Đề tài Giọng điệu thơ văn Nguyễn Đình Chiểu

Nguyễn Đình Chiểu là một nhà văn yêu nước, một chiến sĩ của lý tưởng nhân nghĩa. Ông có một lòng thương yêu sâu sắc đối với nước, với dân, ông có một thái độ dứt khoát đối với kẻ thù, luôn luôn nêu cao khí phách của một nhà nho chân chính trước uy vũ của quân địch. Suốt đời ông đã mượn giấy bút chiến đấu không biết mệt mỏi để bảo vệ cho chính nghĩa được toàn thắng, cho đạo lý được bảo toàn, cho nhân dân được yên ổn. Thơ văn của ông giúp ta thấy rõ thêm quá trình đấu tranh anh dũng của dân tộc trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Nó nung nấu chí căm thù giặc và tay sai lên cao độ. Nó kích thích và động viên tinh thần chiến đấu tiêu diệt quân thù. Một trong yếu tố nghệ thuật góp phần truyền tải tất cả nội dung đó đến người đọc, làm nên giá trị tác phẩm cũng như tạo nên phong cách riêng của Nguyễn Đình Chiểu phải kể đến giọng điệu trong thơ văn của ông. Như chúng ta biết, ngôn ngữ thơ diệu kỳ và phức tạp. Trong cái diệu kỳ ấy, có một nguồn hết sức quan trọng làm nên thi ca, đó là giọng điệu. Chính giọng điệu là một trong những yếu tố nghệ thuật có ý nghĩa nhất trong thi pháp cũng như phong cách nhà văn. Tạo ra một giọng điệu trong sáng tác là thể hiện tài năng nghệ sĩ, phong cách riêng của một nhà thơ. Đối với người thưởng thức có khám phá ra thế giới riêng biệt của nhà thơ mới hiểu được chân giá trị thẩm mỹ trong sáng tác của họ. Cùng với niềm yêu thích thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, cũng như thấy được tầm quan trọng của đề tài, chúng tôi đã chọn “Giọng điệu thơ văn Nguyễn Đình Chiểu” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp

doc55 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 13072 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giọng điệu thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA SƯ PHẠM BỘ MÔN NGỮ VĂN TRẦN BÍCH NGỌC GIỌNG ĐIỆU THƠ VĂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU Luận văn tốt nghiệp Đại học Ngành Sư phạm Ngữ Văn Cán bộ hướng dẫn: Ths. PHAN THỊ MỸ HẰNG Đề cương tổng quát: Cần Thơ, 05 /2009 GIỌNG ĐIỆU THƠ VĂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử vấn đề 3. Mục đích nghiên cứu 4. Phạm vi nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu PHẦN NỘI DUNG Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Một số quan niệm về giọng điệu văn chương 1.1.1. Ở góc độ lí luận văn học 1.1.2. Ở góc độ nghiên cứu văn học 1.1.3.Ở góc độ thi pháp học 1.2. Một vài nhận xét chung về giọng điệu 1.3. Khái niệm 1.3.1. Giọng điệu văn chương 1.3.2. Giọng điệu văn chương trung đại 1.4. Thơ Nguyễn Đình Chiểu – Sự kết hợp truyền thống và đổi mới trên một số lĩnh vực hình thức thơ 1.4.1. Lời thơ 1.4.2. Nhạc điệu 1.4.3. Nhịp thơ Chương 2: TÍNH CHẤT TRỮ TÌNH, ĐA THANH, NHIỀU CUNG BẬC TRONG GIỌNG ĐIỆU THƠ VĂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU 2.1. Giọng trữ tình đạo đức 2.1.1. Giọng triết lí, trải đời 2.1.2. Giọng nhẹ nhàng, gián tiếp 2.1.3. Giọng lạc quan, tự tin 2.2. Giọng trữ tình sử thi 2.2.1. Giọng sôi nổi, hào hùng 2.2.2. Giọng cổ điển, trang trọng 2.2.3. Giọng bi hùng Chương 3: YẾU TỐ HÌNH THỨC TRONG MỐI TƯƠNG QUAN VỚI GIỌNG ĐIỆU THƠ VĂN NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU 3.1. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ 3.1.1. Phương ngữ Nam bộ 3.1.2. Thành ngữ, tục ngữ, ca dao 3.1.3. Từ Hán Việt 3.1.4. Điển tích, điển cố 3.2. Nghệ thuật xây dựng hình ảnh 3.2.1. Hình ảnh so sánh dân gian 3.2.2. Hình ảnh so sánh ẩn dụ, tượng trưng 3.3. Các biện pháp nghệ thuật khác 3.3.1. Liệt kê 3.3.2. Tương phản 3.3.3. Phép láy PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 1. Lí do chọn đề tài Nguyễn Đình Chiểu là một nhà văn yêu nước, một chiến sĩ của lý tưởng nhân nghĩa. Ông có một lòng thương yêu sâu sắc đối với nước, với dân, ông có một thái độ dứt khoát đối với kẻ thù, luôn luôn nêu cao khí phách của một nhà nho chân chính trước uy vũ của quân địch. Suốt đời ông đã mượn giấy bút chiến đấu không biết mệt mỏi để bảo vệ cho chính nghĩa được toàn thắng, cho đạo lý được bảo toàn, cho nhân dân được yên ổn. Thơ văn của ông giúp ta thấy rõ thêm quá trình đấu tranh anh dũng của dân tộc trong những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Nó nung nấu chí căm thù giặc và tay sai lên cao độ. Nó kích thích và động viên tinh thần chiến đấu tiêu diệt quân thù. Một trong yếu tố nghệ thuật góp phần truyền tải tất cả nội dung đó đến người đọc, làm nên giá trị tác phẩm cũng như tạo nên phong cách riêng của Nguyễn Đình Chiểu phải kể đến giọng điệu trong thơ văn của ông. Như chúng ta biết, ngôn ngữ thơ diệu kỳ và phức tạp. Trong cái diệu kỳ ấy, có một nguồn hết sức quan trọng làm nên thi ca, đó là giọng điệu. Chính giọng điệu là một trong những yếu tố nghệ thuật có ý nghĩa nhất trong thi pháp cũng như phong cách nhà văn. Tạo ra một giọng điệu trong sáng tác là thể hiện tài năng nghệ sĩ, phong cách riêng của một nhà thơ. Đối với người thưởng thức có khám phá ra thế giới riêng biệt của nhà thơ mới hiểu được chân giá trị thẩm mỹ trong sáng tác của họ. Cùng với niềm yêu thích thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, cũng như thấy được tầm quan trọng của đề tài, chúng tôi đã chọn “Giọng điệu thơ văn Nguyễn Đình Chiểu” làm đề tài cho luận văn tốt nghiệp. 2. Lịch sử vấn đề Nguyễn Đình Chiểu không chỉ là tác giả tiêu biểu của vùng đất Nam Bộ mà còn là nhà thơ nổi tiếng cả trong và ngoài nước. Dù cuộc đời riêng gặp nhiều bất hạnh nhưng không vì thế mà ông buông xuôi. Nguyễn Đình Chiểu đã khiến cho mọi người khâm phục cả về tài năng và ý chí vươn lên của bản thân ông. Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng nhận xét: “Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, nhưng con mắt của chúng ta phải chăm chú nhìn thì mới thấy, và càng nhìn thì càng sáng. Văn thơ Nguyễn Đình Chiểu cũng vậy”.[4;36] Có thể điểm qua một số nhà nghiên cứu, phê bình: Nguyễn Phong Nam, Trần Thanh Mại, Đặng Thai Mai,…, nhận xét về Nguyễn Đình Chiểu ở nhiều lĩnh vực khác nhau qua một số công trình tiêu biểu: Nguyễn Đình Chiểu tấm gương yêu nước và lao động nghệ thuật, kỷ niệm lần thứ 150 ngày sinh của nhà thơ; Nguyễn Đình Chiểu tác phẩm và lời bình; Nguyễn Đình Chiểu từ quan điểm thi pháp học; Từ ngữ - thơ văn Nguyễn Đình Chiểu; Nguyễn Đình Chiểu thân thế, sự nghiệp và tác phẩm,…Cụ thể: Công trình đầu tiên có thể kể đến đó là quyển “Nguyễn Đình Chiểu tấm gương yêu nước và lao động nghệ thuật, kỷ niệm lần thứ 150 ngày sinh của nhà thơ (1822- 1972)” [29] có: Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc kỷ niệm ngày sinh Nguyễn Đình Chiểu; Tiểu sử Nguyễn Đình Chiểu; Diễn văn của Hà Huy Giáp “Bài học sống, chiến đấu và sáng tạo nghệ thuật của nhà thơ lớn Nguyễn Đình Chiểu” đọc trong lễ kỷ niệm lần thứ 150 ngày sinh Nguyễn Đình Chiểu; Bài viết của cố thủ thướng Phạm Văn Đồng, và những các bài nghiên cứu, phê bình về thơ văn Nguyễn Đình Chiểu xoay quanh vấn đề Nguyễn Đình Chiểu tấm gương yêu nước và lao động nghệ thuật. Trần Thanh Mại có nhận định: “Thơ văn yêu nước của Nguyễn Đình Chiểu khi thì hùng hồn, cảm khái, khi thì tha thiết lâm li, nhiều đoạn uyển chuyển du dương, nhiều đoạn lại sôi nổi, mạnh mẽ. So với giai đoạn trước xâm lăng, rõ ràng Nguyễn Đình Chiểu có một bước tiến mới về nghệ thuật, điều này thể hiện bước tiến mới của nhà thơ về tư tưởng” [29;289]. Như vậy, tác giả đã đề cập đến hơi thơ trong thơ văn của Cụ Đồ Chiểu có sự thay đổi tùy theo từng hoàn cảnh phản ánh cụ thể. Trong quyển “Lịch sử văn học Việt Nam tâp 4A. Giai đoạn I:1858 – Đầu thế kỉ XX [22], Phan Côn và Lê Trí Viễn có viết: “Về mặt ngôn ngữ, ông dùng nhiều từ địa phương, nhiều điển tích, nhất là ở những đoạn thuyết minh về đạo lý” [22;67]. Công trình “Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng của người tri thức Việt Nam [10], Vũ Khiêu – Nguyễn Đức Sự đã nghiên cứu về những truyền thống của người tri thức Việt Nam, sự ảnh hưởng của Nho giáo, việc vận dụng Nho giáo trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu và thái độ của Nguyễn Đình Chiểu đứng trước nạn ngoại xâm, khái quát tư tưởng của Nguyễn Đình Chiểu trong cuộc sống và trong thơ văn của ông. Các tác giả đã viết: “…Trong thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu đã luôn tỏa sáng một tinh thần lạc quan, lòng yêu quý nhân dân, niềm tin sâu sắc ở thắng lợi của chính nghĩa, ở tài năng và đạo đức của con người”[10;35]. Bài viết của Nguyễn Phong Nam - “Nguyễn Đình Chiểu từ quan điểm thi pháp học” [13], đã nghiên cứu thơ văn Nguyễn Đình Chiểu về góc độ thi pháp ở phương diện đề tài, kết cấu, ngôn ngữ trong các truyện Nôm, một trong những cống hiến quan trọng của Nguyễn Đình Chiểu cho nền văn học dân tộc. Tác giả bài viết có đề cập đến giọng điệu thơ văn Nguyễn Đình Chiểu: “Tác phẩm của ông không phải để tiêu nhàn, mà nhằm răn đời, để hướng đạo cho mọi người. Cái mục đích này đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc tổ chức lời văn trong tác phẩm của ông. Truyện Nôm Nguyễn Đình Chiểu là những bài giảng giải, trình bày, luận bàn về đạo lí, đạo đức cho một đối tượng giả định, một công chúng đang hướng về, đang quan tâm tới những vấn đề thiết cốt đối với tất cả mọi người. Bởi thế, ngay từ câu mở đầu ở các tác phẩm, giọng điệu giáo huấn đã được cất lên một cách công khai [13;112-113] . Như vậy, công trình đã có phần nào đề cập đến giọng điệu thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, nhưng bài viết chỉ mới đề cập ở truyện Nôm, còn giọng điệu trong các tác phẩm khác chưa được nhắc đến. Cuốn “Nguyễn Đình Chiểu tác phẩm và lời bình” [20], tác giả Tuấn Thành và Anh Vũ đã giới thiệu một số tác phẩm tiêu biểu, và trích dẫn một số bài nghiên cứu phê bình về thơ văn Nguyễn Đình Chiểu ở các khía cạnh khác nhau. Bài viết của Đặng Thai Mai có nhận định: “Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu là “khúc ca hùng tráng của phong trào yêu nước chống bọn xâm lược Pháp” ngay từ những ngày đầu chúng mới đặt chân lên xâm lược đất nước Việt Nam [20;177]. Cũng trong cuốn sách này, Hoài Thanh đã nhận xét về thơ văn Nguyễn Đình Chiểu: “Từ ngày đất nước bị xâm lăng, toàn bộ văn thơ Nguyễn Đình Chiểu chỉ xoay quanh một vấn đề là vấn đề mất nước. Từ tiếng chửi, lời ca, tiếng khóc đến lời ước mơ đều hướng về một mục tiêu duy nhất. Nội sự chuyển hướng về đề tài ấy cũng đã là một bài học.. Tiếng chửi giờ đây không còn là chửi vào những chuyện bội bạc, phản phúc hay hưởng lạc dâm ô, chửi vào các loại Võ Thể Loan, Trịnh Hâm, Bùi Kiệm. Chỉ còn một tiếng chửi Tây và những đứa theo Tây” [20;196]. Chính sự thay đổi về nội dung sẽ có sự thay đổi về nghệ thuật trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, và điều đó làm cho thơ văn ông mang nhiều giọng điệu khác nhau. Quyển “Tác giả trong nhà trường Nguyễn Đình Chiểu”[23], có bài viết của Hồng Dân – “Nguyễn Đình Chiểu cái mốc lớn trên tiến trình của Tiếng việt văn học” đã nghiên cứu về một khía cạnh nghệ thuật thơ văn Nguyễn Đình Chiểu “Ta có thể bắt gặp ở đây những từ ngữ cửa miệng, những từ phương ngôn, những thành ngữ, tục ngữ, những cách nói chung, của nhân dân Nam Bộ nói riêng … Chính những từ ngữ này, đến lượt nó lại góp phần làm cho văn thơ Nguyễn Đình Chiểu, nhất là những áng văn thơ yêu nước chống Pháp chứa chan hơi thở của đời sống hiện thực … Chính đặc điểm trên đây đã tạo nên nét độc đáo trong phong cách ngôn ngữ của Nguyễn Đình Chiểu”[23;207]. Nghiên cứu về Nguyễn Đình Chiểu nhìn chung đã có rất nhiều công trình, bài viết với đầy đủ các quy mô khác nhau, phản ánh nhiều góc độ khác nhau về cuộc đời và sự nghiệp, tư tưởng, nội dung, nghệ thuật,... Nhưng giọng điệu thơ văn Nguyễn Đình Chiểu chưa được khảo sát như một chuyên luận. Tuy nhiên, những công trình trên là những cứ liệu phong phú trong quá trình nghiên cứu đề tài, và với kiến thức còn hạn hẹp chúng tôi sẽ cố gắng tìm hiểu sâu hơn về giọng điệu cũng như các yếu tố hình thức trong mối tương quan với giọng điệu thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài sẽ giúp chúng tôi hiểu rõ hơn các giọng điệu đặc trưng trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, các hình thức nghệ thuật tương quan với giọng điệu. Bên cạnh đó, việc tìm hiểu đề tài sẽ góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu giá trị thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Đồng thời, việc nghiên cứu đề tài giúp chúng tôi tích lũy thêm kiến thức sâu hơn, toàn diện hơn về tác giả mà mình yêu thích, và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy thơ văn Nguyễn Đình Chiểu sau này. 4. Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi đề tài, chúng tôi sẽ khảo sát “giọng điệu thơ văn Nguyễn Đình Chiểu” ở phương diện nội dung và phương thức thể hiện trong các tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu qua hai giai đoạn sáng tác của ông. Để làm nổi bật “giọng điệu thơ văn Nguyễn Đình Chiểu”, chúng tôi nghiên cứu thêm giọng điệu của một số nhà thơ trung đại cùng thời: Nguyễn Khuyến, Tú Xương, …, để làm nổi bật vấn đề. Chúng tôi sử dụng nhiều tư liệu tham khảo trong việc nghiên cứu đề tài: · Các dẫn chứng thơ được trích trong các quyển: 1. Nguyễn Đình Chiểu tác phẩm và lời bình [20] 2. Bài giảng văn học Việt Nam trung đại 3 [7] 3. Nguyễn Đình Chiểu tác phẩm và dư luận [24] · Các tư liệu liên quan khác”: 1. Từ điển thuật ngữ văn học [6] 2. Từ ngữ - Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu [5] 3. Nguyễn Đình Chiểu từ quan điểm thi pháp học [13] 4. 99 phương tiện và biện pháp tu từ [11] 5. Nguyễn Đình Chiểu thân thế, sự nghiệp và tác phẩm [1] 6. Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng của người tri thức Việt Nam [10] 7. Mấy vấn đề về cuộc đời và thơ văn Nguyễn Đình Chiểu nhân dịp kỷ niệm 75 năm ngày mất của Nguyễn Đình Chiểu [28] 8. Nguyễn Đình Chiểu tấm gương yêu nước và lao động nghệ thuật - Kỷ niệm lần thứ 150 ngày sinh của nhà thơ [29] 9. Nguyễn Đình Chiểu toàn tập (Tập 1 & 2) [26] 5. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, chúng tôi tập hợp những ý kiến của các nhà nghiên cứu, phê bình về những vấn đề có liên quan đến giọng điệu thơ văn Nguyễn Đình Chiểu và các yếu tố hình thức nghệ thuật trong mối tương quan. Phương pháp chủ yếu sử dụng trong việc nghiên cứu đề tài là phương pháp phân tích tổng hợp kết hợp với chứng minh. Bên cạnh đó, chúng tôi sử dụng thao tác so sánh, đối chiếu để làm nổi bật các giọng điệu thơ văn Nguyễn Đình Chiểu. Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1.Một số quan niệm về giọng điệu văn chương Khái niệm giọng điệu đã được nhắc đến trong mỹ học phương Đông qua các khái niệm gần gũi như “hơi văn”, “văn khí”. Có thể nói giọng điệu là một trong những yếu tố nghệ thuật có ý nghĩa nhất trong thi pháp cũng như trong phong cách nhà văn, nhưng lại khó xác định về mặt lý thuyết. Ở mỗi góc độ, giọng điệu được định nghĩa nghiên cứu theo từng khía cạnh khác nhau. 1.1.1. Ở góc độ lí luận văn học Lê Ngọc Trà quan niệm: “Giọng văn hay giọng thơ là phạm trù của thi pháp học nghiên cứu một trong những hình thức bộc lộ chủ quan của nhà văn trong tác phẩm nghệ thuật. Văn học là tiếng nói của con người về cuộc đời, tác phẩm văn học chứa đựng tiếng nói ấy nên nhất định phải có giọng. Giọng của tác phẩm cũng giống như giọng nói của con người. Trong giọng thể hiện cả nhận thức thái độ, lối sống và cả nội lực của nhà văn (vì vậy giọng nhiều khi có nghĩa là hơi văn, văn khí). Đồng thời, giọng cũng là cái không lẫn được”.[21;152] Như vậy, trong lí luận văn học, giọng điệu được thể hiện là thái độ tình cảm đạo đức của nhà văn đối với các đối tượng được mô tả, thể hiện trong lời văn và khả năng huy động các biện pháp nghệ thuật làm nổi bật giọng điệu. 1.1.2. Ở góc độ nghiên cứu văn học Lê Bá Hán định nghĩa: “Giọng điệu là thái độ, tình cảm, lập trường tư tưởng, đạo đức của nhà văn đối với hiện tượng được miêu tả thể hiện trong lời văn quy định cách xưng hô, gọi tên, dùng từ, sắc điệu tình cảm, cách cảm thụ xa gần, thân sơ, thành kính hay suồng sã, ngợi ca hay châm biếm, … Giọng điệu phản ánh lập trường xã hội, thái độ tình cảm và thị hiếu thẫm mĩ của tác giả có vai trò rất lớn trong việc tạo nên phong cách nhà văn và tác dụng truyền cảm cho người đọc. Thiếu một giọng điệu nhất định, nhà văn chưa thể viết ra được tác phẩm, mặc dù đã có đủ tài liệu và sắp xếp trong hệ thống nhân vật” [6;134- 135]. Nguyễn Thị Khánh Dư quan niệm: “Trong văn học, khái niệm giọng điệu vừa được biểu hiện ở phương diện ngữ âm: trầm bổng, trong đục, nhanh chậm, ngắn dài,… vừa được biểu hiện ở phương diện phong cách: nóng, lạnh, nhu, cương; khoan thai hay dồn dập, sôi nổi; trân trọng hay mỉa mai khinh bỉ, phê phán hay ca ngợi, yêu thương hay căm giận, mềm mại dịu dàng hay cứng cỏi kiên quyết, tha thiết gắn bó hay thờ ơ lãnh đạm [2;52]. Và đứng ở bình diện thi pháp, chủ yếu chúng ta tìm hiểu các giọng điệu gắn liền với tình điệu, với văn khí, hơi văn, mạch văn, cái giai điệu, cái “hồn” chi phối toàn bộ tác phẩm. Tác giả còn nhấn mạnh: “Giọng điệu chính là yếu tố quan trọng nhất để phân biệt cái “cổ họng” – nét bút của nhà văn này so với nhà văn khác để tạo thành phong cách nhà văn”. [2;53] Hoàng Ngọc Hiến đã nói về vai trò của giọng điệu trong văn chương: “Câu văn có hồn là câu văn có giọng,… bài văn không có giọng đọc lên vẫn nhạt nhẽo vô vị. Sự phong phú, tính đa nghĩa, ý vị đậm đà của bài văn trước hết là ở giọng. Năng khiếu văn ở phần tinh tế nhất là năng lực bắt được trúng cái giọng của văn bản mình đọc và tạo ra được giọng đích đáng cho tác phẩm mình viết”. “Người Pháp có câu “Cest le ton commande la musique” (Chính cái giọng chi phối bài nhạc). Ở những áng văn hay, cái giọng của câu văn mở đầu có ý nghĩa quyết định cho sự cảm hứng chủ đạo và nội dung của toàn bộ tác phẩm”. “Cảm hứng nào, giọng điệu ấy nhưng cũng có thể ngược lại giọng điệu định hướng sự hình thành cảm hứng”.[8;154-155] Cũng đứng từ góc độ nghiên cứu văn học, Lê Lưu Oanh quan niệm về giọng điệu: “Vốn là một trong những hình thức bộc lộ chủ quan rõ rệt nhất. Giọng điệu là âm hưởng chung trong cách cảm, cách nhìn, màu sắc, cảm xúc, kiểu tiếp xúc của thế giới, là thái độ, tình cảm, lập trường, đạo đức của tác giả thể hiện trong lời văn, tạo nên một giọng điệu nói riêng mang tính phong cách”. Giọng điệu rõ nhất ở lập trường chủ thể lời nói (khoảng cách xa hay gần với khách thể), tư thế chủ thể (trên dưới, ngang hàng, phục tùng, răn dạy,…), quan niệm về khách thể (kính trọng hay coi thường, tôn trọng hay sàm sỡ,…), cảm xúc (dằn vặt, xót xa, mạnh mẽ, yếu ớt…). Có nhiều cách phân loại giọng: theo sắc thái tình cảm (trang trọng hay thân mật, chậm rãi hay vội vàng), theo nội dung tình cảm (bi hài, anh hùng ca, lãng mạn, hiện thực), theo sự kết hợp các loại tình cảm (bi tráng, bi hài), theo khuynh hướng cảm hứng (thông cảm, phê phán, khẳng định, yêu thương, căm thù), theo cấu trúc giọng (đơn âm, giọng chính, giọng phụ, hướng nội, hướng ngoại), theo cấu trúc thể loại (văn xuôi, trữ tình, chủ quan, khách quan). [14;156-157] 1.1.3. Ở góc độ thi pháp học Trần Đình Sử quan niệm: “Giọng điệu là biểu hiện của thái độ, cảm xúc của chủ thể đối với đời sống” [17;248]. Và đối với sự việc, hiện tượng thấp kém bình thường, người ta thường có giọng điệu mỉa mai, cười cợt; đối với các sự việc đáng tiếc, mất mát, thương tổn, người ta có giọng điệu buồn thương, ngậm ngùi”. Ông còn nhận định: “giọng điệu tác phẩm phụ thuộc vào cảm hứng chủ đạo của tác giả”.[17;248] Ở một công trình nghiên cứu khác, Trần Đình Sử xem “Giọng điệu là một đơn vị nghệ thuật của văn học hiện đại đối với văn học hiện đại, để phù hợp với một sự diễn tả mới mẻ, sống động, đầy ắp, ngôn ngữ phải là tiếng nói. Từ đó xuất hiện một đơn vị nghệ thuật mới: giọng điệu. Như vậy chất liệu của văn học không chỉ là từ còn là giọng, là lời của văn bản [18;137]. Và ông đã đưa ra lời nhận xét chung nhất về giọng điệu thực chất: “giọng điệu của nhà thơ không phải đơn giản là chất giọng trời phú tự nhiên của một danh ca, cũng không phải chỉ là giọng quê hương mang theo từ nơi “chôn nhau cắt rốn” mà chính là khái quát xã hội nhất định”. [18;229] Nguyễn Đăng Điệp nói về giọng điệu văn chương là “một phạm trù quan trọng của thi pháp học có nhiệm vụ tìm hiểu trong những hình thức bộc lộ cái chủ quan của nhà văn trong tác phẩm văn học; và nó có chức năng thể hiện thái độ, lập trường cái nhìn chủ thể phát ngôn về đối tượng được nói đến và đối tượng mà lời văn ấy hướng tới. Giọng điệu trong văn xuôi thường mang tính khách quan lạnh lùng, còn giọng điệu thơ ca thấm đẫm tính chủ quan”. [3;341] 1.2. Một vài nhận xét chung về giọng điệu Điểm qua một số ý kiến về giọng điệu, các nhà nghiên cứu đã đề cập đến những nét cơ bản về giọng điệu: Thứ nhất, giọng điệu thể hiện sắc thái tình cảm, lập trường, thái độ của nhà thơ đối với cuộc sống, cho nên sẽ có sự đa dạng phong phú về giọng điệu. Nó không chỉ là vấn đề thuộc phong cách nghệ thuật mà còn là yếu tố quan trọng tạo thành tư tưởng, nội dung tác phẩm. Thứ hai, giọng điệu là một yếu tố thuộc bình diện nghệ thuật, nó chi phối đến các bình diện hình thức, được bộc lộ qua các dấu hiệu hình thức, cho nên nó có vai trò rất quan trọng trong việc bộc lộ thái độ, tình cảm, nội dung tác phẩm. Thứ ba, giọng điệu là một trong nhiều yếu tố nghệ thuật có ý nghĩa trong việc thể hiện phong cách nhà thơ, điều đó giải thích được vì sao cùng sáng tác về một mảng đề tài nhưng mỗi nhà văn, nhà thơ lại có cách thể hiện khác nhau và thông qua giọng điệu độc giả có thể dự đoán và khẳng định chính xác một câu thơ hay một đoạn văn bản là sản phẩm của nhà văn, nhà thơ nào. Thứ tư, các giọng điệu là một yếu tố không thể thiếu được trong sáng tạo nghệ thuật. Trên bình diện thi pháp, giọng điệu gắn liền với tình điệu, với hơi văn, với văn khí. Mạch văn, giọng văn, cái giọng điệu, cái “hồn” chi phối toàn bộ tác phẩm và đây chính là yếu tố quan trọng nhất để phân biệt nét bút của nhà văn này so với nhà văn khác, để tạo nên phong cách nhà văn. Ngoài ra, chúng ta cần phân biệt giọng điệu với ngữ điệu. Ngữ điệu là phương tiện biểu hiện
Luận văn liên quan