Càng ngày nền kinh tế càng phát triển mạnh mẽ, phong phú và đa dạng về phương
thức hoạt động cũng như qui mô. Điều này đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế các
nước đặc biệt là kinh tế ở nước đang phát triển như nước ta.
Trong thời kì hội nhập, để giữ vững mục tiêu xây dựng nền kinh tế nước ta đi theo
con đường “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” thì thành phần kinh tế
Nhà nước phải giữ một vai trò quan trọng, vừa phải đóng vai trò chủ đạo trong nền
kinh tế vừa phải hoà nhập với xu thế kinh tế thị trường để bắt kịp thời đại. Muốn làm
tốt vai trò chủ đạo của mình, kinh tế Nhà nước cần thiết phải luôn đổi mới, phát triển
và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Để làm được điều này, trước hết cần phải làm tốt vai trò của từng bộ phận trong
nền kinh tế Nhà nước, trong đó phải kể đến các đơn vị Hành chính sự nghiệp, là những
đơn vị quản lí Hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp kinh tế, văn hoá, giáo dục, thể
thao, sự nghiệp khoa học công nghệ . hoạt động chủ yếu bằng nguồn kinh phí Nhà
nước cấp nên hiệu quả của các đơn vị này ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế đất
nước. Hàng năm, Ngân sách Nhà nước phải bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng để nuôi dưỡng
và phát triển các đơn vị này, khi các đơn vị này hoạt động kém hiệu quả, gây lãng phí
thì nguồn vốn nhà nước sẽ rơi vào khủng hoảng vì không có vốn đầu tư và ngược lại.
Chính vì vậy mà các đơn vị Hành chính sự nghiệp ngày càng được chú ý trong việc sử
dụng Ngân sách tại đơn vị
87 trang |
Chia sẻ: tuantu31 | Lượt xem: 644 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hạch toán kinh phí và sử dụng kinh phí tại đơn vị sự nghiệp có thu Đài phát thanh truyền hình Thừa Thiên Huế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Cao Thị Kim Ngân 1
PHẦN 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Càng ngày nền kinh tế càng phát triển mạnh mẽ, phong phú và đa dạng về phương
thức hoạt động cũng như qui mô. Điều này đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế các
nước đặc biệt là kinh tế ở nước đang phát triển như nước ta.
Trong thời kì hội nhập, để giữ vững mục tiêu xây dựng nền kinh tế nước ta đi theo
con đường “kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” thì thành phần kinh tế
Nhà nước phải giữ một vai trò quan trọng, vừa phải đóng vai trò chủ đạo trong nền
kinh tế vừa phải hoà nhập với xu thế kinh tế thị trường để bắt kịp thời đại. Muốn làm
tốt vai trò chủ đạo của mình, kinh tế Nhà nước cần thiết phải luôn đổi mới, phát triển
và nâng cao hiệu quả hoạt động.
Để làm được điều này, trước hết cần phải làm tốt vai trò của từng bộ phận trong
nền kinh tế Nhà nước, trong đó phải kể đến các đơn vị Hành chính sự nghiệp, là những
đơn vị quản lí Hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp kinh tế, văn hoá, giáo dục, thể
thao, sự nghiệp khoa học công nghệ. hoạt động chủ yếu bằng nguồn kinh phí Nhà
nước cấp nên hiệu quả của các đơn vị này ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế đất
nước. Hàng năm, Ngân sách Nhà nước phải bỏ ra hàng nghìn tỷ đồng để nuôi dưỡng
và phát triển các đơn vị này, khi các đơn vị này hoạt động kém hiệu quả, gây lãng phí
thì nguồn vốn nhà nước sẽ rơi vào khủng hoảng vì không có vốn đầu tư và ngược lại.
Chính vì vậy mà các đơn vị Hành chính sự nghiệp ngày càng được chú ý trong việc sử
dụng Ngân sách tại đơn vị.
Đứng trước vấn đề này, Nhà nước chủ trương thực hiện giao quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về tài chính cho các đơn vị sự nghiệp nhằm phát huy tiềm năng lao động
sáng tạo, trình độ chuyên môn và quản lí của các đơn vị. Một loại hình đơn vị sự
nghiệp mà trong quá trình hoạt động, ngoài việc thực hiện nhiệm vụ Đảng và Nhà
nước giao còn được phép tiến hành thêm hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở tận
dụng cơ sở vật chất hiện có để tạo thêm nguồn thu gọi là đơn vị sự nghiệp có thu (nay
gọi là đơn vị sự nghiệp công lập theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ban hành ngày
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Cao Thị Kim Ngân 2
25/4/2006) . Các đơn vị này vừa mang tính chất như đơn vị Hành chính sự nghiệp, vừa
mang tính chất của doanh nghiệp nên cần thiết phải xây dựng cơ chế quản lí tài chính
riêng cho phù hợp. Chính phủ đã ban hành Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngày
16/1/2002 qui định về chế độ tài chính áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp thực hiện xã
hội hoá các nguồn lực tài chính, và hiện nay được thay thế bằng Nghị định số
43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006.
Nghị định ban hành với mục đích giúp cho Nhà nước quản lí tốt nguồn kinh phí cấp
phát cho các đơn vị Hành chính sự nghiệp, thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc chấp
hành chế độ chi tiêu, ngăn chặn lãng phí, tham nhũng trong chi tiêu, bên cạnh đó còn
phát huy tính sáng tạo của người lao động, tăng quyền tự chủ của những người quản lí
đơn vị, khuyến khích tăng thu, tiết kiệm chi góp phần tăng thu nhập cho cán bộ, công
nhân viên.
Cơ chế mới đã được ban hành, công tác kế toán hạch toán nguồn kinh phí và sử
dụng kinh phí tại đơn vị sự nghiệp có thu đã có những chuyển biến gì cho phù hợp và
đã thực sự hiệu quả hay chưa? Xuất phát từ những vấn đề đó, tôi chọn nghiên cứu
đề tài:
“Hạch toán kinh phí và sử dụng kinh phí tại đơn vị sự nghiệp có thu
Đài phát thanh truyền hình Thừa Thiên Huế”
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Hệ thống lí luận về hạch toán kinh phí và sử dụng kinh phí tại đơn vị sự
nghiệp có thu (đơn vị tự đảm bảo một phần kinh phí)
Thu thập, tìm hiểu, đánh giá tình hình hạch toán kinh phí và sử dụng kinh
phí tại Đài PTTH Thừa Thiên Huế.
Trên cơ sở đó đưa ra giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán kinh
phí và sử dụng kinh phí tại Đài PTTH Thừa Thiên Huế.
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Cao Thị Kim Ngân 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Phương pháp hạch toán kinh phí và sử dụng kinh phí
ở đơn vị sự nghiệp có thu Đài PTTH Thừa Thiên Huế.
Về thời gian: nghiên cứu số liệu trong 3 năm từ 2008-2010
Về không gian: Đài PTTH Thừa Thiên Huế.
Địa chỉ: 58 Hùng Vương, TP Huế
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Phương pháp duy vật biện chứng của Chủ nghĩa Mac-Lênin để nghiên cứu lí
luận cũng như các vấn đề thực tiễn một cách logic.
4.2 Phương pháp thu thập tài liệu
- Thu thập các thông tin, số liệu liên quan đến đơn vị như tình hình tài sản, nguồn
vốn, lao động, kết quả hoạt động kinh doanh,... từ các phòng ban của đơn vị.
- Thu thập các tài liệu liên quan từ Internet, tạp chí, sách tham khảo và các khóa
luận tốt nghiệp đại học.
- Phương pháp phỏng vấn, quan sát nhân viên trong đơn vị tiến hành các bước chu
trình, thủ tục công việc.
4.3 Phương pháp phân tích tài liệu
- Phương pháp tổng hợp: tổng hợp các thông tin, các báo cáo về tình hình thực hiện
nhiệm vụ Nhà nước giao của đơn vị.
- Phương pháp thống kê: dùng số tuyệt đối, tương đối, số bình quân để phân tích
xu hướng và tìm ra nguyên nhân của vấn đề cần giải thích.
- Phương pháp so sánh: so sánh sự tăng giảm các chỉ tiêu về tình hình lao động, tài
sản của đơn vị trong giai đoạn 2008 – 2010.
5. Giới hạn của đề tài
Trong quá trình nghiên cứu đề tài này, vì lí do thời gian nghiên cứu, kinh nghiệm
cũng như trình độ của bản thân, khối lượng công việc kế toán liên quan đến đề tài khá
rộng nên tôi chỉ tập trung nghiên cứu về tình hình hạch toán nguồn kinh phí hoạt động
và chi hoạt động.
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Cao Thị Kim Ngân 4
Bên cạnh đó, do số liệu năm 2011 đơn vị chưa quyết toán xong nên nguồn tài liệu
có được gần nhất là của năm 2008, 2009 và 2010.
6. Điểm mới của đề tài
Khi tham khảo các đề tài: “Tình hình hạch toán kinh phí và sử dụng kinh phí ở
đơn vị SNCT tại TTTH Việt Nam tại thành phố Huế” của Hoàng Nhẫn Ti và
“Tình hình hạch toán kinh phí tại Bệnh viện Việt Nam- Cuba” của Phan Thị Thu
Hà tôi nhận thấy các đề tài này có hạn chế là chỉ mới mô tả công tác kế toán tại đơn vị,
mang tính chất nêu lên các chứng từ, tài khoản, sổ sách, báo cáo sử dụng trong phần
hành này mà chưa phản ánh được qui trình cụ thể, các giải pháp còn sơ sài và chung
chung. Khắc phục các điểm nêu trên, trong phần thực trạng đề tài này đã phản ánh
được qui trình “rút dự toán” một nghiệp vụ quan trọng tại các đơn vị thụ hưởng ngân
sách. Các giải pháp hoàn thiện nêu trong đề tài mang tính bám sát thực tế đơn vị, dựa
trên thực tế tại đơn vị để đề xuất nên có tính ứng dụng hơn, trong đó có đề xuất “tổ
chức kiểm tra kế toán”, bên cạnh đó, đề tài còn đưa ra “một số giải pháp để giúp đơn
vị nâng cao hiệu quả công tác thu, chi ngân sách” nội dung này chưa thấy đề cập ở các
đề tài nêu trên.
7. Kết cấu của đề tài
Phần 1: Phần mở đầu
Phần 2: Nội dung và kết quả nghiên cứu
Chương 1: Cơ sở lí luận về hạch toán kinh phí và sử dụng kinh phí.
Chương 2: Giới thiệu về Đài PTTH Thừa Thiên Huế.
Chương 3: Thực trạng công tác kế toán kinh phí và sử dụng kinh phí tại Đài PTTH
Thừa Thiên Huế.
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện kế toán kinh phí và sử dụng kinh phí tại Đài PTTH
Thừa Thiên Huế.
Phần 3: Kết luận và kiến nghị
RƯ
ỜN
G Đ
ẠI
HỌ
C K
INH
TẾ
- H
UẾ
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Cao Thị Kim Ngân 5
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ HẠCH TOÁN KINH PHÍ VÀ
SỬ DỤNG KINH PHÍ TẠI ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU
1.1 Tổng quan về đơn vị Hành chính sự nghiệp
1.1.1 Khái niệm và phân loại đơn vị Hành chính sự nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm đơn vị Hành chính sự nghiệp
Đơn vị hành chính sự nghiệp là những đơn vị quản lý hành chính Nhà nước, đơn vị
sự nghiệp y tế, văn hoá, giáo dục, thể thao, sự nghiệp khoa học công nghệ, sự nghiệp
kinh tế hoạt động bằng nguồn kinh phí Nhà nước cấp, cấp trên cấp hoặc các nguồn
kinh phí khác như: hội phí, học phí, viện phí, kinh phí được tài trợ, thu từ kết quả hoạt
động sản xuất – kinh doanh, nhận viện trợ, biếu tặngtheo nguyên tắc không bồi hoàn
trực tiếp để thực hiện nhiệm vụ của Đảng và Nhà nước giao.
Không như các doanh nghiệp hoạt động với mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận, đơn vị
HCSN hoạt động theo mục tiêu, nhiệm vụ của Nhà nước. Ngoài ra, tùy theo từng loại
hình và đặc thù của từng đơn vị mà các đơn vị này có tổ chức thêm các hoạt động khác
nhằm tạo ra nguồn thu cho đơn vị. Có thể thấy hoạt động chính của đơn vị HCSN gồm
hai mặt sau:
- Theo dõi, quản lý, sử dụng kinh phí NSNN cấp để thực hiện chức năng, nhiệm
vụ được giao.
- Tự huy động vốn và tận dụng cơ sở vật chất kỹ thuật, lao động sẵn có để tổ
chức sản xuất kinh doanh.
Tính chất, đặc điểm hoạt động của các đơn vị HCSN rất đa dạng, phức tạp phạm vi
rộng và chủ yếu chi cho hoạt động của các đơn vị này được trang trải bằng nguồn kinh
phí cấp phát của Nhà nước. Xuất phát từ đặc điểm nguồn kinh phí đảm bảo sự hoạt
động theo chức năng của các đơn vị HCSN và yêu cầu tăng cường quản lý kinh tế tài
chính của bản thân đơn vị, cơ quan chủ quản mà chế độ kế toán đơn vị HCSN có
những đặc điểm riêng.
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Cao Thị Kim Ngân 6
Các khoản chi tiêu đơn vị HCSN chủ yếu là chi cho tiêu dùng vì vậy kế toán phải
đảm bảo chấp hành chế độ quản lý tài chính thật nghiêm ngặt, phải căn cứ vào các tiêu
chuẩn định mức để thực hiện các khoản chi tiêu nói chung và chi tiêu tiền mặt nói
riêng.
Thông qua công tác kế toán để kiểm tra, giám sát chi tiêu và tiến hành phân tích các
khoản chi sao cho đảm bảo nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị.
Đề xuất ý kiến, kiến nghị để tăng cường hiệu quả sử dụng vốn ngân sách cấp và
nguồn kinh phí khác, tăng cường khai thác nguồn kinh phí khác để áp ứng nhu cầu chi
tiêu của đơn vị.
1.1.1.2 Phân loại đơn vị Hành chính sự nghiệp
Sơ đồ 1: Phân loại đơn vị HCSN theo lĩnh vực hoạt động
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm, phân loại đơn vị Sự nghiệp có thu
1.1.2.1 Khái niệm
Đơn vị sự nghiệp có thu là đơn vị hành chính sự nghiệp mà bên cạnh việc thực hiện
nhiệm vụ Đảng, Nhà nước và cơ quan cấp trên giao phó thì còn tiến hành thêm hoạt
Đơn vị là các tổ chức
Đảng, Đoàn thể và
Hội quần chúng
ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP
Đơn vị quản lý
hành chính
Nhà nước
Đơn vị quản lý
sự nghiệp
Sự
nghiệp
kinh tế
Sự
nghiệp
y tế
Sự
nghiệp
giáo
dục
và
đào tạo
Sự
nghiệp
nghiên
cứu
khoa
học
và
đào tạo
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
H T
Ế -
HU
Ế
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Cao Thị Kim Ngân 7
động SXKD, cung cấp dịch vụ nhờ vào việc tận dụng cơ sở vật chất đặc thù sẵn có,
phù hợp với khả năng chuyên môn của đơn vị để tạo thêm nguồn thu.
1.1.2.2 Đặc điểm đơn vị sự nghiệp có thu
Thực hiện chủ trương xã hội hoá trong việc cung cấp dịch vụ cho xã hội, huy động
sự đóng góp của cộng đồng xã hội để phát triển các hoạt động sự nghiệp, từng bước
giảm dần bao cấp từ ngân sách nhà nước.
Chính phủ ban hành Nghị định 10/2002/NĐ-CP ngày 16 tháng 1 năm 2002, nhằm
tăng quyền tự chủ các đơn vị sự nghiệp, ngày 25 tháng 4 năm 2006 Chính phủ ban
hành Nghị định 43/2006/NĐ-CP thay thế để mở rộng quyền tự chủ hơn nữa cho các
đơn vị sự nghiệp. Trước đây chỉ mới thực hiện tự chủ về tài chính, thực hiện trao
quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho đơn vị sự nghiệp trong việc tổ chức công việc,
sắp xếp lại bộ máy, sử dụng lao động và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ
được giao, sẽ phát huy mọi khả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng
cao cho xã hội, tăng nguồn thu góp phần từng bước giải quyết thu nhập cho người lao
động.
- Các đơn vị sự nghiệp có thu được tự chủ tài chính, được chủ động bố trí
kinh phí để thực hiện nhiệm vụ.
- Được tự chủ trong việc tổ chức công việc, sắp xếp bộ máy, sử dụng lao động và
nguồn lực để hoàn thành nhiệm vụ được giao, phát huy mọi khả năng của đơn vị.
-Đơn vị sự nghiệp có hoạt động dịch vụ được vay vốn của các tổ chức tín dụng,
được huy động vốn của cán bộ, viên chức trong đơn vị để đầu tư mở rộng và nâng cao
chất lượng hoạt động sự nghiệp, tổ chức hoạt động dịch vụ phù hợp với chức năng,
nhiệm vụ và tự chịu trách nhiệm trả nợ vay theo quy định của pháp luật.
-Đơn vị sự nghiệp có các hoạt động dịch vụ phải đăng ký, kê khai, nộp đủ các loại
thuế và các khoản khác (nếu có), được miễn, giảm thuế theo quy định của pháp luật.
Đơn vị thực hiện đầu tư, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo quy định
của pháp luật về quản lý tài sản nhà nước tại đơn vị sự nghiệp. Đối với tài sản cố định
sử dụng vào hoạt động dịch vụ phải thực hiện trích khấu hao thu hồi vốn theo quy định
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Cao Thị Kim Ngân 8
áp dụng cho các doanh nghiệp nhà nước. Số tiền trích khấu hao tài sản cố định và tiền
thu từ thanh lý tài sản thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước đơn vị được để lại bổ sung
Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp.
-Đơn vị sự nghiệp mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước để phản ánh các khoản kinh
phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, được mở
tài khoản tiền gửi tại Ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước để phản ánh các khoản thu,
chi của hoạt động dịch vụ.
1.1.2.3 Phân loại đơn vị sự nghiệp có thu
Sơ đồ 2: Phân loại đơn vị sự nghiệp theo nguồn thu
a) Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động thường xuyên:
Là đơn vị có nguồn thu sự nghiệp bảo đảm được toàn bộ chi phí hoạt động
thường xuyên, ngân sách Nhà nước không phải cấp kinh phí bảo đảm hoạt động
thường xuyên cho đơn vị.
b) Đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên:Là
đơn vị có nguồn thu sự nghiệp chưa tự trang trải toàn bộ chi phí hoạt động
thường xuyên, chỉ tự đảm bảo một phần chi hoạt động thường xuyên, phần còn
lại được Ngân sách Nhà nước.
ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÓ THU
Đơn vị
sự nghiệp
tự bảo đảm
toàn bộ
chi phí
hoạt động
thường
xuyên
Đơn vị
sự nghiệp
tự bảo đảm
một phần
chi phí hoạt
động thường
xuyên
Đơn vị sự
nghiệp do
NSNN đảm
bảo toàn bộ
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Cao Thị Kim Ngân 9
c) Đơn vị sự nghiệp do NSNN đảm bảo toàn bộ: là đơn vị sự nghiệp có nguồn
thu thấp hoặc không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức
năng và nhiệm vụ do NSNN đảm bảo toàn bộ.
1.2 Chế độ tài chính áp dụng đối với đơn vị sự nghiệp có thu
1.2.1 Nguồn tài chính
1.2.1.1 Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp, gồm:
a) Kinh phí bảo đảm hoạt động thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụ đối
với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động (sau khi đã cân đối nguồn thu sự
nghiệp), được cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao, trong phạm vi dự toán được cấp
có thẩm quyền giao
b) Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (đối với đơn vị không
phải là tổ chức khoa học và công nghệ)
c) Kinh phí thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức
d) Kinh phí thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia
đ) Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đặt hàng
(điều tra, quy hoạch, khảo sát, nhiệm vụ khác)
e) Kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao
g) Kinh phí thực hiện chính sách tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước quy
định (nếu có)
h) Vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài
sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê
duyệt trong phạm vi dự toán được giao hàng năm
i) Vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài được cấp có thẩm
quyền phê duyệt
k) Kinh phí khác (nếu có)
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Cao Thị Kim Ngân 10
1.2.1.2 Nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp, gồm:
a) Phần được để lại từ số thu phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước theo quy định
của pháp luật
b) Thu từ hoạt động dịch vụ
c) Thu từ hoạt động sự nghiệp khác (nếu có) phải phù hợp với lĩnh vực chuyên môn
và khả năng của đơn vị, cụ thể:
Sự nghiệp Văn hóa, Thông tin: Thu từ bán vé các buổi biểu diễn, vé xem phim, các
hợp đồng biểu diễn với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; cung ứng dịch vụ in
tráng lồng tiếng, phục hồi phim; thu từ các hoạt động đăng, phát quảng cáo trên báo,
tạp chí, xuất bản, phát thanh truyền hình; thu phát hành báo chí, thông tin cổ động và
các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
d) Lãi được chia từ các hoạt động liên doanh, liên kết, lãi tiền gửi ngân hàng
1.2.1.3. Nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu, tặng, cho theo quy định của pháp luật.
1.2.1.4. Nguồn khác, gồm:
a) Nguồn vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn huy động của cán bộ, viên chức
trong đơn vị.
b) Nguồn vốn liên doanh, liên kết của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước
theo quy định của pháp luật.
1.2.2 Nội dung chi
1.2.2.1 Chi thường xuyên gồm:
a) Chi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao.
b) Chi phục vụ cho việc thực hiện công việc, dịch vụ thu phí, lệ phí.
c) Chi cho các hoạt động dịch vụ (kể cả chi thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà
nước, trích khấu hao tài sản cố định theo quy định, chi trả vốn, trả lãi tiền vay theo quy
định của pháp luật).
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Cao Thị Kim Ngân 11
1.2.2.2. Chi không thường xuyên gồm:
a) Chi thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ
b) Chi thực hiện chương trình đào tạo bồi dưỡng cán bộ, viên chức
c) Chi thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia
d) Chi thực hiện các nhiệm vụ do nhà nước đặt hàng (điều tra, quy hoạch, khảo sát,
nhiệm vụ khác) theo giá hoặc khung giá do nhà nước quy định
đ) Chi vốn đối ứng thực hiện các dự án có nguồn vốn nước ngoài theo quy định.
e) Chi thực hiện các nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao
g) Chi thực hiện tinh giản biên chế theo chế độ do nhà nước quy định (nếu có)
h) Chi đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, sửa chữa lớn tài sản cố định
thực hiện các dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt
i) Chi thực hiện các dự án từ nguồn vốn viện trợ nước ngoài
k) Chi cho các hoạt động liên doanh, liên kết
l) Các khoản chi khác theo quy định (nếu có).
1.2.3 Lập và chấp hành dự toán thu chi
- Lập dự toán trong thời kỳ ổn định phân loại đơn vị sự nghiệp:
Căn cứ mức kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm hoạt động thường xuyên thực
hiện chức năng, nhiệm vụ được cấp có thẩm quyền giao của năm trước liền kề và
nhiệm vụ tăng hoặc giảm của năm kế hoạch, đơn vị lập dự toán thu, chi hoạt động
thường xuyên của năm kế hoạch. Đối với kinh phí hoạt động không thường xuyên,
đơn vị lập dự toán theo quy định hiện hành.
- Dự toán kinh phí hoạt động của đơn vị sự nghiệp, gửi cơ quan quản lý cấp trên
theo quy định hiện hành.
TR
ƯỜ
NG
ĐẠ
I H
ỌC
KI
NH
TẾ
- H
UẾ
Khóa luận tốt nghiệp
SVTH: Cao Thị Kim Ngân 12
1.2.4 Trích lập và sử dụng các quỹ
1.2.4.1 Trích lập quỹ
Hàng năm, sau khi trang trải các khoản chi phí, nộp thuế và các khoản nộp khác
theo quy định, phần chênh lệch thu lớn hơn chi (nếu có), đơn vị được sử dụng theo
trình tự như sau: (Đối với đơn vị tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động)
- Trích tối thiểu 25% để lập Quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp
- Trả thu nhập tăng thêm cho người lao động theo quy định tại điểm b khoản 2
Điều 18 Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ban hành ngày 25 tháng 4 năm 2006 “Đối với
đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động, được quyết định tổng mức
thu nhập trong năm cho người lao động, nhưng tối đa không quá 3 lần quỹ tiền lương
cấp bậc, chức vụ trong năm do nhà nước quy định sau khi đã thực hiện trích lập quỹ
phát triển hoạt động sự nghiệp.”
- Trích lập Quỹ khen thưởng, Quỹ phúc lợi, Quỹ dự phòng ổn định thu nhập. Đối
với 2 Quỹ khen thưởng và Quỹ phúc lợi mức trích tối đa không quá 3 tháng tiền lương,
tiền công và thu nhập tăng thêm bình quân thực hiện trong năm.
Trường hợp chênh lệch thu lớn hơn chi trong năm bằng hoặc nhỏ hơn một lần quỹ
tiền lương cấp bậc, chức vụ trong năm, đơn vị được sử dụng để trả thu nhập tăng thêm
cho người lao động, trích lập 4 quỹ: Quỹ dự phòng ổn đ