Đề tài Hậu quả pháp lý của chia tài sản chung vợ chồng Giải pháp tối ưu trong nền kinh tế hiện nay

Nước ta hiện nay đang trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự đổi mới tích cực trong đời sống kinh tế, xã hội đã làm cho các quan hệ Hôn nhân và gia đình cũng có những biến đổi sâu sắc, kéo theo đó là những tác động tiêu cực. Một trong những thay đổi sâu sắc đó là việc thực hiện chức năng kinh tế trong gia đình. Hiện nay khi vợ chồng đều có quyền tham gia vào các giao dịch dân sự, thì vấn đề kinh tế trong gia đình giờ đây không chỉ với mục đích bảo đảm các nhu cầu thiết yếu của gia đình mà còn nhằm làm giàu cho bản thân, cho gia đình, hay xa hơn nữa là phát triển kinh tế đất nước. Chính điều đó đã giúp đời sống vật chất và tinh thần của vợ chồng và gia đình được cải thiện đáng kể. Và tất nhiên, kèm theo đó là những tranh chấp liên quan đến tài sản chung của vợ chồng với diễn biến ngày càng phức tạp và gay gắt hơn. Cuộc sống chung của vợ chồng khi hôn nhân được xác lập luôn đòi hỏi phải có một khối tài sản nhằm đảm bảo nhu cầu của đời sống gia đình. Xuất phát từ bản chất của quan hệ hôn nhân và gia đình là các yếu tố nhân thân và tài sản gắn liền với các chủ thể nhất định, không thể tách rời và không có tính đền bù ngang giá. Chính sự ràng buộc này làm nảy sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa họ với nhau mà chia tài sản chung của vợ chồng là một vấn đề không thể thiếu trong pháp luật hôn nhân và gia đình. Kế thừa và phát triển Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng với tài sản chung, Luật hôn nhân gia đình năm 2000 đã dự liệu về căn cứ, nguồn gốc phát sinh, thành phần các loại tài sản cũng như dự liệu đến các trường hợp khá nhạy cảm trong quan hệ giữa vợ và chồng đối với khối tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Đó là việc chia tài sản chung vợ chồng trong thời kì hôn nhân.

doc16 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 1967 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hậu quả pháp lý của chia tài sản chung vợ chồng Giải pháp tối ưu trong nền kinh tế hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu. Nước ta hiện nay đang trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Sự đổi mới tích cực trong đời sống kinh tế, xã hội đã làm cho các quan hệ Hôn nhân và gia đình cũng có những biến đổi sâu sắc, kéo theo đó là những tác động tiêu cực. Một trong những thay đổi sâu sắc đó là việc thực hiện chức năng kinh tế trong gia đình. Hiện nay khi vợ chồng đều có quyền tham gia vào các giao dịch dân sự, thì vấn đề kinh tế trong gia đình giờ đây không chỉ với mục đích bảo đảm các nhu cầu thiết yếu của gia đình mà còn nhằm làm giàu cho bản thân, cho gia đình, hay xa hơn nữa là phát triển kinh tế đất nước. Chính điều đó đã giúp đời sống vật chất và tinh thần của vợ chồng và gia đình được cải thiện đáng kể. Và tất nhiên, kèm theo đó là những tranh chấp liên quan đến tài sản chung của vợ chồng với diễn biến ngày càng phức tạp và gay gắt hơn. Cuộc sống chung của vợ chồng khi hôn nhân được xác lập luôn đòi hỏi phải có một khối tài sản nhằm đảm bảo nhu cầu của đời sống gia đình. Xuất phát từ bản chất của quan hệ hôn nhân và gia đình là các yếu tố nhân thân và tài sản gắn liền với các chủ thể nhất định, không thể tách rời và không có tính đền bù ngang giá. Chính sự ràng buộc này làm nảy sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa họ với nhau mà chia tài sản chung của vợ chồng là một vấn đề không thể thiếu trong pháp luật hôn nhân và gia đình. Kế thừa và phát triển Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 về quyền và nghĩa vụ của vợ chồng với tài sản chung, Luật hôn nhân gia đình năm 2000 đã dự liệu về căn cứ, nguồn gốc phát sinh, thành phần các loại tài sản cũng như dự liệu đến các trường hợp khá nhạy cảm trong quan hệ giữa vợ và chồng đối với khối tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. Đó là việc chia tài sản chung vợ chồng trong thời kì hôn nhân. Nội dung. Khái quát chung về chế độ tài sản chung của vợ chồng và chia tài sản chung của vợ chồng trong hệ thống pháp luật. Khái niệm chế độ tài sản chung của vợ chồng Chế độ tài sản chung của vợ chồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh việc xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền sở hữu tài sản của vợ chồng đồng thời xác định những xử sự mà vợ chồng được phép thực hiện liên quan đến những tài sản đó trên cơ sở đảm bảo những lợi ích chung của gia đình, của Nhà nước và xã hội. Chế độ tài sản chung của vợ chồng là cơ sở pháp lý để bảo đảm và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của vợ chồng về tài sản, bảo vệ lợi ích của người thứ ba có quan hệ giao dịch về tài sản với vợ chồng, cùng với đó chế độ tài sản chung của vợ chồng còn là cơ sở pháp lý để các cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết tranh chấp. Nội dung chế độ tài sản chung của vợ chồng. a, Quyền sở hữu tài sản chung của vợ chồng. Quyền sở hữu tài sản của vợ chồng ở Việt Nam hiện nay được quy định chủ yếu trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 và một số văn bản hướng dẫn áp dụng đó là Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP, Nghị định số 70/2001/NĐ-CP. Theo pháp luật Việt Nam hiện nay, quyền sở hữu tài sản của vợ chồng được quyd định theo chế độ cộng đồng tạo sẵn với nội dung : vừa quy định chế độ tài sản chung của vợ chồng, vừa ghi nhận vợ chồng có tài sản riêng, quy định căn cứ, nguôn gốc, phạm vi xác lập tài sản chung và tài sản riêng của vợ chồng với các quyền sở hữu của vợ chồng đối với các loại tài sản đó, các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản giữa vợ và chồng. b, Căn cứ xác lập tài sản chung của vợ chồng. Để đảm bảo cuộc sống chung của vợ chồng khi quan hệ hôn nhân được xác lập đòi hỏi cần phải có một khối tài sản đáp ứng thỏa mãn nhu cầu về tinh thần, vật chất của vợ chồng, nghĩa vụ chăm sóc lẫn nhan giữa vợ chồng, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng con cái. Kế thừa và phát triển Điều 14, Điều 15 – Luật hôn nhân và gia đình 1986, Điều 27 – Luật Hôn nhân và gia đình 2000 quy định : “Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kì hôn nhân : tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thỏa thuận Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng kí quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả hai vợ chồng. Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung.” Theo đó, pháp luật đã dự liệu về căn cứ, nguồn gốc, thành phần các loại tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng. Đặc biệt, pháp luật quy định cả nguyên tắc suy đoán để xác định những tài sản giữa vợ chồng đang có tranh chấp nhưng không đủ cơ sở chứng minh là tài sản riêng của vợ chồng thì được coi là thuộc khối tài sản chung của vợ chồng theo như Khoản 3 – Điều 27. Như vậy, các căn cứ xác định tài sản chung của vợ chồng gồm : Thời điểm phát sinh tài sản chung của vợ chồng Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định tài sản chung của vợ chồng dựa trên hai nguyên tắc đó là : Tài sản chung chỉ hình thành từ khi có sự kiện kết hôn và sẽ không còn khi hôn nhân chấm dứt. Dựa vào nguồn gốc tài sản. + Tài sản chung của vợ chồng được xác lập dựa vào nguồn gốc tài sản gồm các tài sản do vợ chồng tạo ra trong thòi kì hôn nhân : đây là loại tài sản khá phổ biến trong khối tài sản của vợ chồng. + Tài sản chung của vợ chồng bao gồm những thu nhập hợp pháp của vợ chồng trong thời kì hôn nhân : đây là loại tài sản chủ yếu thuộc tài sản chung của vợ chồng. + Tài sản chung của vợ chồng bao gồm những tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung, được tặng cho chung. Đây là trường hợp xác lập quyền sở hữu chung hợp nhất của vợ chồng phụ thuộc và sự định đoạt của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật về thừa kế. + Tài sản chung của vợ chồng còn bao gồm quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn. + Tài sản chung của vợ chồng còn bao gồm những tài sản được vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung. + Tài sản không đủ chứng cứ xác định là tài sản riêng thì nó sẽ được suy đoán là tài sản chung. Như vậy, sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất và theo pháp luật dân sự, đó là hình thức sở hữu chung trong đó phần quyền sở hữu của mỗi chủ sở hữu không được xác định đối với tài sản chung. Theo đó, vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi người, có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung. Vợ chồng cùng nhau bàn bạc, thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án. Do đó, theo quy định của pháp luật vợ chồng không thể thỏa thuận thay đổi được chế độ tài sản chung này. c, Quyền của vợ chồng đối với tài sản chung. Vợ chồng có quyền bình đẳng trong việc chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản chung. Theo tinh thần chung của Luật hôn nhân và gia đình thì vợ chồng không chỉ bình đẳng trong quá trình tạo lập tài sản chung mà còn bình đẳng về quyền và nghĩa vụ đối với tài sản chung, bình đẳng trong việc phân chia tài sản chung hợp nhất. Trong thời kì hôn nhân, không phân biệt mức thu nhập của người này cao hay thấp hơn mức thu nhập của người kia, tài sản không nhất thiết phải do cả hai vợ chồng tạo ra mà chỉ cần do một bên vợ hoặc chồng tạo ra thì tài sản đó cũng vẫn là tài sản chung của vợ chồng. Do đó, theo Khoản 1 – Điều 28 – Luật Hôn nhân và gia đình 2000 quy định “Vợ chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau tronv việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của vợ chồng”. Bên cạnh đó, Điều 25 – Luật hôn nhân và gia đình 2000 còn quy định “vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hai người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình”. Giao dịch hợp pháp ở đây được hiểu là hợp đồng vay tài sản hoặc giấy vay tiền, không phân biệt viết tay hay đánh máy do người có đủ năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện. Nhu cầu thiết yếu của gia đình có thể hiểu là : ăn, ở, mặc, chăm sóc sức khỏe cho các thành viên trong gia đình, việc học hành của con cái… d, Nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung. Nghĩa vụ tài sản chung của vợ chồng có thể hiểu là nghĩa vụ phát sinh khi một hoặc cả hai bên vợ chồng thực hiện hành vi vì lợi ích gia đình hoặc nghĩa vụ phát sinh theo thỏa thuận của vợ chồng. Nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của vợ chồng, các thành viên khác trong gia đình, bảo đảm nghĩa vụ chăm sóc lẫn nhau giữa vợ chồng, nghĩa vụ nuôi dưỡng, giáo dục con cái, vợ chồng cần phải tạo lập khối tài sản chung. Nhưng nhiều khi tài sản chung của vợ chồng không đủ đáp ứng nhu cầu của gia đình, vợ chồng phải vay mượn tiền bạc, tài sản của người khác. Đó chính là các khoản nợ mà vợ chồng có nghĩa vụ phải thanh toán, trả cho chủ nợ. Theo Điều 25 – Luật Hôn nhân và gia đình 2000 “Vợ hoặc chồng phải chịu trách nhiệm liên đới đối với giao dịch dân sự hợp pháp do một trong hay người thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình”. Như vậy, nếu một bên vợ, chồng vay nợ nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình thì món nợ đó được bảo đảm thanh toán bằng tài sản chung của vợ, chồng. Cả vợ và chồng đều phải có nghĩa vụ thanh toán khoản nợ đó cho chủ nợ. Ngoài ra, Khoản 5 – Điều 33 – Luật hôn nhân và gia đình 2000 quy định “Trong trường hợp tài sản riêng của vợ chồng đã được đưa vào sử dụng chung mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản riêng đó phải được sự thỏa thuận của cả vợ chồng”. Quy định này đã gắn trách nhiệm của gia đình với các khoản nợ phát sinh trong quá trình khai thác hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng của một bên. Do đóm cần xác định chúng là khoản nợ chung của gia đình, như vậy mới đảm bảo lợi ích chính đáng của người có tài sản riêng. Theo quy đinh tại Khoản 3 – Điều 95 – Luật hôn nhân và gia đình 2000 “Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng do vợ, chồng thỏa thuận nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết”. 3. Khái niệm chia tài sản chung vợ chồng. Có thể định nghĩa việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là việc chuyển một hoặc nhiều tài sản vốn thuộc khối tài sản chung vào khối tài sản riêng của vợ hoặc của chồng. Đây không phải là phân chia hiểu theo nghĩa thông thường, tức là việc chấm dứt tình trạng sở hữu chung theo phần bằng cách phân hẳn cho người này hay người nọ một hoặc nhiều tài sản vốn thuộc sở hữu chung, như thế nào để tổng giá trị các tài sản chia cho một người ngang với giá trị phần quyền của người đó trong khối tài sản chung được đem chia. Khi tiến hành chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân, vợ và chồng có thể thoả thuận rằng người này hoặc người kia nhận nhiều tài sản, dù trên thực tế, công sức đóng góp của người nhận nhiều tài sản vào việc tạo lập, phát triển khối tài sản chung không tương xứng với giá trị của số tài sản nhận được. Chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân. Mục đích quy định chia tài sản chung vợ chồng trong thời kì hôn nhân Chia tài sản chung là một biện pháp hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh hoặc nghề nghiệp của vợ chồng. Để tạo điều kiện cho vợ hoặc chồng thực hiện một nghĩa vụ riêng hoặc cả một dự án kinh doanh riêng, thì vợ chồng có thể thoả thuận về việc dành cho người cần có tài sản riêng một phần lớn tài sản nhằm đáp ứng đến mức có thể được nhu cầu huy động tài sản để trả nợ hoặc để kinh doanh của người này. Bên cạnh đó việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân theo quy định của pháp luật không làm thay đổi quan hệ nhân thân giữa vợ và chồng và quan hệ giữa cha mẹ và con.Tuy nhiên, Luật chưa quy định rõ về trách nhiệm của vợ, chồng đối với các tài sản được sử dụng vào mục đích chung của gia đình sau khi hai bên đã chia tài sản chung. Sự độc lập về tài sản sau khi chia có thể dẫn đến một trong các bên lẩn tránh trách nhiệm đối với gia đình, với việc chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục con chưa thành niên hoặc con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động, không có thu nhập, không có tài sản để tự nuôi mình. nếu một bên túng thiếu, có yêu cầu cấp dưỡng và có lý do chính đáng. Chính vì vậy có thể thấy, việc quy định chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là hoàn toàn phù hợp, tạo điều kiện để bảo vệ quyền lợi cho các thành viên trong gia đình. Điều kiện chia tài sản chung vợ chồng trong thời kì hôn nhân. Khoản 1 Điều 29 Luật Hôn nhân và gia đình quy định:“Khi hôn nhân tồn tại, trong trường hợp vợ, chồng đầu tư kinh doanh riêng, thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng hoặc có lý do chính đáng khác thì vợ chồng có thể thoả thuận chia tài sản chung; việc chia tài sản chung phải lập thành văn bản; nếu không thoả thuận được thì có quyền yêu cầu toà án giải quyết”. Theo quy định trên thì chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân tồn tại được tiến hành trong các trường hợp sau: Trường hợp vợ, chồng đầu tư kinh doanh riêng: hiện nay do sự phát triển của nền kinh tế thị trường, nhu cầu kinh doanh ngày càng gia tăng thì việc chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là hoàn toàn phù hợp, tạo điều kiện cho vợ chồng có tài sản độc lập làm vốn đầu tư kinh doanh riêng, đồng thời còn góp phần bảo vệ lợi ích của gia đình, bảo đảm cuộc sống ổn định của các thành viên trong gia đình tránh khỏi những ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động đầu tư kinh doanh gây ra. Trường hợp vợ, chồng phải thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng: nếu vợ (chồng) phải thực hiện nghĩa vụ dân sự riêng mà họ không có tài sản tiêng hoặc tài sản riêng không đủ để thực hiện nghĩa vụ thì vợ chồng có thể chia tài sản chung để giúp người có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ của mình. Trường hợp có lý do chính đáng khác: việc xác định có lý do chính đáng để chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân tồn tại xuất phát từ lợi ích của gia đình, lợi ích của vợ chồng hoặc của người thứ ba. Vì vậy, lý do chính đáng khác để chia tài sản chung của vợ chồng khi hôn nhân tồn tại tuỳ từng trường hợp sẽ có sự khác nhau. Như vậy, điều kiện của việc chia tài sản chung vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là nhằm đầu tư kinh doanh riêng, bảo vệ lợi ích của các thành viên khác trong gia đình; thực hiện nghĩa vụ dân sự của riêng vợ hoặc chồng hoặc để thực hiện một lý do chính đáng khác theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình. Nguyên tắc chia tài sản chung vợ chồng trong thời kì hôn nhân. Nguyên tắc tự thỏa thuận của vợ chồng Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Vợ chồng có thẻ thoả thuận chia tài sản chung”. Nếu vợ chồng thoả thuận được trong việc chia tài sản thì sự thoả thuận của vợ chồng đó được lập thành văn bản và được Nhà nước công nhận. Theo Điều 6 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ, văn bản thoả thuận của vợ chồng về chia tài sản chung phải ghi rõ các nội dung sau: “Lý do chia tài sản; phần tài sản chia (bao gồm bất động sản, các quyền tài sản), trong đó cần mô tả những tài sản được chia hoặc giá trị phần tài sản được chia; phần tài sản còn lại không chia (nếu có); thời điểm có hiệu lực của việc chia tài sản; các nội dung khác nếu có. Ngoài ra, văn bản thoả thuận chung của vợ chồng phải ghi rõ ngày, tháng, năm lập văn bản và phải có chữ ký của cả vợ và chồng; văn bản thoả thuận có thể có người làm chứng hoặc được công chứng, chứng thực theo yêu cầu của vợ chồng hoặc theo quy định của pháp luật. Nguyên tắc chia: thông thường để đảm bảo quyền và lợi ích của hai bên ngang nhau thì cách chia hợp lí nhất đó là chia đôi khối lượng tài sản cần chia. Nguyên tắc vợ chồng có quyền yêu cầu tòa án giải quyết Khoản 1 Điều 29 Luật HN&GĐ qui định, vợ, chồng có thể yêu cầu Toà án giải quyết việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nếu không có hoặc không thoả thuận được.Theo đó : Khi chia tài sản chung, Toà án căn cứ vào lý do, mục đích chia tài sản chung để quyết định phạm vi tài sản chung được chia. Việc chia tài sản chung căn cứ vào các nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn qui định tại Điều 95 của Luật HN&GĐ; nếu tài sản là nhà ở và quyền sử dụng đất thì áp dụng các qui định tại các điều 97, 98 và 99 của Luật HN&GĐ. Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Điều 30 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 quy định: “Trong trường hợp chia tài sản chung của vợ chồng thì hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thuộc sở hữu riêng của mỗi người, phần tài sản còn lại không chia vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng”. Như vậy, vợ chồng có thể thoả thuận hoặc yêu cầu Toà án chia một phần hay toàn bộ tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Cụ thể hoá vấn đề này, Điều 8 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 còn quy định: “1. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản đã được chia thì thuộc sở hữu riêng của mỗi người, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ phần tài sản chung còn lại vẫn thuộc sở hữu chung của vợ chồng. 2. Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác”. Quy định này của Nghị định số 70/2001/NĐ-CP đã cụ thể hóa về hậu quả pháp lý liên quan tới chế độ tài sản của vợ chồng sau khi đã chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. - Khối tài sản chung tiếp tục phát triển: như đã nói ở điều 30 thì phần tài sản chung còn lại không chia vẫn thuộc khối tài sản chung hợp nhất của vợ chồng và đương nhiên nó sẽ tiếp tục phát triển. Không thể chia những tài sản sẽ có trong tương lai, cũng không thể thỏa thuận đi ngược lại so với những nguyên tắc chi phối thành phần cấu tạo của các khối tài sản trong thời kì hôn nhân, vợ chồng cũng không thể bằng việc chia tài sản chung mà chấm dứt chế độ tài sản chung của vợ chồng theo pháp luật quy định. Các quy tắc liên quan vẫn tiếp tục được áp dụng: tài sản được tạo ra trong thời kì hôn nhân là tài sản chung, tài sản chung còn lại không chia hết, tài sản được tặng cho chung, đi tặng chung, hoa lợi, lợi tức có được từ phần tài sản chung còn lại,… - Khối tài riêng thông thường cũng tiếp tục phát triển: Các tài sản có được trước khi kết hôn và những tài sản được tặng cho riêng, được thừa kế riêng tiếp tục là tài sản riêng. Sau khi chia tài sản chung, nếu có các tài sản được tặng cho riêng, thừa kế riêng thì các tài sản này cũng đi vào khối tài sản riêng thông thường đó. Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác. - Định đoạt tài sản: đối với tài sản riêng đã được phân chia rõ ràng thì người sở hữu chúng có toàn quyền định đoạt đối với khối tài sản đó theo ý chí của riêng mình mà không cần phải có sự đồng ý của người kia. Theo Nghị định số 70/2001-NĐ-CP ngày 03/10/2001 Điều 8 khoản 2, sau khi vợ chồng tiến hành phân chia tài sản chung (dù chỉ phân chia một phần), thì thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và thu nhập hợp pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác. Với quy định đó, thì việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân còn có tác dụng làm cho các quan hệ về tài sản của vợ chồng sau đó chịu sự chi phối của một chế độ mới. Điều đáng chú ý là trước đó, tại Điều 8 khoản 1, các tác giả của Nghị định lại quyết định rằng các hoa lợi, lợi tức gắn liền với các tài sản chung chưa chia vẫn thuộc khối tài sản chung. Điều đó có nghĩa rằng việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân không làm thay đổi hoàn toàn chế độ tài sản: một số tài sản vẫn tiếp tục chịu sự chi phối của chế độ được xây dựng trong luật chung. Nói tóm lại, trong khung cảnh của các
Luận văn liên quan