Giới và những vấn đề về giới nảy sinh từ rất lâu cùng với sự hình
thành và phát triển của con người,xã hội.Sự khác biệt giới cùng với nó là sự
khác biệt về các yếu tố sinh học, tâm lý và văn hoá -xã hội của nó dẫn tới sự
khácbiệt về các mặt khácnhau trong đời sống mỗi cá nhân.Một trong
những khác biệt đó là sự khác biệt giới về hành vi tình dụctrước hôn nhân.
Duy trì giống nòithông qua các hoạt động tình dục không chỉ là chức
năng tự nhiên của hai giới nam và nữ để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển
của những thế hệ sau, mà nó còn mang tính xã hội, liên quan đến nhân cách
và tính "người" của con người nói chung và mỗi giới nói riêng. Khi nói đến
tình dục và các hành vi tình dục người ta thường nói đếnnhu cầutình cảm,
cảm xúc và nhu cầu gần gũi cả về tâm hồn cũng như thể xác của hai giới
nam và nữ. Tính xã hội của các hành vi tình dục giữa nam và nữ được thể
hiện rõ nhất qua thiết chế hôn nhân, gia đình và dòng họ. Xã hội càngphát
triển thì các vấn đề về giớicàng trở thành vấn đề nổi cộm và đượcquan tâm,
đặc biệt là hành vi tình dục trước hôn nhâncủa hai giới. Thông thường,
chúng ta thường thấy báo chí, các phương tiềntruyền thông đại chúng hay
dư luận xã hội thường đề cập đến "quan hệ tình dụctrước hôn nhân" như
một mặt trái của xã hội loài người, tuy nhiên, "quan hệtình dục" chỉ là một
trong những "hành vi tình dục" và là biểu hiện thường xuyên, rõ nét nhất của
"hành vi tình dục". Vì vậy, để xem xét vấn đề một cách toàn diện chúng ta
cần xem xét các "hành vi tìnhdục trước hôn nhân". Theo quan điểm của
Freud, việc quan hệ tình dục nói chung và thực hiện các hành vi tình dục nói
riêng là biểu hiện của bản năng gốc của con người, tức là nó thuộc về yếu tố
sinh lý, nó có sự khác nhau về cấu tạo giới và tâm lý lựa chọn hành vi tình
3
dục (mà cao nhất là giao cấu tình dục) của mỗi giới. Dưới môi trường xã hội,
điều này càng bị quy định chặt chẽ hơn bằng các quy tắc, chuẩn mực, khuôn
phép của loài người. Vì vậy, chúng tôi không phán xét hành vi tình dục
trước hôn nhân của hai giới dưới góc độ đạo đức mà dưới góc độ xã hội học,
chúng tôi xem xét các yếu tố giới như sinh lý, tâm lý, văn hoá -xã hội ảnh
hưởng đến hành vi tình dục của cá nhân như thế nào? sự khác nhau về nhận
thức và lựa chọn hành vi tình dục trước hôn nhâncủa mỗi giớira sao?
46 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2304 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giới và sự khác biệt giới trong sức khoẻ sinh sản (nghiên cứu trường hợp thanh niên), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1MỤC LỤC
Phần mở đầu
1.Lí do chọn đề tài………………………………………………….2
2. Câu hỏi ban đầu………………………………………………….3
3. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn…………………………..4
4. Mục đích và mục tiêu nghiên cứu……………………………….4
5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu……………………...4
6. Phương pháp nghiên cứu………………………………………...5
7. Giả thuyết nghiên cứu…………………………………………...5
8. Khung lí thuyết………………………………………………….6
Phần nội dung chính
Chương1: Cơ sở lí luận và thực tiễn nghiên cứu
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu………………………………….7
1.2. Các khái niệm công cụ…………………………………………12
1.3. Lí thuyết áp dụng……………………………………………….15
Chương 2: Kết quả nghiên cứu
2.1. Sự khác về các yếu tố giới trong hành vi tình dục trước hôn nhân.
2.1.1 Yếu tố sinh lí………………………………………………….16
2.1.2. Yếu tố tâm lí- nhận thức……………………………………...21
2.1.3 Yếu tố văn hóa- xã hội………………………………………..27
2.2. Sự khác biệt giới về hành vi tình dục trước hôn nhân………….36
Chương 3: Kết luận và khuyến nghị
3.1. Kết luận
3.2. Khuyến nghị
2PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Giới và những vấn đề về giới nảy sinh từ rất lâu cùng với sự hình
thành và phát triển của con người, xã hội. Sự khác biệt giới cùng với nó là sự
khác biệt về các yếu tố sinh học, tâm lý và văn hoá - xã hội của nó dẫn tới sự
khác biệt về các mặt khác nhau trong đời sống mỗi cá nhân. Một trong
những khác biệt đó là sự khác biệt giới về hành vi tình dục trước hôn nhân.
Duy trì giống nòi thông qua các hoạt động tình dục không chỉ là chức
năng tự nhiên của hai giới nam và nữ để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển
của những thế hệ sau, mà nó còn mang tính xã hội, liên quan đến nhân cách
và tính "người" của con người nói chung và mỗi giới nói riêng. Khi nói đến
tình dục và các hành vi tình dục người ta thường nói đến nhu cầu tình cảm,
cảm xúc và nhu cầu gần gũi cả về tâm hồn cũng như thể xác của hai giới
nam và nữ. Tính xã hội của các hành vi tình dục giữa nam và nữ được thể
hiện rõ nhất qua thiết chế hôn nhân, gia đình và dòng họ. Xã hội càng phát
triển thì các vấn đề về giới càng trở thành vấn đề nổi cộm và được quan tâm,
đặc biệt là hành vi tình dục trước hôn nhân của hai giới. Thông thường,
chúng ta thường thấy báo chí, các phương tiền truyền thông đại chúng hay
dư luận xã hội thường đề cập đến "quan hệ tình dục trước hôn nhân" như
một mặt trái của xã hội loài người, tuy nhiên, "quan hệ tình dục" chỉ là một
trong những "hành vi tình dục" và là biểu hiện thường xuyên, rõ nét nhất của
"hành vi tình dục". Vì vậy, để xem xét vấn đề một cách toàn diện chúng ta
cần xem xét các "hành vi tình dục trước hôn nhân". Theo quan điểm của
Freud, việc quan hệ tình dục nói chung và thực hiện các hành vi tình dục nói
riêng là biểu hiện của bản năng gốc của con người, tức là nó thuộc về yếu tố
sinh lý, nó có sự khác nhau về cấu tạo giới và tâm lý lựa chọn hành vi tình
3dục (mà cao nhất là giao cấu tình dục) của mỗi giới. Dưới môi trường xã hội,
điều này càng bị quy định chặt chẽ hơn bằng các quy tắc, chuẩn mực, khuôn
phép của loài người. Vì vậy, chúng tôi không phán xét hành vi tình dục
trước hôn nhân của hai giới dưới góc độ đạo đức mà dưới góc độ xã hội học,
chúng tôi xem xét các yếu tố giới như sinh lý, tâm lý, văn hoá - xã hội ảnh
hưởng đến hành vi tình dục của cá nhân như thế nào? sự khác nhau về nhận
thức và lựa chọn hành vi tình dục trước hôn nhân của mỗi giới ra sao?
2. Câu hỏi ban đầu
- Khác biệt giới về tâm lý, sinh lý và văn hoá - xã hội trong hành vi
tình dục trước hôn nhân như thế nào?
3. Ý nghĩa khoa học và Ý nghĩa thực tiễn
3.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài này áp dụng những lí thuyết, những kiến thức trong xã hội học
giới, xã hội học đại cương, tâm lí học, tình dục học để đưa ra sự khác nhau
căn bản về những hành vi tình dục của nam giới và nữ giới trước hôn nhân,
lí giải những khác biệt đó. Từ sự khác biệt về hành vi của hai giới sẽ dẫn đến
những vấn đề xã hội gì. Bởi con người khác với động vật. Sự khác biệt giới
ở đây không chỉ là về những hành vi từng dục đơn thuần mà còn có cả vai
trò xã hội, trách nhiệm xã hội khi người ta thực hiện những hành vi tình dục
đó.
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Do chính sự khác biệt giới về hành vi và đời sống tình dục trước hôn
nhân, điều này nảy sinh các vấn đề xã hội đang quan tâm như: tình trạng
sống thử trước hôn nhân, tình trạng nạo phá thai trước hôn nhân… đối với
lứa tuổi thanh thiếu niên. Nhận thức và hành động của hai giới khi có những
hành vi tình dục trước hôn nhân. Qua việc tìm hiểu sự khác biệt trong hành
vi và đời sống tình dục trước hôn nhân ta sẽ nắm được đặc điểm của hai giới
4về vấn đề tình dục. Qua đó, đưa ra những khuyến nghị phù hợp với từng giới
để đảm bảo cuộc sống tình dục an toàn đối với nam giới và nữ giới.
4. Mục đích nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc tìm hiểu sự khác biệt giới trong hành vi tình dục trước
hôn nhân để thấy được thực trạng, nguyên nhân, động cơ các hành vi tình
dục của mỗi giới trước hôn nhân ra sao và những ảnh hưởng của vai trò giới
trong xã hội, văn hóa sẽ chi phối đến tâm lí, suy nghĩ, nhận thức và tiến tới
những hành vi tình dục của nam giới và nữ giới. Đồng thời đưa ra một số
nhận xét, khuyến nghị đảm bảo sức khỏe sinh sản cho mỗi giới trước hôn
nhân,
4.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu về khác biệt giới trong sinh lí.
- Tìm hiểu về khác biệt giới trong tâm lí- xã hội:
+ Tìm hiểu sự khác nhau trong các giai đoạn phát triển tâm lý của hai
giới
+ Tìm hiểu các động cơ về tâm lý dẫn tới hành vi tình dục của hai giới
trước hôn nhân.
- Tìm hiểu sự khác biệt về văn hoá trong hành vi tình dục trước hôn
nhân của hai giới.
- Tìm hiểu sự khác biệt giới trong các hành vi tình dục trước hôn
nhân.
- Tìm hiểu sự khác biệt về hành vi tình dục trước hôn nhân giữa nông
thôn và thành thị.
5. Đối tượng, khách thể, phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
Khác biệt giới trong hành vi tình dục trước hôn nhân.
55.2. Khách thể nghiên cứu
- Nam giới trước khi kết hôn.
- Nữ giới trước khi kết hôn.
5.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian: 16/03 – 22/03/2010
- Phạm vi nội dung: Chúng tôi chỉ tập trung phân tích những điểm
khác biệt giới cơ bản là: sinh lí, tâm lí, văn hóa- xã hội. Từ đó sẽ dẫn đến
những hành vi tình dục gì của mỗi giới.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp phân tích tài liệu: Chúng tôi sử dụng phương pháp này
thông qua các phương tiện trên sách báo, truyền hình, internet… để tìm
thông tin về sự khác biệt giới trong các hành vi tình dục trước hôn nhân như
thế nào. Trong đề tài này sẽ sử dụng những tài liệu của các ngành: tâm lí
học, tình dục học, xã hội học.
7. Giả thuyết nghiên cứu
- Do sự khác biệt giới trong sinh lí, tâm lí, xã hội, văn hóa nên nam và
nữ có sự khác biệt về hành vi tình dục trước hôn nhân. Trong đó, các yếu tố
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
- Trong tất cả các hành vi tình dục thì nam giới có nhiều biểu hiện và
hành vi tình dục hơn nữ giới.
- Nam giới và nữ giới ở thành thị có hành vi tình dục trước hôn nhân
nhiều hơn nam giới và nữ giới ở nông thôn.
68. Khung lí thuyết
Điều kiện kinh
tế- văn hóa- xã
hội
Sự khác biệt
giới trong sinh
lí
Sự khác biệt
giới trong tâm
lí
Sự khác biệt
giới trong văn
hóa – xã hội
Sự khác biệt giới
trong hành vi tình
dục trước hôn nhân
7PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài nghiên cứu
1.1 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân của thanh thiếu niên là
một vấn đề quan trọng. Hiện nay tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân
của thanh thiếu niên ngày càng càng trở thành một vấn đề đáng quan tâm
của xã hội. Vấn đề tình dục trước hôn nhân của thanh thiếu niên không chỉ là
hiện tượng cá biệt của xã hội nào mà nó là 1 hiện tượng phổ biến, bất kì xã
hội nào cũng phải đối mặt với nó. Chính vì vậy có rất nhiều các cuộc nghiên
cứu về vấn đề tình dục trước hôn nhân của thanh thiếu niên hiện nay. Các
nghiên cứu chủ yếu tập trung vào sự tương tác giữa các yếu tố sinh học, tâm
lí và văn hóa tạo nên sự hưng phấn tình dục, sự hấp dẫn giới tính và các
hành vi tình dục, đặc biệt là các quan niệm về giới được bộc lộ trong hành vi
tình dục.
Trên thế giới vấn đề tình dục được nghiên cứu rất sớm. Ngay từ thế kỉ
19 đã có rất nhiều bài viết, sách và công trình nghiên cứu về tình dục. Phải
kể đến các tác phẩm của Block, Moll, Hirchefd, Max Marcuse. Các tác phẩm
như: Block với Đời sống tình dục trong thời đại chúng ta (1907), Gái điếm
(1912 và 1925), Tình dục đồng giới ở nam và nữ (1914), Moll với Tình dục
đồng giới (1891), Bản chất của ham muốn tình dục (1897), Hirchefd với 2
công trình lớn là cuốn sách giáo khoa 3 tập về Bệnh học tình dục (1916-
1920) và Những hiểu biết về tình dục (1926-1930). Việc nghiên cứu đầu tiên
về tình dục được Hirschefd thực hiện với việc thành lập viện nghiên cứu đầu
tiên trên thế giới ở Berlin năm 1919. Viện đã có nhiều công trình nghiên cứu
quan trọng và sử dụng phương pháp liên ngành để nghiên cứu như y học, xã
8hội học, sinh học... Năm 1921 ông tổ chức hội nghị quốc tế đầu tiên về tình
dục để bàn về những cải cách trên cơ sở những nghiên cứu khoa học về tình
dục. Moll cũng đứng ra tổ chức 2 hội nghị quốc tế khác vào năm 1926,
1930.
Tại Việt Nam, vốn là một nước phương Đông với nhiều quan niệm
khắt khe vì vậy mà trước đây các công trình nghiên cứu về tình dục không
nhiều và bị hạn chế bởi rào cản xã hội. Trong những năm gần đây, khi mà có
sự hội nhập với thế giới, mặt khác cùng với quá trình phát triển kinh tế là
những mặt trái từ xã hội như các tệ nạn ma túy, mại dâm...đặc biệt là vấn đề
tình dục trước hôn nhân đã buộc các nhà nghiên cứu phải thực sự quan tâm
và nghiên cứu những vấn nạn này nhằm đưa ra một cái nhìn tổng quát cùng
những giải pháp đúng đắn. Tất cả dẫn đến một loạt các công trình nghiên
cứu về tình dục.
Nghiên cứu về các hành vi tình dục trước hôn nhân không chỉ thu hút
mối quan tâm của các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau như xã hội
học, tâm lí học, nhân học... mà nó còn thu hút sự chú ý của tất cả các chuyên
ngành khác như báo chí, truyền hình....Trước tiên phải kể đến một số nghiên
cứu về tình dục trước hôn nhân điển hình như công trình “Nghiên cứu thực
trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng quan hệ tình dục trước hôn
nhân ở thanh thiếu niên trong độ tuổi 14-25 dựa trên số lượng điều tra về vị
thành niên và thanh niên Việt Nam 2003” của Đào Hoàng Bách, La Thành
Nhân do Lê Cự Linh hướng dẫn. Theo công trình nghiên cứu thì qua việc
phân tích số liệu điều tra quốc gia về thanh niên và vị thành niên Việt Nam
(Savy 2003) trên 7584 đối tượng cho thấy tỉ lệ quan hệ tình dục trước hôn
nhân của thanh thiếu niên Việt Nam là 7,6%. (Tạp chí y học thực hành số
557+ 578, 9/2007). Công trình cũng nghiên cứu, phân tích các yếu tố ảnh
hưởng đến hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân của nam nữ thanh niên
9Việt Nam theo ba cấp độ: cấp độ cá nhân, cấp độ gia đình, cấp độ bạn đồng
lứa. Kết quả nghiên cứu cho thấy hành vi tình dục trước hôn nhân của họ
chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố từ mọi các cấp độ khác nhau. Bên cạnh
đó nghiên cứu cũng đưa ra một số khuyến nghị nhằm giảm tình trạng tình
dục trước hôn nhân của thanh thiếu niên Việt Nam. Như vậy đây là một
công trình nghiên cứu khá đầy đủ và sâu sắc về tình dục trước hôn nhân tuy
nhiên hạn chế của nghiên cứu này đó là mới chỉ ra ở các cấp độ vi mô như
gia đình, bạn bè chứ chưa đề cập tới cấp độ vĩ mô như xã hội ảnh hưởng thế
nào đến vấn đề này, đặc biệt là các quan niệm về giới...
Một công trình nghiên cứu khác đó là “Nghiên cứu về kiến thức, thái
độ, hành vi liên quan đến HIV/AISD và 1 số bệnh lây truyền qua đường tình
dục của học sinh ở các trường trung học ở Hải Phòng” do Ths. Khương
Văn Duy thực hiện. Nghiên cứu cho thấy về hành vi quan hệ tình dục có
3,6% số học sinh đã từng quan hệ tình dục, tuổi quan hệ tình dục ở nhóm
này là 16,2%, đặc biệt trong số này có tới 19,3% nam học sinh đã quan hệ
tình dục với gái mại dâm. Nghiên cứu đã chỉ ra những con số đáng báo động
về tình hình thanh thiếu niên hiện nay. Tuy nhiên nghiên cứu mới chỉ ra thực
trạng đó mà chưa có những hướng nghiên cứu các nguyên nhân, yếu tố ảnh
hưởng đến thực trạng.
Hay công trình “Về hiện tượng mang thai ngoài hôn nhân” của
Nguyễn Quý Thanh. Nghiên cứu tập trung vào phân tích những nguyên nhân
của việc mang thai ngoài hôn nhân như gia đình tan vỡ, muốn có con, ảnh
hưởng của quan niệm tự do hóa tình dục, không nhìn thấy triển vọng tốt đẹp
của tương lai, nam giới thiếu trách nhiệm trong hành vi tình dục ngoài hôn
nhân, sự dễ dàng có được các dịch vụ nạo thai, thiếu kiến thức về giáo dục
tình dục..
10
Một nghiên cứu đó là nghiên cứu của Nguyễn Linh Khiếu (TS trung
tâm NCKH về gia đình và phụ nữ) về “Tình bạn, tình yêu và tình dục tuổi vị
thành niên”. Nghiên cứu cho thấy tình bạn vị thành niên có một sự thay đổi
lớn lao- một sự khủng hoảng- đó là sự định hướng nội tại sang tình bạn khác
giới với những cảm xúc và tâm trạng hoàn toàn mới. Các hành vi tình dục
ngày càng phổ biến trong giới trẻ hiện nay, đó như là những câu chuyện hết
sức đỗi bình thường trong những cuộc nói chuyện của giới trẻ, và tất yếu
quan hệ tình dục là điều không tránh khỏi.
Ngoài ra còn một số công trình nghiên cứu khác như “Nhu cầu giáo
dục giới tính và sức khỏe sinh sản của học sinh trung học: nghiên cứu
trường hợp tại bốn trường nội thành Hà Nội” của Đoàn Kim Thắng,
Nguyễn Thị Văn, Phan Quốc Thắng; “Internet và định hướng giá trị của
sinh viên về tình dục trước hôn nhân” của Nguyễn Quý Thanh; “Ép buộc
tình dục trong hôn nhân từ quan điểm của nam giới” của Vũ Hồng Phong ...
Bên cạnh các công trình nghiên cứu nổi bật về tình dục trước hôn
nhân chúng ta cũng phải kể đến những dự án lớn về vấn đề tình dục. Trước
hết phải kể đến dự án “Xây dựng bộ từ điển về sức khỏe sinh sản và tình dục
cho học sinh khiếm thính”. Dự án được Quỹ dân số thế giới xây dựng, được
Viện nghiên cứu phát triển xã hội ( ISDS) đánh giá. Dự án được thực hiện
tại trường Xã Đàn. Kết quả cho thấy: nhìn chung các em học sinh còn nắm
rất mơ hồ các kiến thức liên quan đến sức khỏe sinh sản, tình dục: các kiến
thức về bộ phận sinh dục nam/nữ, khái niệm quan hệ tình dục và tình dục an
toàn, vấn đề mang thai và biện pháp tránh thai, vấn đề xâm hại tình
dục...Hầu như học sinh chưa có cách tiếp cận đày đủ với những kiến thức
trên.
Tiếp đó phải kể đến dự án “triển khai thực địa nghiên cứu về sức khỏe
gia đình Việt Nam”. Trong tháng 11 và 12/ 2008 viện nghiên cứu phát triển
11
xã hội đã tiến hành triển khai nghiên cứu thực địa về sức khỏe gia đình Việt
Nam tại 11 tỉnh thành phố trong cả nước. Nghiên cứu này là sự tiếp nối và
mở rộng các dự án về tình dục do quỹ Ford tài trợ từ năm 2002. Mục tiêu
của dự án là cung cấp một cơ sở khoa học giúp nâng cao nhận thức một cách
toàn diện về các vấn đề cơ bản của tình dục và sức khỏe tình dục ở Việt
Nam, đẩy mạnh các vấn đề như tình trạng khỏe mạnh về tình dục, các quyền
tình dục và bình đẳng giới như là các yếu tố không thể tách rời trong sự
nghiệp phát triển kinh tế xã hội.
Ngoài ra còn rất nhiều các dự án vừa và nhỏ khác của các tổ chức
trong và ngoài nước nghiên cứu về vấn đề tình dục đặc biệt là tình dục trước
hôn nhân hiện nay. Đây cũng là vấn đề được cơ quan ngôn luận đặc biệt chú
ý. Biểu hiện là có rất nhiều các bài báo đề cập tới vấn đề này. Nó trở thành
chủ đề quen thuộc của một số tờ báo lớn như gia đình, phụ nữ và trẻ em.
Nói tóm lại, tình dục trước hôn nhân đang là vấn đề được cả xã hội
quan tâm và có rất nhiều các nghiên cứu về vấn đề này. Mỗi nghiên cứu đều
tập trung vào các khía cạnh khác nhau của tình dục. Tuy nhiên có rất ít các
nghiên cứu đề cập tới vấn đề bình đẳng giới trong hành vi tình dục. Chính vì
vậy, nghiên cứu này của chúng tôi tập trung phân tích hành vi tình dục qua
lăng kính của quan niệm bình đẳng giới, phân tích yếu tố giới tác động đến
hành vi tình dục trước hôn nhân.
• Thực trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân.
Theo số liệu được đưa ra tại Hội thảo chuẩn bị triển khai Điều tra quốc gia vị
thành niên và thanh niên Việt Nam lần thứ hai, 7,6% thanh niên Việt Nam
có quan hệ tình dục trước hôn nhân cho thấy có khá nhiều người .
Đáng chú ý, tại cuộc hội thảo được tổ chức hôm 10/12 tại Hạ Nội này, các
chuyên gia cho biết, hiện tượng quan hệ tình dục trước hôn nhân lại phổ biến
12
nhất ở khu vực dân tộc thiểu số với 39,8% ở nam và 26,1 % với nữ... Theo
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Bá Thuỷ, sự phát triển của thanh thiếu niên
luôn là vấn đề được quan tâm hàng đầu ở Việt Nam và thế giới. Lứa tuổi
thanh thiếu niên từ 14 - 25 tuổi ở nước ta là nhóm đông nhất, chiếm 24,5%
dân số. Điều tra Quốc gia về Vị thành niên và thanh niên Việt Nam lần thứ
nhất (SAVY 1 ) có quy mô lớn và toàn diện nhất về thanh thiếu niên. Nó
được triển khai với trên 7.584 thanh thiếu niên tại 42 tỉnh, thành phố về giáo
dục, việc làm, tình trạng sức khoẻ- sức khoẻ sinh sản, HIV/AIDS, sử dụng
các chất kích thích, tai nạn thương tích, bạo lực... Hầu hết các đối tượng
tham gia điều tra đều không chấp nhận quan hệ tình dục trước hôn nhân; 3/4
số người được hỏi cho biết, sẽ đợi đến khi kết hôn mới quan hệ. Tuổi quan
hệ tình dục lần đầu của thanh niên Việt Nam là 19,6 tuổi. 25 - 30% cho rằng,
quan hệ tình dục trước hôn nhân là có thể chấp nhận nếu cả hai bên đồng ý
hoặc cả hai sẽ lấy nhau và biết cách ngừa thai. Phương tiện thông tin đại
chúng là nguồn cung cấp thông tin phổ biến nhất cho thanh thiếu niên về sức
khoẻ sinh sản. 97% thanh thiếu niên có hiểu biết về HIV/AIDS...
(Nguồn:
hon-nhan/65114711/127, ngày đăng 11/12/2007, vào 9h11)
Tại Việt Nam, trong những năm gần đây đã có một số công trình
nghiên cứu tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng quan hệ tình dục
trước hôn nhân của thanh thiếu niên....điều tra quốc gia về thanh niên và
thiếu niên 2003.
1.2. Các khái niệm công cụ
1. 2.1. Giới
- Theo quan điểm của ML. Andersen trong tác phẩm “Thinking about
women”: “Giới liên quan đến đến sự học hỏi hành vi xã hội và những trông
13
đợi được tạo nên với hai giới tính. Trong khi con trai hay con gái là những
yếu tố sinh học thì việc trở thành một phụ nữ hay một nam giới là một quá
trình văn hóa.” (Hoàng Bá Thịnh, Giáo trình Xã hội học về giới, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội, trang 40)
- Theo World Food Programme, Gender Glossary, 1996: “Giới là
những khác biệt giữa nữ giới và nam giới trong cùng hộ gia đình, trong và
giữa các nền văn hóa, là cấu trúc xã hội- văn hóa có thể biến đổi theo thời
gian. Những khác biệt này được phản ảnh trong các vai trò, trách nhiệm, khả
năng tiếp canh các nguồn lực, những sức ép, những ưu tiên, các nhu cầu,
nhận thức và các quan điểm… được thấy trong cả hai giới. Do vậy, giới
không đồng nhất với phụ nữ mà được xem là cả nữ giới và nam giới cùng
những mối quan hệ tương tác của họ.” (Hoàng Bá Thịnh, Giáo trình xã hội
học giới, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, trang 41)
- Theo Luật bình đẳng giới: “ Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam
và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội.”
1.2.2. Hành vi tình dục
- “Là một bộ phận trong tập hợp hành vi chung của con người. Hành
vi tình dục bao gồm những cử chỉ như âu yếm, vuốt ve, giao hợp… khi thực
hiện hoạt động tình dục.”
(Nguồn:
- Hành vi tình dục còn bao gồm các hành vi: thị dâm, thủ dâm, khổ
dâm, loạn dâm, bạo dâm, khẩu dâm
+ Thủ dâm: Là sự kích thích có chủ tâm của bộ phận sinh dục ngoài
của nam hay nữ để gây khoái cảm tình dục, có thể đưa đến cực khoái. Thủ
dâm là một biểu hiện sinh lí tự nhiên.
(Nguồn: wiki)
14
- Hành vi tình dục trước hôn nhân: Là hành vi của người có quan hệ tình dục
trước khi kết hôn.
- Hành vi tình dục ngoài hôn nhân: Là hành vi của người có quan hệ tình dục
sau khi đã kết hôn, nhưng đó không phải là vợ/chồng của mình.
1.2.3 Quan hệ tình dục
Quan hệ tình dục (tiếng Anh: sexual intercourse), còn gọi là giao hợp
hay giao cấu, thường chỉ hành vi đưa bộ phận sinh dục nam/đực vào trong
bộ phận sinh dục nữ/cái. Quan hệ tình dục cũng có thể là giữa những thực
thể khác hoặc cùng giới tính hoặc lưỡng tí