Đề tài Hành vi tiêu dùng nhiên liệu và đo lường sự nhận biết thương hiệu petrolimex

Đề tài nghiên cứu hành vi tiêu dùng nhiên liệu của người đi xe gắn máy tại trung tâm thành phố Long Xuyên và đo lường mức độ nhận biết của người tiêu dùng đối với thương hiệu Petrolimex được thực hiện, nhằm cung cấp thông tin cho các cửa hàng bán lẻ, các Công ty kinh doanh xăng dầu, đặc biệt là Công ty Xăng dầu An Giang trong việc truyền tải thông tin đến Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam trong thiết lập các kế hoạch bán hàng, kế hoạch marketing, thựchiện chiến lượckinh doanh. Mô hình nghiên cứu của đề tài được xây dựng dựa trên lý thuyết hành vi tiêu dùng và thương hiệu. Phương pháp nghiên cứu thông qua 3 bước -nghiên cứu sơ bộ lần 1, nghiên cứu sơ bộ lần 2 và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ lần 1 sử dụng kỹ thuật thảo luận tay đôi nhằm khai thác các vấn đề xung quanh đề tài nghiên cứu. Kết quả của lần nghiên cứu này, là một bảng câu hỏi phỏng vấn về hành vi tiêu dùng xăng của người đi xe gắn máy và đo lường mức độ nhân biết của người tiêu dùng đối với thương hiệu Petrolimex. Nghiên cứu sơ bộ lần 2 được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp nhằm kiểm soát lại ngôn ngữ, cấu trúc thông tin của bảng câu hỏi và để loại thải những biến không cần thiết. Nghiên cứu chính thức là một nghiên cứu định lượng cũng thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp nhưng trên một bảng câu hỏi đã được hiệu chỉnh, với một mẫu có kích thước n = 250. Các dữ liệu sau khi thu thập được xử lý và phân tích dưới sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 13.0. Quá trình làm sạch dữ liệu sau thu thập cho cỡ mẫu n =155. Kết quả của đề tài nghiên cứu bao gồm các phần sau: Kết quả của quá trình nghiên cứu hành vi tiêu dùng xăng của người đi xe gắn máy cho thấy, hành vi tiêu dùng xăng của người đi xe gắn máy khá đơn giản. Khi quyết định chọn loại xăng sử dụng, mức độ người tiêu dùng chịu ảnh hưởng từ phía người bán và mọi người khá cao. Người tiêu dùng có quan tâm đến việc tìm kiếm các thông tin có liên quan trong tiêu dùng xăng nhưng mức độ quan tâm của họ không nhiều. Các tiêu chí được người tiêu dùng quan tâm để so sánh giữa các cửa hàng là cửa hàng của Nhà nước, cửa hàng có vị trí thuận lợi cho xe dừng, cửa hàng bán xăng đúng chất lượng, cửa hàng có nhân viên phục vụ vui vẻ nhanh và cửa hàng bán xăng đủ số lượng. Tuy nhiên, phần lớn người tiêu dùng rất ít nhận được mức độ hài lòng tối ưu khi so với các tiêu chí của họ. Song, trước khi đi xa, đại bộ phận người tiêu dùng đều quyết định đến với cửa hàng xăng dầu thường đổ để đổ xăng dự phòng. Thực trạng giá xăng tăng, không làm cho người tiêu dùng xăng phản ứng nhiều đối với việc phải hạn chế sử dụng xe gắn máy lại. Cách thức đổ xăng phổ biến nhất của người tiêu dùng là đổ theo túi tiền hay theo một mức tiền cố định. Hành vi sau mua của người tiêu dùng không quá phức tạp, tỷ trọng giữa nhóm có quan tâm so sánh về chất lượng cũng như về số lượng không có sự cách biệtđáng kểvớinhómkhông so sánh.

pdf60 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 3134 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hành vi tiêu dùng nhiên liệu và đo lường sự nhận biết thương hiệu petrolimex, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH  HUỲNH THỊ ANH THẢO HÀNH VI TIÊU DÙNG NHIÊN LIỆU VÀ ĐO LƯỜNG SỰ NHẬN BIẾT THƯƠNG HIỆU PETROLIMEX Chuyên ngành: Quản Trị Kinh Doanh Nông Nghiệp KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Long Xuyên, tháng 05 năm 2006 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH  HÀNH VI TIÊU DÙNG NHIÊN LIỆU VÀ ĐO LƯỜNG SỰ NHẬN BIẾT THƯƠNG HIỆU PETROLIMEX Quản trị kinh doanh nông nghiệp Sinh viên thực hiện: Huỳnh Thị Anh Thảo Lớp: DH3KN1. Mã số SV: DKN021172 Giáo viên hướng dẫn: ThS.Nguyễn Thành Long Long Xuyên, tháng 05 năm 2006 Lời cảm ơn Để có được thành quả hôm nay, trước hết tôi muốn gửi lời cảm ơn đến cha mẹ, người đã có công sinh thành và nuôi dưỡng tôi. Kế tiếp, tôi xin cảm ơn tất cả quý thầy cô, những người đã cùng với cha mẹ nâng cánh ước mơ cho tôi. Tôi xin cảm ơn Thầy Nguyễn Thành Long, người đã tận tâm hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp trong suốt thời gian qua. Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc Công ty Xăng dầu An Giang, các Cô, Chú và các Anh phòng kinh doanh, anh Nghi đã cho tôi một môi trường thực tập rất thân thiện, nhiệt thành giúp đỡ và cung cấp những thông tin cần thiết, để tôi có điều kiện đem lý thuyết ứng dụng vào thực tế và đánh giá lại kết quả của quá trình học tập, đó là một trong những niềm hạnh phúc lớn nhất của tôi, là niềm tin, là sức mạnh cho tôi vững bước vào đời. . Và sau cùng tôi xin được cảm ơn tất cả những người bạn đã luôn ủng hộ tinh thần cho tôi trong những lúc khó khăn. Huỳnh Thị Anh Thảo CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG Người hướng dẫn: ThS. Nguyễn Thành Long Người chấm, nhận xét 1: (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Người chấm, nhận xét 2: (Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký) Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh ngày………tháng……….năm……… TÓM TẮT Đề tài nghiên cứu hành vi tiêu dùng nhiên liệu của người đi xe gắn máy tại trung tâm thành phố Long Xuyên và đo lường mức độ nhận biết của người tiêu dùng đối với thương hiệu Petrolimex được thực hiện, nhằm cung cấp thông tin cho các cửa hàng bán lẻ, các Công ty kinh doanh xăng dầu, đặc biệt là Công ty Xăng dầu An Giang trong việc truyền tải thông tin đến Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam trong thiết lập các kế hoạch bán hàng, kế hoạch marketing, thực hiện chiến lược kinh doanh. Mô hình nghiên cứu của đề tài được xây dựng dựa trên lý thuyết hành vi tiêu dùng và thương hiệu. Phương pháp nghiên cứu thông qua 3 bước -nghiên cứu sơ bộ lần 1, nghiên cứu sơ bộ lần 2 và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ lần 1 sử dụng kỹ thuật thảo luận tay đôi nhằm khai thác các vấn đề xung quanh đề tài nghiên cứu. Kết quả của lần nghiên cứu này, là một bảng câu hỏi phỏng vấn về hành vi tiêu dùng xăng của người đi xe gắn máy và đo lường mức độ nhân biết của người tiêu dùng đối với thương hiệu Petrolimex. Nghiên cứu sơ bộ lần 2 được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp nhằm kiểm soát lại ngôn ngữ, cấu trúc thông tin của bảng câu hỏi và để loại thải những biến không cần thiết. Nghiên cứu chính thức là một nghiên cứu định lượng cũng thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp nhưng trên một bảng câu hỏi đã được hiệu chỉnh, với một mẫu có kích thước n = 250. Các dữ liệu sau khi thu thập được xử lý và phân tích dưới sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 13.0. Quá trình làm sạch dữ liệu sau thu thập cho cỡ mẫu n =155. Kết quả của đề tài nghiên cứu bao gồm các phần sau: Kết quả của quá trình nghiên cứu hành vi tiêu dùng xăng của người đi xe gắn máy cho thấy, hành vi tiêu dùng xăng của người đi xe gắn máy khá đơn giản. Khi quyết định chọn loại xăng sử dụng, mức độ người tiêu dùng chịu ảnh hưởng từ phía người bán và mọi người khá cao. Người tiêu dùng có quan tâm đến việc tìm kiếm các thông tin có liên quan trong tiêu dùng xăng nhưng mức độ quan tâm của họ không nhiều. Các tiêu chí được người tiêu dùng quan tâm để so sánh giữa các cửa hàng là cửa hàng của Nhà nước, cửa hàng có vị trí thuận lợi cho xe dừng, cửa hàng bán xăng đúng chất lượng, cửa hàng có nhân viên phục vụ vui vẻ nhanh và cửa hàng bán xăng đủ số lượng. Tuy nhiên, phần lớn người tiêu dùng rất ít nhận được mức độ hài lòng tối ưu khi so với các tiêu chí của họ. Song, trước khi đi xa, đại bộ phận người tiêu dùng đều quyết định đến với cửa hàng xăng dầu thường đổ để đổ xăng dự phòng. Thực trạng giá xăng tăng, không làm cho người tiêu dùng xăng phản ứng nhiều đối với việc phải hạn chế sử dụng xe gắn máy lại. Cách thức đổ xăng phổ biến nhất của người tiêu dùng là đổ theo túi tiền hay theo một mức tiền cố định. Hành vi sau mua của người tiêu dùng không quá phức tạp, tỷ trọng giữa nhóm có quan tâm so sánh về chất lượng cũng như về số lượng không có sự cách biệt đáng kể với nhóm không so sánh. Kết quả nghiên cứu nhận biết thương hiệu Petrolimex thể hiện, mức độ người tiêu dùng có thể phân biệt được Petrolimex trong một tập các thương hiệu cạnh tranh chỉ ở mức tương đối. Mặc dù có rất nhiều người tiêu dùng quen thuộc với biểu tượng chữ P, tỷ trọng người tiêu dùng có thể biết được ý nghĩa biểu tượng chữ P là của doah nghiệp kinh doanh xăng dầu và tên của doanh nghiệp sở hữu biểu tượng chữ P giữ mức trung bình khá. Người tiêu dùng có công nhận chất lượng xăng ở tại các cửa hàng mang biểu tượng của Petrolimex. Phần lớn người tiêu dùng khi biết đến Petrolimex đều biết đến Công ty Xăng dầu An Giang và họ cũng có đánh giá khá cao mức độ cung ứng về số lượng lẫn thái độ nhân viên tại các cửa hàng mang biểu tượng Petrolimex. Tuy nhiên hầu hết người tiêu dùng đều cho rằng Công ty Xăng dầu An Giang là thành viên của Petro Việt Nam. Kết quả nghiên cứu còn cho thấy, trong tất cả các biến nhân khẩu học thu được thì có tuổi tác và trình độ học vấn có dẫn đến sự khác biệt trong hành vi tiêu dùng và mức độ nhận biết thương hiệu Petrolimex. Sự khác biệt giữa các nhóm tuổi có ảnh hưởng đến kết quả nhận định ở bước tìm kiếm thông tin trong phần nghiên cứu hành vi tiêu dùng và ở bước đo lường mức độ nhận biết “thông qua biểu tượng để xác định đâu là doanh nghiệp có kinh doanh xăng dầu?” trong phần nhận biết thương hiệu. Sự khác biệt về trình độ học vấn có ảnh hưởng đến khả năng xác định đúng tên doanh nghiệp đầu mối và mức độ nhận biết về Công ty Xăng dầu An Giang. Với những kết quả trên, mặc dù phạm vi lấy mẫu còn hạn chế, chỉ mới tập trung khảo sát nghiên cứu người tiêu dùng xăng tại trung tâm thành phố Long Xuyên, nhưng đề tài nghiên cứu hy vọng có thể đóng góp phần nhỏ vào quá trình lập kế hoạch bán hàng, kế hoạch marketing hay chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu nói chung và Công ty Xăng dầu An Giang nói riêng. MỤC LỤC TÓM TẮT MỤC LỤC Danh Mục Sơ Đồ - Các Hình Danh Mục Các Bảng Danh Mục Các Biểu Đồ Chương 1. GIỚI THIỆU 1.1 Cơ sở hình thành đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu 2 1.4 Ý nghĩa nghiên cứu 2 1.5 Kết cấu báo cáo nghiên cứu 2 Chương 2. CÔNG TY XĂNG DẦU AN GIANG 2.1 Giới thiệu 4 2.2 Lịch sử hình thành Công ty Xăng dầu An Giang 4 2.3 Tổ chức Công ty và trong quan hệ với Petrolimex 4 2.4 Hoạt động kinh doanh của Công ty 5 2.5 Tóm tắt 8 Chương 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 3.1 Giới thiệu 9 3.2 Hành vi tiêu dùng 9 3.2.1 Quá trình ra quyết định mua của người tiêu dùng 9 3.2.2 Những ảnh hưởng tâm lý lên hành vi người tiêu dùng 11 3.3 Thương hiệu 12 3.3.1 Thương hiệu là gì? 12 3.3.2 Thành phần của thương hiệu 13 3.3.3 Giá trị thương hiệu 14 3.4 Mô hình nghiên cứu 15 3.5 Tóm tắt 15 Chương 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1 Giới thiệu 16 4.2 Thiết kế nghiên cứu 16 4.3 Nghiên cứu sơ bộ 17 4.4 Nghiên cứu chính thức 19 4.4.1 Mẫu 19 4.4.2 Thông tin mẫu 19 4.5 Tóm tắt 20 Chương 5. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 5.1 Giới thiệu 22 5.2 Hành vi tiêu dùng 22 5.2.1 Nhận thức nhu cầu 22 5.2.2 Tìm kiếm thông tin 23 5.2.3 Đánh giá và quyết định mua 24 5.2.4 Hành vi sau mua 26 5.3 Nhận biết thương hiệu 28 5.4 Ảnh hưởng của các đặc điểm nhân khẩu học 33 5.4.1 Ảnh hưởng lên hành vi tiêu dùng 33 5.4.2 Ảnh hưởng lên mức độ nhận biết thương hiệu Petrolimex 34 5.5 Tóm tắt 34 Chương 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 Giới thiệu 36 6.2 Kết quả chính của đề tài nghiên cứu 36 6.2.1 Về hành vi tiêu dùng 36 6.2.2 Về mức độ nhận biết thương hiệu Petrolimex 36 6.2.3 Về ảnh hưởng của các đặc điểm nhân khẩu học 38 6.3 Kiến nghị 38 6.4 Hạn chế của đề tài nghiên cứu 39 Phụ lục 1. Dàn bài thảo luận tay đôi 42 2. Bảng câu hỏi phỏng vấn chính thức 43 3. Ảnh hưởng của tuổi tác lên hành vi tiêu dùng 47 4. Ảnh hưởng của tuổi tác lên mức độ nhận biết thương hiệu 47 5. Ảnh hưởng của trình độ học vấn lên mức độ nhận biết thương hiệu 47 Tài liệu tham khảo DANH MỤC SƠ ĐỒ - CÁC HÌNH Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức 5 Hình 3.1: Quy trình ra quyết định mua của người tiêu dùng 9 Hình 3.2: Thứ bậc nhu cầu của Maslow 11 Hình 3.3: Sản phẩm và thương hiệu 13 Hình 3.4: Các thành phần của nhân cách thương hiệu 14 Hình 3.5: Các mô hình về giá trị thương hiệu 14 Hình 3.6: Mô hình nghiên cứu 15 Hình 4.1: Quy trình nghiên cứu 17 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Doanh thu Công ty Xăng dầu An Giang 2003 – 2005 6 Bảng 5.1: Mức độ tìm kiếm thông tin ở người tiêu dùng 23 Bảng 5.2: Những tiêu chí chọn cửa hàng của người tiêu dùng 24 Bảng 5.3: Mức độ nhận biết tên Petrolimex thông qua biểu tượng 30 Bảng 5.4: Cảm nhận chất lượng xăng của Petrolimex 30 Bảng 5.5: Mức độ người tiêu dùng thường đổ xăng tại cửa hàng Petrolimex 30 Bảng 5.6: Mức độ nhận biết mối quan hệ giữa xăng A 95 với Petrolimex 31 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Kết cấu doanh thu Công ty Xăng dầu An Giang 2004 – 2005 6 Biểu đồ 2.2: Thị phần các doanh nghiệp đầu mối An Giang trong tháng 4, 5 - 6 năm 2004 7 Biểu đồ 2.3: Doanh số Công ty Xăng dầu An Giang 2003 – 2005 7 Biểu đồ 4.1: Cơ cấu giới tính 20 Biểu đồ 4.2: Cơ cấu thu nhập 20 Biểu đồ 4.3: Cơ cấu trình độ học vấn 20 Biểu đồ 4.4: Cơ cấu nhóm tuổi 20 Biểu đồ 5.1: Loại xăng sử dụng 22 Biểu đồ 5.2: Lý do chọn loại xăng sử dụng của người tiêu dùng 23 Biểu đồ 5.3: Đánh giá mức độ hài lòng của người tiêu dùng 25 Biểu đồ 5.4: Ảnh hưởng của giá xăng tăng đến người tiêu dùng 26 Biểu đồ 5.5: So sánh chất lượng xăng bán giữa các cửa hàng 27 Biểu đồ 5.6: So sánh biểu tượng quen thuộc nhất 28 Biểu đồ 5.7: Nhận biết doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu 29 Biểu đồ 5.8: Nhận xét mức độ phục vụ về số lượng 32 Biểu đồ 5.9: Thái độ nhân viên bán hàng 32 Biểu đồ 5.10: Công ty Xăng dầu An Giang và mối quan hệ với Petrolimex Chương 1. GIỚI THIỆU 1.1 Cơ sở hình thành đề tài Trong thời đại ngày nay, để dành được thắng lợi trong kinh doanh, các doanh nghiệp cần tiếp cận với người mua để nắm chắc nguyện vọng và diễn biến tâm sinh lý của họ, bởi hành vi của người mua không bao giờ đơn giản. Hành vi của người mua bị sự chi phối của rất nhiều yếu tố. Và sự tham gia của những yếu tố làm chi phối hành vi của người mua lại ngày càng trở nên nhiều hơn, phức tạp hơn, trước những diễn biến không ngừng của đời sống, kinh tế - xã hội. Công tác tiếp cận không chỉ cần thiết đối với những ngành có mức độ cạnh tranh cao, như các ngành sản xuất dầu gội, may mặc, mỹ phẩm,…mà đối với những ngành có mức độ cạnh tranh thấp cũng cần phải quan tâm, nhằm gia tăng hiệu quả kinh doanh, củng cố và phát huy vị thế của doanh nghiệp trên thương trường. Ở Việt Nam, trong ngành cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước, ngoài sự hiện diện của Petrolimex, là tổ chức kinh doanh thương mại xăng dầu lớn nhất tại khâu hạ nguồn (chiếm 60% thị phần), còn có các doanh nghiệp đầu mối khác như: Công ty Dầu khí thành phố Hồ Chí Minh (Sài Gòn Petro), Công ty Dầu khí Mê Kông (Petro Mê Kông), Công ty Thương mại Dầu khí Đồng Tháp (Petimex)…. Tất cả các công ty này, đều đang có dự định mở rộng quy mô kinh doanh của mình, thông qua việc xây dựng thêm các kho dự trữ, các trạm cung ứng. Cho nên, sắp tới nếu không có những phản ứng kịp thời và đúng lúc, thì thị phần của Petrolimex sẽ rất có khả năng bị giảm xuống. Nghiên cứu hành vi tiêu dùng là nghiên cứu các cách thức mà mỗi người tiêu dùng sẽ thực hiện, trong việc đưa ra các quyết định sử dụng tài sản của họ (như: tiền bạc, thời gian…) liên quan đến việc mua sắm và sử dụng hàng hóa. Những hiểu biết về hành vi tiêu dùng thực sự là những giải pháp Marketing như: Ai là người mua? Người tiêu dùng sẽ mua hàng hóa và dịch vụ như thế nào? Tại sao họ lại mua những hàng hóa và dịch vụ đó? Họ sẽ mua như thế nào? Mua khi nào? và mua ở đâu? Nhận thấy tầm quan trọng trong công tác nghiên cứu hành vi tiêu dùng, Công ty Xăng dầu An Giang, một trong số những thành viên của Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex), rất muốn có được những thông tin về hành vi của người tiêu dùng nhiên liệu, để góp phần phục vụ cho Công ty và Tổng Công ty trong xây dựng các kế hoạch tiếp thị, thiết lập chiến lược kinh doanh - cải tiến hệ thống dịch vụ bán hàng, mà cụ thể là hành vi của người tiêu dùng xăng cho xe gắn máy. Do xăng là mặt hàng chủ lực trong hoạt động kinh doanh của Công ty và xe gắn máy là phương tiện được mọi người sử dụng phổ biến nhất, từ thành thị đến nông thôn, nhà nhà - người người đều mong muốn được sở hữu nó, để phục vụ cho nhu cầu đi lại, cho giao thương. Họ đại diện cho những người có mức thu nhập khác nhau, nên những biểu hiện trong hành vi tiêu dùng của họ có thể rất đa dạng. Bên cạnh đó, Công ty Xăng dầu An Giang cũng muốn biết thêm thông tin về “mức độ nhận biết của người tiêu dùng nhiên liệu đối với thương hiệu Petrolimex”. Vì mức độ nhận biết thương hiệu, nói lên khả năng một khách hàng có thể nhận dạng và phân biệt những đặc điểm của một thương hiệu, trong một tập các thương hiệu có mặt trên thị trường. Và khi một khách hàng quyết định tiêu dùng một thương hiệu nào đó, thứ nhất họ phải nhận biết được thương hiệu đó. Vậy, với thị phần hiện tại Petrolimex có được, thì mức độ nhận biết của người tiêu dùng về Petrolimex như thế nào? Trước giải phóng, Shell từng là doanh nghiệp có kinh doanh xăng dầu nổi tiếng ở Việt Nam, vì thế trường hợp các cửa hàng xăng dầu treo bảng hiệu quảng 1 cáo các hãng: Shell, Esso, Caltex…và sự tồn tại của những Tổng Đại lý Xăng dầu bên dưới, có làm cho người tiêu dùng bị nhầm lẫn nhãn hiệu giữa các mặt hàng với nhau không? Căn cứ vào những cơ sở trên, kết quả của đề tài nghiên cứu: “ Hành vi tiêu dùng nhiên liệu của người đi xe gắn máy và đo lường mức độ nhận biết thương hiệu Petrolimex của người tiêu dùng” sẽ rất hữu ích cho Công ty Xăng dầu An Giang. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu - Mô tả hành vi tiêu dùng nhiên liệu của người đi xe gắn máy. - Đo lường mức độ nhận biết của người đi xe gắn máy đối với thương hiệu Petrolimex. - Sự khác biệt trong hành vi tiêu dùng và mức độ nhận biết đối với thương hiệu Petrolimex, có thể xảy ra ở một số biến nhân khẩu như: giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn… 1.3 Phạm vi và phương pháp nghiên cứu Đề tài này, chỉ tập trung nghiên cứu hành vi tiêu dùng xăng của người đi xe gắn máy tại trung tâm thành phố Long Xuyên và đo lường mức độ nhận biết của họ đối với thương hiệu Petrolimex. Đề tài được thực hiện thông qua ba bước – nghiên cứu sơ bộ lần 1, nghiên cứu sơ bộ lần 2 và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ lần 1 và nghiên cứu sơ bộ lần 2 đều là nghiên cứu định tính. Nghiên cứu sơ bộ lần 1 sử dụng phương pháp thảo luận tay đôi, để khai thác những vấn đề xung quanh đề tài nghiên cứu. Kết quả của lần nghiên cứu này, sẽ là một bảng câu hỏi phỏng vấn về hành vi tiêu dùng xăng của người đi xe gắn máy và mức độ nhận biết của họ đối với thương hiệu Petrolimex. Kế đến là nghiên cứu sơ bộ lần 2, được thực hiện bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp từ 25…30 người, nhằm kiểm định lại ngôn ngữ, cấu trúc trình bày bảng câu hỏi phỏng vấn, đồng thời cũng để loại thải những biến không cần thiết. Cuối cùng, nghiên cứu chính thức là một nghiên cứu định lượng, vẫn dùng kỹ thuật phỏng vấn trực tiếp nhưng trên một bảng câu hỏi đã được hiệu chỉnh, với cỡ mẫu từ 150 đến 200. Các dữ liệu sau khi thu thập sẽ được xử lý và phân tích với sự trợ giúp của phần mềm SPSS 13.0. 1.4 Ý nghĩa nghiên cứu Kết quả của đề tài nghiên cứu hành vi tiêu dùng nhiên liệu và đo lường mức độ nhận biết thương hiệu Petrolimex ở người đi xe gắn máy, không những là nguồn thông tin hữu ích đối với Công ty Xăng dầu An Giang và Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam mà còn là nguồn thông tin giúp cho các cửa hàng bán lẻ, các Công ty Xăng dầu khác trong xây dựng các kế hoạch bán hàng, kế hoạch marketing và thiết lập chiến lược kinh doanh. 1.5 Kết cấu của báo cáo nghiên cứu Kết cấu của báo cáo nghiên cứu được chia thành 6 chương: Chương 1 này đã giới thiệu cơ sở hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài nghiên cứu. Chương 2 sẽ tóm tắt sơ lược về lịch sử hình thành Công ty Xăng dầu An Giang, mối quan hệ giữa Công ty với Petrolimex và tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty từ 2003 đến 2005. Chương 3 là chương trình bày các cơ sở lý thuyết làm nền tảng cho việc phân tích và xây dựng mô hình cho vấn đề nghiên cứu. Chương 4 thực hiện xây dựng bảng câu hỏi 2 phỏng vấn về hành vi tiêu dùng xăng của người đi xe gắn máy và mức độ nhận biết của họ đối với thương hiệu Petrolimex. Chương 5 trình bày các kết quả của nghiên cứu. Chương 6 là các kết luận rút ra từ quá trình nghiên cứu, các đề xuất đóng góp cho Công ty Xăng dầu An Giang và những vấn đề còn hạn chế của đề tài cần được giải quyết tiếp. 3 Chương 2. CÔNG TY XĂNG DẦU AN GIANG VÀ KINH DOANH XĂNG DẦU 2.1 Giới thiệu Chương 1 đã giới thiệu tổng quan về cơ sở hình thành đề tài nghiên cứu, mục tiêu, phạm vi, phương pháp và ý nghĩa của đề tài. Chương 2 này sẽ trình bày khái quát về lịch sử hình thành Công ty Xăng dầu An Giang, cơ cấu tổ chức Công ty và quan hệ trong Petrolimex, cuối cùng là tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty từ 2003 - 2005. 2.2 Lịch sử hình thành Công ty Xăng dầu An Giang Công ty Xăng dầu An Giang hiện là thành viên của Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex); Trụ sở chính đặt tại thành phố Long Xuyên - tỉnh An Giang; Chức năng kinh doanh chính là cung cấp xăng dầu cho các ngành kinh tế - xã hội, nhằm tạo ra lợi nhuận để tái đầu tư - phát triển doanh nghiệp. Tiền thân Công ty Xăng dầu An Giang là Công ty Xăng dầu mở, được thành lập 1975 thuộc Bộ Vật Tư. Năm 1976, Công ty Xăng dầu An Giang sáp nhập với Công ty Vật Tư thành Công ty Vật tư Tổng hợp An Giang. Khi nền kinh tế chuyển từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường, Bộ Vật Tư sáp nhập với Bộ Thương Mại thì Công ty Xăng dầu An Giang là đơn vị kinh tế hạch toán độc lập trực thuộc Bộ Thương Mại. Năm 1995, thực hiện chủ trương của Chính phủ, Công ty được chính thức chuyển giao từ Ủy Ban Nhân Dân tỉnh An Giang về Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam và đổi tên thành Công Ty Xăng Dầu An Giang. 2.3 Tổ chức Công ty và trong quan hệ với Petrolimex Về chức năng, nhiệm vụ: tập trung vào xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu do Petrolimex cung ứng hoặc sản xuất trên địa bàn tỉnh An Giang, thực thi chính sách bán hàng của Tổng Công ty và theo nhiệm vụ kinh tế xã hội của Tỉnh. Về phương pháp hạch toán kế toán: theo chế đố kế toán độc lập. Về điều hành: Tổng Công ty ngoài việc lãnh đạo trực tuyến qua Ban Giám đốc Công ty, còn có sự chỉ đạo chức năng của các phòng nghiệp vụ Tổng Công ty đến các Công ty thành viên qua Ban Giám đốc hoặc các phòng chức năng của Công ty. Về tổ chức nhân sự: Giám đốc, kế toán trưởng thuộc Tổng Công ty quản lý, còn lại thuộc Công ty quản lý. 4 Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Công ty Xăng dầu An Giang - Ban Giám đốc lãnh đạo trực tuyến các phòng nghiệp vụ và các đơn vị trực thuộc (kho, các cửa hàng và đội vận tải) - Các phòng chức năng quản lý chỉ đạo chức năng nghiệp vụ của mình phụ trách đối với các đơn vị trực thuộc. 2.4 Hoạt động kinh doanh của Công ty Xăng dầu là mặt
Luận văn liên quan