Việt Nam trở thành thành viên WTO , thị trường được mở rộng cùng với
mức độ cạnh tranh gay gắt hơn buộc các doanh nghiệp trong nước phải nỗ lực
hết mình để có thể cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài. Đẩy mạnh thâm
nhập vào thị trường Hoa Kỳ trong điều kiện hội nhập mới, doanh nghiệp Việt
Nam vừa đạt được mục tiêu chiếm lĩnh thị trường, vừa gia tăng sự ảnh hưởng
trong quan hệ thương mại với Hoa Kỳ, mặt khác chúng ta có thể tiếp cận được
những công nghệ hiện đại, những nguồn lực kỹ thuật quan trọng cần thiết cho
phát triển kinh tế nội địa.
Hoa Kỳ là một cường quốc kinh tế hàng đầu trên thế giới. Thị trường Hoa
Kỳ thực sự hấp dẫn với bất kì doanh nghiệp nào: Thu nhập Quốc dân GDP luôn
duy trì ở mức cao, thu nhập bình quân đầu người cao, nhu cầu tiêu dùng đối với
các loại hàng hoá là rất đa dạng, kim ngạch nhập khẩu hàng năm lên tới 1850 tỷ
USD chiếm 22.5% tổng kim ngạch nhập khẩu toàn thế giới – Đây là thị trường
khổng lồ đối với các doanh nghiệp của Việt Nam có thể thâm nhập.
Trong điều kiện mới hiện naymôi trường kinh doanh trong đó có môi
trường kinh tế có nhiều bất ổn, để có được một vị trí ổn định vững chắc cũng
như đẩy mạnh hơn nữa việc thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ, phía Nhà nước,
các doanh nghiệp và cả nền kinh tế còn phải làm rất nhiều việc.Vì vậy em đã
chọn vấn đề nghiên cứu là: “Giới thiệu khái quát về môi trường kinh tế Mỹ và
rút ra ý nghĩa đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập thị trường”
18 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2611 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giới thiệu khái quát về môi trường kinh tế Mỹ và rút ra ý nghĩa đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập thị trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“Bài tập điều kiện: Môn KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC”
Học viên : Nguyễn Việt Đức Lớp CH: 15 K 1
Đề tài: “Giới thiệu khái quát về môi trường kinh tế
Mỹ và rút ra ý nghĩa đối với các doanh nghiệp Việt
Nam khi thâm nhập thị trường”
“Bài tập điều kiện: Môn KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC”
Học viên : Nguyễn Việt Đức Lớp CH: 15 K 2
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam trở thành thành viên WTO, thị trường được mở rộng cùng với
mức độ cạnh tranh gay gắt hơn buộc các doanh nghiệp trong nước phải nỗ lực
hết mình để có thể cạnh tranh với doanh nghiệp nước ngoài. Đẩy mạnh thâm
nhập vào thị trường Hoa Kỳ trong điều kiện hội nhập mới, doanh nghiệp Việt
Nam vừa đạt được mục tiêu chiếm lĩnh thị trường, vừa gia tăng sự ảnh hưởng
trong quan hệ thương mại với Hoa Kỳ, mặt khác chúng ta có thể tiếp cận được
những công nghệ hiện đại, những nguồn lực kỹ thuật quan trọng cần thiết cho
phát triển kinh tế nội địa.
Hoa Kỳ là một cường quốc kinh tế hàng đầu trên thế giới. Thị trường Hoa
Kỳ thực sự hấp dẫn với bất kì doanh nghiệp nào: Thu nhập Quốc dân GDP luôn
duy trì ở mức cao, thu nhập bình quân đầu người cao, nhu cầu tiêu dùng đối với
các loại hàng hoá là rất đa dạng, kim ngạch nhập khẩu hàng năm lên tới 1850 tỷ
USD chiếm 22.5% tổng kim ngạch nhập khẩu toàn thế giới – Đây là thị trường
khổng lồ đối với các doanh nghiệp của Việt Nam có thể thâm nhập.
Trong điều kiện mới hiện naymôi trường kinh doanh trong đó có môi
trường kinh tế có nhiều bất ổn, để có được một vị trí ổn định vững chắc cũng
như đẩy mạnh hơn nữa việc thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ, phía Nhà nước,
các doanh nghiệp và cả nền kinh tế còn phải làm rất nhiều việc.Vì vậy em đã
chọn vấn đề nghiên cứu là: “Giới thiệu khái quát về môi trường kinh tế Mỹ và
rút ra ý nghĩa đối với các doanh nghiệp Việt Nam khi thâm nhập thị trường”
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo đã hướng dẫn.
“Bài tập điều kiện: Môn KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC”
Học viên : Nguyễn Việt Đức Lớp CH: 15 K 3
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ MÔI TRƯỜNG KINH TẾ MỸ
1.Khái quát chung:
Tên nước: Hợp Chủng quốc Hoa Kỳ (The United State of America)
Vị trí địa lý: Nằm ở Bắc Hoa Kỳ, phía đông là Bắc Đại Tây Dương, phía
Tây là Bắc Thái Bình Dương, phía Bắc giáp với Canada và phía Nam giáp với
Meehico.
Diện tích: 9.631.420 km2 (đứng thứ 3 thế giới sau Liên bang Nga và
Canada) km2 chiếm 6,2% diện tích toàn cầu trong đó diện tích đất liền là
9.158.960 km2 và diện tích mặt nước là 470.131 km2.
Ngôn ngữ: Tiếng Anh 82,1%, tiếng Tây Ban Nha 10,7%, các ngôn ngữ
châu Á và đảo Thái Bình Dương 2,7%, và các ngôn ngữ khác 0,7%.
Dân số Hoa Kỳ: 298.444.215 người (tính đến tháng 7-2006) người trong đó
độ tuổi 0 – 14 chiếm 21%; có 66,4% dân số trong độ tuổi 15 – 64 và có 12,6%
dân số ở độ tuổi trên 65. Tuổi thọ trung bình của người dân Hoa Kỳ là 77,4 tuổi
trong đó nam trung bình là 75,5 tuổi và nữ là 80,2 tuổi. Đây là một quốc gia đa
sắc tộc với người da trắng chiếm 77,1%; người da đen chiếm 12,9%; người châu
Á chiếm 4,2% còn lại là thổ dân và các dân tộc khác. Có khoảng 30% dân số
Hoa Kỳ hiện nay là người nhập cư và trung bình hàng năm có khoảng một triệu
người nhập cư vào Hoa Kỳ.
Hoa Kỳ là quốc gia theo thể chế Cộng hòa Tổng thống, chế độ lưỡng viện
(từ năm 1789). Hiện nay Hoa Kỳ có 50 bang, 1 quận (Washington DC – District
of Columbia) và 13 lãnh thổ quốc đảo phụ thuộc khác.
Thủ đô của Hoa Kỳ là WashingtonDC với diện tích 176 km2 và khoàng 600
nghìn dân. Các thành phố chính: New York, Los Angeles, Chicago, San
Prancisco, Philadelphia và Boston.
Đơn vị tiền tệ: Dollar Hoa Kỳ (USD)
Nhà lãnh đạo Kinh tế hiện nay: Tổng thống George Bush.
Nền kinh tế Hoa Kỳ là nền kinh tế lớn nhất thế giới với nền công nghiệp
hùng mạnh, nông nghiệp hiện đại và là trung tâm thương mại, tài chính của thế
giới.
GDP: GDP thực tế tăng 3,9% trong vòng 4 quý năm 2007. Sự tăng trưởng
này nhờ những khoản thu trong chi phí tiêu dùng, đầu tư cố định kinh doanh,
đầu tư nhà đất và chi phí của chính phủ. Xuất khẩu ròng giữ ở mức tăng trưởng
trong 4 quý năm 2007. Năm 2007 GDP của Hoa Kỳ ước tính khoảng 13,36 ngàn
tỷ USD, GDP tính theo đầu người là 43.800 USD.
“Bài tập điều kiện: Môn KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC”
Học viên : Nguyễn Việt Đức Lớp CH: 15 K 4
Lạm phát: Lạm phát giữ ở mức thấp năm 2006, nhưng tăng trong suốt năm
2007. Chỉ số tiêu dùng (CPI) tăng 3,3% trong vòng 12 tháng năm 2007. Trừ tính
không ổn định ở lương thực và năng lượng, mức giá tiêu dùng tăng 2,4% năm
2007 từ 1,9% năm 2005. Giá tiêu dùng năng lượng tăng 19% năm 2006, đặc biệt
ở giá năng lượng cơ bản. Giá lương thực tăng 2,8% năm 2007. Lạm phát (được
đo bởi chỉ số tiêu dùng) được dự đoán sẽ tăng ở mức 3,5% thời gian tới. Tuy
nhiên năm 2006, lạm phát đã tăng lên ở mức 3,2%.
Việc làm: Lao động trong lĩnh vực phi nông nghiệp tăng khoảng 2,2 triệu
người trong năm 2007, lớn nhất kể từ năm 2000. Tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống
4,4% vào tháng 12 năm 2007 (thấp so với đỉnh điểm 6,3% tháng 6 năm 2003).
Tỷ lệ thất nghiệp năm 2007 dưới mức trung bình của những thập niên 70, 80, 90
của thế kỷ XX. Việc làm gia tăng ở những khu vực ngành nghề chính năm 2007.
Dịch vụ đóng góp 85% sự gia tăng việc làm trong năm, chiếm 83% lao động.
Lao động gia tăng ở những ngành: lương thực, xây dựng, sản xuất. Năm 2007 tỷ
lệ thất nghiệp ước tính giảm xuống 4,3%.
Cán cân thanh toán: Sự thiếu hụt trong cán cân thanh toán tăng năm 2007
Xuất khẩu tăng 5 % nhờ sự tăng trưởng kinh tế mạnh ở những đối tác thương
mại nhưng nhập khẩu tăng mạnh hơn ở mức 7,2%. Sự thiếu hụt trong hàng hóa
và dịch vụ đạt mức 5,6% GDP trong quý 4 năm 2007. Sự gia tăng nhanh nhập
khẩu thực tế trải rộng ở nhiều lĩnh vực: của cải và cung ứng công nghiệp, xăng
dầu và hàng hóa tiêu dùng.
Năm 2007 xuất khẩu ước tính đạt 972,5 tỷ USD với những sản phẩm chủ yếu
là hàng nông sản (đậu nành, trái cây, bắp, lúa mì), phân bón, sản phẩm công
nghiệp (chất bán dẫn, máy bay, ô tô, máy vi tính, thiết bị viễn thông), hàng tiêu
dùng. Thị trường xuất khẩu chính là Canada, Mexico, Nhật Bản, Anh, Trung
Quốc. Nhập khẩu ước tính là 1.737 ngàn tỷ USD với những sản phẩm chủ yếu là
nông sản, dầu thô, máy vi tính, thiết bị điện tử, viễn thông, máy móc văn phòng,
hàng tiêu dùng. Thị trường nhập khẩu chính là Canada, Trung Quốc, Mexico,
Nhật Bản, Đức.
Chính sách tài chính: Quốc hội Hoa Kỳ đã thực hiện chính sách cứ 4 năm có
những thay đổi giảm thuế nhằm khắc phục những hậu quả của việc thị trường
chứng khoán kìm giữ sự phát triển kinh tế; phục hồi sự tăng trưởng của sản
lượng hàng hóa, thu nhập và việc làm. Cùng với kích thích nhu cầu tiêu dùng
ngắn hạn, Chương trình hành động năm 2005, 2007 được thiết lập nhằm nâng sự
tăng trưởng dài hạn, giảm những hạn chế của hệ thống thuế. Chương trình này
giảm thuế đánh vào thu nhập, cổ phần, tài sản. Thuế thấp kích thích những cá
nhân và doanh nghiệp sản xuất, dự trữ, và đầu tư nhiều hơn. Dự trữ và đầu tư
nhiều tạo ra tích lũy tư bản, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế và nâng
cao mức sống.
“Bài tập điều kiện: Môn KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC”
Học viên : Nguyễn Việt Đức Lớp CH: 15 K 5
Chính sách tiền tệ: Trong vòng 4 năm qua, chính sách tiền tệ tập trung vào
khắc phục những hạn chế của thị trường chứng khoán và giữ vững tăng trưởng.
Từ đầu năm 2005 đến giữa năm 2007, Ngân hàng Dự trữ Liên bang hạ thấp tỷ lệ
lãi suất tài chính Liên bang 15 lần, từ 7,5% xuống 1%. Tỷ lệ này được giữ đến
tháng 6 – 2007, sau đó Ngân hàng được tăng tỉ lệ từ từ trở lại. Trong năm 2007,
kinh tế tăng trưởng mạnh, thị trường lao động được cải thiện, làm giảm nhu cầu
kích thích tiền tệ. Tháng 5 – 2007, Ngân hàng Dự trữ Liên bang đã tăng tỉ lệ lãi
suất lên 3,2%.
Triển vọng trung – dài hạn: Nền kinh tế Hoa Kỳ tiếp tục đạt hiệu quả tăng
trưởng lâu dài. Chính phủ trông đợi GDP sẽ tăng mạnh năm 2010, lạm phát
được giữ ở mức cũ và thị trường lao động được đẩy mạnh. GDP thực tế dự kiến
sẽ tăng với tỷ lệ trung bình hàng năm 3,3% trong vòng 4 năm từ 2005 - 2008. Tỷ
lệ thất nghiệp dự tính sẽ dưới mức 5,4% vào cuối năm 2005 và dưới 5,1% năm
2006. Kinh tế tăng trưởng với mức 3,2% năm 2007, 2008 và ở mức 3,15% năm
2009, 2010.
2.Một số đặc điểm về môi trường kinh tế:
2.1.Môi trường kinh tế có tính mở cao
Hoa Kỳ là quốc gia tiên phong trong việc ủng hộ tự do hóa thương mại vì
vậy các quy chế xuất nhập khẩu mà quốc gia này đã và đang áp dụng đều phù
hợp với những nguyên tắc cơ bản của WTO, đây là quốc gia nhập khẩu với khối
lượng lớn các mặt hàng có hàm lượng lao động cao: dệt may, giày dép…trong
đó có nhiều mặt hàng tiêu dùng thông thường mà Hoa Kỳ hầu như không sản
xuất. Một thực tế là sự phát triển của nền kinh tế Hoa Kỳ đã liên tục đóng góp
cho sự phát triển toàn cầu nhờ duy trì chính sách mở cửa thị trường. Thông qua
chính sách mở cửa của mình, các nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng Hoa
Kỳ có thể tiếp cận với hàng hóa dịch vụ từ nước ngoài với những điều kiện ưu
đãi nhất. Trong hầu hết các chính sách phát triển kinh tế, Hoa Kỳ luôn chủ
trương đặt hệ thống thương mại đa phương vào trung tâm của các quan hệ
thương mại quốc tế của mình, luôn có xu hướng mở cửa thị trường một cách cao
độ thông qua các cuộc đàm phán từ song phương cho tới khu vực để đạt tới một
chiến lược tự do hóa thương mại mang lại nhiều lợi ích quốc gia nhất.
Tính mở của thị trường còn được thể hiện ở nhu cầu thị hiếu cũng như
những yêu cầu trong tiêu dùng của người Hoa Kỳ không quá khắt khe, nhu cầu
tiêu dùng nhiều nhưng họ không quá kỹ tính như những người tiêu dùng châu
Âu hay Nhật Bản. Mặt khác, là đất nước đa sắc tộc, các tầng lớp dân cư trong xã
hội cũng có sự phân hóa nhất định vì vậy nhu cầu tiêu dùng của các tầng lớp
khác nhau thì cũng khác nhau, hàng hóa bán trên thị trường Hoa Kỳ cũng sẽ đa
dạng phong phú hơn cả về chủng loại lẫn chất lượng. Sức tiêu thụ hàng hóa trên
“Bài tập điều kiện: Môn KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC”
Học viên : Nguyễn Việt Đức Lớp CH: 15 K 6
thị trường Hoa Kỳ là vô cùng hấp dẫn với bất kỳ nhà xuất khẩu nước ngoài nào.
Theo một khảo sát mới đây thì bình quân một năm, một người phụ nữ Hoa Kỳ
mua khoảng 54 bộ quần áo và 6 đôi giày, và người tiêu dùng chủ yếu hiện nay là
phụ nữ sau đó đến giới trẻ. Thị trường đồ gỗ cũng hấp dẫn không kém khi kim
ngạch nhập khẩu gỗ, các sản phẩm gỗ và đồ nội thất là trên 40 tỷ USD/ năm,
nhu cầu tiêu dùng đối với mặt hàng này hàng năm không ngừng tăng lên. Với
mặt hàng thủy sản thì trung bình một người Hoa Kỳ tiêu dùng khoảng 16,3
pound/ người/ năm, tức là họ đã tiêu thụ khoảng 8 % tổng sản lượng thủy sản
thế giới… Có thể thấy, những mặt hàng mà thị trường Hoa Kỳ có kim ngạch
nhập khẩu lớn và có nhu cầu cao đều là những hàng hóa Việt Nam hoàn toàn có
khả năng cung ứng tốt, điều đó đồng nghĩa với việc doanh nghiệp Việt Nam sẽ
có thêm nhiều cơ hội kinh doanh tại thị trường này.
2.2.Tính quy chuẩn và thống nhất cao độ đối với các sản phẩm
Là thị trường rộng, sức mua lớn, nhu cầu đa dạng nhưng đồng thời cũng là
thị trường có những quy định tương đối chặt chẽ đối với hàng hóa nhập khẩu.
Thông thường, hàng hóa được các doanh nghiệp Hoa Kỳ nhập về phải có khối
lượng lớn, phải đảm bảo đúng quy chuẩn, đúng thời hạn và đặc biệt là không
được phương hại đến lợi ích quốc gia cũng như lợi ích của các công ty nhập
khẩu. Hàng hóa trước khi đưa vào phân phối đến tay người tiêu dùng đều phải
được kiểm nghiệm chặt chẽ, chỉ khi đã đáp ứng được các chuẩn mực nhất định
mới được phép đưa vào lưu thông tới người tiêu dùng cuối cùng. Ngoài ra, trong
quá trình nhập khẩu hàng hóa vào thị trường nội địa, Hoa Kỳ cũng đưa ra những
quy định chung về cách tính trị giá hải quan, về nội dung hình thức của một hóa
đơn thương mại đặc biệt vấn đề xuất xứ sản phẩm rất được coi trọng. Mức thuế
nhập khẩu được áp dụng khác nhau cho các hàng hóa đến từ các nhóm nước
khác nhau và một số mặt hàng còn chịu sự quản lý bằng hạn ngạch phân bổ theo
quốc gia do đó việc xác định được xuất xứ hàng hóa là hết sức quan trọng.
2.3.Hệ thống phân phối thống nhất và ổn định
Do đặc tính là thị trường lớn, thị hiếu tiêu dùng đa dạng nên việc cung ứng
các loại hàng hóa tới người tiêu dùng cũng phải có quy mô tương ứng. Thực tế
đã cho thấy hệ thống phân phối hàng hóa ở Hoa Kỳ phát triển ở trình độ cao và
có một tổ chức hoàn chỉnh. Tại Hoa Kỳ hiện nay có nhiều loại công ty lớn, vừa
và nhỏ sử dụng các kênh phân phối sản phẩm khác nhau. Các công ty lớn
thường có hệ thống phân phối riêng và tự mình thực hiện các khâu từ nghiên
cứu, sản xuất, tiếp thị, phân phối và tự nhập khẩu. Còn đối với các công ty vừa
và nhỏ thì vận động xung quanh hệ thống thị trường và được sự hỗ trợ từ phía
Chính phủ. Các công ty vừa và nhỏ của Hoa Kỳ tiến hành nhập khẩu hàng hóa
về và bán tại thị trường trong nước thông qua nhiều cách khác nhau: bán cho các
cửa hàng bán lẻ, bán cho các nhà phân phối, tiến hành bán lẻ trực tiếp…Khi nói
tới các kênh phân phối trên thị trường Hoa Kỳ không thể không nhắc tới vai trò
“Bài tập điều kiện: Môn KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC”
Học viên : Nguyễn Việt Đức Lớp CH: 15 K 7
của hệ thống bán lẻ. Hiện nay Hoa Kỳ có trên 1 triệu doanh nghiệp bán lẻ chiếm
khoảng 11,7% tổng số việc làm tại Hoa Kỳ, riêng trong ngành may mặc đã có
hàng trăm cửa hàng bán lẻ quần áo với doanh thu khoảng 93 tỷ USD/ năm. Với
mặt hàng thủy sản, việc cung ứng cũng rất tiện lợi với hệ thống các nhà hàng, hệ
thống cung cấp cho các cơ sở ăn uống công cộng như trường học, hộ gia đinh;
hệ thống bán lẻ là các chuỗi siêu thị, các cửa hàng bán lẻ, các chợ, các cửa
hàng…
2.4.Cường độ cạnh tranh cao
Như đã biết, nhu cầu nhập khẩu của Hoa Kỳ hàng năm là lớn nhất thế giới,
đây là cái đích hướng tới của nhiều nhà xuất khẩu. Do đó trên thị trường này
luôn có mặt của rất nhiều nhà cung cấp lớn nhỏ từ khắp nơi trên thế giới, đó
chính là nguyên nhân cơ bản của sự cạnh tranh gay gắt giữa các nhà xuất khẩu
với nhau, giữa nhà xuất khẩu với nhà sản xuất nội địa, và trong những chiến
lược cạnh tranh đó, giá cả và chất lượng là hai yếu tố cơ bản nhất giữ vai trò
quan trọng cần được các doanh nghiệp xuất khẩu lưu tâm. Trong hai yếu tố đó,
giá cả đôi khi có sức cạnh tranh hơn so với chất lượng sản phẩm bởi người tiêu
dùng Hoa Kỳ thường không muốn trả tiền theo giá niêm yết, hàng hóa bán tại trị
trường Hoa Kỳ phải kèm theo dịch vụ sau bán hàng, số lượng và chất lượng của
những dịch vụ này có ý nghĩa quan trọng trong sự lựa chọn mua hàng của họ.
Nắm được đặc điểm này mà các doanh nghiệp thường tập trung cao vào phục vụ
tốt các dịch vụ sau bán hàng cũng như tìm cách để hạ thấp giá thành sản phẩm
đến mức tối thiểu có thể. Các nhà kinh doanh tại thị trường Hoa Kỳ phải chấp
nhận cạnh tranh gay gắt và cái giá phải trả cho sự nhầm lẫn là rất lớn.
2.5.Các hiệp hội kinh doanh và hệ thống tư vấn rất được đề cao
Mặc dù là thị trường có tính mở khá cao nhưng trên thực tế các chính sách
thương mại của quốc gia này vẫn mang xu hướng bảo vệ các doanh nghiệp sản
xuất trong nước tương đối chặt chẽ và nghiêm ngặt. Điều này được thể hiện ở
một số lượng lớn các Hiệp hội, các tổ chức của các nhà kinh doanh giữ vai trò
hướng dẫn, phối hợp hoạt động và bảo vệ lợi ích các doanh nghiệp trong nước
trước sự thâm nhập mạnh mẽ của các doanh nghiệp nước ngoài. Điều này vừa
tạo ra những thách thức và những cơ hội mà nếu doanh nghiệp nước ngoài khai
thác được thì sẽ có được một sự đảm bảo vững chắc cho xuất khẩu hàng hóa vào
thị trường Hoa Kỳ là: thông qua thiết lập mối quan hệ tốt đẹp bình đẳng với các
tổ chức Hiệp hội ngành hàng của Hoa Kỳ, nhà xuất khẩu nước ngoài sẽ có thể dễ
dàng tìm cho mình những đối tác làm ăn là các doanh nghiệp nội địa phù hợp
nhất từ đó thiết lập quan hệ thương mại, cơ sở cho việc mở rộng thị trường xuất
khẩu, đây là cách tiếp cận thị trường hiệu quả cao và đảm bảo được sự tin cậy.
Hệ thống pháp luật Hoa Kỳ vốn phức tạp nên để có thể hiểu được những
vấn đề liên quan đến pháp luật cũng như có một sự đảm bảo pháp lý vững chắc
cho hoạt động kinh doanh của mình, nhà xuất khẩu thường lựa chọn cho mình
“Bài tập điều kiện: Môn KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC”
Học viên : Nguyễn Việt Đức Lớp CH: 15 K 8
những cố vấn luật pháp riêng. Các nhà nhập khẩu Hoa Kỳ rất đề cao vai trò của
các dịch vụ tư vấn đặc biệt là dịch vụ tư vấn luật, họ rất sợ trong hợp đồng của
mình có bất cứ điều gì không rõ ràng hay không đúng với quy định của pháp
luật, và họ cũng muốn các đối tác làm ăn của mình nắm vững cơ sở pháp lý cho
các điều khoản hợp đồng. Các nhà xuất khẩu, doanh nghiệp nước ngoài luôn cần
phải có sự hỗ trợ của các loại hình dịch vụ này cho quá trình hoạt động của mình
trong quan hệ làm ăn với thương nhân Hoa Kỳ, tuy nhiên cũng cần phải tính
toán cụ thể vì giá của những dịch vụ này tại Hoa Kỳ là tương đối cao. Với người
Hoa Kỳ, “thời gian là tiền bạc”, họ cũng coi thời gian là một loại hàng hóa như
tất cả các loại hàng hóa khác, người Hoa Kỳ tiết kiệm thời gian như tiết kiệm
tiền bạc đặc biệt là những người làm dịch vụ tư vấn, luật sư…thường tính phí
hoặc tiền công dựa trên số giờ làm việc với khách hàng. Vì vậy, các nhà kinh
doanh nước ngoài khi cần phải sử dụng các dịch vụ này phải hết sức lưu ý:
chuẩn bị đầy đủ và chu đáo mọi câu hỏi cần giải đáp cũng như nội dung cần tư
vấn để đi thẳng vào vấn đề, tiết kiệm tối đa thời gian sử dụng các dịch vụ này.
Cũng chính vì tiết kiệm thời gian mà các nhà kinh doanh Hoa Kỳ không có
nhiều thời gian cho những câu chuyện rông dài hoặc đọc những bức thư dài hoặc
phải chờ đợi sự trả lời chậm trễ. Do đó, các bức thư chào hàng hoặc giao dịch
trước hết phải đảm bảo được sự ngắn gọn súc tích thu hút được sự chú ý của đối
tác, nội dung phải rõ ràng và trả lời thẳng vào vấn đề mà đối tác quan tâm. Sự
chậm trễ trả lời các thư hỏi hàng sẽ làm mất cơ hội kinh doanh.
CHƯƠNG 2: BÀI HỌC Ý NGHĨA CHO CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT
NAM KHI THÂM NHẬP VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ
Trong chiến lược đẩy Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế của Việt
Nam, khi Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã mang lại những kết quả
tốt đẹp trong quan hệ thương mại của hai nước và đặc biệt khi Việt Nam đã trở
thành thành viên chính thức của WTO, hàng hóa của Việt Nam sẽ có nhiều cơ
hội hơn tại thị trường Hoa Kỳ, tuy nhiên để đạt được những mục tiêu đã đặt ra
đòi hỏi phải có sự cố gắng rất nhiều từ phía các cơ quan Nhà nước, Chính phủ
và từ phía các doanh nghiệp, chúng ta cần phải hiểu mình đang đứng ở vị trí
nào, và đứng ở đâu tại thị trường này, từ đó mới có thể đưa ra những định hướng
phát triển trong những giai đoạn tới.
1.Cần dự báo về nhu cầu thị trường Hoa Kỳ
Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ trong những năm gần đây phát
triển theo chiều hướng tích cực, tuy nhiên trên thực tế mối quan hệ này vẫn đang
phải chịu rất nhiều tác động chủ quan và khách quan. Mới đây, Chính phủ Hoa
Kỳ đã ban hành cơ chế giám sát hàng hóa của Việt Nam nhập khẩu vào Hoa Kỳ,
một hình thức của sự gia tăng rào cản thương mại và bảo vệ hàng hóa nội địa.
Mặc dù vậy, theo dự báo của các nhà kinh tế thì với tốc độ tăng trưởng thương
“Bài tập điều kiện: Môn KINH DOANH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC”
Học viên : Nguyễn Việt Đức Lớp CH: 15 K 9
mại như hiện nay, xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam sang Hoa Kỳ có thể đạt 11
tỷ USD tăng 35% so với năm 2006, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu dự kiến: dệt may
đạt 4 tỷ USD tăng 30%; thuỷ sản đạt 650 triệu USD tăng 8%; giày dép đạt 1,2 tỷ
USD tăng 40%; đồ gỗ đạt 1,2 tỷ USD tăng 40%; rau quả (chủ yếu là hạt điều)
đạt 240 triệu USD tăng 20%; cà phê đạt 320 triệu USD tăng 28%; dầu khí đạt
900 triệu USD (không tăng) và máy thiết bị đạt 950 triệu USD.
Trước hết là đối với hàng dệt may, hạn ngạch dệt may Hoa Kỳ áp dụng với
Việt Nam đã được xóa bỏ từ ngày 11/1/2007 nhưng thay vào đó Hoa Kỳ lại thực
hiện cơ chế giám sát chặt chẽ nhập khẩu dệt may từ Việt Nam và sẽ thực hiện
điều tra về