Xây dựng mô hình tiến trình quyết định mua TPHC theo các bước trong tiến trình của
người tiêu dùng Việt Nam;
- Nhận diện và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ/niềm tin, đánh giá lựa chọn, ý
định mua, hành vi mua thực tế TPHC của người tiêu dùng Việt Nam. Cụ thể:
+ Nhận diện những nhân tố ảnh hưởng đến thái độ của người tiêu dùng Việt Nam đối với
TPHC
+ Lượng định mức độ thái độ tác động đến đánh giá lựa chọn đối với TPHC
+ Lượng định mức độ đánh giá lựa chọn tác động đến TPHC ý định mua
+ Lượng định mức độ ý định mua tác động đến hành động mua thực tế đối với
TPHC
+ Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu học đến ý định mua TPHC
- Dựa trên những kết quả nghiên cứu về tính chất và mức độ tác động của các nhân tố tác
động đến ý định và hành vi mua TPHC đề xuất các giải pháp cho các doanh nghiệp sản xuất,
kinh doanh TPHC Việt Nam, các kiến nghị cho các cơ quan quản lý nhằm thúc đẩy, khuyến
khích hành vi mua TPHC tại Hà Nội nói riêng và trên toàn quốc nói chung.
123 trang |
Chia sẻ: Trịnh Thiết | Ngày: 05/04/2024 | Lượt xem: 505 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hành vi mua của người tiêu dùng Việt Nam đối với thực phẩm hữu cơ - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI
------------o0o------------
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
Hành vi mua của ngƣời tiêu dùng Việt Nam đối với thực
phẩm hữu cơ - Thực trạng và giải pháp
Chủ nhiệm đề tài: Nguyễn Hiền Anh
Hà Nội, năm 2017
1
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Thế kỷ 21 chứng kiến sự phát triển ngày càng mạnh của TPHC. Ứng dụng công nghệ thực
phẩm mới, sự gia tăng ý thức về sức khỏe, và những vấn đề về bảo vệ môi trường sống toàn
cầu là nguyên nhân của sự lên ngôi của TPHC. Một nghiên cứu gần đây của Liên Hợp quốc
kết luận vấn đề an ninh lương thực sẽ được giải quyết trong tương lai nhờ mô hình canh tác
tự nhiên sản xuất TPHC quy mô nhỏ chứ không phải nhờ sản xuất thực phẩm biến đổi gen.
Cùng với sự phát triển của hội nhập và toàn cầu hóa, sản xuất kinh doanh hiện nay đang đối
mặt với những vấn đề nghiêm trọng liên quan đến ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu và
những hậu quả của các chất hóa học, chất tăng trưởng, sự biến đổi gen,Bên cạnh mối
quan tâm về các vấn đề môi trường sinh thái, người tiêu dùng hiện nay ngày càng quan tâm
hơn đến dinh dưỡng, sức khỏe cũng như những vấn đề chất lượng sản phẩm (Wier và cộng
sự, 2002). Xây dựng nền kinh tế bền vững, trong đó có việc xây dựng và triển khai sản xuất
kinh doanh các sản phẩm thực phẩm hữu cơ (TPHC) thân thiện với môi trường, ích lợi cho
sức khỏe, lành mạnh cho tương lai của con người trong xã hội là một kế hoạch lâu dài, bền
vững và mang tính xu hướng. Chính vì vậy, TPHC là đề tài thu hút sự chú ý của các nhà
khoa học, các nhà quản lý chính sách, các doanh nghiệp trong những năm gần đây.
Không chỉ các nước phát triển, các nước đang phát triển cũng bắt đầu quan tâm đến phát
triển nông nghiệp hữu cơ và tiêu dùng sản phẩm TPHC. Tại Việt Nam, cùng với sự phát
triển và hội nhập kinh tế, việc quản lý chất lượng thực phẩm vẫn còn lỏng lẻo và nhiều kẽ
hở. Tình hình sản xuất kinh doanh thực phẩm bẩn, không đảm bảo chất lượng gây ảnh
hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng ngày càng phổ biến. Người tiêu dùng cảnh giác hơn
trong việc lựa chọn và mua sắm thực phẩm. Bên cạnh đó, đời sống xã hội ngày càng cao,
người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe hơn, họ có yêu cầu khắt khe về sản phẩm
thực phẩm hơn, và nhiều người sẵn sàng chi nhiều hơn để mua các loại sản phẩm sạch như
thực phẩm hữu cơ, thực phẩm an toàn. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh
doanh thực phẩm hữu cơ phát triển.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, người tiêu dùng chưa nhận thức đúng về thực phẩm hữu cơ, và
chưa được cung cấp đầy đủ thông tin về SP này. Cụ thể, hầu hết người tiêu dùng không
phân biệt được giữa TPHC và thực phẩm an toàn, không biết cách nhận biết TPHC thông
2
qua các chứng chỉ, nhãn hiệu, và đặc điểm SP TPHC. Do vậy, xuất hiện tình trạng nhiều sản
phẩm TPHC giả trà trộn trên thị trường. Bên cạnh đó, đầu tư sản xuất TPHC rất tốn kém, chỉ
riêng việc xin cấp chứng nhận PGS (Participatory Guarantee System - Hệ thống bảo đảm
dựa vào sự tham gia của các tổ chức và con người có liên quan trực tiếp vào chuỗi cung cấp
hữu cơ) đã lên đến 20,000 USD. Những quy định ngặt nghèo về quy trình, đầu tư tốn kém là
nguyên nhân đẩy giá TPHC cao hơn nhiều so với thực phẩm thông thường. Vì vậy, đòi hỏi
các doanh nghiệp kinh doanh SP này muốn thành công phải nhận biết được tập khách hàng
trọng điểm và hiểu rõ những nhân tố ảnh hưởng đến tiến trình mua TPHC của họ.
Nền nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ, không chỉ nhằm mục đích
xuất khẩu như trước đây, mà còn để phục vụ thị trường nội địa đang tăng trưởng. Năm 2001,
cả nước có 38 nông trại hữu cơ (Yussefi, Willer, 2003), đến năm 2009 con số này đã lên đến
1,022. (Willer, Klicher, 2009). Tuy nhiên, tổng diện tích sản xuất TPHC vẫn còn thấp, tính
đến năm 2013 chỉ khoảng 23.400 hecta, chiếm 0,23% diện tích sản xuất nông nghiệp Việt
Nam (IFOAM, 2013). 80% TPHC bày bán tại Việt Nam là SP nhập khẩu, chứng tỏ “mảnh
đất” tiêu dùng TPHC màu mỡ sẽ đem lại nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp nếu được khai
thác đúng.
Từ thực tiễn này, tác giả lựa chọn hành vi mua TPHC làm đề tài nghiên cứu. Bởi nghiên cứu
hành vi mua là một trong những vấn đề cấp thiết không chỉ giúp doanh nghiệp sản xuất và
kinh doanh TPHC phát triển, mà còn là cơ sở lý thuyết để phát triển một ngành hàng này.
Nguyên nhân là do nghiên cứu hành vi mua chính là tìm hiểu quá trình quyết định mua của
người tiêu dùng và nhận diện những yếu tố tác động đến quá trình này.
Về mặt lý thuyết, trên thế giới đã có khá nhiều nghiên cứu về hành vi mua TPHC. Các
nghiên cứu này đã góp phần giúp các doanh nghiệp, các nhà quản lý hiểu được hành vi của
người tiêu dùng để đưa ra những quyết định marketing phù hợp nhằm phát triển ngành hàng.
Tuy nhiên, hầu hết các công trình khi nghiên cứu về hành vi mua TPHC thường hay chú
trọng đến việc so sánh giá trị về chất lượng và dinh dưỡng của chúng so với thực phẩm
thông thường. Các nghiên cứu trước đây cho thấy người tiêu dùng có thái độ tích cực đối
với TPHC (Magnusson, 2001) nhưng từ thái độ tích cực dẫn đến hành vi mua còn khoảng
cách lớn (Nahid và cộng sự, 2013). Một số nghiên cứu khác có đề cập đến các yếu tố ảnh
hưởng đến hành vi mua TPHC nhưng vẫn còn nhiều tranh cãi về tác động thực sự của các
yếu tố. Các yếu tố ảnh hưởng này thay đổi theo thời gian và tùy vào hoàn cảnh cụ thể về địa
3
lý và đặc trưng vùng nghiên cứu ở mỗi thị trường. Đa số các nghiên cứu trước chủ yếu tập
trung ở các nước phát triển hay các nước công nghiệp mới như Anh, Mỹ, Pháp, Canada,
Indonexia, Ấn Độ, Hàn Quốc, trong khi quan điểm và lối tiêu dùng của từng thị trường,
từng dân số là khác nhau.
Ở Việt Nam, chỉ có một vài công trình nghiên cứu về hành vi mua TPHC. Các nghiên cứu
hầu hết sử dụng mô hình TPB (theory of planned behavior), một trong những mô hình phổ
biến nhất được dùng để nghiên cứu các hành vi thân thiện với môi trường, nhằm nhận diện
những nhân tố ảnh hưởng đến ý định mua TPHC của người tiêu dùng. Theo Aijen và
Fishbein (1975), để hiểu được hành vi mua thì cần phải nghiên cứu ý định mua. Các nghiên
cứu chỉ ra ý định là công cụ tốt nhất để dự đoán hành vi do hành vi của một người được xác
định bằng ý định của họ trong việc thực hiện hành vi đó. Tuy nhiên, để xây dựng chiến lược
cung cấp giá trị cho khách hàng, doanh nghiệp cần hiểu rõ tất cả các giai đoạn trong tiến
trình mua, nhằm đưa ra những quyết định có khả năng tác động đến hành vi mua của các
nhóm khách hàng mục tiêu tích cực, hiệu quả nhất. Do vậy, chỉ vận dụng mô hình TPB thôi
chưa đủ, vì mô hình này chỉ tập trung nghiên cứu giai đoạn ý định mua, mà bỏ qua các giai
đoạn khác trong tiến trình mua có khả năng tác động đến ý định mua, hành động mua thực
tế của khách hàng. Trên cơ sở đó, tác giả lựa chọn tập trung vào xây dựng mô hình tiến
trình mua TPHC phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam, đồng thời nhận diện, đánh giá
những nhân tố ảnh hưởng đến các giai đoạn này. Trên cơ sở các hiểu biết này vận dụng cho
các doanh nghiệp và các bên hữu quan để cung cấp thêm nguồn thông tin để truyền thông
những lợi thế của sản phẩm hữu cơ và sử dụng các công cụ marketing khác nhau tác động
vào người tiêu dùng định hướng và khuyến khích họ thú đẩy ý định mua các TPHC. Từ đó
các doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn trên thị trường tiêu dùng TPHC, nhờ đó phát triển
sản xuất và tiêu dùng TPHC, đẩy mạnh lợi ích của cộng đồng và của xã hội.
Nhiều nghiên cứu đã nhận diện khách hàng tiêu dùng sản phẩm TPHC phần lớn sống ở
thành phố, các khu đô thị (Radman, 2005; Zanoli và cộng sự, 2004). Vì vậy, nghiên cứu
được thực hiện tại những khu vực thị trường này mang ý nghĩa cao. Đề tài lựa chọn nghiên
cứu tại Hà Nội, thành phố tiêu biểu của Việt Nam với mật độ dân cư cao, thu nhập theo đầu
người cao, thị trường TPHC phát triển, hành vi mua TPHC rõ nét.
Với các lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài " Hành vi mua của người tiêu dùng Việt Nam đối
với thực phẩm hữu cơ - Thực trạng và giải pháp " làm đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở.
4
1.2. Vấn đề nghiên cứu trong đề tài, câu hỏi và mục tiêu nghiên cứu
Các nghiên cứu về TPHC tại thị trường Việt Nam nhận định hiểu biết về hành vi tiêu dùng
TPHC của người tiêu dùng còn hạn chế (Hai Ngo và cộng sự, 2013), và nhận thức cũng như
kiến thức của người tiêu dùng về TPHC (Veerapa và cộng sự, 2013).
Vì vậy, vấn đề nghiên cứu và mục tiêu chủ yếu của đề tài là củng cố khung lý thuyết và hiểu
biết về hành vi áp dụng trong tiêu dùng TPHC tại Việt Nam.
Mục tiêu nghiên cứu:
- Xây dựng mô hình tiến trình quyết định mua TPHC theo các bước trong tiến trình của
người tiêu dùng Việt Nam;
- Nhận diện và đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến thái độ/niềm tin, đánh giá lựa chọn, ý
định mua, hành vi mua thực tế TPHC của người tiêu dùng Việt Nam. Cụ thể:
+ Nhận diện những nhân tố ảnh hưởng đến thái độ của người tiêu dùng Việt Nam đối với
TPHC
+ Lượng định mức độ thái độ tác động đến đánh giá lựa chọn đối với TPHC
+ Lượng định mức độ đánh giá lựa chọn tác động đến TPHC ý định mua
+ Lượng định mức độ ý định mua tác động đến hành động mua thực tế đối với
TPHC
+ Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nhân khẩu học đến ý định mua TPHC
- Dựa trên những kết quả nghiên cứu về tính chất và mức độ tác động của các nhân tố tác
động đến ý định và hành vi mua TPHC đề xuất các giải pháp cho các doanh nghiệp sản xuất,
kinh doanh TPHC Việt Nam, các kiến nghị cho các cơ quan quản lý nhằm thúc đẩy, khuyến
khích hành vi mua TPHC tại Hà Nội nói riêng và trên toàn quốc nói chung.
Câu hỏi nghiên cứu
- Những giai đoạn trong tiến trình quyết định mua TPHC của người tiêu dùng Việt Nam?
- Những nhân tố nào tác động đến niềm tin/thái độ, đánh lựa chọn, ý định mua, hành động
mua của người tiêu dùng Việt Nam đối với TPHC và chiều hướng, mức độ tác động của
những nhân tố đó?
Đề tài phát triển mô hình tiến trình quyết định mua, dựa vào các giai đoạn xây dựng trong
mô hình kiểm định các giả thuyết dưới đây:
+ Nhóm giả thuyết thứ nhất: Các nhóm nhân tố tác động trực tiếp đến niềm tin/thái
độ, đánh giá lựa chọn trước mua, ý định mua của người tiêu dùng
5
+ Giả thuyết thứ hai: Thái độ/ niềm tin của người tiêu dùng đối với TPHC tác động
trực tiếp đến đánh giá lựa chọn trước mua TPHC của họ
+ Giả thuyết thứ ba: Đánh giá lựa chọn trước mua của người tiêu dùng đối với
TPHC tác động trực tiếp đến ý định mua TPHC của họ
+ Giả thuyết thứ tư: Ý định mua TPHC của người tiêu dùng tác động trực tiếp đến
hành động mua TPHC của họ
+ Nhóm giả thuyết thứ năm: Các yếu tố nhân khẩu học tác động đến ý định mua của người
tiêu dùng đối với TPHC
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hóa một số cơ sơ lý luận về các bước trong tiến trình quyết định mua và một số
yếu tố tác động tới các hành vi mua của khách hàng đối với TPHC.
- Hoàn thiện mô hình thực trạng tiến trình quyết định mua trong hành vi mua TPHC người
tiêu dùng với điều kiện thị trường Việt Nam
- Kiểm định các giả thuyết về tính chất và mức độ tác động của các nhân tố ảnh hưởng đến
niềm tin, thái độ, đánh lựa chọn, ý định mua, hành động mua TPHC theo mô hình nghiên
cứu sử dụng trong đề tài
- Đề xuất một số giải pháp cho các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh TPHC, cũng như
các khuyến nghị cho cơ quan thẩm quyền có liên quan nhằm kích thích người tiêu dùng
chọn mua và sử dụng ngày càng nhiều các TPHC.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: nghiên cứu hành vi mua đối với TPHC của người tiêu dùng, cụ thể tập trung
vào
+ nội dung diễn biến, cân nhắc theo từng bước của tiến trình quyết định mua TPHC
của người tiêu dùng
+ nhân tố ảnh hưởng tới từng bước của tiến trình quyết định mua TPHC
- Phạm vi không gian: Việt Nam là thị trường tiềm năng cho các sản phẩm TPHC. Tuy
nhiên thực tế cho thấy các thành phố lớn hiện là nơi tập trung các khách hàng mục tiêu cho
sản phẩm này. Thực hiện nghiên cứu tại khu vực thị trường này sẽ đem lại ý nghĩa cao hơn.
Nhưng do điều kiện có hạn nên đề tài tập trung nghiên cứu tại Hà Nội, nơi có quy mô dân số
lớn, thu nhập cao, hội tụ đặc điểm điển hình của khu vực thành phố, thị trường TPHC phát
triển rõ rệt.
6
- Phạm vi thời gian: đề tài nghiên cứu về tiến trình mua TPHC và các nhân tố ảnh hưởng
đến các bước trong tiến trình của người tiêu dùng Hà Nội từ năm 2016 – 2017. Số liệu sử
dụng trong đề tài là dữ liệu thứ cấp được thu thập từ các nguồn nghiên cứu công bố trên các
công trình khoa học, tạp chí chuyên ngành. Dữ liệu sơ cấp thông qua thực hiện điều tra qua
bảng hỏi với người tiêu dùng ở Hà Nội trong 2 tuần.
Do vậy, hạn chế là kết quả điều tra chỉ trong một khoảng thời gian nhất định. Đây cũng là
hạn chế cơ bản chung của các nghiên cứu khảo sát.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Loại dữ liệu: định lượng
Tiến hành nghiên cứu chủ yếu qua thu thập và phân tích dữ liệu định lượng qua bảng câu
hỏi điều tra các nhân tố tác động và đặc điểm tác động của các nhân tố này đến bước trong
tiến trình quyết định mua TPHC
- Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp (phỏng vấn, điều tra); thứ cấp
Thu thập dữ liệu thứ cấp: các tài liệu liên quan tới lý thuyết các bước trong tiến trình quyết
định mua và một số yếu tố tác động tới các hành vi mua khách hàng là người tiêu dùng đối
với sản phẩm hàng hóa nói chung và đối với hàng thực phẩm nói riêng.
Thu thập dữ liệu sơ cấp: sử dụng phương pháp nghiên cứu phát bảng câu hỏi trực tiếp
(paper-based survey) tại những khu vực siêu thị có bán TPHC, cửa hàng kinh doanh có bán
sản phẩm TPHC trên địa bàn Hà Nội. Mẫu được chọn bằng phương pháp chọn mẫu tiện lợi
(convenience sampling). Thời gian thu thập dữ liệu là 2 tuần, với kích thước mẫu là 153.
- Phương pháp xử lý dữ liệu
Đề tài sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn giải, suy diễn và quy nạp các
thông tin từ các lý thuyết, cùng với sử dụng phần mềm SPSS để xử lý kết quả điều tra để đạt
tới mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
- Quy trình nghiên cứu được thực hiện qua các bước sau:
+ Xây dựng mô hình nghiên cứu và thang đo dựa trên các nghiên cứu trước đây
+ Thu thập dữ liệu sơ: tiến hành điều tra trên phạm vi rộng qua bảng câu hỏi
+ Kiểm định giá trị các biến, đánh giá độ tin cậy của thang đo
+ Kiểm định mô hình và các giả thuyết nghiên cứu
1.5. Ý nghĩa của nghiên cứu
7
Ý nghĩa học thuật:
Đề tài có ý nghĩa khoa học đối với các nhà nghiên cứu, các sinh viên kinh tế muốn nghiên
cứu về ý định mua. Họ có thể sử dụng kết quả của nghiên cứu này như một tài liệu tham
khảo để xây dựng cơ sở lý luận cho các nghiên cứu liên quan đến tiến trình quyết định mua
TPHC
Ý nghĩa thực tiễn:
Với các doanh nghiệp đang và có ý định xâm nhập thị trường TPHC, kết quả nghiên cứu
phản ánh cái nhìn của người tiêu dùng đối với TPHC cung cấp thông tin quan trọng giúp họ
xây dựng kế hoạch tiếp cận và phục vụ khách hàng hiệu quả hơn, thu hút khách hàng mới,
nhấn mạnh những điểm mấu chốt quan trọng và tận dụng các điểm khác biệt nhằm xâm
nhập những phân đoạn thị trường tiềm năng, nắm bắt thị hiếu của khách hàng, dự đoán xu
hướng thị trường để xây dựng kế hoạch phát triển thị trường hữu hiệu hơn, đồng thời có
những động thái tích cực đối với các ngành có liên quan để thúc đẩy tiêu dùng.
1.7 Kết cấu đề tài
Đề tài gồm 5 chương
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương 2: Một số cơ sở lý luận về hành vu mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Phân tích và đánh giá kết quả điều tra
Chương 5: Thảo luận, đề xuất giải pháp, kết luận
8
Chương 2: Một số cơ sơ lý luận về hành vi mua thực phẩm hữu cơ của người tiêu dùng
2.1. Thực phẩm hữu cơ và thị trường thực phẩm hữu cơ
2.1.1. Khái niệm TPHC
Định nghĩa về TPHC theo Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Việt Nam: TPHC là thực phẩm đã
được chứng nhận hữu cơ của Văn phòng Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ PGS Việt Nam, hệ
thống đảm bảo cùng tham gia PGS, và được liên đoàn quốc tế các phong trào ngiệp hữu cơ
IFOAM chấp nhận, đi kèm với các tiêu chuẩn quy định nhằm giám sát cách thức các thực
phẩm đã được trồng, thu hoạch và chế biến đảm bảo các thực phẩm được trồng không sử
dụng thuốc trừ sâu và thuốc diệt cỏ độc hại, các thành phần biến đổi gen GMO, thuốc kháng
sinh hay hooc môn tăng trưởng nhân tạo.
Tùy theo số phần trăm thành phần hữu cơ, sản phẩm thực phẩm hữu cơ được phân loại như
sau:
- Hữu cơ hoàn toàn: 100% hữu cơ, không thêm một chất nào khác
- Hữu cơ: có trên 95% hữu cơ
- Sản xuất với thành phần hữu cơ: có ít nhất 70% hữu cơ
- Có thành phần hữu cơ: dưới 70% hữu cơ
Theo nguồn gốc, có thể phân loại TPHC gồm TPHC động vật và TPHC thực vật. TPHC
thực vật là rau củ quả được trồng tự nhiên, tưới bón bằng phân thiên nhiên, không sử dụng
hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón hóa học mà sử dụng phân thiên nhiên lấy từ xác động
vật, phân trộn từ các cây cỏ mục nát, và được trồng trên những vùng đất riêng biệt đảm bảo
9
tiêu chuẩn của hữu cơ. TPHC động vật là thực phẩm từ động vật được nuôi ở những vùng
riêng biệt đảm bảo thức ăn hay nước uống không có chất kích thích tăng trưởng, ngoại trừ
thuốc kháng sinh để chữa bệnh trươc 90 ngày giết mổ.
Theo một nghiên cứu năm năm của châu Âu, TPHC có giá trị dinh dưỡng hơn 50% so với
các thực phẩm thông thường (Hạnh Nguyễn, 2014). Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu đã bác bỏ
lập luận này (Brennan và cộng sự, 2003; Magkos và cộng sự, 2006). Tuy nhiên, nghiên cứu
này không nhằm mục đích minh chứng những luận điểm này, mà tập trung vào nghiên cứu
nhận thức và quyết định mua TPHC của người tiêu dùng.
2.1.2. Thị trường TPHC Việt Nam
Sản xuất: Sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo khái niệm của IFOAM chỉ mới bắt đầu được
áp dụng ở Việt Nam vào những năm 1990 với một vài sáng kiến chủ yếu khai thác các sản
phẩm tự nhiên như các loại gia vị và tinh dầu thực vật nhằm mục đích xuất khẩu (Simmons,
Scott, 2008). Theo số liệu công bố của IFOAM (2012) năm 2010 Việt Nam có 19.272 hecta
sản xuất nông nghiệp hữu cơ được chứng nhận, tương đương 0.19% diện tích canh tác, cộng
với 11.650 hecta mặt nước nuôi trồng thủy sản hữu cơ và 2.565 rừng nguyên sinh để khai
thác các sản phẩm hữu cơ tự nhiên. Theo Hiệp hội nông nghiệp hữu cơ Việt Nam, các sản
phẩm hữu cơ đang được xuất khẩu gồm chè, tôm, gạo, quế, hồi, tinh đầu, song số lượng rất
hạn chế. Các sản phẩm hữu cơ đang được bán trên thị trường nội địa gồm rau, các loại thịt,
ngũ cốc, các loại hạt, gia vị, sữa.
Chứng nhận chất lượng: Việt Nam vẫn chưa có hệ thống các tiêu chuẩn quốc gia và khung
pháp lý cho sản xuất, chứng nhận và giám sát chất lượng sản phẩm nông nghiệp hữu cơ.
Hiện cả nước có 13 tổ chức bao gồm các nhóm nông dân sản xuất và doanh nghiệp được các
tổ chức quốc tế chứng nhận đạt chuẩn để xuất khẩu sản phẩm hữu cơ. Tại Việt Nam, dưới
sự tài trợ của ADDA trong dự án nông nghiệp hữu cơ và sự hỗ trợ của IFOAM, hệ thống
PGS được xây dựng và triển khai thành công với sự tham gia đảm bảo của tất cả các bên
liên quan trong chuỗi giá trị sản phẩm: người sản xuất, doanh nghiệp, cơ quan quản lý Nhà
nước địa phương, người tiêu dùng. Một số chứng nhận có độ tin cậy trên toàn thế giới đang
có mặt tại Việt Nam gồm: chứng nhận hữu cơ theo tiêu chuẩn Mỹ - USDA, tiêu chuẩn châu
Âu - EU, tiêu chuẩn Nhật Bản – JAS, tiêu chuẩn Úc – ACO, tiêu chuẩn Pháp – ECOCERT,
tiêu chuẩn châu Âu – EU BIO, tiêu chuẩn Anh – Soil Association, chứng nhận hữu cơ theo
tiêu chuẩn Canada.
10
Tên chứng nhận Nước
cấp
Yêu cầu
1 USDA Mỹ sản phẩm chứa 95% thành phần hữu cơ. Không cho
phép sử dụng chất bảo quản tổng hợp và hầu hết các
thành phần hóa học
2 ECOCERT Pháp Sản phẩm chứa 95% tổng thành phần nguồn gốc tự
nhiên
3 JAS Nhật Sản phẩm chứa 95% tổng thành phần nguồn gốc tự
nhiên
4 ACO Úc Bốn cấp độ, trong đó những sản phẩm chứa nguyên liệu
hữu cơ dưới 70% chỉ thể hiện danh sách nguyên liệu
trên tem nhãn
5 BIO Châu Âu Sản phẩm chứa 95% tổ