Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh
tế quốc dân, tạo ra cơ sơ vật chất và là nền tảng thúc đẩy sự phát triển của
đất nước. Đặc biệt trong xu thế phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hội
nhập của nước ta, với môi trường kinh tế tiềm năng đang thu hút được
nhiều nhà đầu tư lớn trên thế giới. Đây vừa là cơ hội nhưng cũng là thách
thức của toàn bộ nền kinh tếnói chung. Chúng ta cần phải vượt lên chính
mình, bằng những ưu thế vốn có của mình để tận dụng được cơ hội phát
triển quảng bá hình ảnh đất nước với bạn bè thế giới.
Ngành xây dựng cơ bản với nhiệm vụ quan trọng xây dựng cơ sở hạ
tầng góp phần cho sự phát triển chung của nền kinh tế. Với đặc thù riêng
của ngànhvới những sản phẩm xây lắp có đặc điểm kỹ thuật phức tạp, địa
bàn sản xuất trải rộng yêu cầu quản lý kinh tế, đặc biệt công tác tập hợp chi
phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp mang tính quyết định trong hiệu quả
kinh doanh.
Chính vì điều này, sau thời gian thực tập tại Công ty cổ phần công
trình giao thông Thanh Hoá em đã lựa chọn đề tài:“Hạch toánchi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần công trình
giao thông Thanh Hoá”, để có thể tìm hiểu sâu hơn về công tác tính giá
thành sản phẩm xây lắp trong thực tế tại công ty.
Nội dung chuyên đề gồm 3 phần như sau:
-phần I : Giới thiệu khái quát vềCông ty cổ phần công trình giao thông
Thanh Hoá.
- phần II : Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần công trình giao thông Thanh Hoá.
-phần III : Phương hướng hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần công trình giao thông Thanh
Hoá.
72 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2685 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại Công ty Cổ phần công trình giao thông Thanh Hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Hạch toán chi phí sản xuất & tính giá thành sản phẩm xây lắp
tại Công ty Cổ phần công trình giao thông Thanh Hoá
Lời mở đầu
Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh
tế quốc dân, tạo ra cơ sơ vật chất và là nền tảng thúc đẩy sự phát triển của
đất nước. Đặc biệt trong xu thế phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế hội
nhập của nước ta, với môi trường kinh tế tiềm năng đang thu hút được
nhiều nhà đầu tư lớn trên thế giới. Đây vừa là cơ hội nhưng cũng là thách
thức của toàn bộ nền kinh tế nói chung. Chúng ta cần phải vượt lên chính
mình, bằng những ưu thế vốn có của mình để tận dụng được cơ hội phát
triển quảng bá hình ảnh đất nước với bạn bè thế giới.
Ngành xây dựng cơ bản với nhiệm vụ quan trọng xây dựng cơ sở hạ
tầng góp phần cho sự phát triển chung của nền kinh tế. Với đặc thù riêng
của ngành với những sản phẩm xây lắp có đặc điểm kỹ thuật phức tạp, địa
bàn sản xuất trải rộng yêu cầu quản lý kinh tế, đặc biệt công tác tập hợp chi
phí và tính giá thành sản phẩm xây lắp mang tính quyết định trong hiệu quả
kinh doanh.
Chính vì điều này, sau thời gian thực tập tại Công ty cổ phần công
trình giao thông Thanh Hoá em đã lựa chọn đề tài: “Hạch toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ phần công trình
giao thông Thanh Hoá”, để có thể tìm hiểu sâu hơn về công tác tính giá
thành sản phẩm xây lắp trong thực tế tại công ty.
Nội dung chuyên đề gồm 3 phần như sau:
- phần I : Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần công trình giao thông
Thanh Hoá.
- phần II : Thực trạng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần công trình giao thông Thanh Hoá.
2
- phần III : Phương hướng hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm xây lắp tại Công ty cổ phần công trình giao thông Thanh
Hoá.
PHẦN I
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG TRÌNH
GIAO THÔNG THANH HOÁ
I. những vấn đề chung về hoạt động sản xuất kinh doanh và quản lý tại
công ty cổ phần công trình giao thông thanh hóa.
1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần công trình giao
thông Thanh Hoá
Tên công ty: Công ty cổ phần công trình giao thông Thanh Hóa
Tên giao dịch quốc tế: The Thanh Hóa – Transport contruction
joint stock company
Địa chỉ: Núi 1 – Xã Đông Lĩnh – Huyện Đông Sơn – Tỉnh Thanh Hóa
Số điện thoại: 037.3820.125 Fax : 037.3820.236
Quá trình hình thành phát triển:
- Thành lập năm 1969 với tên đầu tiên là Công ty mặt đường.
- Năm 1992 được thành lập lại theo quyết định 1349 – TC/UBTH
ngày 31/12/1992 của Uỷ ban nhân dân Thanh Hoá và đổi tên thành
Công ty giao thông 1 Thanh Hóa.
- Ngày 30/ 06/2003 được cổ phần hoá thành Công ty Cổ phần công
trình giao thông Thanh Hóa với số vốn điều lệ là 5 tỷ đồng.
Qua 39 năm hoạt động công ty vẫn đạt được sự phát triển bền vững phù
hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế đất nước và hội nhập, thể hiện qua
sự mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đầu tư trang thiết bị và công nghệ,
từng bước khắc phục khó khăn phát huy nội lực đáp ứng được yêu cầu sản
3
xuất kinh doanh theo cơ chế thị trường. Từ khi chuyển đổi thành hình thức
công ty cổ phần đến nay, hoạt động kinh doanh của công ty đã đạt được
những kết quả tốt và tận dụng được cơ hội phát triển, đầu tư của các nhà
đầu tư trong và ngoài nước.
2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần công
trình giao thông Thanh Hoá
Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính của công ty đó là xây dựng các
công trình giao thông phục vụ cho thị trường trong nước (gồm cầu các loại
, nền đường mặt đường, cống rãnh thoát nước, sân bay, bến cảng).
Xây dựng các công trình kiến trúc công nghiệp và dân dụng (gồm:
đào đắp đất đá, san lấp mặt bằng, tạo bãi, xây lắp các kết cấu công trình,
lắp đặt thiết bị điện chiếu sáng, đường dây và trạm điện đến 35KV, lắp đặt
hệ thống cấp thoát nước, gia công cấu kiện bê tông đúc sẵn, hoàn thiện xây
dựng).
Xây dựng các công trình thủy lợi - Nạo vét bồi đắp mặt bằng, đào
đắp nền, đào đắp công trình, kinh doanh cho thuê xe máy, thiết bị thi công
công trình. Thí nghiệm vật liệu, tư vấn giám sát các công trình không do
Công ty thi công; Thiết kế công trình cầu đường bộ; sửa chữa xe máy, thiết
bị thi công, sản xuất và gia công cơ khí.
Đồng thời cung cấp dịch vụ khảo sát thiết kế và lập dự toán xây dựng
các công trình giao thông trong và ngoài tỉnh.
Ngoài ra công ty còn hoạt động trong một số ngành nghề kinh doanh
khác như kinh doanh vật liệu xây dựng, tư vấn giám sát kỹ thuật xây dựng,
giao thông thủy lợi…
3. Tổ chức bộ máy quản lý và các chính sách quản lý tài chính kinh tế
được áp dụng tại công ty cổ phần công trình giao thông Thanh Hoá
Công ty cổ phần công trình giao Thanh Hóa với đội ngũ lao động có
4
kinh nghiệm trong lĩnh vực xây lắp, luôn là đối tác tin cậy của khách hàng
trong và ngoài tỉnh. Với mục tiêu phát triển bền vững, đáp ứng được cuộc
sống của công nhân viên, góp phần phát triển kinh tế của tỉnh Thanh hóa
nói riêng và đất nước nói chung, Công ty đã đổi mới phương thức hoạt
động, xây dựng bộ máy quản lý gọn nhẹ, khoa học phục vụ tốt quá trình
hoạt động SXKD. Tổng số lao động của Công ty có khoảng 120 người,
trong đó có 17 nhân viên quản lý.
Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty :
Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban :
Hội đồng quản trị : Bao gồm 5 thành viên
Hội đồng quản trị là cơ quan tối cao nhất quyết định mọi hoạt động
SXKD của công ty.
Ban gián đốc : Bao gồm 3 người: Giám đốc và Phó giám đốc Kinh
doanh, Phó giám đốc dự án.
Hội đồng quản trị
Ban giám đốc
Phòng kế hoạch
kỹ thuật
Phòng Tài chính
kế toán
Hội đồng cổ đông
Phòng thiết
bị vật tư
Phòng tổ chức
hành chính
Giám đốc
XNCG
Giám đốc
XN 1
Giám đốc
XN 2
Giám đốc
XN 3
Giám đốc
XN 4
Giám đốc
XN 5
5
Ban giám đốc là bộ phận đứng đầu điều hành chung toàn bộ hoạt
động của công ty về hành chính và tài chính SXKD và chịu trách nhiệm
trước cấp trên và pháp luật.
Ban giám đốc có trách nhiệm lập BCTC phản ánh trung thực và hợp
lý tình hình tài chính cũng như hiệu quả kinh doanh. Ngoài ra, Ban giám
đốc còn chịu trách nhiệm theo dõi, quản lý tài sản trong công ty, tránh tình
trạng gian lận, mất mát.
Phòng kế hoạch kỹ thuật: Bao gồm 2 người, có nhiệm vụ giám sát
về thi công các công trình và làm thủ tục nghiệm thu công trình, tổng hợp
vật tư chỉ đạo chung tình hình vật tư của công ty và chịu trách nhiệm trước
ban lãnh đạo của công ty.
Phòng Tài chính - kế toán: Bao gồm 5 người, có nhiệm vụ tổ chức
và thực hiện công tác kế toán trong doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin
kịp thời, đầy đủ và chính xác phục vụ quản lý nội bộ và những người quan
tâm khác; theo dõi tình hình SXKD của Công ty, hiệu quả hoạt động và
tình hình thực hiện nghĩa vụ với Nhà nước; kiểm tra và ngăn chặn những
hành vi vi phạm các quy định về tài chính kế toán đang có hiệu lực.
Phòng tổ chức hành chính: Bao gồm 3 người, có nhiệm vụ thực
hiện quản lý nhân sự, bao gồm tổ chức tuyển dụng, đào tạo, sắp xếp, điều
chuyển nhân sự phù hợp với tính chất, yêu cầu công việc và khả năng của
từng người; theo dõi việc nâng bậc lương, đóng bảo hiểm cho lao động (
Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm Y tế ) gián tiếp tại văn phòng Công ty. Đồng
thời theo dõi, kiểm tra đơn vị trực thuộc thực hiện hợp đồng giao khoán
như kiểm tra định mức đơn giá khoán nội bộ, tiền lương, tiền thưởng, thực
hiện các chế độ đối với người lao động theo bộ luật lao động. Tham mưu
cho Giám đốc công ty về tổ chức bộ máy quản lý và bố trí nhân sự phù
hợp, quản lý hồ sơ lý lịch công nhân viên toàn Công ty .
6
Phòng thiết bị vật tư: Có nhiệm vụ cung cấp các thiết bị vật tư cho
các xí nghiệp xây lắp. Ngoài ra, phòng thiết bị vật tư có chức năng thí
nghiệm các loại nguyên vật liệu, tham gia nghiên cứu tìm ra các loại
nguyên vật liệu mới.
* Các chính sách quản lý tài chính kinh tế được áp dụng tại công ty
Về tiền lương: Công ty sử dụng hình thức khoán theo hợp đồng,
lương được tính dựa trên sản phẩm hoặc sản phẩm hoàn thành nhân với
đơn giá khoán.
Về thị trường: Công ty đặt uy tín lên hàng đầu, do vậy luôn chú trọng
tới khách hàng truyền thống, đảm bảo chất lượng công trình thi công, và
đúng tiến độ. Ngoài ra, công ty luôn tich cực mở rộng thị trường ra các tỉnh
trong cả nước, tham gia đấu thầu các công trình xây dựng cơ bản có quy
mô.
Về hạ thấp giá thành: Đảm bảo mục tiêu lợi nhuận lên trên hàng đầu,
công ty có chính sách nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, làm tăng lợi nhuận
thu được cho công ty.
Ngoài ra, Công ty đang có những kế hoạch đầu tư phát triển chiến
lược cho tương lai như: thay đổi máy móc thi công hiên đại, áp dụng thành
tựu khoa học vào SXKD nhằm giảm thiểu chi phí sản xuất; các chính sách
về nhân lực, nâng cao trình độ nghề nghiệp của nhân viên, tuyển dụng lao
động có trình độ cao, thành thạo tay nghề, đặc biệt là các kiến trúc sư giỏi
có trình độ đại học.
4. Tổ chức sản xuất kinh doanh và quy trình công nghệ sản xuất sản
phẩm tại công ty cổ phần công trình giao thông Thanh Hoá
4.1 Tổ chức sản xuất kinh doanh
Hiện nay, Công ty cổ phần công trình giao thông Thanh Hóa có 6 xí
nghiệp thực hiện các chức năng nhiệm vụ được giao. Giám đốc các xí
7
nghiệp xây lắp được ban giám đốc công ty bổ nhiệm, có trách nhiệm trước
ban giám đốc về chất lượng, tiến độ công trình thi công.
Sơ đồ các bộ phận sản xuất kinh doanh :
+ Xí nghiệp cơ giới: Có trách nhiệm quản lý các thiết bị xe máy sắp
xếp các công trình xây dựng cơ bản, giao thông thủy lợi. Đảm bảo nhu cầu
máy thi công cho các xí nghiệp xây lắp hoàn thành đúng thời gian hoàn
thành công trình.
+ Xí nghiệp xây lắp: Thực hiện thi công các công trình và hạng mục
công trình được khoán theo hợp đồng khoán với công ty. Giám đốc các xí
nghiệp phải có trách nhiệm tổ chức chỉ đạo các đơn vị thi công công trình
đảm bảo về chất lượng và tiến độ thi công theo hợp đồng đã ký kết. Ngoài
ra, giám đốc xí nghiệp phải chỉ đạo đơn vị báo cáo đầy đủ với Công ty và
đảm bảo an toàn lao động, hoàn thành kế hoạch SXKD ký kết với Công ty.
4.2. Quy trình công nghệ
Sơ đồ quy trình công nghệ
Công ty
XN XL 1 XN XL 2 XN XL 3 XN XL 5 XN XL 4 XN cơ giới
Lập biện pháp thi công, biện
pháp an toàn lao động
Tổ chức thi công
Nghiệm thu công trình
Lập mặt bằng thi công
Chuẩn bị hồ sơ kỹ thuật
8
Công việc đầu tiên là chuẩn bị hồ sơ kỹ thuật để lập hồ sơ dự thầu.
Phòng kế hoạch kỹ thuật sẽ xem xét nội dung yêu cầu kỹ thuật tiến hành
thiết kế công trình. Từ đó, lập dự toán theo từng công trình, hạng mục công
trình, đó cũng là giá dự thầu ghi trong hồ sơ dự thầu.
Sau đó hồ sơ sẽ được chuyển đến nhà đầu tư ( bên A )đánh giá lựa
chọn và tiến hành ký hợp đồng. Tiếp theo Công ty ( bên B ) tiến hành khảo
sát và thiết kế mặt bằng thi công.
Công việc tiếp theo là thiết kế mặt bằng thi công, lập biện pháp thi
công và biện pháp an toàn lao động. Tổ chức thi công được thực hiện sau
khi chủ đầu tư (bên A) chấp nhận hồ sơ thiết kế mặt bằng thi công, biện
pháp thi công và biện pháp an toàn lao động.
Khi công trình hoặc hạng mục công trình hoàn thành bên B tiến hành
bàn giao cho bên A tiến hành nghiệm thu và đưa vào sử dụng.
II. Tổ chức công tác kế toán tại công ty Cổ phần công trình Giao thông
Thanh Hoá
1. Tổ chức bộ máy kế toán.
Bộ máy của công ty cổ phần công trình giao thông Thanh Hóa được
tổ chức theo mô hình kế toán vừa tập trung, vừa phân tán. Theo phương
thức này, phòng kế toán công ty có nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất tính
giá thành sản phẩm xây lắp của toàn bộ các công trình và theo dõi tình hình
tăng giảm tài sản của công ty. Kế toán tại xí nghiệp có nhiệm vụ thu thập
chứng từ vào sổ chi tiết các tài khoản và tiến hành tập hợp chi phí và tính
giá thành của từng sản phẩm xây lắp.
Giá trị dự toán
công trình, HMCT
Giá thành dự toán
công trình, HMCT
Lãi định
mức = +
9
Năm tài chính: Do đặc điểm của ngành xây dựng cơ bản thời gian thi
công dài nên kỳ kế toán Công ty chọn là một năm, bắt đầu từ ngày 1/1 đến
ngày 31/12
Đồng tiền hạch toán: Việt Nam đồng
Hạch toán nguyên vật liệu: Công ty sử dụng phương pháp kiểm kê
thường xuyên
Phương pháp tính giá xuất kho của hàng tồn kho : Giá bình quân gia
quyền
Phương pháp tính thuế GTGT: theo phương pháp khấu trừ
Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: theo phương pháp đường thẳng.
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
* Kế toán trưởng kiêm trưởng phòng tài vụ: phụ trách chung công tác kế
toán của toàn Công ty, chịu trách nhiệm trước giám đốc và cấp trên về mọi
mặt của hoạt động tài chính. Phòng kế toán công ty và kế toán các đơn vị
được đặt dưới sự chỉ đạo nghiệp vụ của kế toán trưởng.
* Kế toán tổng hợ : có nhiệm vụ tập hợp, thu nhận và kiểm tra các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh và căn cứ vào nghiệp vụ kinh tế phát sinh tổng
hợp số liệu và lập báo cáo tài chính.
* Kế toán thanh toán quỹ:
Thực hiện các khoản thu chi bằng tiền mặt.
Kế toán trưởng
( Kiêm kế toán tổng hợp)
Kế toán tiền gửi ngân
hàng, thuế, kế toán vật
liệu& TSCĐ
Kế toán
tiền lương,
BHXH
Kế toán quỹ
tiền mặt, Kế
toán công nợ
Kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành
SPXL, tiêu thụ
10
Theo dõi công nợ, viết phiếu thu, phiếu chi phục vụ cho sản xuất
kinh doanh.
Mở sổ theo dõi thanh toán các khoản phải thu (thông qua TK 131 –
chi tiết cho từng đối tượng), các khoản phải trả (thông qua TK 331 – chi
tiết cho từng đối tượng là thầu phụ hay người bán).
Đồng thời kế toán thanh toán còn có nhiệm vụ kiểm tra tính hợp lệ
của chứng từ và thanh toán các khoản chi phí phát sinh tại Công ty.
* Kế toán thuế kiêm kế toán tiền gửi
Là người tính toán và trích nộp các khoản thanh toán với Nhà nước
như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế GTGT, thuế trên vốn...
Đồng thời kế toán có nhiệm vụ theo dõi các nghiệp vụ thanh toán với
ngân hàng. Ngoài ra, kế toán theo dõi tình hình tăng giảm của tài sản cố
định và nguyên vật liệu trong Công ty.
* Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành SPXL, xác định kết
quả tiêu thụ: có chức năng tập hợp chi phí từ các sổ chi tiết, áp dụng
phương pháp tính giá thành SPXL. Đồng thời, theo dõi SPXL lắp hoàn
thành bàn giao cho khách hàng và lập hóa đơn, biên bản bàn giao.
* Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương: theo dõi khối
lượng công việc hoàn thành và tính chi phí phải trả công nhân viên có trong
danh sách của công ty và lao động thuê ngoài. Đồng thời, tính ra BHXH ,
BHYT phải thu của công nhân trong kỳ.
Ngoài đội ngũ kế toán viên tại công ty, bộ máy kế toán còn bao gồm
các kế toán viên tại các đơn vị trực thuộc. Những nhân viên kế toán này
thực hiện thu thập và ghi chép các chứng từ ban đầu, vào sổ theo dõi chi
tiết sau đó chuyển số liệu về phòng kế toán công ty.
Bộ máy kế toán và bộ máy quản lý trong Công ty có mối quan hệ
phối kết hợp qua lại với nhau trong quá trình hoạt động. Thông tin các
11
phòng ban cung cấp qua lại mang tính 2 chiều phục vụ cho quản lý và thực
hiện kế hoạch chiến lược phát triển của Công ty.
Sơ đồ biểu diễn mối quan hệ giữa các phòng ban
2. Vận dụng chế độ kế toán hiện hành tại công ty cổ phần công trình
giao thông Thanh Hoá
*Vận dụng chế độ tài khoản kế toán
Công ty cổ phần công trình giao thông Thanh Hóa sử dụng hệ thống
tài khoản kế toán do Bộ tài chính ban hành theo quyết định số 1864
/1998/QĐ/BTC ngày 16/12/1998. Tuy nhiên, do đặc điểm tổ chức hoạt
động sản xuất kinh doanh hiện nay, Công ty không mở một số TK sau: TK
151, 155, 156, 157, 641...
*Vận dụng chế độ chứng từ, sổ kế toán
Hiện tại công ty sử dụng mẫu chứng từ theo chế độ kế toán theo
quyết định 1864/ 1998/QĐ/BTC ngày 16/12/1998. Chẳng hạn, đối với hạch
toán lương, có các bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương và BHXH;
đối với hạch toán tiêu thụ có biên bản nghiệm thu kỹ thuật công trình, biên
bản thanh lý hợp đồng...
Phòng kế hoạch kỹ thuật
Phòng tài chính kế toán
Phòng thiết bị vật tư
Phòng tổ chức hành chính
12
Tại Công ty áp dụng hình thức Chứng từ ghi sổ. Theo hình thức này,
Công ty sử dụng những sổ kế toán tổng hợp sau : Chứng từ ghi sổ, sổ cái,
và một số lượng lớn các sổ kế toán chi tiết như : sổ chi tiết TK 336, 136,
131, 331... Điều đáng chú ý là Công ty sử dụng các “BẢNG KÊ ” trong
hạch toán tổng hợp.
Trình tự ghi chép như sau:
Hàng ngày, các nghiệp vụ phát sinh tại văn phòng Công ty, kế toán
vào chứng từ ghi sổ các chứng từ gốc bằng cách nhập dữ liệu vào máy.
Cuối quý, khi các chứng từ, số liệu từ các xí nghiệp gửi về, kế toán tổng
hợp thực hiện vào chứng từ ghi sổ. Từ chứng từ ghi sổ kế toán vào bảng kê
phát sinh bên Có tài khoản. Từ các chứng từ ghi sổ và bảng kê đó kế toán
tiến hành vào sổ cái các tài khoản. Số liệu trên sổ cái được dùng vào bảng
cân đối số phát sinh, sau khi đối chiếu với các sổ chi tiết.
Cuối quý, kế toán thực hiện khóa sổ kế toán và lên báo cáo tài chính
đồng thời mở sổ kế toán cho kỳ kế toán tiếp theo.
13
Sơ đồ hạch toán theo hình thức kế toán “ Chứng từ chi sổ “
Ghi chú:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối quý:
Đối chiếu:
Chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối
số phát sinh
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp
sổ chi tiết
Sổ kế toán
chi tiết
Bảng kê phát sinh
bên Có tài khoản
14
PHẦN II
THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM XÂY LẮP TẠI CỒNG TY CỔ PHẦN CÔNG
TRÌNH GIAO THÔNG THANH HOÁ
I. Hạch toán chi phí sản xuất trong công ty cổ phần công trình giao
thông thanh hóa.
1. Đặc điểm về hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh tại công ty cổ
phần công trình giao thông thanh hóa
Công ty cổ phần công trình giao thông Thanh Hóa hoạt động trong
lĩnh vực xây dựng cơ bản, tạo ra các sản phẩm là các công trình, hạng mục
công trình xây dựng, vật kiến trúc…có quy mô lớn, kết cấu phức tạp mang
tính đơn chiếc, thời gian sản xuất sản phẩm lâu dài… Do đặc điểm này đòi
hỏi việc tổ chức quản lý, tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm xây lắp đóng vai trò quan trọng nhằm hướng tới mục tiêu
tối đa hóa lợi nhuận của công ty. Công việc quan trọng đầu tiên là lập dự
toán cho công trình và hạng mục công trình theo khoản mục chi phí, trước
hết là để lập hồ sơ dự thầu, ký kết hợp đồng xây dựng. Trong quá trình tiến
hành thi công công trình, giá thành dự toán được sử dụng để phân tích tiến
độ thi công, so sánh với thực tế trong quá trình sản xuất nhằm hạn chế rủi
ro và phân tích hiệu quả kinh doanh.
1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây
lắp.
Công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là công trình, hạng
mục công trình. Do đặc điểm sản phẩm của nghành xây dựng cơ bản mang
tính đơn chiếc nên đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp tại công ty cổ
phần công trình giao thông Thanh Hoá cũng trùng với đối tượng tập hợp
15
chi phí sản xuất, tức là đối tượng tính giá thành sản phẩm xây lắp là công
trình, hạng mục công trình hay là khối lượng công việc hoàn thành bàn
giao.
Kỳ tính giá thành
Đáp ứng yêu cầu quản lý, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm xây lắp, hiện tại, Công ty xác định kỳ tính giá thành là quý và
thời gian công trình hoàn thành.
1.2. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và thi công công trình.
* Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất
Công ty sử dụng phương pháp tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp cho
từng công trình, hạng mục công trình. Các chi phí trực tiếp liên quan đến
đối tượng nào thì sẽ được tập hợp trực tiếp cho đối tượng đó. Còn với chi
phí không thể tập hợp trực tiếp cho đối tượng liên quan thì Công ty sẽ tiến
hành phân bổ theo tiêu thức thích hợp.
* Công ty áp dụng hình thức khoán gọn các công trình, hạng mục công
trình cho các xí nghiệp trực thuộc công ty đáp ứng cho đặc điểm địa bàn
kinh doanh rộng và để phát huy tính tự chủ, sáng tạo trong thi công và linh
hoạ