Quản trị kinh doanh đã và đang trở thành một hoạt động quan trọng trong nền kinh tế của nhiều xã hội, nhưng vốn tri thức về tâm lý học quản trị kinh doanh chỉ cách đây không lâu và cũng không được mấy nhà quản trị coi trọng. Một trong những kỹ năng quan trọng cần có của nhà quản trị đó là kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh. Khi nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phát triển, kéo theo sự thay đổi về tâm lý của con người trong xã hội cũng như trong giao tiếp kinh doanh. Vấn đề này đòi hỏi các nhà quản trị phải tạo dựng được cho mình một kỹ năng giao tiếp tốt nhằm tạo dựng phong cách và đổi mới kinh doanh.
Ngày nay, quản trị trị kinh doanh đã trở thành ngành kinh tế quan trọng và giao tiếp trong kinh cũng là nhu cầu cần thiết cho các nhà quản trị. Nó đóng góp to lớn vào sự thành công của các nhà quản trị và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội .
19 trang |
Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 7276 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giao tiếp và vai trò của giao tiếp trong quản trị kinh doanh, ứng dụng trong thực tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI NÓI ĐẦU
Quản trị kinh doanh đã và đang trở thành một hoạt động quan trọng trong nền kinh tế của nhiều xã hội, nhưng vốn tri thức về tâm lý học quản trị kinh doanh chỉ cách đây không lâu và cũng không được mấy nhà quản trị coi trọng. Một trong những kỹ năng quan trọng cần có của nhà quản trị đó là kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh. Khi nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phát triển, kéo theo sự thay đổi về tâm lý của con người trong xã hội cũng như trong giao tiếp kinh doanh. Vấn đề này đòi hỏi các nhà quản trị phải tạo dựng được cho mình một kỹ năng giao tiếp tốt nhằm tạo dựng phong cách và đổi mới kinh doanh.
Ngày nay, quản trị trị kinh doanh đã trở thành ngành kinh tế quan trọng và giao tiếp trong kinh cũng là nhu cầu cần thiết cho các nhà quản trị. Nó đóng góp to lớn vào sự thành công của các nhà quản trị và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội . Để hiểu biết rõ hơn về hoạt động giao thiếp trong kinh doanh cũng như vai trò của giao tiếp trong kinh doanh các bạn hãy cùng chúng tôi nghiên đề tài: “Giao tiếp và vai trò của giao tiếp trong quản trị kinh doanh. Ứng dụng trong thực tê”qua đó chúng tôi có đề ra những giải pháp nhằm hoàn thiện hơn kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh cho các nhà quản trị.
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIAO TIẾP.
1.1, Các vấn đề cơ bản.
1.1.1, Khái niệm giao tiếp.
Giao tiếp là một trong những nhu cầu quan trọng của con người.
- Giao tiếp là sự tiếp xúc giữa người với người, thông qua đó mà con người trao đổi với nhau về thông tin, cảm xúc,tìm hiểu lẫn nhau, tác động qua lại với nhau.
- Để thực hiện giao tiếp, con người sử dụng ngôn ngữ ( lời nói, chữ viết), các dấu hiệu phi ngôn ngữ (nét mặt, cử chỉ, trang phục…) nhằm tạo dựng các mối quan hệ trong đời sống, kinh doanh, quản trị…
1.1.2, Chức năng của giao tiếp.
- Giao tiếp giữ chức năng thu nhận và trao đổi thông tin về kinh doanh diễn ra trên thương trường.
- Giao tiếp còn giữ chức năng giao lưu tình cảm, tư tưởng, văn hoá … để phát triển nhân cách con người cho hoàn chỉnh, tâm hồn, tình cảm ngày càng phong phú.
1.1.3, Mục đích của giao tiếp.
- Để truyền đạt các mệnh lệnh, chỉ thị... hay chính là để thực hiện một chức năng giao tiếp cơ bản của quản trị.
- Để tìm hiểu, tiếp nhận các thông tin, từ đó đề ra những quyết định chính xác và kịp thời trong hoạt động kinh doanh.
- Nhằm mục đích trao đổi tâm tư, tình cảm, ý nghĩ với nhau.
1.2. Các mô hình, công cụ và phong cách giao tiếp.
1.2.1, Các mô hình giao tiếp:
Mô hình giao tiếp Wiener
Theo quan điểm của Wiener thì giao tiếp là một quá trình hai chiều.
Mô hình giao tiếp của Wiener:
Điều chỉnh
Bộ phát Thông điệp Bộ thu
Phản hồi
Mô hình giao tiếp của Birdwhistell
Giao tiếp là một quá trình đa kênh, sử dụng tổng hợp các phương tiện và giác quan để làm cho các bên đối thoại hiểu nhau tối đa.
Các kênh đó là : Thính giác, thị giác, khứu giác, vị giác, xúc giác.
Mô hinh Jacobon
Jacobson đưa ra mô hình giao tiếp: Mô hình cấu trúc và mô hình chức năng.
- Mô hình cấu trúc:
Gồm 6 yếu tố; người truyền đạt, bản thông điệp, người tiếp nhận, bộ mã, sự giao tiếp, bối cảnh giao tiếp.
- Mô hình chức năng:
Là mô hình tổng quát của mọi sự giao tiếp và bao gồm 6 yếu tố: Chức năng nhận thức, chức năng duy trì sự tiếp xúc, chức năng cảm xúc, chức năng nêu ngữ, chức năng thơ mộng, chức năng quy chiếu.
1.2.2, Các công cụ giao tiếp:
Công cụ giao tiếp chủ yếu của con người là ngôn ngữ nói, sau đó là ngôn ngữ biểu cảm, ngôn ngữ viết.
- Ngôn ngữ nói: Là công cụ giao tiếp được sử dụng phổ biến nhất. Qua ngôn ngữ nói ta có thể nhận biết con người thông minh hay dốt nát, người nóng nảy hay nhã nhặn, kẻ ích kỷ kiêu kăng hay người độ lượng khiêm tốn.
- Ngôn ngữ viết: Được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp dưới danh thông báo, chỉ thị, nghị quyết, báo cáo, ký kết hợp đồng, thiếp mời, thiếp chúc mừng, nội dung báo cáo…
- Ngôn ngữ biểu cảm: Là sự biểu lộ tình cảm, thái độ của con người trong giao tiếp, thông qua dáng điệu, nét mặt, ánh mắt, nụ cười, cử chỉ…
1.2.3, Phong cách giao tiếp.
Là hệ thống phương thức mà con người sử dụng khi giao tiếp và quan hệ với nhau. Nó bao gồm một hệ thống các hành vi, cử chỉ, lời nói được sử dụng trong quá trình giao tiếp.
Phong cách giao tiếp của con người có những nét đặc trưng sau:
- Mang tính ổn định cá nhân
- Mang tính ổn định xã hội
- Mang tính linh hoạt, mềm dẻo
CHƯƠNG II: GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH.
2.1, Lý luận giao tiếp trong kinh doanh.
2.1.1, Khái niệm, đặc điểm.
Khái niệm.
Giao tiếp trong kinh doanh là mối quan hệ hay sự tiếp xúc giữa những con người với nhau trong hoạt động kinh doanh như: Trong sản xuất, thương mại, dịch vụ…
Đặc điểm.
- Mang tính nhận thức: Mỗi người đều ý thức được mục đích giao tiếp nhiệm vụ, nội dung của tiến trình giao tiếp.
- Trao đổi thông tin: Trong kinh doanh khi giao tiếp giúp thông tin được lan từ người này sang người khác.
- Giao tiếp trong kinh doanh là một quan hệ xã hội,mang tính xã hội : Mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới, giữa doanh nghiệp với đối tác, đối thủ…
- Giao tiếp trong kinh doanh mang tính chất lịch sử xã hội : Giao tiếp bao giờ cũng được các cá nhân, doanh nghiệp thực hiện với nội dung cụ thể, không gian thời gian xác định.
- Giao tiếp trong kinh doanh mang tính kế thừa và chọn lọc :thông qua giao tiếp sẽ lưu giữ những dấu ấn về cấp trên,cấp dưới, đồng nghiệp, khách hàng để những lần giao tiếp có thể vững vàng hơn chủ động hơn.
- Tính chủ thể trong giao tiếp :mỗi cá nhân trong giao tiếp đóng vai trò khác nhau khi là người nói,khi là người nghe...
- Sự lan truyền lây lan cảm xúc và tâm trạng: Con người có khả năng đồng cảm khi giao tiếp, khi tiếp xúc tâm trạng của người này sẽ ảnh hưởng đến người khác.
2.1.2, Một số nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp.
- Trong kinh doanh ai cũng quan trọng
- Phải nghiêm túc trong công việc và giao tiếp
- Kín đáo, thận trọng
- Không phung phí thời gian của mình và người khác
- Phải duy trì chữ tín
2.1.3, Các hoạt động giao tiếp chủ yếu trong kinh doanh.
- Hội họp.
- Tiếp khách.
- Giao tiếp qua điện thoại,máy fax.
- Đối thoại.
- Thư từ giao dịch.
- Tiếp xúc với báo chí.
2.2, Vai trò của giao tiếp trong kinh doanh.
Để đàm phán, thảo luận, bàn bạc, đi đến ký kết các hợp đồng kinh tế, để thực hiện quá trình mua bán… giao tiếp giúp truyền đạt các chỉ thị, mệnh lệnh… hay nói một cách khác là để thực hiện chức năng giao tiếp cơ bản của quản trị.
Trên thương trường giao tiếp giúp con người tìm hiểu, tiếp nhận các thông tin, từ đó đề ra những quyết định chính xác và kịp thời cho hoạt động kinh doanh.
Trong cuộc sống, giao tiêp giúp con người trao đổi, tâm sự tình cảm, ý nghĩ với nhau.
Ngày nay giao tiếp trong kinh doanh càng có tầm quan trọng đặc biệt do môi trường kinh doanh đang có những biến đổi lớn, tổ chức, đối tác, phong cách và nội dung quản lý…cũng đã thay đổi nhiều đòi hỏi các nhà quản trị kinh doanh cần phải xác lập các chuẩn mực về úng xử để phù hợp với hoàn cảnh trong và ngoài nước.
2.3, Ý nghĩa của giao tiếp trong kinh doanh.
Giao tiếp trong kinh doanh có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế phát triển và mở rộng tái sản xuất, giải quyết những mâu thuẫn nội bộ tạo “nhân hòa” để kinh doanh có hiệu quả.
Giao tiếp trong kinh doanh sẽ tạo được mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác, với bạn hàng, với cấp trên, với cộng sự và đó cũng là những tiêu chuẩn quan trọng để tuyển chọn người lãnh đạo kinh doanh
Giao tiếp trong kinh doanh có tác dụng truyền bá, giao lưu văn hóa, văn minh giữa các dân tộc trên Thế giới, là tấm gương phán ánh trình độ con người, đất nước về lối sống, phong tục, tập quán… của mỗi dân tộc, thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển, tạo điều kiện hòa nhập với Thế giới.
Đặc biệt trong kinh doanh, giao tiếp còn là môi trường thuận lợi để học hỏi, nâng cao trình độ, nghệ thuật kinh doanh, xóa bỏ thói quen ích kỷ, hẹp hòi, bảo thủ, lạc hậu….
2.4, Ứng dụng giao tiếp.
Trong cuộc sống, trong giao tiếp hàng ngày con người luôn phải ứng phó với biết bao tình huống, có lúc dễ dàng xử lý, có lúc thật phức tạp, khó xử. Xã hội càng văn minh thì nhu cầu trong giao tiếp của con người càng cao. Ứng xử một cách thông minh, khôn khéo, tế nhị, kịp thời, có hiệu quả, đạt tới mức độ nghệ thuật, ngày nay còn được coi như bí quyết thành công trong cuộc sống, trong công việc.
Một số tình huống cần giải quyết trong giao tiếp
2.4.1, Tình huống cần đối đáp mềm mỏng, ý nghĩa sâu xa.
Dân gian có câu:
" Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau".
Đối với nhiều ý kiến phê bình, phản đối của đối phương, không nên đáp lại bằng những lời nói hằn học, nặng nề mà nhiều khi nên dùng lời nói nhẹ nhàng nhưng chứa đựng những ý nghĩa sâu xa.
2.4.2, Tình huống phải chuyển bại thành thắng.
Trong cuộc sống đời thường nhiều khi ta bị đẩy vào tình huống bất lợi, có nguy cơ thất bại, lúc đó đòi hỏi phải bình tĩnh, suy nghĩ ngay đến những hậu quả xấu nhất có thể xảy ra (chuẩn bị tâm thế sẵn sàng chấp nhận). Tìm xem có cách gì để hạn chế mức thấp nhất những tác hại (ví dụ: Điều gì đã đẩy ta vào tình thế bất lợi, có cách nào tạo được kế hoãn binh có vẻ ít liên quan, nhưng nếu được "địch thủ" sẵn sàng chấp nhận thì chính điều có vẻ không liên quan đó có thể thay đổi tình thế...).
2.4.3, Tình huống dùng hài hước.
"Khi bạn nổi cáu ta hãy đùa lại một câu” (Laphôngten).
Hài hước là một nhân tố cực kỳ quan trọng trong ngôn ngữ giao tiếp. Đó là "chiếc van an toàn" cho mọi cuộc xung đột, là chìa khóa để mở "cánh cửa lòng". Lời đối đáp khôn ngoan, thông minh, dùng ngôn ngữ hài hước để phê phán thường mang lại hiệu quả lớn hơn nhiều. Bởi thế khi kể một câu chuyện cười hoặc một lời đối đáp có nội dung, cách nói hài hước thường làm cho không khí vui nhộn, điều tiết được tình cảm, nhắc khéo người khác mà không làm họ bực mình. Tất nhiên cũng không nên lạm dụng nó.
2.4.4, Tình huống phải đi thẳng vào vấn đề khi cần thiết.
Trong cuộc sống có trường hợp không thể quanh co, bóng gió, tế nhị mà phải bày tỏ quan điểm, thái độ của mình một cách thẳng thắn, kiên quyết. Lúc đó phải diễn đạt vào thẳng nội dung chính của vấn đề để biểu hiện ý chí và lòng tin ở bản thân. Đối với những vấn đề then chốt không nên tỏ ra quá cân nhắc, đắn đo làm cho người nghe cảm thấy thiếu tin tưởng, do dự. Tất nhiên để nói bằng cách này cần phải suy nghĩ, cân nhắc thật kỹ càng.
2.4.5, Tình huống nói ẩn ý bằng ngụ ngôn.
Trong giao tiếp khi cảm thấy khó thuyết phục người khác bằng lý lẽ trực tiếp hoặc cảm thấy dễ bị phản ứng, không tiện nói thẳng ra, thì người ta thường dùng phương pháp ẩn ý bằng ngụ ngôn. Tức là chọn những câu chuyện ngụ ngôn có nội dung ẩn ý bên trong phù hợp với mục đích khuyên răn, thuyết phục của mình để kể cho đối phương nghe.
Cái lợi của phương pháp này là người nghe phải suy nghĩ mới hiểu hết cái ẩn ý bên trong đó. Bản thân câu chuyện sẽ đưa ra những lời khuyên sâu sắc chứ không phải người kể chuyện, do đó không có lý do để nổi khùng, tự ái hoặc mặc cảm.
Tuy nhiên để dùng phương pháp này có hiệu quả, người dùng phương pháp này phải am hiểu câu chuyện phù hợp với trình độ người nghe, nếu người nghe không hiểu gì cả, sẽ không có tác dụng.
2.4.6, Tình huống phản bác khéo những yêu cầu vô lý ở người khác.
Cũng có lúc bạn gặp những người khăng khăng đưa ra cho bạn những đòi hỏi vô lý không thể thực hiện được. Trước những tình huống đó nhiều khi ta không thể bác bỏ thẳng thừng vì chạm lòng tự ái hoặc người không thỏa mãn với ta rồi tiếp tục quấy rối nữa và cách đó cũng chưa làm cho người tự nhận thấy được những đòi hỏi của họ là vô lý.
Vậy ta sẽ xử lý thế nào trong trường hợp đó? Tốt nhất là hãy thừa nhận đã, sau đó khéo léo chỉ ra sự vô lý hoặc điều không thể thực hiện được. Cũng có thể cảnh tỉnh người đó bằng việc chỉ ra những điều bất lợi, sự nguy hiểm nếu người đó cứ giữ nguyên ý kiến, nhắm mắt hành động. Chú ý ngôn ngữ không nên gay gắt nhưng tỏ ra cương quyết.
2.4.7, Tình huống thừa nhận trước để chuyển hướng sau.
Nếu khi bạn không đồng ý với ý kiến của đối phương mà người đó lại là cấp trên, người lớn tuổi, cha mẹ... thì bạn sẽ xử sự như thế nào? Việc thuyết phục để đối phương nghe theo mình, có nghĩa là chấp nhận ý kiến của mình cũng đòi hỏi phải có một nghệ thuật nhất định.
Bạn chớ phản đối và phê phán các ý kiến của đối phương. Bạn hãy tiếp thu ý kiến của họ, biểu thị thái độ đồng cảm ở mức độ nào đó để có thể làm giảm được sự cứng nhắc của đối phương, khiến họ bằng lòng nghe ý kiến của bạn. Song phải nắm vững nguyên tắc không được tỏ thái độ của mình ngang bằng với đối phương để tiếp sau đó dùng lời mà chuyển hướng, thay đổi cách nhìn nhận của đối phương, làm họ bằng lòng tiếp thu ý kiến của bạn.
2.4.8, Tình huống cần bạn đồng minh.
Khi tranh luận trước nhiều người cần thể hiện quan điểm, bạn nên chú ý đầy đủ đến thái độ của những người xung quanh, cần động viên được nhiều người nghe và ủng hộ quan điểm của mình. Nếu người nghe ủng hộ ta, đồng tình với quan điểm của ta đang trình bày, sẽ tạo thành một sức mạnh to lớn, một sức ép tinh thần làm đối phương không phản kích lại được.
Chẳng hạn khi đang xếp hàng có người chen ngang, bạn lợi dụng thái độ của số đông mọi người xung quanh để gạt người đó ra khỏi hàng là hợp lý nhất.
2.4.9, Tình huống không nhượng bộ khi mình có lý trong tranh luận.
Trong quan hệ giữa người với người, tranh luận là một điều hết sức bình thường và không thể tránh được. Không có tranh luận, điều phải trái không được phân định. Không thể coi tranh luận là một thói xấu mà hạn chế nó.
Song tranh luận có thể dẫn đến sự không thoải mái hoặc đôi khi xung đột. Tranh luận có phương pháp sẽ đem lại kết quả tốt là điều chúng ta cần chú ý học hỏi.
Một là, khi tranh luận nên có thái độ thật công bằng, đừng làm tổn thương đến lòng tự ái của người kia. Sự phê phán, bình phẩm người khác không thể quá một giới hạn nhất định, nếu không có thể làm tăng thêm mâu thuẫn vốn có.
Hai là, giọng nói phải mền mỏng, thật lòng. Trong tranh luận phải tỏ ra tôn trọng nhau, làm sao cho người cùng tranh luận tin rằng tranh luận thật là có ích. Trong tranh luận nhiều khi người thắng không hẳn đã là nhiều lý lẽ biết hùng biện, mà có thể là người có thái độ đúng mực và chân thực nhất.
Ba là, tranh luận phải có mục đích rõ ràng. Tranh luận nên xoay quanh những điều cần giải quyết.
2.4.10, Tình huống cần thuyết phục bằng hành động.
"Mọi lý thuyết đều màu xám
Còn cây đời mãi mãi xanh tươi" (Gơt)
Trong giao tiếp, khi cảm thấy khó thuyết phục người khác nghe ý kiến của mình bằng lời nói, bạn có thể dùng hành động để thuyết phục.
Thuyết phục bằng hành động thường hiệu quả lớn nhất. Thông qua việc làm, hành động cụ thể, ta có thể làm cho đối phương thay đổi cách nghĩ, tình cảm, thái độ, chấp nhận ý kiến của ta.
Bạn là một cán bộ phong trào thanh niên. Bạn muốn tổ chức các hoạt động văn hóa thể dục thể thao thanh niên nhưng các cấp lãnh đạo ở địa phương chưa tin tưởng vào khả năng của bạn, chưa tạo điều kiện mọi mặt để bạn làm việc. Bạn đừng nản chí và cũng đừng dùng lời nói để thuyết phục. Hãy cố gắng tạo ra một vài việc làm cụ thể có hiệu quả. Từ sự thành công đã đạt được, tận dụng thời điểm gây hưng phấn cao rồi đưa ra những kiến giải hợp lý với các cấp lãnh đạo.
Như vậy, mục đích và kết quả hoạt động đạt được và mối quan hệ ảnh hưởng của bạn phát triển tốt hơn.
Khi vận dụng phương pháp này bạn cần lưu ý:
- Mục đích hoạt động phải rõ ràng, không vụ lợi.
- Có kế hoạch hành động chi tiết, tính đến các điều kiện cần và đủ đảm bảo cho sự thành công, bước đầu tiên tránh thất bại.
- Tạo dư luận ủng hộ để gây sức ép hoặc quy tụ sức mạnh
- Làm thử để chứng minh, rút kinh nghiệm.
- Tạo quan hệ gần gũi tin cẩn.
Nếu ở vào tình huống các bậc "phụ huynh" của người yêu bạn còn chưa tin tưởng và chấp nhận cho bạn yêu con của họ, thì bạn cũng có thể dùng phương pháp này để đạt mục đích.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIAO TIẾP TRONG KINH DOANH.
3.1, Xu hướng phát triển các hoạt động giao tiếp trong kinh doanh.
Ngày nay, cùng với xu thế phát triển của xã hội và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, cạnh tranh sẽ không thể tránh khỏi và vô cùng khốc liệt. Trong bối cảnh đó, văn hoá giao tiếp trong kinh doanh được nói đến như một tiêu chí vô cùng quan trọng, ảnh hưởng không nhỏ đến mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Việc luôn tăng cường đổi mới hoạt động kinh doanh, đa dạng hoá các loại hình dịch vụ thì văn hoá giao tiếp ứng xử trong kinh doanh như là một tài sản vô hình, một tài sản mang tính đặc trưng, có bản sắc riêng của từng doanh nghiệp.
Trong một cuộc điều tra mới đây về những thành viên mới của một công ty với hơn 50000 nhân viên, người ta đã cho rằng kỹ năng giao tiếp là yếu tố mang tính quyết định trong việc tuyển chọn một người quản lý. Cuộc điều tra do trường Đại học Thương mại Pittsburgh đã chỉ ra rằng các kỹ năng giao tiếp bao gồm cả việc trình bày nói và viết cũng như khả năng làm việc với người khác là những yếu tố chính tạo nên thành công trong nghề nghiệp.
Ở Việt Nam, có một quy luật trong giao tiếp làm ăn là phải đi nhậu. Muốn thương thảo hợp đồng, hợp tác làm ăn, các doanh nhân phải chiêu đãi đối tác ở bàn nhậu, thậm chí phải mời đi karaoke, bia ôm, hay massage. Trong khi đó, ở nước ngoài, các hợp đồng kinh doanh đều được bàn thảo và ký kết ở phòng họp. Các hoạt động giao tiếp kinh doanh chủ yếu là qua các buổi ăn trưa, ăn tối giao lưu (networking events), hoặc họp mặt ở một câu lạc bộ nào đó (club) hay là chơi thể thao chung như tennis, golf…
3.2, Hạn chế trong giao tiếp.
3.2.1, Các hạn chế trong giao tiếp hiện nay.
- Nói nửa chừng rồi dừng lại hoặc cướp lời người đang nói, làm nhiễu thứ tự hoặc luồng suy nghĩ của người đó.
- Không nói rõ và giải thích đầy đủ làm người nghe cảm thấy đột ngột, khó hiểu đề tài nói chuyện của bạn.
- Nói sai đề tài, không quan tâm đến điều mình nói.
- Nói thao thao bất tuyệt, không ngừng nêu các câu hỏi làm người tiếp chuyện có cảm giác mình yêu cầu hơi nhiều quá.
- Không trả lời thẳng vào câu hỏi mà người khác nêu ra, quanh co, dài dòng, gây nên cảm giác không trung thực cho người hỏi.
- Tự cho rằng mọi điều mình đều biết cả.
- Làm ra vẻ hiểu biết sâu rộng.
- Phát triển câu chuyện không tập trung vào chủ đề chính làm cho người tiếp chuyện cảm thấy nhàm chán.
- Ngắt bỏ hứng thú nói chuyện của người khác để ép người đó phải chuyển sang nói về đề tài mà bạn thích.
- Thì thầm với một vài người trong đám đông.
- Dùng ngôn ngữ quá bóng bảy.
- Chêm những câu tiếng nước ngoài trong câu nói của mình một cách tùy tiện.
- Đột ngột cao giọng.
- Dùng những lời quá suồng sã với mức độ quan hệ.
- Dùng những từ đệm không cần thiết.
- Nói với giọng khích bác, chạm vào lòng tự ái của người khác.
3.2.2, Nguyên nhân.
Do cách ứng xử của con người còn quá kém không tự mình trau dồi kiến thức hay tự mình luyện tập để có thể tự tin nói trước đám đông.Ý thức chấp hành kỉ luật chưa tốt.
Do công tác tổ chức quản lý cho nhân viện học các kì năng giao tiếp trong các công ty, tổ chức còn hời hợt chưa quan tâm đúng mức hay chưa có kỉ luận nghiêm minh đối với mỗi nhân viên hay cán bộ trong tổ chức.
3.3, Giải pháp nhằm năng cao hiệu quả giao tiếp trong kinh doanh.
Thiếu giao tiếp hay giao tiếp không hiệu quả dẫn đến tình trạng quản lý kinh doanh yếu kém, không hiểu khách hàng, không nắm bắt được những nhu cầu, thị hiếu và xu hướng của thị trường, kém sự phối hợp trong hoạt động… dẫn đến kết quả cuối cùng là hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp thấp.
Để giao tiếp trong môi trường doanh nghiệp đạt hiệu quả, đòi hỏi phải hội đủ 3 yếu tố. Trước hết, tất cả mọi người tham gia đều phải có những kỹ năng phù hợp và biết cách giao tiếp tốt. Để đạt được điều này, phải đảm bảo rằng, bạn và nhân viên trong doanh nghiệp có được những kỹ năng và kiến thức cần thiết để giao tiếp có hiệu quả.
Bên cạnh đó, để giao tiếp trong doanh nghiệp đạt hiệu quả, đòi hỏi phải có môi trường hỗ trợ. Môi trường đó là lòng tin, sự cởi mở, việc chia sẻ trách nhiệm… Nếu thiếu môi trường này thì mọi kỹ năng đều trở nên vô nghĩa. Trong môi trường