Đề tài Giáo dục đại học Việt Nam

Chất lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới Trong giáo dục chưa giải quyết được mâu thuẫn giữa phát triển số lượng với nâng cao chất lượng. Trong nhiều năm gần đây, quy mô giáo dục đại học phát triển, số lượng các trường cao đẳng, đại học tăng mạnh trong khi các điều kiện về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất - kỹ thuật nhà trường chưa phát triển đủ để đảm bảo được chất lượng đào tạo của các cơ sở này. Số lượng sinh viên đại học tăng đột biến lên 5,55 lần trong thập niên 1990-2000, bình quân 18,7% mỗi năm với hậu quả chất lượng giảm sút trầm trọng. Theo dự thảo chiến lược giáo dục thì số sinh viên tăng 1,75 lần trong 8 năm từ 2001-2008, bình quân 7.25% mỗi năm, trong khi đó tỷ lệ sinh viên trên một vạn dân tăng 1,6 lần, và với tốc độ này thì có thể năng tỷ lệ sinh viên trên dân số lên 4,5% vào năm 2020. Tỷ lệ sinh viên trong thanh niên độ tuổi học đại học hiện nay khoảng 15% mà dự thảo chiến lược giáo dục đặt mục tiêu tăng thành 40% năm 2020 là không khả thi. Mặt khác tỷ lệ sinh viên ngoài công lập hiên nay là 11,8% mà dự thảo chiến lược giáo dục đặt mục tiêu tăng thành 30% – 40% năm 2020 lại càng không khả thi hơn, nhất là khi nhiều trường ngoài công lập được mở ào ạt trong thời gian vừa qua chưa đủ các điều kiện để bảo đảm chất lượng đào tạo.

doc19 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2376 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giáo dục đại học Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Tình hình giáo dục đại học Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 1.1 Mâu thuẫn giữa phát triển số lượng với nâng cao chất lượng giáo dục Chất lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ mới… Trong giáo dục chưa giải quyết được mâu thuẫn giữa phát triển số lượng với nâng cao chất lượng. Trong nhiều năm gần đây, quy mô giáo dục đại học phát triển, số lượng các trường cao đẳng, đại học tăng mạnh trong khi các điều kiện về đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất - kỹ thuật nhà trường chưa phát triển đủ để đảm bảo được chất lượng đào tạo của các cơ sở này. Số lượng sinh viên đại học tăng đột biến lên 5,55 lần trong thập niên 1990-2000, bình quân 18,7% mỗi năm với hậu quả chất lượng giảm sút trầm trọng. Theo dự thảo chiến lược giáo dục thì số sinh viên tăng 1,75 lần trong 8 năm từ 2001-2008, bình quân 7.25% mỗi năm,  trong khi đó tỷ lệ sinh viên trên một vạn dân tăng 1,6 lần, và với tốc độ này thì có thể năng tỷ lệ sinh viên trên dân số lên 4,5% vào năm 2020. Tỷ lệ sinh viên trong thanh niên độ tuổi học đại học hiện nay khoảng 15% mà dự thảo chiến lược giáo dục đặt mục tiêu tăng thành 40% năm 2020 là không khả thi. Mặt khác tỷ lệ sinh viên ngoài công lập hiên nay là 11,8% mà dự thảo chiến lược giáo dục đặt mục tiêu tăng thành 30% – 40% năm 2020 lại càng không khả thi hơn, nhất là khi nhiều trường ngoài công lập được mở ào ạt trong thời gian vừa qua chưa đủ các điều kiện để bảo đảm chất lượng đào tạo. Dự thảo chất lượng giáo dục cũng nêu mục tiêu mới về chất lượng đào tạo: “Sinh viên sau khi tốt nghiệp có kiến thức hiện đại, kỹ năng thực hành nghề nghiệp vững chắc, có khả năng lao động sáng tạo, có tư duy độc lập, phê phán và năng lực giải quyết vấn đề, có khả năng thích ứng cao với những biến động của thị trường lao động, có khả năng sử dụng tiếng Anh trong học tập, nghiên cứu và làm việc sau khi tốt nghiệp… 1.2 Tình hình giáo dục Nền kinh tế Việt Nam đang trải qua những thử thách đầy gay go. Ai cũng nhận thức được rằng, nguyên nhân cơ bản là do trình độ quản lý yếu kém và sự thiếu thốn nghiêm trọng nguồn nhân lực có trình độ ở mọi tế bào của nền kinh tế. So sánh với các nước trong khu vực, một điều rõ ràng là chúng ta đã không có sự chuẩn bị về vốn người cho sự phát triển. Trách nhiệm đó, một phần rất lớn là thuộc về giáo dục đại học. Đặc biệt là sự xuống cấp về chuẩn mực đào tạo. Tại một số trường đại học trên địa bàn TP HCM, nổi lên trào lưu làm giảm nhẹ dần những nguyên tắc sư phạm đã có từ lâu đời ở mọi quốc gia. Cụ thể là yêu cầu thi giữa kỳ bị bỏ hẳn hoặc buông lỏng, tùy giảng viên tự tổ chức; và việc lập hội đồng bảo vệ khóa luận tốt nghiệp cũng được làm đơn giản hóa, bằng cách chỉ giao cho hai giảng viên chấm khóa luận. Những sửa đổi “nhỏ” này ít được ai quan tâm. Vấn đề không phải là không ai nhận thức được việc làm như vậy gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới kỷ luật học tập và chất lượng đào tạo. Nhưng với cách tổ chức giảng dạy hiện nay, dường như đó là một thực tế khó tránh khỏi. Một điều ai cũng biết là số lượng sinh viên ở một số trường hiện nay quá đông, có lúc tới 500 sinh viên trên đầu một giảng viên. Và việc phải dạy nhiều giờ để kiếm thu nhập bây giờ đã trở thành một “chuẩn mực” trong giáo dục đại học. Nhiều giảng viên phải dạy tới 30 giờ một tuần, khiến cho họ luôn ở trong tình trạng bị quá tải. Hiếm có giảng viên nào còn đủ sức lực và tâm huyết để dẫn dắt, kích thích óc sáng tạo của học sinh. Giờ học trở nên một sự lặp lại nhàm chán, thiếu hơi thở của thực tiễn. Khi đó, việc ra bài tập và làm bài kiểm tra, trở nên ít có ý nghĩa bởi chính tính giáo điều, khô khan của nội dung dạy. Khi mà số lượng bài tập và bài thi phải chấm lên tới con số hàng trăm, thậm chí hàng nghìn, thì người có trách nhiệm nhất cũng phải đứng nhìn. Trước thực trạng đó, nhiều giảng viên chỉ giao lấy lệ một hoặc hai bài tập trong cả một khóa học. Đề bài tập, bài kiểm tra dường như không thay đổi qua nhiều năm. Về phía mình, sinh viên chỉ việc mua đáp án bài tập và bài thi với giá 5 ngàn đồng, thay vì bỏ công ra tu luyện. Và cứ theo tập tục đó, đến khi làm khóa luận tốt nghiệp, nhiều sinh viên chỉ việc chọn một trong những đề tài có sẵn, với nội dung rất ít thay đổi qua các năm, ngoại trừ tiêu đề, một vài mô tả dữ liệu, và bảng biểu. Với cách dạy và học mang tính dập khuôn như vậy, thì việc rèn luyện kỹ năng tư duy và óc sáng tạo không còn là trọng tâm ở nhiều trường Đại học nữa. Việc bỏ thi giữa kỳ, hay bỏ tổ chức bảo vệ khóa luận tốt nhiệp, mà đã quá lâu chỉ còn mang tính hình thức, trở thành một thực tế hợp lý. Chỉ có điều, chất lượng “đào tạo” mặc sức bị buông trôi. Nhưng liệu chất lượng đã rớt tới mức độ nào? Để phân tích, chúng ta hãy bắt đầu bằng việc xem xét sự lựa chọn trường của những thí sinh thi đại học, nhằm tăng cao nhất kỳ vọng trúng tuyển, và khả năng kiếm được việc làm sau khi ra trường. Giáo dục đại học Việt Nam, giống như các hệ thống giáo dục đại học trên thế giới, đã kinh qua nhiều thay đổi lớn, toàn diện và nhanh chóng. Các thay đổi đó bắt đầu từ cuộc cải tổ giáo dục đại học năm 1987 khi cơ chế thị trường được giới thiệu vào xã hội Việt Nam. Với sự mở rộng đào tạo của các trường đại học, tăng số lượng lớp học, số lượng sinh viên và các khóa học, qui mô đào tạo ở các trường đại học Việt Nam ngày càng mở rộng đến nổi khó có thể kiểm soát được chất lượng giáo dục, và dẫn đến tình trạng yếu kém về chất lượng. Điểm yếu quan trọng nhất của chúng ta là thiếu một hệ thống lý luận chặt chẽ và khoa học về vai trò, tầm nhìn, sứ mạng, mục đích và mục tiêu của giáo dục đại học. Bên cạnh đó, việc thiếu các văn bản có tính quy phạm và chuẩn mực quản lý càng làm cho việc phát triển của các trường đại học luôn ở trong tình trạng tự phát và manh mún. Nói một cách khách quan, giáo dục đại học Việt Nam từ sau đổi mới đã có nhiều thay đổi tích cực từ hình thức đến nội dung đào tạo và nghiên cứu. Tuy nhiên, nếu so với trình độ phát triển của giáo dục đại học thế giới thì khoảng cách giữa họ và ta vẫn còn khá rộng. Để có thể cải tiến và thúc đẩy tốc độ phát triển, điều mà các nhà quản lý và giáo dục thường làm là xác định mục tiêu, hoạch định chiến lược, cơ chế quản lý, phương pháp và thực hiện, và cuối cùng là đánh giá kết quả. Mà chúng ta thì chưa quen làm điều đó. Việc cải tổ một nền giáo dục là vô cùng khó khăn, dài hạn và chưa phải ai cũng muốn. Để tránh làm một cuộc cách mạng không cần thiết, chúng ta chấp nhận sự thay đổi từng bước. Bước thứ nhất của quá trình thay đổi này là việc xác định những mặt còn yếu kém của giáo dục đại học. Bước thứ hai, việc xác định các mục tiêu lâu dài và trước mắt là vô cùng cần thiết. Điều này cũng giống như việc định hướng chiến lược, làm cơ sở cho các bước kế tiếp là vạch ra các bước, các kế họach thực hiện, chuẩn bị nguồn lực, phân công trách nhiệm và đánh giá việc thực hiện. Có thể tóm tắt các bước đó trong sơ đồ sau đây: Nếu so sánh với nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, có thể dễ dàng nhận ra sự yếu kém của chúng ta trong việc quản lý giáo dục đại học. Trong khi thế giới đang tiến nhanh đến việc phát triển các giá trị mang tính toàn cầu cho các thế hệ tương lai của nhân loại, chúng ta còn loay hoay với các khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục đại học. Sự hội nhập của các hệ thống quốc gia trong lĩnh vực giáo dục đại học thành một hệ thống giáo dục toàn cầu là sự đóng góp của giáo dục và khoa học trong công cuộc hình thành nên một nền văn minh nhân loại một cách toàn diện, vào sự tiến bộ của nền dân chủ, vào tiến trình hoà bình và tự do. Chúng ta cần nhanh chóng cải tiến cách nghĩ, cách làm để hướng tới một nền giáo dục mà trong đó chú trọng đến tính nhân bản và tính toàn diện. Đó chính là mục đích chiến lược và bản chất của nền giáo dục đại học mà cả thế giới và chúng ta đang hướng đến. 1.3 Những vấn đề cần được nhìn nhận và giải quyết để đại học và khoa học Việt Nam có tư thế ngày càng vững vàng hơn trong quá trình hội nhập với thế giới. Một là, các trường đại học chỉ chiếm 55% số công bố quốc tế của Việt Nam trong khi ở Thái Lan nghiên cứu khoa học tập trung chủ yếu ở các trường đại học (95%). Gắn nghiên cứa khoa học với đào tạo đại học là ưu thế của các nước đi sau mà ta không tận dụng. Xem nhẹ sự gắn kết này dẫn đến chất lượng đại học sa sút và những tri thức khoa học mới nhất không được lan tỏa đến cộng đồng để góp phần nâng cao dân trí. Hai là, công bố quốc tế của ta còn dựa quá nhiều vào nước ngoài, những công trình do nội lực tạo ra, và đồng thời gắn kết hơn với đời sống của đất nước, chỉ chiếm một phần ba, còn lại chủ yếu làm ở các nước tiên tiến thông qua con đường đào tạo hoặc hợp tác, có nội dung liên quan trực tiếp với đất nước họ. Trong khi đó, tỷ lệ công trình nội lực ở nhiều nước khác đều cao hơn nhiều, Philippines: 55%, Thái Lan: 65%, Malaysia: 75%, Trung Quốc: 80%, chứng tỏ nhiều nước trong vùng đã xây dựng được tiềm lực khoa học đủ mạnh để giải quyết những đề tài khoa học do kinh tế và đời sống của họ đặt ra. Ba là, những công trình do nội lực được trích dẫn ít hơn hẳn so với những công bố có nước ngoài hợp tác (thậm chí có công trình hầu như không được ai trích dẫn), phản ảnh sự khác biệt quá xa giữa trình độ khoa học trong và ngoài nước. Bốn là, dẫn đầu danh sách các công trình do nội lực của Việt Nam là Toán và Vật lý lý thuyết, hai ngành được đầu tư rất ít và hầu như không cần những cơ sở hạ tầng nghiên cứu tốn kém. Ở các nước khác tình hình hoàn toàn ngược lại. Ở Đại học Chulalongkorn chẳng hạn, công bố quốc tế do nội lực tập trung vào các lĩnh vực ứng dụng gắn liền trực tiếp đến đời sống như hóa học, y dược, công nghệ ... Trên thực tế chúng ta đầu tư không ít cho khoa học ứng dụng, công nghệ, xã hội nhân văn ...., song đầu ra trên các diễn đàn quốc tế chỉ lác đác. 1.4 Sự đầu tư ít ỏi trong giáo dục Tỷ lệ đầu tư cho giáo dục mới đạt 3 % GDP, trong khi tỉ lệ này ở Philippines là 4,2 %, ở Thái Lan là 5,4 % và ở Malaysia là 6,7 %; tỉ lệ này ở Mỹ vào năm 1995 đã là 5,3 %, ở Anh là 5,5 %, ở Canada là 7,3 %. Một cách so sánh khác : Chính phủ hiện quy định mức trần thu học phí đối với các trường Đại học công lập là 1,8 triệu đồng/ năm/ SV, chỉ bằng khoảng 20 - 25 % định mức chi phí đào tạo thường xuyên cho một SV (định mức này ở hai Đại học quốc gia là 9 360 000 đồng/ SV, các trường Đại học công lập khác vào khoảng 7 - 8,5 triệu đồng). Còn các trường đại học dân lập (ĐHDL) trên thực tế thu học phí ở mức thấp hơn rất nhiều, ví dụ ở trường ĐHDL Quản lý và Kinh doanh HN (thuộc loại cao nhất) cũng chỉ khoảng 4 triệu đồng/năm học. Với định mức và mức thu học phí như hiện nay, khoảng cách chênh lệch với các nước khác là rất lớn. Ở Mỹ học phí của trường Đại học California, Berkeley, một trong những trường Đại học công lập nổi tiếng, vào năm 1999 chỉ là 4 355 USD, trong khi đó học phí ở các trường Đại học tư thục rất cao : ở Harvard là 22 802 USD, Yale là 23 700 USD, Stanford là 21 389 USD... 2. Những bất ổn trong giáo dục đại học ở Việt Nam Nền kinh tế Việt Nam đang trải qua những thử thách đầy gay go. Ai cũng nhận thức được rằng, nguyên nhân cơ bản là do trình độ quản lý yếu kém và sự thiếu thốn nghiêm trọng nguồn nhân lực có trình độ ở mọi tế bào của nền kinh tế. So sánh với các nước trong khu vực, một điều rõ ràng là chúng ta đã không có sự chuẩn bị về vốn người cho sự phát triển. Trách nhiệm đó, một phần rất lớn là thuộc về giáo dục đại học. Đặc biệt là sự xuống cấp về chuẩn mực đào tạo. Cụ thể: 2.1 Tiêu chuẩn trong công tác thi cử, tổ chức thi cử - bảo vệ, chấm thi chưa được quy định thống nhất cho các trường Hiện nay việc thi cử của các trường bị xem nhẹ điều này làm cho chất lượng giáo dục cũng như xác định năng lực học của sinh viên không thật sự chính xác. Việc đánh giá điểm 30%, điểm giữa kỳ 20% và điểm cuối kỳ 50% của một số trường đặc biệt là các trường dân lập còn mang tính hình thức nghĩa là để đáp ứng đủ cột điểm do trường quy định nên đề kiểm tra ít được đầu tư, vì thế không thể đánh giá năng lực của sinh viên cũng như không phát huy va tìm kiếm được nhân tài nhằm đầu tư và phát triển cho mục đích phát triển chung của ngành và của đất nước. Công tác ra đề thi phần lớn do giảng viên giảng dạy ra đề và việc kiểm duyệt đề còn khá hời hợt và chưa thật sự chặt chẽ, nên khi tổ chức thi theo hình thức ngân hàng đề thi thì phát sinh tình trạng đề thi của các giảng viên không ngang tầm nhau trong cùng một khoảng thời gian làm bài chung, vì vậy dẫn tới tình trạng tiếp theo là đề thi của giảng viên nào được chọn thi những sinh viên học giảng viên đó làm được bài tốt và ngược lại những sinh viên học những giảng viên khác thì làm không được tốt. Việc tổ chức thi cử của một số trường chưa thật sự tốt, chưa đúng quy chế đó là bố trí giảng viên coi thi cũng chính là giảng viên dạy môn đang tổ chức thi. Tại một số trường chưa quan tâm tốt đến chế độ cho giảng viên ra đề thi và chấm thi trong khi đó thời gian để ra đề thi và chấm thi chiếm thời gian khá nhiều, bỏ nhiều công sức, vì vậy tạo cho nhiều tiêu cực xảy ra. 2.2 Lựa chọn ngành học không phù hợp của sinh viên Việt nam vừa ra nhập WTO, và đang thiếu trầm trọng nguồn nhân lực có kỹ năng vì những sinh viên tiềm năng không còn lựa chọn vào các trường đào tạo về kỹ thuật, thương mại hay đối ngoại. Đối với nhiều học sinh có tư chất, việc được vào học tại các trường có tên tuổi dĩ nhiên là một điều đáng mong ước. Nhưng họ phải đối mặt với một tỷ lệ chọi cao. Vì vậy, rủi ro bị đẩy xuống học các ngành không theo đúng nguyện vọng cũng tăng lên. Do đó, khi áp lực của cuộc đua càng lớn, thì càng có một tỷ lệ cao hơn thí sinh có tiềm năng chọn vào những trường có đẳng cấp thấp hơn; nhưng chắc chắn hơn trong việc trúng tuyển vào những ngành mà mình mong muốn. Việc lựa chọn sai ngành nêu trên còn chịu chi phối bởi một xu thế khác nữa. Đó là ngay ở những trường được tiếng là tốt, thì việc giảng dạy cũng đang ngày càng trở nên giáo điều. Điều đó bao hàm rằng, thi vào học ở những trường lớn vất vả hơn, nhưng không có nghĩa là triển vọng về việc làm sẽ tốt hơn hẳn, nếu cũng sinh viên ấy, xin vào học những trường ít đòi hỏi hơn, nhưng thuộc lĩnh vực đang thịnh. Ví dụ: Theo kế hoạch, từ nay tới 2010, Intel sẽ phải tuyển vào khoảng 3000 kỹ sư điện tử và tin học. Nhưng cho đến giờ họ mới chỉ tuyển được có 40 người. Điều đáng nói là, ngay sau khi bị loại khỏi vòng đánh giá trắc nghiệm, thầy cô và chính những sinh viên tham dự tuyển dụng đều khẳng định rằng, chuyên môn nghiệp vụ đó đã được học rồi. Nếu quả thực như vậy, thì một câu hỏi cần đặt ra về việc rèn luyện kỹ năng chuyên sâu, và khả năng phân tích tình huống không có sẵn trong sách vở tại các trường đào tạo về tin học. Kết quả tuyển dụng tồi như vậy cũng đã gióng hồi chuông báo động về tính giáo điều, kém hiệu quả của hệ thống giáo dục chính quy hiện nay. Và yêu cầu về tính linh hoạt trong việc tự trang bị kiến thức, nhằm đáp ứng được những thách thức nghề nghiệp, ngày càng trở nên bức bách. Trong bối cảnh đó, việc chọn những trường ít cạnh tranh hơn sẽ cho phép sinh viên đối phó dễ hơn với những môn học bắt buộc, nhưng không mấy hữu dụng. Và họ có thể giành nhiều thời gian và nỗ lực cho việc tự trau dồi kiến thức cần thiết ở các trung tâm, hoặc qua web. Bằng cách đó, họ có thể phản ứng linh hoạt với yêu cầu của nhà tuyển dụng. Không ít sinh viên mới tốt nghiệp ra từ các trường hạng trung bình, nhưng nắm vững một số kỹ năng không quá đòi hỏi, với một khả năng ngoại ngữ tốt, đã kiếm được việc làm với tiền lương cao tại những ngành công nghiệp mới mở sau WTO. Khi hướng nghiệp, thí sinh có hoài bão phải tính tới hai loại rủi ro. Thứ nhất là phải học khác ngành mình mong muốn, khi tỷ lệ chọi cao. Và thứ hai là không nhận được việc làm mình mong muốn, khi bằng cấp trường lớn không có ý nghĩa vượt trội. Khi đó, việc chọn ngành có thể là quan trọng hơn so với việc chọn trường. Điều đó lý giải cho sự lựa chọn sai ngành vừa nêu trên. Việc cố thi vào để lấy bằng ở những trường hàng đầu không còn đủ hấp dẫn với rất nhiều thí sinh có tư chất nữa. Mặc dù không ai chối từ rằng, người có bằng cấp như vậy là có tư chất. Điều đáng nói là nếu hai loại rủi ro trên càng cao, thì càng có một số lượng lớn hơn thí sinh có tiềm năng chọn thi vào những trường hạng hai. Các thí sinh trung bình và kém dĩ nhiên sẽ không chọn các trường hạng nhất. Vì vậy, nếu để cho chất lượng đào tạo tại các trường top bị xuống cấp, hoặc nếu tạo kẽ hở cho việc chạy tiền để vào trường tốt, khi số lượng tuyển sinh bị hạn chế, thì điều đó sẽ làm dấy lên cuộc đua hướng vào những trường thuộc hạng xoàng 2.3 Đi sâu vào hạn chế giáo dục Đại học nước ta hiện nay Việt Nam hiện còn rất bị hạn chế so với các trường trong khu vực trong việc đào tạo nguồn nhân lực, có đủ kỹ năng và ngoại ngữ để làm việc tại các công ty nước ngoài. Đại học Việt nam lại làm ngơ trước triển vọng FDI sẽ còn tiếp tục đổ mạnh vào các lĩnh vực sản xuất, lắp ráp hàng công nghệ. Và sự khan hiếm nguồn nhân lực tại chỗ sẽ còn trầm trọng hơn nữa trong tương lai gần. Trong một nền kinh tế mở, khi cầu nội địa về nguồn nhân lực có kỹ năng càng bức bách, thì càng thúc đẩy các tổ chức giáo dục quốc tế đến lập các chi nhánh đào tạo tại chỗ. Nơi họ chọn để lập chi nhánh sẽ chính là những cơ sở giáo dục hàng đầu của Việt nam. Và như vậy, thì chỉ cần một sự định hướng đúng, là có thể làm khởi đầu một quá trình hội nhập về giáo dục của Việt nam vào mạng lưới tri thức khu vực. Theo đó, chất lượng đào tạo đội ngũ kỹ sư và kỹ thuật viên sẽ được nâng dần lên, dẫn đến một sự thu hút mạnh hơn nũa vốn đầu tư và công nghệ. Giáo dục chưa phải là quan điểm chủ đạo trong chính sách đại học Việt nam. Hệ quả là từng cơ sở giáo dục thấy bị quá sức, nếu phải tự mình tạo lập đội ngũ và tổ chức giảng dậy theo hướng tiếp cận dần với giáo dục khu vực. (Cho dù, ai cũng nhận thức được lợi ích của việc làm đó). Ngược lại, xu thế “xã hội hóa” giáo dục, mà thực chất chỉ là việc bỏ dần các chuẩn mực đào tạo, mở rộng số lượng đầu vào để tăng lợi nhuận, đang là xu thế chủ đạo. Nó chi phối ngay cả những trường hàng đầu, mà yêu cầu rất cao về nỗ lực dạy và học là điều kiện tiên quyết để tạo ra nguồn nhân lực có kỹ năng. Hệ quả là, Đại học Việt nam có cơ bị đẩy lùi dần vào cái bẫy của chất lượng tồi. Chất lượng, hiệu quả đào tạo của giáo dục Đại học Việt Nam đều thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao về nguồn lực. Giáo dục Đại học Việt Nam chưa đạt chuẩn hội nhập quốc tế, thiếu lien tục, tuyển sinh bất cập và tốn kém, chất lượng và hiệu quả kém. Cho đến nay, trong nhiều hoạt động tác nghiệp, các trường Đại học không được tự điều hành quản lý mọi công việc của mình và đang chịu sự chi phối của Bộ giáo dục – đào tạo. Do Bộ thực hiện các hoạt động tác nghiệp của các trường Đại học nên các trường trở nên thiếu chủ động. Cụ thể là các trượng Đại học trong cả nước đang ở tình trạng bị động trong công tác tuyển sinh, ở hầu hết các khâu như: ngày tổ chức kỳ thi, việc phát hành hồ sơ đăng ký dực thi, nhận hồ sơ, hình thức ra đề, xây dựng điểm chuẩn hay xét tuyển đều do Bộ quy định, điều hành. Các trường không được tự thiết kế và ấn hành văn bằng và nhiều loại giấy tờ, hồ sơ khác cho sinh viên. Trong khi đó các nước phát triển và nhiều nước đang phát triển đầu coi đây là những việc riêng của các trường Đại học vì mỗi trường có cách tuyển chọn thí sinh, điều kiện tuyển chọn và mẫu đơn tuyển sinh riêng. Vì vậy các trường Đại học ở các nước được chủ động tuyển sinh theo cách của mình nên việc tuyển sinh nhẹ nhàng mà chính xác, không làm cả xã hội căng thẳng như kỳ thi tuyển sinh Đại học của nước ta. Phần lớn các trường Đại học Việt Nam ở trong tình trạng khép kín, khép kín giữa các trường Đại học với nhau và khép kín giữa trường Đại học với thực tiễn cuộc sống. Nhiều trường chỉ đào tạo không chính quy cao hơn cả hệ chính quy, trong khi số lượng giảng viên lại được khoán rất hạn chế, khiến ở hầu hết các trường Đại học, người giảng viên phải tập trung cho việc giảng dạy với cường độ lớn. Giảng viên phải dạy hai ca, thậm chí ba ca ở các hệ đào tạo khác nhau, vượt gấp máy lần định mức. Giảng viên chỉ có dạy và dạy, dạy nhiều đến mức không còn có thời gian tự bồi dưỡng và nghiên cứu khoa học thì về chất lượng giảng dạy dẫn đến chất
Luận văn liên quan