Trong cuộc sống, không phải ai cũng luôn luôn mở rộng tấm lòng để đón chào người khác. Giao lưu chính là trường hợp hai bên cởi mở tấm lòng để chào đón đối phương thâm nhập nhằm tạo ra sự đồng cảm.
Trước khi nói ra một vấn đề, cần cân nhắc suy đoán xem đối phương sẽ đón nhận câu đó với thái độ ra sao, phản ứng của họ như thế nào. Vì vậy ngữ điệu và biểu cảm cần phối hợp hài hoà với ý tứ trong câu nói, đồng thời theo dõi diễn biến tâm trạng của người nghe để điều chỉnh cho thoả đáng. Đó chính là kỹ năng giao tiếp với người khác.
Biết giao tiếp hiệu quả sẽ hỗ trợ rất lớn cho ta trong công việc và đời sống. Trong xã hội hiện đại có sự tranh chấp quyết liệt như hiện nay, mọi người không những phải nắm vững kỹ năng chuyên môn mà còn phải nắm vững khả năng giao tiếp qua lại giữa con người với nhau. Quan hệ giao tiếp là một cách học làm người, từ một người bình thường trở thành một người quan trọng của xã hội. Qua sự giao tiếp qua lại đó, chúng ta có thể mở rộng tầm nhìn, biến những gì chúng ta học tập được trên sách vở vào yêu cầu thực tế của cuộc sống đang cần. Sự giao lưu qua lại giữa con người với con người ngày càng phát triển thì yêu cầu về khả năng xã giao càng cao. Chúng ta phải làm như thế nào để tồn tại trong xã hội? Làm như thế nào trong một khoảng thời gian ngắn có thể nhanh chóng nâng cao được khả năng giao tiếp của bản thân, có thể ứng phó đối với bất cứ người nào và là tâm điểm gây được sự chú ý giữa đám đông? Đây là vấn đề hiện đang được nhiều người nghiên cứu và tìm cách giải quyết.
12 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 1972 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giao tiếp kinh doanh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI:
GIAO TIẾP QUA
ĐIỆN THOẠI
TÊN : BÙI THI ANH
LỚP : QUẢN TRỊ 2
SỰ HÌNH THÀNH GIAO TIẾP
Trong cuộc sống, không phải ai cũng luôn luôn mở rộng tấm lòng để đón chào người khác. Giao lưu chính là trường hợp hai bên cởi mở tấm lòng để chào đón đối phương thâm nhập nhằm tạo ra sự đồng cảm.
Trước khi nói ra một vấn đề, cần cân nhắc suy đoán xem đối phương sẽ đón nhận câu đó với thái độ ra sao, phản ứng của họ như thế nào. Vì vậy ngữ điệu và biểu cảm cần phối hợp hài hoà với ý tứ trong câu nói, đồng thời theo dõi diễn biến tâm trạng của người nghe để điều chỉnh cho thoả đáng. Đó chính là kỹ năng giao tiếp với người khác.
Biết giao tiếp hiệu quả sẽ hỗ trợ rất lớn cho ta trong công việc và đời sống. Trong xã hội hiện đại có sự tranh chấp quyết liệt như hiện nay, mọi người không những phải nắm vững kỹ năng chuyên môn mà còn phải nắm vững khả năng giao tiếp qua lại giữa con người với nhau. Quan hệ giao tiếp là một cách học làm người, từ một người bình thường trở thành một người quan trọng của xã hội. Qua sự giao tiếp qua lại đó, chúng ta có thể mở rộng tầm nhìn, biến những gì chúng ta học tập được trên sách vở vào yêu cầu thực tế của cuộc sống đang cần. Sự giao lưu qua lại giữa con người với con người ngày càng phát triển thì yêu cầu về khả năng xã giao càng cao. Chúng ta phải làm như thế nào để tồn tại trong xã hội? Làm như thế nào trong một khoảng thời gian ngắn có thể nhanh chóng nâng cao được khả năng giao tiếp của bản thân, có thể ứng phó đối với bất cứ người nào và là tâm điểm gây được sự chú ý giữa đám đông? Đây là vấn đề hiện đang được nhiều người nghiên cứu và tìm cách giải quyết.
Như vậy, giao tiếp cần phải học hỏi và điều đầu tiên phải hiểu được ‘’ Giao tiếp là gì?’’ lúc đó mới hình thành được một quan điểm để từ đó thực thi theo đó và phát triển hơn
Theo một số sách viết rằng: Giao tiếp là sự chia sẻ ý nghĩ, tình cảm thông tin với một hoặc nhiều người. Trong giao tiếp, chúng ta thường sử dụng lời nói để biểu đạt ý nghĩ của mình và để trao đổi thông tin với người khác. Nhưng giao tiếp không chỉ đơn giản là nói chuyện với ai đó mà trong đó còn bao hàm rất nhiều các vấn đề khác như: Bạn nói như thế nào? Bạn hiểu đối tượng giao tiếp với mình như thế nào? Làm thế nào để hai bên có thể hiểu rõ về các thông tin cùng trao đổi? Bạn làm thế nào để lần giao tiếp đó đạt được kết quả như bạn mong đợi...?
MỘT SỐ CÁCH GIAO TIẾP CƠ BẢN.
1. Giao tiếp bằng ngôn ngữ:
Ngôn ngữ là phương tiện để biểu đạt ý nghĩ của mỗi người. Khi bạn muốn nói chuyện hoặc trao đổi thông tin với một ai đó thì bạn phải sử dụng ngôn ngữ để truyền tải những thông điệp mà bạn muốn bày tỏ. Ngôn ngữ là một công cụ giao tiếp mà chúng ta luôn sử dụng nó hàng ngày. Nhưng để việc giao tiếp có hiệu quả hơn và truyền tải được những thông tin mà bạn muốn nói một cách rõ ràng và chiếm được cảm tình của người khác là điều mà ai cũng cần học hỏi. Cho nên khi giao tiếp bằng ngôn ngữ ta phải chú ý những điều sau:- Âm điệu của lời nói: Vừa phải, dễ nghe, không cao giọng quá, nói to quá hoặc nói nhỏ quá...- Khi nói chuyện nên tập trung vào chủ đề đang thảo luận, tránh để tư tưởng bị phân tán dẫn đến không hiểu nội dung câu chuyện.- Khi đối tượng giao tiếp đang nói thì ta nên lắng nghe, tuyệt đối tránh ngắt lời hoặc cướp lời của người nói khi họ chưa nói hết ý của họ.
Trong khi giao tiếp nên tránh "thao thao bất tuyệt" mà không chú ý đến thái độ của đối tượng giao tiếp. Hoặc đưa ra nhiều câu hỏi cùng một lúc khiến người khác không kịp trả lời.
Khi nói về một chủ đề nào đó, nếu ta không được rõ thì lúc này nên lắng nghe chứ không nên "nói bừa", nghĩa là phải đảm bảo sự thành thật và chính xác trong lời nói của mình.Không nên bảo thủ chỉ coi trọng ý kiến của mình mà không tôn trọng ý kiến của người khác.
2. Giao tiếp không dùng ngôn ngữ (giao tiếp không lời):
Chúng ta sử dụng ngôn ngữ cơ thể, thể hiện nét mặt, ánh mắt diễn tả ý nghĩa những gì chúng ta định nói. Kĩ năng này rất quan trọng vì nó sẽ giúp cho việc giao tiếp của bạn đạt hiệu quả hơn. Hãy cố gắng kết hợp việc giao tiếp không dùng ngôn ngữ với những gì bạn đang nói để thông điệp của bạn mang ý nghĩa điều bạn muốn nói.
a. Những biểu hiện có tác dụng tích cực trong giao tiếp không dùng ngôn ngữ mà bạn nên học tập và sử dụng:
+ Khi nói chuyện hoặc trao đổi một vấn đề nào đó thì bạn phải quay mặt về hướng của đối tượng giao tiếp, ở tư thế ngang tầm có thể cùng đứng hoặc cùng ngồi, tránh ở tư thế cao hơn hoặc thấp hơn nhiều so với đối tượng của mình.
+ Nét mặt luôn thể hiện sự niềm nở, biểu hiện sự quan tâm tới lời nói của đối tượng, tuỳ theo nội dung câu chuyện mà thể hiện sự lo lắng, đồng cảm hoặc vui vẻ...- Trong khi giao tiếp bạn nên nhìn vào mắt duy trì ánh mắt với đối tượng giao tiếp. Có những biểu hiện tán đồng hoặc thể hiện sự lắng nghe như: gật đầu...
b. Bạn nên hạn chế những hành động sau vì những hành động này không có tác dụng tích cực tới cuộc nói chuyện của bạn: - Không nhìn vào đối tượng giao tiếp. - Nét mặt cau có, chau mày... - Mắt nhìn đi nơi khác trong khi đối tượng đang nói. - Có những hành động thể hiện không quan tâm tới lời nói của đối tượng như: đọc sách, báo, tài liệu, luôn liếc mắt nhìn đồng hồ hoặc làm một việc riêng nào đó... - Nét mặt thể hiện sự bồn chồn, nóng lòng có vẻ như đang vội vàng đi đâu đó không chú ý tới đối tượng mình đang nói gì...
Như vậy, để việc giao tiếp của bạn đạt hiệu quả, để đối tượng giao tiếp của bạn cảm thấy được tôn trọng, để bạn và đối tượng hiểu rõ hơn về các thông tin cùng trao đổi thì bạn cần chú ý lắng nghe và có sự phản hồi.+ Lắng nghe: Lắng nghe là khả năng đón nhận và hiểu những thông điệp mà đối tượng muốn nói. Hãy tỏ ra là bạn đang chú ý tới người nói bằng cách gật đầu hay phản ứng đáp lại bằng những câu ngắn gọn thể hiện sự chăm chú của bạn như: ừ, à, thế à, vậy ư... Đừng ngắt lời người nói khi bạn đang nghe! Hãy lắng nghe và sẵn sàng tiếp thu chủ đề, không nên chỉ trích phê phán.+ Phản hồi: Có nghĩa là sử dụng những từ ngữ của mình để nhắc lại nội dụng câu chuyện mà đối tượng đang nói bằng những câu tóm tắt ngắn gọn. Mục đích là: Để mình hiểu rõ và chính xác về những thông tin mà đối tượng đưa ra, tránh hiểu nhầm như kiểu "ông nói gà, bà nói vịt".Đôi khi chúng ta nghĩ là chúng ta hiểu được người nói nhưng thường là chúng ta lại không hiểu! Trong trường hợp đó, hãy sử dụng kĩ năng này để giúp ta hiểu hơn về những thông điệp mà người nói đang đề cập.
3. Một số điều chú ý khi giao tiếp: Để kết quả của việc giao tiếp như mong đợi thì chúng ta phải có các kĩ năng giao tiếp. Bên cạnh việc sử dụng các kĩ năng trong giao tiếp thì chúng ta cần phải chú ý đến một số điểm sau:- Tuỳ từng đối tượng, hoàn cảnh giao tiếp mà bạn có cách ứng xử linh hoạt, phù hợp. Khi giao tiếp, điều không thể thiếu được đó là sự tự tin, tự tin về bản thân và tự tin về lời nói của mình. Đừng nên tỏ ra quá rụt dè, thiếu tự tin...Điều đó không có lợi cho việc giao tiếp của bạn.
- Nếu có cuộc gặp mặt hay một cuộc hẹn trước với một ai đó thì bạn nên chuẩn bị cho mình một tâm lý thoải mái, sẵn sàng và có thể chuẩn bị trước chủ đề mà bạn sẽ trao đổi. Như vậy sẽ mang đến cho bạn sự tự tin, chủ động trong lần giao tiếp đó.
- Một yếu tố tuy nhỏ nhưng có tác dụng rất lớn đến hiệu quả giao tiếp của bạn - đó là trang phục. Bạn nên chú ý đến cách ăn mặc của mình, không nên ăn mặc quá kệch cỡm, hở hang hay quá luộm thuộm - bởi dù bạn có nói hay đến đâu thì qua vẻ không lịch sự của bạn cũng đã khiến người khác mất cảm tình ngay từ giây phút đầu tiên.
4. Bất đồng quan điểm khi giao tiếp.
Không phải lúc nào bạn và đối tượng giao tiếp cũng có cùng quan điểm về một vấn đề nào đó. Mỗi người một suy nghĩ, trước một vấn đề mỗi người sẽ có cách nhìn nhận khác nhau. Vậy trong những lúc như vậy bạn sẽ làm gì?- Không nên có phản ứng: Bạn không nên có phản ứng gay gắt ngay từ đầu. Mà nên dành thời gian để suy nghĩ về điều đã nói và hiểu cảm giác của người nói trước khi bạn đáp lại. Hãy đợi đến khi bạn có đủ thông tin để tránh đưa ra những giả thuyết sai.- Không nên chỉ chích hay phê phán: Quan điểm của mỗi người còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố như: nhận thức, trình độ hiểu biết, tính cách....của mỗi người. Vì vậy, chẳng có gì phải căng thẳng nếu ai đó không đồng quan điểm với mình. Nếu quan điểm của mình là tích cực thì cũng không nên chỉ chích hay phê phán, xem thường, chế nhạo suy nghĩ, quan điểm của người khác. Hãy trao đổi dần dần sẽ có lúc bạn và người đó sẽ hiểu nhau hơn.- Không nên chung chung. Không nên nói một cách chung chung mà nên nói cụ thể, tập trung vào chủ đề đang thảo luận. Không chuyển chủ đề cho tới khi giải quyết xong.Ta có thể sử dụng các câu bắt đầu bằng đại từ “tôi”. Những câu bắt đầu bằng đại từ “tôi” có thể giúp bạn diễn tả được cảm giác, thái độ, mong muốn của bạn. Sử dụng các thông điệp “tôi” sẽ giúp bạn tránh người khác có cảm giác bạn đang tấn công họ.
Ví dụ, nói “Tôi cảm thấy không được hài lòng…” sẽ có tác dụng tích cực hơn là nói: “Bạn làm tôi không được hài lòng…” Hoặc "Tôi nghĩ rằng, nên làm theo cách này sẽ có hiệu quả hơn..." sẽ có tác dụng tích cực hơn là nói "Bạn hãy làm theo phương án này..." Với cách sử dụng câu tôi cho phép bạn thể hiện cảm giác của mình mà không có sự chỉ trích trực tiếp vào người khác.
5. Trong bất cứ ngành nghề nào cũng cần có sự giao tiếp. Nhất là giao tiếp trong Kinh Doanh.Người làm kinh doanh, bắt buộc phải hiểu được một số phẩm chất cơ bản trong giao tiếp.
Trong một bữa tiệc hay một sự kiện có đông người, bạn sẽ thấy có những người nổi lên giữa đám đông với một phong cách hòa đồng bên cạnh những người có vẻ kín đáo hơn. Họ thường chủ động bắt chuyện với mọi người, niềm nở và có thể bắt chuyện với bất cứ ai. Đó là một kỹ năng rất cần thiết cho người kinh doanh, nhưng trong thực tế, không phải ai cũng có phẩm chất này.
Như vậy một số cách để ta có thể trở thành người có khả năng thích ứng nhanh với những tình huống giao tiếp trong xã hội.
+ Đến dự với tinh thần thoải mái
Nếu bạn đi mà cho rằng đó là bất đắc dĩ và thấy không thoải mái, bạn sẽ làm cho buổi gặp gỡ trở nên miễn cưỡng. Hãy nghĩ rằng đó là một cơ hội tốt để tiếp xúc với nhiều người và bạn sẽ có buổi gặp gỡ vui vẻ và thú vị. Thay vì đứng lặng lẽ, dựa vào tường, vắt chéo tay và khuôn mặt không mấy vui vẻ, bạn sẽ luôn cười nói, đi tới đi lui để tiếp chuyện và tỏ ra rất thoải mái trong giao tiếp với mọi người.
+ Ăn mặc nghiêm túc
Trang phục thích hợp với hoàn cảnh sẽ làm cho bạn tự tin lên rất nhiều. Mỗi sự kiện khác nhau, bạn cần có trang phục thích hợp và đó là cách bạn tôn trọng người khác và chính mình. Điều đó giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn khi giao tiếp với người khác.
+ Hãy cười và chào mọi người một cách thân thiện
Người Trung Quốc có câu: “Nếu bạn không biết cười thì đừng bao giờ kinh doanh”. Nếu bạn nhìn vào mắt ai đó từ cách 10 bước, hãy biểu hiện sự thân thiện bằng cách gật đầu hoặc mỉm cười. Còn nếu cách 5 bước thì bạn hãy nói: “Chào anh!” hoặc “Dạo này bên anh còn nhập hàng từ Nga nữa không?” tùy thuộc vào bối cảnh và đối tượng bạn gặp. Đừng bao giờ cố tình làm như bạn không thấy người khác.
+ Chuẩn bị câu chuyện trước khi nói
Người ta cảm thấy dễ gần người khác hơn khi có cái để nói. Hãy thường xuyên cập nhật thông tin trên báo chí để biết những gì đang xảy ra trên thế giới. Tìm đọc những tạp chí chuyên ngành hoặc sách để cập nhật kiến thức trong lĩnh vực của bạn.
+ Luôn sẵn sàng chủ động giới thiệu mình với người khác
Chủ động giới thiệu mình và bắt tay làm quen là cách tốt nhất để hòa nhập với những người lạ. Hãy luôn cầm ly rượu bằng tay trái để tay phải có thể sẵn sàng bắt tay. Nếu bạn ngồi, quay sang hai bên, chào mọi người và tự giới thiệu mình.
+ Luyện tập kỹ năng nghe
Người ta thường nói “Nói là gieo, nghe là gặt”, nhưng thực tế phần lớn mọi người có xu hướng thích “gieo” nhiều hơn “gặt”. Người có kỹ năng nghe tốt là người biết khuyến khích người khác nói. Hãy đặt câu hỏi hoặc đưa ra lời bình luận để tiếp tục câu chuyện. Bạn có thể dùng một số cách bình luận như: “Nghe có vẻ giống như ”, “Không biết có đúng là anh A làm ở công ty XYZ không?”, “Tôi cũng gặp trường hợp tương tự năm ngoái ”, “Cuối cùng anh ta làm gì?” Có rất nhiều câu hỏi để đào sâu thêm câu chuyện, nhưng cũng cần chú ý bối cảnh để đưa ra cách tiếp chuyện thích hợp.
+ Đừng uống quá nhiều
Nhiều người nghĩ rằng uống sẽ làm tăng hưng phấn trong giao tiếp, nhưng mặt trái của nó là bạn có thể sẽ không kiểm soát được bạn đã nói gì. Sẽ rất tệ hại khi bạn tỉnh táo và nhận ra rằng lẽ ra không nên nói như vậy khi gặp gỡ người khác. Lúc đó thì đã quá muộn.
+ Lịch sự lúc chia tay
Bạn không chỉ cần lịch sự lúc ban đầu gặp nhau mà cách bạn rút lui, chia tay cũng là một phần của kỹ năng giao tiếp. Nhiều người tìm cách lặng lẽ rút khỏi cuộc gặp gỡ và cho rằng để không ảnh hưởng tới không khí của người khác. Đó là cách lý giải không hợp lý vì bạn sẽ không gây được ấn tượng. Trong kinh doanh, cách bạn chia tay sẽ góp phần tăng cường hình ảnh của bạn và có thể mở ra những cơ hội mới với đối tác. Những câu nói: “Rất hân hạnh được gặp ông!”, “Hy vọng được gặp lại ông tại ”, “Tôi rất vui mừng được nghe anh nói về ” không phải là vô ích.
6. Giao tiếp nơi công sở là một vấn đề khó khăn và nhạy cảm, nhất là trong vấn đề Giao tiếp qua điện thoại với khách hàng. Làm thế nào chiếm được cảm tình của người nghe, khi hai bên nói chuyện mà không gặp mặt nhau? Chúng ta phải học, phải có những kỹ năng cơ bản nhất định.
Đầu tiên, bạn hãy chào hỏi. Khi trả lời điện thoại kinh doanh, nhớ hãy tự giới thiệu mình (nếu có thể thì cả công ty nữa). Nếu bạn trả lời điện thoại của người khác, hãy nhắc đến tên của đồng nghiệp khi bạn chào hỏi để người ta biết rằng mình không gọi nhầm. Chẳng hạn, khi trả lời dùm cho Jim Smith, Bob Johnson sẽ nói rằng "Đây là điện thoại của Jim Smith, Bob Johnson xin nghe…" và sau đó ghi lại tin nhắn hay tiếp điện thoại thì tùy vào quy định của mỗi công ty.
Khi bạn là người gọi điện, hãy chắc rằng bạn giao tiếp đúng mực ngay từ đầu. Nhớ hãy lịch sự đối với những người gác cổng (thư kí, tiếp tân...) bởi vì họ chính là người quyết định nối máy cho bạn hay không, ngay cả vào 4h55’ chiều thứ sáu, khi sếp của họ chuẩn bị ra về. Tuy họ ngồi ở ngoài văn phòng nhưng lại có tiếng nói và quyền lực vì thế một lời chào như "Xin chào, đây là Penny John, tôi đang goị lại cho Jones John, anh ta có ở đó không vậy?" tỏ ra khá hữu hiệu về lâu về dài. Bạn sẽ tỏ ra khôn ngoan hơn nếu biết tên những người trợ lý đắc lực. Hãy gọi tên họ, điều đó sẽ khiến họ cảm thấy mình được chú ý và có trọng lượng. Vài mối giao hảo kinh doanh sẽ bắt đầu hay tắt ngay ở cửa đầu tiên, đặc biệt trong những lĩnh vực như mại vụ hay tiếp thị.
Khi bạn đã gặp đúng đối tượng, hãy nhắc lại cho họ biết lần gọi hay lần hẹn gặp trước kia, đây là trường hợp người ta mong bạn gọi. Người ta rất bận rộn và sẽ "ngẩn ngơ" nếu bạn không nhắc lại bạn đã gặp họ khi nào, ở đâu. Nếu bạn không được hoan nghênh, hãy hỏi liệu họ có thể dành chút ít thời gian cho bạn không, trừ phi bạn chỉ thông báo ngắn gọn. Gọi mà không báo trước chẳng khác gì "xông vô" và bạn không nên nói quá lâu trừ phi được mời nói. Nếu người ta không rãnh, hãy nói ngắn gọn mục đích cuộc gọi và hẹn họ vào lúc khác.
Sắm một cuốn sổ điện thoại, cả một cây bút chì và giấy ticke nữa để gần máy điện thoại và tốc kí khi nói chuyện. Làm như thế sẽ giúp bạn nghe chủ động hơn và cung cấp thông tin chính xác hơn sau đó. Hãy nói "Vâng", "Tôi hiểu", "Tuyệt!" để tỏ rằng bạn quan tâm đến những lời họ nói. Xác nhận lại thông tin cuối mỗi cuộc gọi để chắc rằng cả hai đều nhất trí với những giải pháp đạt được.
Kết thúc cuộc gọi bằng cách cảm ơn người ta đã bỏ thời gian tiếp chuyện với bạn và tỏ ý mong được nói chuyện với họ lần sau (nếu thực như thế). Nếu không, hãy nói cám ơn và gác máy. Một lời tạm biệt tử tế sẽ tạo cơ hội kinh doanh sau này cho bạn. Trong thời đại hội nhập và thông tin ngày nay, bạn sẽ chẳng bao giờ biết trước mình sẽ làm ăn với ai trong tương lai đâu. Vì thế, sẽ không khôn ngoan nếu bạn bỏ ngang mọi việc, trong khi tiếp điện thoại chẳng hạn. Hãy nhớ rằng trong nền kinh tế thị trường toàn cầu này, những vụ làm ăn béo bở được kí bởi những người thậm chí chưa biết mặt nhau
7. Kỹ năng sử dụng điện thoại nơi công sở
Điện thoại là một trong những công cụ làm việc quan trọng không thể thiếu nơi công sở. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sử dụng chúng đúng cách và hiệu quả.
Dưới đây là 10 điều bạn nên lưu ý khi sử dụng điện thoại:
1. Nói năng lịch sự và phát âm chuẩn
Những từ ngữ như: "Xin vui lòng", "Cảm ơn"… không những làm cuộc nói chuyện trở nên lịch sự hơn mà còn giúp bạn dễ chiếm được thiện cảm của người bên kia đầu dây hơn.
Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý không nói lớn hoặc quát to trong điện thoại trong mọi tình huống.
2. Giọng nói chân thành: Nếu sử dụng từ ngữ lịch sự nhưng giọng nói cáu bẳn hoặc “chanh chua”, chắc chắn bạn không thể tạo được thiện cảm với người nghe. Hãy thể hiện cho người nghe cảm thấy bạn thật sự rất quan tâm cuộc nói chuyện này và đang cố lắng nghe để hiểu vấn đề và giúp họ tìm cách giải quyết.
3. Không ra lệnh: Thay vì nói “Tôi cần nói chuyện với ông A ngay bây giờ”, bạn nên nói “Xin cho hỏi ông A hiện có ở đó không? Tôi có thể nói chuyện với ông ấy bây giờ không?”.
4. Cư xử chuyên nghiệp và khéo léo: Bạn tuyệt đối không sử dụng những từ ngữ mang nghĩa tiêu cực và có ý phán xét với người nghe. Tùy thuộc vào đối tượng gọi đến và mối quan hệ của họ với công ty, bạn cần có những cách ứng xử ngoại giao khác nhau và phù hợp.
5. Kiềm chế cảm xúc: Để tránh gặp những trường hợp khiến bạn dễ mất kiểm soát, hãy đọc một số loại sách về cách giải quyết các mâu thuẫn và phàn nàn thường gặp.
6. Luôn nhớ bạn là bộ mặt của công ty: Nên nhớ mỗi khi nhấc điện thoại lên thì bạn sẽ nói chuyện với tư cách là người đại diện công ty chứ không phải với tư cách cá nhân. Do đó hãy tập trung vào cuộc nói chuyện, lắng nghe những nhu cầu hoặc phàn nàn của người nói để họ có cảm giác được quan tâm và cảm thấy hài lòng về công ty bạn.
7. Tìm chỗ ngồi khi nói chuyện: Tìm chỗ ngồi thoải mái để đề phòng những cuộc điện thoại có thể kéo dài. Ngoài ra bạn nên chuẩn bị sẵn giấy và bút bên cạnh để có thể ghi chép lại những điều cần thiết.
8. Không nên làm việc khác khi đang nghe điện thoại: Bạn không nên làm nhiều việc cùng một lúc như vừa nghe điện thoại vừa trả lời thư điện tử. Không ai thích khi đang nói chuyện và nghe thấy tiếng gõ bàn phím ở bên kia đầu dây, họ sẽ cảm thấy họ không được coi trọng và chắc chắn sẽ không muốn tiếp tục câu chuyện nữa.
9. Ngắt lời đúng lúc: Có nhiều trường hợp khách hàng gọi điện đến và phàn nàn, kể lể liên tục mà không cho bạn một giây nào để giải thích. Khi đó hãy yêu cầu họ một cách lịch sự để họ có thể tập trung vào vấn đề cốt lõi để cả hai bên đều không mất thời gian.
10. Nói rõ ràng và ngắn gọn: Khi trả lời, giải thích về những chính sách, thủ tục của công ty cũng như khi gọi điện tới công ty khác để yêu cầu giải thích vấn đề gì, hãy nói một cách ngắn gọn và rõ ràng. Bạn nên tránh nói dài dòng dễ dẫn đến lạc đề và có thể gây hiểu lầm cho người nghe.
Theo khảo sát của thì đến gần 90% người sử dụng điện thoại quên "màn" chào, hỏi, xin lỗi, cám ơn... mà thường là "ai đấy", "có việc gì", "gặp ai"...Theo tạp chí New York Times, có trên 80% các công ty, doanh nghiệp thương mại ở Mỹ đều khuyến khích nhân viên tham gia các khóa đào tạo về kỹ năng giao tiếp, đặc biệt là kỹ năng giao tiếp điện thoại. Các chuyên gia đề nghị khi giao tiếp qua điện thoại, bạn nên bắt đầu với câu: "Công ty... (hoặc tên người) xin nghe. Xin lỗi, ông (bà) muốn gặp ai ạ?" và câu kết thúc: "Xin cám ơn. Chúc ông (bà) khỏe. Hẹn gặp lại!". Chuyện đơn giản này nhưng không phải ai cũng làm được!
+ Hạn chế nói dông dài trên điện thoại
Trong kinh doanh bạn thường tiếp xúc với khách hàng mới bằng điện thoại và người ta sẽ đánh giá bạn ngay từ lần tiếp xúc đầu tiên này. Bạn sẽ dễ gây ấn tượng xấu nếu bạn tiếp chuyện điện thoại một cách không ý nhị và chuyên nghiệp. Bài viết này sẽ giúp bạn cải thiện được điểm yếu