Hiện nay, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đang trở thành một thách
thức lớn với cả nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng. Biến đổi khí hậu tác
động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống con người và môi trường trên phạm vi
toàn thế giới; làm thay đổi toàn diện, sâu sắc quá trình phát triển và an ninh toàn
cầu như: an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, đất đai, an ninh năng lượng,.
Ảnh hưởng đến các vấn đề an toàn xã hội, văn hóa, ngoại giao và thương mại ở các
quốc gia. Việt Nam được IPCC (Intergovernmental Panel on Climate Change - Ủy
ban liên chính phủ về BĐKH) xác định là một trong năm quốc gia đang và sẽ chịu
ảnh hưởng nặng nề nhất bởi BĐKH. Bức tranh ảm đạm về môi trường sinh thái ở
nước ta cũng như trên thế giới gần đây đã phản ánh rõ nét sự thiếu ý thức trách
nhiệm của con người với tự nhiên. Thái độ cực đoan và hành vi phi nhân tính của
con người tàn phá môi trường, cho thấy ý thức bảo vệ môi trường của con người
yếu kém là căn nguyên sâu xa của mọi tình trạng khủng hoảng môi trường toàn cầu.
Để hình thành và phát triển ý thức bảo vệ môi trường, chúng ta cần phải không
ngừng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. Đây được xem là nhiệm vụ chính trị
quan trọng, lâu dài; cần sự định hướng đúng đắn, thống nhất của Đảng và Nhà
nước, sự chung tay của cả xã hội. Tuy nhiên, suốt thời gian dài vừa qua, việc tuyên
truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường để nâng cao nhận thức, điều chỉnh hành
vi, thái độ ứng xử của con người trong quá trình khai thác và sử dụng các nguồn tài
nguyên thiên nhiên vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
108 trang |
Chia sẻ: Trịnh Thiết | Ngày: 06/04/2024 | Lượt xem: 1713 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên trường đại học nội vụ Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƯỜI HỌC
GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
Mã số đề tài: ĐTSV.2020.01
Chủ nhiệm đề tài : Chu Thị Bạch Cúc
Lớp : 1705CSCA
Cán bộ hướng dẫn : ThS. Phạm Thúy Quỳnh Nga
Hà Nội, 2020
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
KHOA KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA NGƯỜI HỌC
GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
Mã số đề tài: ĐTSV.2020.01
Chủ nhiệm đề tài : Chu Thị Bạch Cúc
Thành viên tham gia : Đào Nguyên Phú
Lê Xuân Biên
Lê Thị Ngọc
Lớp : 1705CSCA
Cán bộ hướng dẫn : ThS. Phạm Thúy Quỳnh Nga
Hà Nội, 2020
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, nhóm tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới các
Thầy/Cô giáo trong Khoa Khoa học Chính trị, trường Đại học Nội vụ Hà Nội
và tập thể lớp 1705CSCA đã luôn tạo điều kiện tốt nhất, đồng hành, sát cánh,
cung cấp tri thức và kỹ năng để nhóm tác giả có thể hoàn thành đề tài nghiên
cứu khoa học của mình.
Nhóm tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến cô giáo
ThS. Phạm Thúy Quỳnh Nga đã là người hướng dẫn tận tình, chu đáo và tâm
huyết để nhóm tác giả có được thành quả lao động ngày hôm nay.
Do hạn chế về thời gian, trình độ và tình hình dịch bệnh diễn biến phức
tạp trong thời gian thực hiện đề tài, nhóm tác giả không tránh khỏi những
thiếu sót nhất định. Qua đây, nhóm tác giả rất mong nhận được sự đóng góp
của Quý Thầy/Cô và các bạn để đề tài của nhóm tác giả được hoàn thiện tốt
nhất.
Nhóm tác giả xin được gửi lời kính chúc sức khỏe, hạnh phúc và tri ân
tới tất cả các Thầy/Cô, các bạn.
Nhóm tác giả xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội. Ngày ...... tháng ..... năm 2020
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT VIẾT TẮT VIẾT ĐẦY ĐỦ
1 GTYTBVMT Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
2 YTBVMT Ý thức bảo vệ môi trường
3 BVMT Bảo vệ môi trường
4 MT Môi trường
5 BĐKH Biến đổi khí hậu
6 GD VÀ ĐT Giáo dục và Đào tạo
7 BGDĐT Bộ Giáo dục đào tạo
8 CT Chỉ thị
9 CT/TW Chỉ thị/Trung ương
10 CT – TTG Chỉ thị - Thủ tướng
11 CLB Câu lạc bộ
12 CSC Chính sách công
13 BCH Ban chấp hành
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ Nội dung Trang
Biểu đồ 2.1 Những hành động bảo vệ môi trường của sinh
viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
47
Biểu đồ 2.2 Mức độ tham gia bảo vệ môi trường của sinh
viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
48
Biểu đồ 2.3 Nhu cầu giáo dục kỹ năng ý thức bảo vệ môi
trường của sinh viên trường Đại học Nội vụ
Hà Nội.
53
Biểu đồ 3.1 Tầm quan trọng giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường của sinh viên trường Đại học Nội vụ
Hà Nội.
73
Hình 2.1 Các chức năng chủ yếu của môi trường. 42
DANH MỤC ẢNH
STT NỘI DUNG TRANG
1 Chi đoàn viên chức cùng thực hiện công trình “Tái
chế lốp xe” sau mỗi ngày kết thúc giờ làm việc.
94
2 Công trình "từ rác thải đến sân chơi" 94
3 Đoàn trường Đại học Nội vụ Hà Nội thực hiện
chương trình “ Mùa hè xanh” tại Tuyên Quang
tháng 7 năm 2018.
95
4 Đoàn trường Đại học Nội vụ Hà Nội thực hiện
chương trình “ Mùa hè xanh” tại Tuyên Quang
tháng 7 năm 2018.
95
5 Đoàn trường Đại học Nội vụ Hà Nội thực hiện
chương trình “ Mùa hè xanh” tại Tuyên Quang
tháng 7 năm 2018.
96
6 Bộ Tài nguyên và Môi trường phát động phong
trào “Chống rác thải nhựa” tháng 10 năm 2019 tại
trường Đại học Nội vụ Hà Nội.
97
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................... 3
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................... 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 5
6. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................... 6
7. Đóng góp mới của đề tài ....................................................................... 6
8. Cấu trúc của đề tài ................................................................................. 6
Chương 1.MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC .......... 7
1.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan ................................................... 7
1.1.1. Khái niệm về môi trường ................................................................ 7
1.1.2. Khái niệm bảo vệ môi trường ......................................................... 8
1.1.3. Khái niệm ý thức bảo vệ môi trường ............................................. 9
1.1.4. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên đại học ........... 11
1.1.4.1. Đặc điểm của sinh viên .............................................................. 11
1.1.4.2. Giáo dục và giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên . 13
1.2. Mục đích, nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục ý thức bảo
vệ môi trường cho sinh viên .................................................................... 17
1.2.1. Mục đích giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên đại học . 17
1.2.2. Nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên đại học . 18
1.2.3. Hình thức và phương pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho
sinh viên đại học. ..................................................................................... 19
1.2.3.1. Hình thức giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên đại
học ........................................................................................................... 19
1.2.3.2. Phương pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên
đại học ..................................................................................................... 20
1.2.3.3. Phương tiện giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên đại
học ........................................................................................................... 22
1.3. Những yếu tố ảnh hưởng ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên đại
học ........................................................................................................... 23
1.3.1. Quá trình hội nhập quốc tế tác động đến giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường cho sinh viên đại học ............................................................ 23
1.3.2. Sự phát triển của khoa học công nghệ tác động đến giáo dục ý thức
bảo vệ môi trường cho sinh viên đại học ................................................ 24
1.4. Ý nghĩa giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên đại học
hiện nay ................................................................................................... 25
1.4.1. Xuất phát từ vị trí, vai trò của thanh niên sinh viên trong sự nghiệp
xây dựng và phát triển đất nước .............................................................. 25
1.4.2. Xuất phát từ vai trò quan trọng của giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường cho sinh viên hiện nay. ................................................................ 27
1.4.2.1. Giáo dục ý thức bảo vệ mội trường cho sinh viên góp phần xây
dựng và hoàn thiện nhân cách người thanh niên tri thức thời đại mới. .. 27
1.4.2.2. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên là một phương
thức điều chỉnh hành vi có tính đặc thù, góp phần làm tăng hiệu quả thực
hiện pháp luật bảo vệ môi trường. .......................................................... 28
1.4.2.3. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên góp phần tạo
cơ sở nền tảng cho việc thực hiện nhiều giải pháp bảo vệ môi trường. .. 30
1.4.2.4. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên tạo cơ sở quan
trọng thức đẩy quá trình thực hiện sinh thái hóa nền sản xuất, hướng đến
sự phát triển bền vững. ............................................................................ 31
1.4.2.5 Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên góp phần chủ
động ứng phó với các thách thức an ninh phi truyền thông nước ta. ...... 32
Tiểu kết chương 1.................................................................................... 33
Chương 2.THỰC TRẠNG GIÁO DỤC Ý THỨC BẢO VỆ MÔI
TRƯỜNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI .. 34
2.1.Vai trò giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên trường Đại
học Nội vụ Hà Nội .................................................................................. 34
2.1.1. Vai trò của chủ thể giáo dục trong giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội ............................. 34
2.1.2. Vai trò của sinh viên trong ý thức bảo vệ môi trường .................. 35
2.2. Đặc điểm sinh viên và khái quát hoạt động bảo vệ môi trường của
sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội ................................................ 36
2.2.1. Đặc điểm cơ bản sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội .......... 36
2.2.2. Khái quát hoạt động bảo vệ môi trường của sinh viên trường đại
học Nội vụ Hà Nội. ................................................................................. 39
2.3. Kết quả, hạn chế và nguyên nhân giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
cho sinh viên trường Đại học Nội Vụ Hà Nội. ....................................... 47
2.3.1. Kết quả đạt được giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên
trường Đại học Nội Vụ Hà Nội. .............................................................. 47
2.3.2. Hạn chế giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên trường
Đại học Nội vụ Hà Nội............................................................................ 49
2.3.2.1. Hạn chế từ phía chủ thể giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho
sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội. ............................................... 49
2.3.2.2. Hạn chế về nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh
viên trường Đại học Nội Vụ Hà Nội ....................................................... 50
2.3.2.3. Hạn chế về hình thức, phương pháp, phương tiện giáo dục ý thức
bảo vệ môi trường cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hiện nay ........ 52
2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường cho sinh viên trường Đại học Nội Vụ Hà Nội ............................. 55
Tiểu kết chương 2.................................................................................... 58
Chương 3.MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC Ý THỨC
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CHO SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI
VỤHÀ NỘI ..................................................................................................... 59
3.1. Giải pháp nâng cao khả năng tự bồi dưỡng, rèn luyện của bản thân
sinh viên đối với vấn đề bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với biến
đổi khí hậu. .............................................................................................. 59
3.1.1. Xây dựng động cơ tích cực về bảo vệ môi trường cho sinh viên. 59
3.1.2. Tăng cường khuyến khích sinh viên nghiên cứu khoa học, sáng tạo
trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. ........................................................... 60
3.1.3. Phát huy vai trò xung kích của sinh viên trên mặt trận tuyên truyền
bảo vệ môi trường trong cộng đồng. ....................................................... 62
3.2. Các hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên
trường đại học Nội vụ Hà Nội. ................................................................ 64
3.2.1. Chú trọng nội dung, chương trình giáo dục kỹ năng phòng tránh,
giảm nhẹ rủi ro thiên tai; đấu tranh với các biểu hiện vi phạm pháp luật
môi trường. .............................................................................................. 64
3.2.2. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên phải nhấn mạnh
giáo dục ý thức pháp luật về bảo vệ môi trường làm cơ sở nền tảng ..... 66
3.3. Giải pháp về nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh
viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội ........................................................ 67
3.3.1 Tăng cường phổ biến quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước về bảo vệ môi trường và những nội dung cần
thiết về bảo vệ môi trường cho sinh viên ................................................ 67
3.3.2. Kết hợp nội dung giáo dục về ý thức bảo vệ môi trường cho sinh
viên với nội giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, ý thức pháp
luật, thẩm mỹ, văn hóa. ........................................................................... 69
3.4. Giải pháp về hình thức, phương pháp, phương tiện giáo dục ý thức
bảo vệ môi trường cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội ........... 71
3.4.1. Chú trọng việc lồng ghép giáo dục ý thức bảo vệ môi trường thông
qua hình thức tổ chức lớp học, khóa học phù hợp đặc thù sinh viên từng
chuyên ngành đào tạo .............................................................................. 71
3.4.2. Xây dựng và hoàn thiện mô hình câu lạc bộ sinh viên phát triển kỹ
năng về bảo vệ môi trường ...................................................................... 73
3.4.3. Phát huy vai trò của các phương tiện kỹ thuật hiện đại, ứng dụng
khoa học kỹ thuật, công nghệ mới cho hoạt động giáo dục ý thức bảo vệ
môi trường cho sinh viên đại học ............................................................ 74
3.5. Giải pháp về điều kiện đảm bảo cho hoạt động giáo dục ý thức bảo
vệ môi trường cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà Nội ................. 76
3.5.1. Tạo lập môi trường giáo dục tốt cho giáo dục ý thức bảo vệ môi
trường, phát huy mặt tích cực của ý thức bảo vệ môi trường ở sinh viên .. 76
3.5.2. Huy động nguồn vốn xã hội và sử dụng có hiệu quả cho hoạt động
giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên đại học ...................... 77
Tiểu kết chương 3.................................................................................... 79
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 84
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, ô nhiễm môi trường và biến đổi khí hậu đang trở thành một thách
thức lớn với cả nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng. Biến đổi khí hậu tác
động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống con người và môi trường trên phạm vi
toàn thế giới; làm thay đổi toàn diện, sâu sắc quá trình phát triển và an ninh toàn
cầu như: an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, đất đai, an ninh năng lượng,...
Ảnh hưởng đến các vấn đề an toàn xã hội, văn hóa, ngoại giao và thương mại ở các
quốc gia. Việt Nam được IPCC (Intergovernmental Panel on Climate Change - Ủy
ban liên chính phủ về BĐKH) xác định là một trong năm quốc gia đang và sẽ chịu
ảnh hưởng nặng nề nhất bởi BĐKH. Bức tranh ảm đạm về môi trường sinh thái ở
nước ta cũng như trên thế giới gần đây đã phản ánh rõ nét sự thiếu ý thức trách
nhiệm của con người với tự nhiên. Thái độ cực đoan và hành vi phi nhân tính của
con người tàn phá môi trường, cho thấy ý thức bảo vệ môi trường của con người
yếu kém là căn nguyên sâu xa của mọi tình trạng khủng hoảng môi trường toàn cầu.
Để hình thành và phát triển ý thức bảo vệ môi trường, chúng ta cần phải không
ngừng giáo dục ý thức bảo vệ môi trường. Đây được xem là nhiệm vụ chính trị
quan trọng, lâu dài; cần sự định hướng đúng đắn, thống nhất của Đảng và Nhà
nước, sự chung tay của cả xã hội. Tuy nhiên, suốt thời gian dài vừa qua, việc tuyên
truyền giáo dục ý thức bảo vệ môi trường để nâng cao nhận thức, điều chỉnh hành
vi, thái độ ứng xử của con người trong quá trình khai thác và sử dụng các nguồn tài
nguyên thiên nhiên vẫn chưa được quan tâm đúng mức.
GDYTBVMT rất cần được xem là cái gốc cho mọi giải pháp, cần đi trước, đi
cùng và theo sau mọi hoạt động bảo vệ môi trường. Vì thế, công tác tuyên truyền,
phổ biến, giáo dục cho nhân dân về bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí
hậu phải ngày càng được quan tâm. Nội dung giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
cũng là một nội dung quan trọng, góp phần tích cực vào quá trình thực hiện sự lãnh
đạo của Đảng ở lĩnh vực bảo vệ tài nguyên môi tường, chủ động ứng phó với biến
đổi khí hậu. Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng
2
nêu rõ: “Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và
nghĩa vụ của mọi công dân”. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
2011-2020, Đảng xác định: “Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gắn nhiệm vụ,
mục tiêu bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế xã hội”.
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là
giáo dục cho thế hệ trẻ về vấn đề này có ý nghĩa to lớn. Thế hệ trẻ, trong đó có
thanh niên sinh viên, là bộ phận xã hội luôn được Đảng ta quan tâm đào tạo, bồi
dưỡng. Họ sẽ trở thành lực lượng nòng cốt gánh vác trọng trách tương lai của đất
nước. Những năm qua, việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho thanh niên, sinh
viên đã được thực hiện, góp phần trang bị nền tảng nhận thức, cổ vũ tinh thần nhiệt
tình hăng hái của họ trong các hoạt động bảo vệ môi trường, vì sự phát triển bền
vững, nhằm phát huy vai trò xung kích của thanh niên trên mọi mặt trận trong công
cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên
ở các trường đại học có ý nghĩa quan trọng không chỉ với mục tiêu giáo dục toàn
diện con người thế hệ mới, mà còn có thể tạo sự lan tỏa ý nghĩa giáo dục cho cả xã
hội, góp phần thực hiện hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với
biến đổi khí hậu, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
Nghiên cứu về giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên các trường
đại học trên địa bàn Hà Nội nói riêng và trên phạm vi cả nước nói chung có ý nghĩa
rất quan trọng đối với việc tìm ra giải pháp nhằm khắc phục mọi khó khăn để nâng
cao hiệu quả giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên nước ta, góp phần
xây dựng một lực lượng xã hội tích cực trong lĩnh vực bảo vệ MT, chủ động ứng
phó với biến đổi khí hậu. Hiện có rất ít công trình nghiên cứu sâu về hoạt động giáo
dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên đại học. Đặc biệt lĩnh vực về giáo dục ý
thức bảo vệ môi trường cho sinh viên đại học trên địa bàn Hà Nội theo góc độ tiếp
cận của khoa học công tác tư tưởng thì còn nhiều nội dung lớn phải được nghiên
cứu một cách nghiêm túc và toàn diện cả lý luận lẫn thực tiễn, nhằm làm rõ hơn
nữa về vị trí và vai trò của giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên trong
công tác tư tưởng hiện nay. Xuất phát từ những lý do trên mà nhóm tác giả lựa chọn
3
đề tài “Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho sinh viên trường Đại học Nội vụ Hà
Nội” làm đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Con người, xã hội và tự nhiên luôn có mối quan hệ thống nhất biện chứng
với nhau và chịu sự chi phối của những quy luật phổ biến nhất định của thế giới vật
chất. Nghiên cứu của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác-Lênin đã có những tư tưởng
vượt trước thời đại, đặt nền móng - cơ sở khoa học cho việc nghiên cứu và giải
quyết vấn đề môi trường: C.Mác, Ph.Ăngghen, Toàn tập (1995).
Luận án tiến sĩ triết học của tác giả Bùi Văn Dũng (1999), “Mối quan hệ giữa
tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường cho sự phát triển lâu bền”. Nghiên cứu
luận giải quyết mối quan hệ có nhiều mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế với bảo vệ
MT dưới góc độ triết học, từ đó nêu lên các điều kiện và giải pháp để giải quyết các
mâu thuẫn, nhằm thực hiện sự phát triển lâu bền trong thời kỳ đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.
Ngoài ra còn có các cuốn sách bàn về vấn đề này tác giả Phạm Thị Ngọc
Trầm (2002), “Bảo vệ MT- Nhiệm vụ chung của toàn nhân loại”; tác giả Nguyễn