Trong năm 2011 vừa qua, nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều biến động lớn
diễn ra nhanh chóng và khó dự báo, tình hình lạm phát tăng cao 9%. Để kích
cầu nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước đã nhiều lần điều chỉnh tăng giảm lãi
suất cơ bản, giảm lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, NHNN đã liên tục
thay đổi lãi suất, cụ thể là: Lãi suất cho vay ngắn hạn của nhóm các NHTM
Nhà nước ở mức 13-14%/năm; trung và dài hạn ở mức 13,5-14,5%/năm; lãi
suất cho vay ngắn hạn của nhóm các NHTM cổ phần là 14 – 14,5%/năm;
trung và dài hạn ở mức 14,5-15,5%/năm; riêng đối với cho vay sản xuất nông
nghiệp, nông thôn và xuất khẩu mức lãi suất thấp hơn từ 0,5- 1%/năm.
Từ những tác động trên, kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Nền
kinh tế giảm sút, đồng tiền bị mất giá gây ảnh hưởng không tốt đến khả năng
thanh toán của doanh nghiệp cũng như cá nhân. Hoạt động của các ngân hàng
thương mại bị ảnh hưởng đáng kể, xuất phát từ tính chất của sản phẩm dịch
vụ các ngân hàng là “nhạy cảm, không cất trữ được, không bền vững và
không độc quyền”, do có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh
tế, chịu sự tác động của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan như kinh tế,
chính trị, xã hội nên hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn gắn với rủi ro.
Từ đó gây ra những thiệt hại không nhỏ cho ngân hàng.
Hơn nữa, ngân hàng kinh doanh không những chỉ huy động vốn và cho
vay mà còn rất nhiều lĩnh vực khác như thanh toán, bảo lãnh, kinh doanh
ngoại hối, chứng khoán, góp vốn liên doanh, dịch vụ thẻ đại lý, V ì vậy có
thể nói rằng rủi ro ngân hàng rất đa dạng.
Tuy nhiên hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận cao
cho ngân hàng, nhưng đồng thời cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao. Đặc
biệt rủi ro tín dụng có khả năng xảy ra cao hơn trong năm 2011, do ảnh hưởng
không tốt của nền kinh tế, khả năng thanh toán trong dân cư giảm, ngân hàng
có khả năng thu hồi nợ chậm, mất vốn.
48 trang |
Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2559 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hạn chế rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại quỹ tín dụng nhân dân xã Vân Diên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường: Đại Học Vinh
GVHD: Trịnh Thị Hằng SVTT:Nguyễn Bá Hoàng 1
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
KHOA KINH TẾ
NGÀNH TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG
Đề tài: Hạn chế rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại Quỹ
tín Dụng Nhân Dân Xã Vân Diên
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường: Đại Học Vinh
GVHD: Trịnh Thị Hằng SVTT:Nguyễn Bá Hoàng 2
Lời mở đầu:
1. L ý do chọn đề tài.
Trong năm 2011 vừa qua, nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều biến động lớn
diễn ra nhanh chóng và khó dự báo, tình hình lạm phát tăng cao 9%. Để kích
cầu nền kinh tế, Ngân hàng Nhà nước đã nhiều lần điều chỉnh tăng giảm lãi
suất cơ bản, giảm lãi suất chiết khấu, lãi suất tái cấp vốn, NHNN đã liên tục
thay đổi lãi suất, cụ thể là: Lãi suất cho vay ngắn hạn của nhóm các NHTM
Nhà nước ở mức 13-14%/năm; trung và dài hạn ở mức 13,5-14,5%/năm; lãi
suất cho vay ngắn hạn của nhóm các NHTM cổ phần là 14 – 14,5%/năm;
trung và dài hạn ở mức 14,5-15,5%/năm; riêng đối với cho vay sản xuất nông
nghiệp, nông thôn và xuất khẩu mức lãi suất thấp hơn từ 0,5- 1%/năm.
Từ những tác động trên, kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Nền
kinh tế giảm sút, đồng tiền bị mất giá gây ảnh hưởng không tốt đến khả năng
thanh toán của doanh nghiệp cũng như cá nhân. Hoạt động của các ngân hàng
thương mại bị ảnh hưởng đáng kể, xuất phát từ tính chất của sản phẩm dịch
vụ các ngân hàng là “nhạy cảm, không cất trữ được, không bền vững và
không độc quyền”, do có liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh
tế, chịu sự tác động của nhiều nhân tố khách quan và chủ quan như kinh tế,
chính trị, xã hội… nên hoạt động kinh doanh ngân hàng luôn gắn với rủi ro.
Từ đó gây ra những thiệt hại không nhỏ cho ngân hàng.
Hơn nữa, ngân hàng kinh doanh không những chỉ huy động vốn và cho
vay mà còn rất nhiều lĩnh vực khác như thanh toán, bảo lãnh, kinh doanh
ngoại hối, chứng khoán, góp vốn liên doanh, dịch vụ thẻ đại lý,… Vì vậy có
thể nói rằng rủi ro ngân hàng rất đa dạng.
Tuy nhiên hoạt động tín dụng là hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận cao
cho ngân hàng, nhưng đồng thời cũng là hoạt động mang lại rủi ro cao. Đặc
biệt rủi ro tín dụng có khả năng xảy ra cao hơn trong năm 2011, do ảnh hưởng
không tốt của nền kinh tế, khả năng thanh toán trong dân cư giảm, ngân hàng
có khả năng thu hồi nợ chậm, mất vốn.
Trong các lĩnh vực tín dụng của ngân hàng thì cho vay xây dựng nhà là
một trong những hoạt động chủ yếu mang lại lợi nhuận. Đây là lĩnh vực cho
vay tập trung chủ yếu vào trung và dài hạn. Trong năm qua, với mức lãi suất
cho vay cao, cùng giá cả vật tư xây dựng tăng cao, thì việc cho vay xây dựng
nhà là một hoạt động hết sức rủi ro.
Qua quá trình tìm hiểu và thực tập tại QTD nhân dân xã Vân Diên tôi
quyết định chọn đề tài: “Hạn chế rủi ro trong cho vay xây dựng nhà tại Quỹ
tín Dụng Nhân Dân Xã Vân Diên ” nhằm tìm hiểu những rủi ro QTD gặp
phải.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường: Đại Học Vinh
GVHD: Trịnh Thị Hằng SVTT:Nguyễn Bá Hoàng 3
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình cho vay xây dựng nhà qua 3 năm 2009 - 2011. Từ đó
đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại QTD nhân dân xã Vân Diên.
2.2 Mục tiêu cụ thể
Đánh giá hiệu quả cũng như tình hình cho vay xây dựng nhà tại
QTD.
- Tìm hiểu và đánh giá về thực trạng rủi ro trong cho vay xây dựng nhà
tại QTD
-Đưa ra những biện pháp nhằm hạn chế rủi ro trong cho vay xây dựng
nhà
3. Đối tượng nghiên cứu.
-Thực trạng cho vay xây dựng nhà tại QTD nhân dân xã Vân Diên
huyện Nam Đàn
4. Phạm vi nghiên cứu:
Rủi ro trong hoạt động kinh doanh QTD rất đa dạng, bao gồm rủi ro lãi
suất, rủi ro tỷ giá, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản,... Trong quá trình hoạt
động, QTD nhân dân cũng gặp phải các rủi ro trên. Tuy nhiên, tôi chỉ tập
trung nghiên cứu, tìm hiểu những rủi ro trong cho vay xây dựng nhà trong các
năm 2009-2011 và những biện pháp hạn chế, phòng ngừa rủi ro trong hoạt
động QTD nhân dân xã vân diên.
Để tiến hành tìm hiểu và tiến hành nghiên cứu đề tài thì điều cần thiết đầu
tiên là phải có những kiến thức cơ bản về lĩnh vực QTD và một cơ sở lý
thuyết vững chắc cho bài nghiên cứu.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu được thu thập trực tiếp từ phòng Tín dụng qua các năm 2009,
2010, 2011.
- Thu thập các thông tin dữ liệu từ sách báo, tạp chí, tài liệu, từ mạng
Internet có liên quan đến đề tài.
6. Kết cấu đề tài
Lời mở đầu
Phần I: Tổng quan về QTD nhân dân xã Vân diên.
Phân II: Thực trạng rủi ro tín dụng và một số giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng
trong cho vay xây dựng nhà tại Quỹ tín dụng nhân dân xã Vân Diên
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường: Đại Học Vinh
GVHD: Trịnh Thị Hằng SVTT:Nguyễn Bá Hoàng 4
Phần I
Tổng quan về quỹ tín dụng nhân dân xã Vân Diên Huyện Nam Đàn :
Lịch sử hình thành và phát triển của quỹ tín dụng nhân dân xã Vân
Diên huyện Nam Đàn :
Vân Diên, mảnh đất anh hùng, nơi ghi dấu bao chiến công hiển hách trong
trường kỳ lịch sử chống ngoại xâm và trong công cuộc xây dựng đất nước.
Qua bao tang thương dâu bể, qua bao điều chỉnh đổi thay nhưng diên cách địa
lí và thiên chí, nhân chí của Vân Diên vẫn vẹn tròn và đang là biểu tượng của
vùng đất “địa linh nhân kiệt”, đồng thời Vân Diên cũng là tên gọi tự hào của
nhiều thế hệ gắn liền với truyền thống anh hùng.
Trong thời kỳ xây dựng, Vân Diên vẫn là lá cờ đầu trong công cuộc đổi mới.
Bộ mặt Vân Diên đang ngày càng một khởi sắc, tươi vui. Khắp làng thôn, ngõ
xóm, đâu đâu cũng đầy ắp tiếng cười, rộn rã niềm hân hoan.tạo nên niềm vui
đó có vai trò rất lớn của Quỹ tín dụng nhân dân Vân Diên.
Quỹ tín dụng nhân dân trung ương được thành lập theo quyết định số
162/QĐ-NH5 của Thống đốc NHNN QTDTW khai trương hoạt động ngày
5/8/1995 với chức năng huy động vốn, đại diện cho hệ thống tiếp nhận vốn
của Chính phủ, các tổ chức tài chính, các tổ chức phi chính phủ trong nước và
quốc tế tài trợ cho chương trình tín dụng phát triển nông nghiệp- nông thôn,
điều hoà vốn và cung cấp các dịch vụ cho toàn hệ thống. Đến nay QTDTW đã
trưởng thành vượt bậc. Từ khi chỉ có trụ sở chính ở Thủ đô Hà Nội, nay đã có
hơn 25 chi nhánh ở các tỉnh, thành phố trực tiếp cung cấp vốn và điều hoà vốn
cho các QTDND thành viên, năm 1995 tổng nguồn vốn mới đạt 121 tỷ đồng,
trong đó vốn điều lệ là 103 tỷ đồng, vốn huy động là 11 tỷ đồng, dư nợ chủ
yếu là cho vay trong hệ thốg là 64 tỷ đồng thì đến cuối tháng 12/2008
QTDTW đã đạt mức tăng trưởng rất ngoạn mục, tổng nguồn vốn đạt 6352 tỷ
đồng, tăng 52 lần, trong đó vốn điều lệ đạt 612 tỷ đồng, vốn huy động3985 tỷ
đồng, chiếm tỷ trọng 67.2% tổng nguồn vốn, vốn vay các tổ chức tài chính
trong nước và quốc tế đạt 1101 tỷ đồng, dư nợ cho vay trong và ngoài hệ
thống đạt 5066 tỷ đồng tăng gấp 79 lần,trong đó cho vay trong hệ thống 2238
tỷ đồng chiếm 44.2% tổng dư nợ, nợ xấu là 154843 triệu đồng chiếm 3.1 %
tổng dư nợ, trong đó nợ xấu toàn hệ thống là 10 tỷ đồng, chiếm 0.4% dư nợ
cho vay, kết quả kinh doanh đạt xấp xỉ 23 tỷ đồng.
Để đẩy mạnh nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội huyện Nam Đàn tỉnh
Nghệ An, Chủ tịch Hội đồng quản trị của NHNN chi nhánh Nghệ An đã ký
quyết định số 23/GP/NHNN-NA ngày 27/12/1995 yêu cầu NHNN chi nhánh
Nghệ An cấp giấy phép hoạt động cho quỹ tín dụng nhân dân cơ sở xã Vân
Diên huyện Nam Đàn. Ngày 06/01/1996 QTDND cơ sở xã Vân Diên chính
thức khai trương và đi vào hoạt động.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường: Đại Học Vinh
GVHD: Trịnh Thị Hằng SVTT:Nguyễn Bá Hoàng 5
Khi mới thành lập ,QTDND cơ sở xã Vân Diên với tiềm lực tài chính
quá nhỏ bé, tổng nguồn vốn ban đầu chỉ có 42.000.000đ và 82 thành viên
tham gia. Đội ngũ nhân viên chỉ có 5 người, trụ sở làm việc ban đầu là một
gian phòng nhỏ của UBND xã cho mượn…Mục tiêu trước mắt và lâu dài của
QTD là góp phần xoá đói, giảm nghèo trên quê hương Vân Diên. thực hiện
mục tiêu đó, đơn vị đã sớm đưa công nghệ thông tin vào hoạt động, ứng dụng
trong điều hành, quản lý số liệu một cách kịp thời, chính xác. Kết nối mạng để
truy cập thông tin, nắm bắt tình hình, thường xuyên báo cáo số liệu về
NHNN.
Khi NHNN có chủ trương cho phép các tổ chức tín dụng mở rộng địa
bàn hoạt động, QTDND Vân Diên đã nắm bắt thời cơ nhằm mục đích tăng
tiềm lực tài chính, mở rộng quy mô hoạt động, tạo điều kiện giúp đỡ bà con
nơi chưa có QTD vay vốn và gửi tiền dễ dàng. Đồng thời tháo gỡ khó khăn
cho một số con em đã được đào tạo cơ bản được về làm việc tại quỹ. Tháng
10/2007, Quỹ đã mở rộng địa bàn hoạt động sang xã Nam Nghĩa, một năm
sau thì phòng giao dịch xã Nam Nghĩa được thành lập. Từ thành công này,
tháng 9/2009 Quỹ tiếp tục mở rộng địa bàn sang xã Nam Lộc. Các điểm tín
dụng này ra đời không chỉ đáp ứng nhu cầu vay vốn phát triển kinh tế cho bà
con nông dân xã bạn, mà còn góp phần tăng tỷ lệ doanh số hàng năm cho quỹ
từ 20%-40%. Hiện nay, địa bàn hoạt động của quỹ ở trên 3 xã:Vân Diên, Nam
Nghĩa và Nam Lộc với 2 phòng giao dịch và 1 điểm giao dịch bán chuyên
nghiệp.
Từ hai bàn tay trắng, sau 16 năm thành lập, qua 5 lần đại hội, QTD Vân
Diên đã trưởng thành và đổi mới. Số thành viên QTDND cơ sở xã Vân Diên
hiện đã có 2421 thành viên; tổng nguồn vốn hoạt động lên tới 48.190 triệu
đồng; trong đó: vốn điều lệ đạt 2.771 triệu đồng; vốn huy động đạt 40.523
triệu đồng; vốn vay từ QTDTW là 2 tỷ đồng; các nguồn vốn khác là 2.896
triệu đồng. Dư nợ cho vay đạt 44.706 triệu đồng: Trong đó vốn cho vay sản
xuất nông nghiệp, chăn nuôi chiếm gần 25%, vốn đầu tư phát triển ngành
nghề, hỗ trợ doanh nghiệp chiếm 55%, còn lại là vốn giải quyết việc làm, chủ
yếu là xuất khẩu lao động nước ngoài. Cùng với một hệ thống cơ sở hạ tầng
được trang bị khá hiện đại bao gồm: Trụ sở làm việc 2 tầng với 350m , phòng
giao dịch tại Nam Nghĩa 140m ,điểm giao dịch bán chuyên nghiệp tại Nam
Lộc, với hệ thống kho tiền kiên cố, vững chắc.Đã mua sắm 1 ô tô vận chuyển
tiền, 15 dàn máy vi tính, 10 máy in, 1 máy photocopy kĩ thuật số, 1 máy phát
điện, 1 máy fax, 1 số máy đếm tiền, máy kiểm tra tiền giả, két sắt, quầy giao
dịch và bàn ghế làm việc. Tổng trị giá lên đến 3 tỷ đồng. Cùng một đội ngũ 28
cán bộ, công nhân viên chức tuổi đời từ 22-55.Có một chi bộ với 13 dảng
viên,có một tổ chức công đoàn,
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường: Đại Học Vinh
GVHD: Trịnh Thị Hằng SVTT:Nguyễn Bá Hoàng 6
Trong 16 năm qua, Quy vinh dự được nhận nhiều bằng khen, giấy khen
của thống đốc NHNN, băng khen của Chủ tịch UBND Tỉnh Nghệ An.Giấy
khen của thống đốc NHNN chi nhánh Nghệ An,Giây khen của cục thuế Nghệ
An, Giáy khen của UBND huyện Nam Đàn.Đăc biệt, năm 2007, QTD Vân
Diên đã nhận được cúp “ Bông luá vàng” của Hiệp hội QTDND Việt Nam
trao tặng.
Đăc điểm hoạt động và cơ cấu tổ chức.
1.2.1 Đặc điểm hoạt động
Với đặc điểm tự nhiên về kinh tế xã hội nêu trên nó đã ảnh hưởng rất
lớn đến quá trình phát triển của hệ thống QTD. QTD vừa phải thực hiện cơ
chế khoán tài chính trong kinh doanh vừa phải thực hiện nhiệm vụ chính trị
trên địa bàn là đáp ứng về vốn cho bà con nông dân toàn x·, từng bước tháo
gỡ những khó khăn vướng mắc thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần phù hợp với lợi thế góp phần chuyển dịch kinh tế trên địa bàn. Với địa
bàn khá phức tạp và nhiều khó khăn nhưng QTDND xã Vân Diên Huyện
Nam Đàn được đánh giá là một trong những huyện khá của tỉnh Nghệ An.
Mặt khác QTD xã Vân Diên là một trong những đơn vị có đội ngũ cán bộ
công nhân viên có năng lực,năng động trong hoạt động kinh doanh,nội bộ
đoàn kết thống nhất. Điều đó đã tạo điều kiện thuận lợi cho QTD xã Vân Diên
mở rộng kinh doanh, khối lượng kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ tín dụng
thanh toán và dịch vụ Ngân hàng.
Bên cạnh đó QTD xã Vân Diên cũng gặp không ít khó khăn trong kinh doanh
tín dụng, đa số khách hàng còn lúng túng chưa tìm được giải pháp kinh doanh
có hiệu quả. Đây là yếu tố ảnh hưởng lớn đến quá trình kinh doanh của QTD.
Mặc dù vậy, trong những năm qua QTD xã Vân Diên vẫn là QTD hoạt
động có hiệu quả, thích ứng với cơ chế thị trường, với mục tiêu “ kinh doanh
phát triển an toàn vốn, tôn trọng pháp luật, lợi nhuận hợp ly " thực hiện
phương châm " tiếp tục đổi mới, nâng cao trách nhiệm, tôn khách hàng." Đến
nay QTD xã Vân Diên đã khẳng định được vai trò của mình trong nền kinh tế
thị trường, đướng vững và phát triển trong cơ chế mới chủ động đối với
phong cách giao dịch, đa dạng hóa các hình thức hoạt động kinh doanh.
Các hoạt động chính của Quỹ Tín Dụng
+ Huy động vốn
- Huy động vốn thông qua thanh toán liên hàng.
- Khai thác và huy động vốn của các tổ chức kinh tế, cá nhân trong và ngoài
nước gồm các loại tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, tiền
gửi bằng ngoại tệ.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường: Đại Học Vinh
GVHD: Trịnh Thị Hằng SVTT:Nguyễn Bá Hoàng 7
- Tiếp nhận nghiệp vụ tài trợ, ủy thác và các nguồn vốn khác của các tổ chức,
cá nhân trong và ngoài nước để đầu tư cho các công trình phát triển kinh tế-xã
hội, xây dựng cơ sở hạ tầng tại xã và các vùng lân cận.
+ Các hoạt động cho vay và bảo lãnh
- Thực hiện các nghiệp vụ cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đối với các
thành phần kinh tế trên tấc cả các lĩnh vực, đặc biệt chú trọng cho vay sản
xuất nông nghiệp.
- Thực hiện nghiệp vụ cho vay ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ
với nhiều loại khách hàng, cho vay tiêu dùng…
- Thực hiện tín dụng để nhập khẩu máy móc, vật tư thiết bị, cho vay tài trợ
xuất nhập khẩu.
- Thực hiện cho vay theo chỉ định của Nhà nước.
- Chiết khấu các loại chứng từ có giá…
+ Dịch vụ kế toán và ngân quỹ
- Thanh toán xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ chuyển tiền, thanh toán
quốc tế.
- Thực hiện nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ, chi trả kiều hối.
- Thực hiện dịch vụ cầm đồ và các dịch vụ ngân quỹ.
1.2.2 Cơ cấu tổ chức:
Sơ đồ 1.1Cơ cấu tổ chức của Quỹ tín dung nhân dân xã Van Diên
Hội Đồng
Quản Trị
Chủ Tịch Hội
Đồng Quản
Trị
Giám Đốc
Phó Giám
Đốc
Ban Kiểm
Soát
Phòng Tín
Dụng
Phòng Kế
Toán Ngân
Quỹ
Phòng Giao
Dịch Nam
Nghĩa
Điểm Giao
Dịch Nam
Lộc
Phòng Nghiệp
Vụ Kinh
Doanh
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường: Đại Học Vinh
GVHD: Trịnh Thị Hằng SVTT:Nguyễn Bá Hoàng 8
Hội Đồng Quản Trị:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng quản trị:
+ Hội đồng quản trị có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
- Quyết định các vấn đề có liên quan đến hoạt động của Quỹ tín dụng nhân
dân (trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội thành viên);
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng, thành viên
Ban tín dụng và quyết định cơ cấu tổ chức các bộ phận nghiệp vụ chuyên môn
của Quỹ tín dụng nhân dân;
+ Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trước Đại
hội thành viên và trước pháp luật.
Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Hội đồng quản trị:
- Quản trị Quỹ tín dụng nhân dân theo pháp luật, Điều lệ và nghị quyết Đại
hội thành viên, nghị quyết Hội đồng quản trị;
- Đại diện cho Quỹ tín dụng nhân dân trước pháp luật;
- Ký các văn bản thuộc thẩm quyền Hội đồng quản trị;
Giám Đốc:
có nhiệm vụ điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh
doanh hàng ngày của Quỹ tín dụng, phân chia công việc phù hợp với phù hợp
với chức năng nhiệm vụ của các phòng ban, hướng dẫn và giám sát việc thực
hiện nội dung hoạt động cấp trên đã giao đồng thời tiếp nhận ý kiến phản hồi
từ cấp dưới.
Giám đốc là người ký các báo cáo, văn bản hợp đồng, chứng từ của quỹ
tín dụng. Được quyền đề nghị hội đồng quản trị bổ nhiệm, bãi miễn chức
danh phó giám đốc, kế toán trưởng; được quyền tuyển dụng, khen thưởng, kỷ
luật … các cán bộ nhân viên trong quỹ.
Phó Giám Đốc:
Phó giám đốc có trách nhiệm giúp giám đốc chỉ đạo và điều hành trực
tiếp một số lĩnh vực, công tác, cũng như góp phần tham gia với giám đốc việc
chuẩn bị, xây dựng và quyết định về chương trình công tác, kế hoạch kinh
doanh và các phương hướng hoạt động của chi nhánh. Có trách nhiệm thay
mặt giám đốc giám sát và điều hành các hoạt động của đơn vị được uỷ nhiệm
khi giám đốc vắng mặt và chịu trách nhiệm trước giám đốc. Bên cạnh đó, phó
giám đốc còn thay mặt gíam đốc giải quyết và ký kết các văn bản thuộc lĩnh
vực đựoc phân công giám sát tình hình hoạt động của phòng trực thuộc, đôn
đốc việc thực hiện đúng quy chế đã đề ra.
Ban kiểm Soát:
Ban kiểm soát là cơ quan giám sát và kiểm tra mọi hoạt động của Quỹ.
Kiểm tra, giám sát việc chấp hành Điều lệ, Nội quy hoạt động của Quỹ tín
dụng, của Hội đồng quản trị, hoạt động của Giám đốc và các thành viên của Quỹ .
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường: Đại Học Vinh
GVHD: Trịnh Thị Hằng SVTT:Nguyễn Bá Hoàng 9
Kiểm soát việc chấp hành quy chế về hoạt động kinh doanh; kiểm tra về tài
chính, kế toán, phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ, sử dụng các quỹ của
Quỹ tín dụng ,sử dụng tài sản, vốn vay và các khoản hỗ trợ của Nhà
nước.Tiếp nhận và giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến công việc của
Quỹ.
Kiểm soát viên tại Quỹ tín dụng nhân dân phải ký giám định các chứng từ
kế toán, nếu phát hiện những hiện tượng có thể làm thất thoát tài sản của Quỹ
tín dụng nhân
Phòng Tín Dụng:
Theo dõi tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn cần thiết để phục vụ tín
dụng đầu tư xem có vấn đề cần thiểttình lên giám đốc.
Có trách nhiệm giao dịch trực tiếp với khách hàng, đánh giá khả năng khách
hàng, hướng dẫn khách hàng thực hiện dúng và đầy đủ hồ sơ vay vốn. Kiểm
soát hồ sơ, trình phó giám đốc k ý các hợp đồng tín dụng.
Trực tiếp kiểm tra giám soát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, kiểm
tra tài sản đảm bảo tiền vay, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn.
Phòng kế toán – Ngân quỹ:
- Theo dõi ghi chép, bảo quản tài sản của Ngân hàng và khách hàng.
- Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền gửi, tiền vay.
- Làm thủ tục giải ngân theo quy định hoặc người được uỷ quyền, đồng thời
tổ chức việc hạch toán các nghiệp vụ cho vay thu nợ, thu lãi và chi tiêu nội bộ
- Lưu hồ sơ theo quy định.
- Phối hợp chặt chẽ với Phòng tín dụng sao kê, báo nợ, lãi đến hạn để Phòng
tín dụng đôn đốc thu hồi.
- Báo cáo quyết toán định kỳ hàng tháng, quý, năm theo chế độ.
- Thực hiện công tác kiểm toán, thu chi tiền mặt, ngân phiếu, chế độ bảo
quản, vận chuyển, chấp hành chế độ ra vào kho quy định.
Phòng nghiệp vụ kinh doanh
+ Tham mưu trực tiếp cho Giám đốc hướng dẫn các nghiệp vụ kinh doanh –
tín dụng. Thẩm định, bảo lãnh, tái bảo lãnh, cầm cố, thế chấp và các nghiệp
vụ kinh doanh khác có liên quan đến Chi nhánh. Theo dõi, phát hiện những
vướng mắc sơ bộ để báo cáo, đề xuất kịp thời với Giám đốc, để có phướng
pháp xử lý, điều chỉnh, bổ sung.
+ Xây dựng chiến lược và chính sách khách hàng vay vốn trong từng thời
kỳ, thực hiện từng thị trường công tác kinh doanh.
+ Tiếp nhận và thẩm định hồ sơ vay theo sự phân công và thuộc mức phán
quyết của Giám đóc chi nhánh để trình Hội đồng tín dụng tại Chi nhánh
và Giám đốc xét duyệt.
+ Tham mưu cho Giám đốc cho vay hợp vốn của Chi nhánh và các tổ chức tín
dụng khác trên địa bàn.
1.3Kết quả hoạt động kinh doanh của Qũy tín dụng nhân dân xã Vân Diên
giai đoạn (2009-2011):
Báo cáo thực tập tốt nghiệp Trường: Đại Học Vinh
GVHD: Trịnh Thị Hằng SVTT:Nguyễn Bá Hoàng 10
1.3.1 Tình hình nguồn vốn của Quỹ qua 3 năm (2009-2011):
Trong quá trình hoạt động kinh doanh của QTD thì nguồn vốn đóng một
vai trò quan trọng, nó quyết định hoạt động kinh doanh của Quỹ.Nguồn vốn
cho vay của Quỹ chủ yếu từ vốn huy động và một ít vốn vay từ QTDTW.
Nguồn vốn huy động: Quỹ được quyền sử dụng và có trách nhiệm trả cả gốc
lẫn lãi đúng hạn.
Nguồn vốn vay từ QTDTW: nhằm giải quyết tình trạng thiếu vốn,
nguồn vốn này có chi phí lãi suất cao hơn so với nguồn vốn huy động.
Do nguồn vốn huy động có vai trò quan trọng trong quá trình kinh doanh nên
QTDND cơ sở xã Vân Diên đã nổ lực lớn để huy động nguồn vốn nh