................................................................... 33 Bảng 1.3: Mức độ sử dụng các hình thức, hoạt động giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh của giáo viên ........................................................................................................ 46 Bảng 3.1: Số lượng giáo viên và học sinh của các trường tham gia thực nghiệm ..................... 111 Bảng 3.2: Bảng tần suất điểm kiểm tra 10 phút ............................................................................. 129 Bảng 3.3: Bảng tần suất điểm kiểm tra một tiết ............................................................................. 130 Bảng 3.4: Giá trị đặc trưng mẫu thực nghiệm và đối chứng bài kiểm tra một tiết .................... 131 Bảng 3.5: So sánh 2 giá trị trung bình và kiểm định giả thuyết H0 .............................................. 132 Bảng 3.6: Phân tích phương sai điểm kiểm tra một tiết ................................................................ 133 Bảng 3.7. Kĩ năng sử dụng và khai thác Website của học sinh....................................................134 Bảng 3.8: Kết quả quan sát những biểu hiện tâm lí về tính tích cực - hứng thú học tập của học sinh trong giờ học ....................................................................................... 135 Bảng 3.9: Đánh giá của học sinh về mức độ đáp ứng nhu cầu học tập của Website ................ 136 Bảng 3.10: Mức độ hài lòng của học sinh về Website .................................................................. 136 Bảng 3.11: Kĩ năng sử dụng và khai thác Website của giáo viên ................................................ 139 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Năng lực bảo vệ môi trường ............................................................................................. 26 Hình 2.1. Bản ghi quản lí tên miền .................................................................................................... 57 Hình 2.2. Giao diện của Website giáo dục bảo vệ môi trường ...................................................... 59 Hình 2.3. Hệ thống cấu trúc của Website giáo dục bảo vệ môi trường ........................................ 59 Hình 2.4. Thiên nhiên tươi đẹp .......................................................................................................... 62 Hình 2.5. Đa dạng sinh học ............................................................................................................... 62 Hình 2.6. Ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí ...................................................................... 63 Hình 2.7. Phá rừng và hủy hoại sinh vật .......................................................................................... 63 Hình 2.8. Thông điệp môi trường ...................................................................................................... 64 Hình 2.9. Hành động vì môi trường .................................................................................................. 64 Hình 2.10. Một số tài liệu về môi trường được giới thiệu trên Website ........................................ 65 Hình 2.11. Có thể bạn chưa biết ........................................................................................................ 66 Hình 3.1: Biểu đồ tần suất điểm kiểm tra 10 phút ......................................................................... 129 Hình 3.2: Biểu đồ tần suất điểm kiểm tra một tiết ......................................................................... 131 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Bảo vệ môi trường (BVMT) hiện nay là một trong những hoạt động mang tính toàn cầu và là vấn đề được quan tâm sâu sắc tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Môi trường (MT) Việt Nam đang bị hủy hoại, nguy cơ mất cân bằng sinh thái và sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên làm ảnh hưởng rõ rệt đến chất lượng cuộc sống và quá trình phát triển bền vững của đất nước. Các nhà khoa học đã xác định một trong những nguyên nhân cơ bản gây suy thoái MT là do sự thiếu hiểu biết, thiếu ý thức của con người. Đến nay, con người đang phải gánh chịu nhiều hậu quả từ MT và dần ý thức được về những ảnh hưởng có hại của mình đối với MT sống, từ đó quan tâm hơn đến MT và giáo dục BVMT. Mục đích của việc đưa giáo dục BVMT vào trong nhà trường phổ thông thông qua các môn học, trong đó có môn Địa lí nhằm giúp học sinh (HS) có được những kiến thức cơ bản về MT, biết được hiện trạng, nguyên nhân và những hậu quả của hiện tượng suy giảm tài nguyên, suy thoái và ô nhiễm MTTừ đó hình thành cho HS thái độ, hành vi ứng xử thân thiện, quan tâm đến MT, gắn với những hành động cụ thể dù nhỏ nhưng thiết thực, phù hợp với lứa tuổi các em, góp phần cải thiện MT xung quanh và tạo thói quen ứng xử đúng đắn với MT. Ở nước ta trong nhiều năm qua, giáo dục BVMT đã được triển khai thực hiện tại các trường học ở các cấp, bậc học từ Mầm non đến các trường phổ thông, các trường Cao đẳng, Đại học; tuy nhiên chất lượng và hiệu quả chưa thực sự đạt được như mong muốn do giáo dục BVMT trong trường phổ thông chưa có môn học riêng, việc đổi mới phương pháp dạy học chưa đồng bộ, nội dung còn nặng về lý thuyết, chưa tạo điều kiện để HS tích cực tìm tòi, khám phá, trải nghiệm và sáng tạo với các vấn đề về MT và BVMT. Đây có thể là một trong những hạn chế của Chương trình giáo dục hiện hành nhưng sẽ được điều chỉnh và thay đổi bởi Chương trình giáo dục phổ thông mới - thay vì quan tâm đến HS học được cái gì sang tập trung HS vận dụng được gì qua việc học, chuyển từ phương pháp dạy học (PPDH) theo lối “truyền thụ một chiều” sang dạy cách học, cách vận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất. Trước bối cảnh đó và để chuẩn bị cho quá trình đổi mới Chương trình, sách giáo khoa (SGK) giáo dục phổ thông, cần thiết phải có sự đổi mới đồng bộ về PPDH, hình thức dạy học, phương tiện, thiết bị dạy học - đặc biệt là các phương tiện kỹ thuật 2 hiện đại, có ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và đổi mới trong việc kiểm tra đánh giá. Ngày nay, chúng ta đang được thừa hưởng những thành quả lớn lao do CNTT và truyền thông (ICT - Information and Communications Technology) mang lại nên giáo viên (GV) không còn là người độc quyền về kiến thức mà tất cả HS đều có cơ hội được sở hữu kho tàng tri thức đồ sộ của nhân loại. Do đó, một trong những nội dung quan trọng cần đào tạo cho HS là hình thành và phát triển ở họ những kĩ năng sàng lọc, tìm kiếm thông tin, tránh sự tụt hậu về văn hóa số, thích ứng nhanh chóng và có thể đón đầu với sự phát triển của xã hội. Nghiên cứu ứng dụng ICT nói chung và Website trong giáo dục nói riêng là một trong những con đường đi đến sự hội nhập trong xu thế toàn cầu hóa trên nhiều lĩnh vực. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, nghiên cứu về “Giáo dục bảo vệ môi trường trong dạy học Địa lí Trung học cơ sở qua Website theo định hướng phát triển năng lực” là cần thiết, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và nâng cao hiệu quả giáo dục BVMT ở trường phổ thông. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề xuất một số hoạt động dạy học qua Website nhằm góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục BVMT trong dạy học Địa lí Trung học cơ sở theo định hướng phát triển năng lực. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan và làm sáng tỏ những vấn đề lí luận và thực tiễn về giáo dục BVMT trong dạy học Địa lí Trung học cơ sở (THCS) và định hướng đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông. - Nghiên cứu tiến trình xây dựng và sử dụng Website giáo dục BVMT trong dạy học. - Đề xuất một số hoạt động giáo dục BVMT trong dạy học Địa lí THCS theo định hướng phát triển năng lực thông qua Website. - Thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng tính hiệu quả, tính khả thi của đề tài nghiên cứu và hoàn thiện Website. 4. Đối tượng nghiên cứu Hoạt động giáo dục BVMT trong dạy học môn Địa lí ở trường THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển năng lực. 5. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung giáo dục BVMT trong Chương trình, SGK Địa lí THCS. 3 - Nội dung của Website nhằm cung cấp thông tin, học liệu điện tử hỗ trợ dạy học giáo dục BVMT. - Tổ chức sử dụng Website giáo dục BVMT trong dạy học nội khóa và một số hoạt động ngoại khóa theo định hướng phát triển năng lực. - Thực nghiệm được tiến hành ở 06 trường THCS thuộc các tỉnh/thành phố: Phú Thọ (THCS Nông Trang, THCS2 Thanh Ba); Vĩnh Phúc (THCS Tứ Trưng, THCS Vĩnh Tường); Bắc Giang (THCS Hồng Thái); Hà Nội (THCS Tả Thanh Oai) trong năm học 2014 - 2015. 6. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu 6.1. Trên thế giới Ngày 5/6/1972, Hội nghị của Liên Hợp Quốc về con người và MT được tổ chức tại Stockholm (Thụy Điển) đã thông qua bản tuyên bố về nguyên tắc và kế hoạch hành động chống ô nhiễm MT, thành lập Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc. Hội nghị đã xác định cần giáo dục MT cho thế hệ trẻ cũng như người lớn làm sao để họ có được đạo đức, trách nhiệm trong việc bảo vệ và cải thiện MT. Hội nghị này cũng đã đánh dấu sự ra đời của Ngày Môi trường thế giới hàng năm (ngày 5/6). Các hoạt động tổ chức Ngày Môi trường thế giới rất đa dạng, phong phú. Ngày Môi trường thế giới chính là “sự kiện của người dân” tham gia các hoạt động như tuần hành, diễu hành bằng xe đạp; tổ chức các buổi hoà nhạc xanh, các cuộc thi viết, vẽ, tìm hiểu về MT; phát động chiến dịch trồng cây xanh, các chiến dịch khuyến khích tái chế chất thải và làm sạch MT; tổ chức các cuộc hội thảo, diễn đàn về chủ đề gìn giữ sự trong lành của MT vì lợi ích của các thế hệ mai sau...[1], [10], [11] Năm 2002, tại Hội nghị Thượng đỉnh thế giới về phát triển bền vững nhóm họp tại Johannesburg (Nam Phi), đại diện các quốc gia đã cam kết phát triển chiến lược tại mỗi quốc gia. Cam kết quốc tế này đã đặt giáo dục vào trung tâm, coi đó vừa là nền tảng, vừa là phương thức hữu hiệu để phát triển bền vững và giải quyết các vấn đề của MT. Trên thực tế, việc đưa giáo dục BVMT vào giảng dạy trong trường phổ thông một số quốc gia đã manh nha xuất hiện vào những năm 70 của thế kỷ trước, đặc biệt là từ năm 1973 sau Hội nghị Quốc tế về MT ở Stockholm. Để đưa giáo dục BVMT vào các bậc học, các nước đều xác định các vấn đề MT là cấp bách và cần được ưu tiên giải quyết, trên cơ sở đó, chọn và nhấn mạnh khối kiến thức này trong giáo dục BVMT. Ví dụ nạn phá rừng được nhấn mạnh ở Indonesia, Philippines và Thái Lan; vấn đề chất thải rắn, ch
Luận văn liên quan