Đề tài Hãy vận dụng lý luận về ngoại ứng để phân tích tổn thất phúc lợi xã hội do Vedan gây ra và đưa ra giải pháp can thiệp của chính phủ nhằm xử lý ngoại ứng này

Phát triển kinh tế là mục tiêu chung của các quốc gia trên thế giới. Thế nhưng phát triển kinh tế mà không làm ảnh hưởng đến sự phát triển sau này (phát triển kinh tế bền vững) lại được quan tâm hơn cả. Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học. Thế nhưng dường như việc xây dựng một nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững tại Việt Nam lại đang gặp trở ngại lớn. Bằng chứng là có rất nhiều doanh nghiệp đã vì mục tiêu lợi nhuận trước mắt mà bỏ qua trách nhiệm với xã hội. Họ làm điều này bằng rất nhiều cách khác nhau. Tất cả các hành vi đó đều vi phạm pháp luật, trái với đạo đức và đi ngược với chủ trương xây dựng một nền kinh tế phát triển bền vững của Đảng và Nhà nước, đi ngược với xu thế phát triển chung của thế giới. Một trong những vụ việc nổi cộm gần đây là việc công ty TNHH Bột ngọt Vedan VN đã che giấu hành vi xả thẳng nước thải từ hoạt động sản xuất của mình xuống dòng sông Thị Vải.

doc16 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 14896 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hãy vận dụng lý luận về ngoại ứng để phân tích tổn thất phúc lợi xã hội do Vedan gây ra và đưa ra giải pháp can thiệp của chính phủ nhằm xử lý ngoại ứng này, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI THẢO LUẬN NHÓM MÔN KINH TẾ CÔNG CỘNG Đề bài: Hãy vận dụng lý luận về ngoại ứng để phân tích tổn thất phúc lợi xã hội do VEDAN gây ra và đưa ra giải pháp can thiệp của chính phủ nhằm xử lý ngoại ứng này. Danh sách và công việc của các thành viên trong nhóm: Họ và tên  Lớp  Công việc  Điểm   1.Nguyễn Thu Trang  KTE  2.1 + slide    2.Dương Thị Kim Ngân  KTB  2.2    3.Nguyễn Thành Trung  KTD  3.1    4.Nguyễn Hoàng Sơn  KTH  3.1    5.Nguyễn Đình Thắng  QTDN  3.1    6.Lê Thị Hương Trà  HTTTA  3.2    7.Đặng Hữu Thắng   2.3    8.Vũ Thị Thùy Dương (Nhóm trưởng)  HTTTA  1 + 3.2 + 4    9.Ngô Thị Phương Thảo   3.2    10.Phạm Văn Chuyên  HTTTB  2.3    Phát triển kinh tế là mục tiêu chung của các quốc gia trên thế giới. Thế nhưng phát triển kinh tế mà không làm ảnh hưởng đến sự phát triển sau này (phát triển kinh tế bền vững) lại được quan tâm hơn cả. Sự phát triển của nhân loại không thể chỉ chú trọng tới phát triển kinh tế mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái học. Thế nhưng dường như việc xây dựng một nền kinh tế phát triển ổn định và bền vững tại Việt Nam lại đang gặp trở ngại lớn. Bằng chứng là có rất nhiều doanh nghiệp đã vì mục tiêu lợi nhuận trước mắt mà bỏ qua trách nhiệm với xã hội. Họ làm điều này bằng rất nhiều cách khác nhau. Tất cả các hành vi đó đều vi phạm pháp luật, trái với đạo đức và đi ngược với chủ trương xây dựng một nền kinh tế phát triển bền vững của Đảng và Nhà nước, đi ngược với xu thế phát triển chung của thế giới. Một trong những vụ việc nổi cộm gần đây là việc công ty TNHH Bột ngọt Vedan VN đã che giấu hành vi xả thẳng nước thải từ hoạt động sản xuất của mình xuống dòng sông Thị Vải. Các nhà khoa học gọi đó là sự thất bại của thị trường, do những hành vi tư lợi dẫn đến những kết quả không co hiệu quả. Ngoại ứng tiêu cực cũng được gọi là “cái xấu công cộng” đặc biệt là khi ngoại ứng là tương đối lớn so với cầu. 1.Lý thuyết về ngoại ứng 1.1. Khái niệm Khi hành động của một đối tượng (có thể là cá nhân hoặc hãng) có ảnh hưởng trực tiếp đến phúc lợi của một đối tượng khác, nhưng nghững ảnh hưởng đó lại không được phản ánh trong giá cả thị trường thì ảnh hưởng đó được gọi là ngoại ứng. 1.2. Phân loại Ngoại ứng tiêu cực: là những chi phí áp đặt lên một đối tượng thứ ba (ngoài người mua và người bán trên thị trường), những chi phí đó lại không được phản ánh trên giá cả thị trường. Ngoại ứng tích cực: là những lợi ích mang lại cho bên thứ ba (không phải người mua và người bán) và lợi ích đó cũng không được phản ánh vào giá bán. 1.3. Đặc điểm ngoại ứng - Chúng có thể do cả hoạt động sản xuất và tiêu dùng gây ra. - Trong ngoại ứng, việc ai là người gây tác hại (hay lợi ích) cho ai nhiều khi chỉ mang tính tương đối. - Sự phân biệt tính tích cực hay tiêu cực của ngoại ứng chỉ mang tính tương đối. - Tất cả ngoại ứng đều phi hiệu quả, nếu tính dưới góc độ xã hội. 2. Phân tích tổn thất phúc lợi xã hội do Vedan gây ra 2.1. Tóm tắt diễn biến Sông Thị Vải 14 năm trước nước trong vắt, người kiếm sống trên dòng sông đều thu được hiệu quả kinh tế cao. Thế nhưng hiện nay nhiều đoạn sông Thị Vải - vùng đông Nam bộ thuộc Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu và TP.HCM - bị nạn ô nhiễm môi trường hủy diệt. Điều này chỉ mới xảy ra độ chục năm trở lại đây, khi nhà máy công nghiệp, cảng sông... mọc lên dày đặc. Mùi hôi thối bốc lên nồng nặc, rất "đặc trưng" là của mùi nước sông Thị Vải tại khu vực cảng Gò Dầu (thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai). Chỉ khoảng một năm sau khi Công ty Vedan hoạt động thì việc nhà máy sản xuất xả chất thải làm ô nhiễm môi trường cũng bắt đầu... “phát huy tác dụng”. Một số nông ngư dân kiếm sống trên dòng sông Thị Vải phải bỏ nghề. Họ đã khiếu nại và lúc đó được công ty hỗ trợ cho chút đỉnh. Màu nước nâu nâu, đỏ đỏ chạy dài hàng chục kilômet. Khi đem mẫu nước phân tích thấp nồng độ oxy hòa tan trong nước thấp (khoảng 0.3mg/lit) kéo dài hàng chục kilômet trên sông Thị Vải, dường như không còn sự sống ở những đoạn sông này. Tuy nhiên mỗi lần cảnh sát môi trường đi kiểm tra thì lại không thấy bất cứ sai xót, gian lận nào trong việc xử lý nước thải của Vedan. Nguyên nhân là Công ty Vedan đã thiết kế và lắp đặt hệ thống bơm, đường ống kỹ thuật để bơm dịch thải sau lên men của Nhà máy sản xuất bột ngọt và Lysine ra cầu cảng số 1 qua đường ống cao su gân thép chìm sâu dưới sông Thị Vải nhằm đổ trực tiếp ra sông Thị Vải. Một hành vi che đậy khéo léo nhằm che mắt cơ quan chức năng. Và phải đến khi bị lực lượng Cảnh sát Môi trường rình bắt quả tang thì hành vi Vedan dùng thủ đoạn tinh vi, xả nước thải vào không qua xử lý trực tiếp sông Thị Vải gây ảnh hưởng tới cuộc sống, sức khỏe… của hàng ngàn hộ dân TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu mới đuợc đưa ra ánh sáng. Sau khi bị phát hiện vụ bê bối về môi trường, Vedan đã bị UBND tỉnh Đồng Nai buộc tạm dừng sản xuất khắc phục hậu quả, cụ thể là rà soát lại hệ thống xử lý nước thải. Và ông Yang Kun Xiang, Phó Chủ tịch HĐQT, đại diện Công ty TNHH Vedan đã gửi lời xin lỗi đến người dân Việt Nam vì hành động sai trái của Công ty này. Việc gây ô nhiễm môi trường đã rõ ràng. Hậu quả thiệt hại đã được xác định. Nhưng đến nay trách nhiệm pháp lý của Vedan đối với người bị thiệt hại vẫn chưa được làm rõ và nhà nước cũng chưa có cách xử lý thật công bằng, đúng mức, hậu quả từ việc làm sai trái đó vẫn chưa được khắc phục. Sau hàng năm trời đợi các cơ quan chức năng phân định, đá quả bóng trách nhiệm, nhiều người đã khấp khởi khi thấy con số gần 150 tỷ đã xác định Vedan buộc phải bồi thường. Nhưng Vedan thiếu thiện chí khi cho rằng khoản tiền phải trả cho thiệt hại đã gây ra với người dân là tiền "hỗ trợ" chứ không phải tiền "đền bù" để rồi cứ liên tục đưa ra cái giá quá bèo bọt. Sau nhiều lần kỳ kèo trả giá, Vedan dường như đã giành phần thắng khi Đồng Nai đã chấp nhận khoản hỗ trợ 15 tỷ so với con số 1.600 tỷ đồng mà Hội Nông dân tỉnh Đồng Nai thống kê và yêu cầu bồi thường. Với TPHCM Giờ (TPHCM) 45,7 tỷ bằng con số 7 tỷ đồng. Sau nhiều lần thương lượng, Vedan cũng đã trả lời văn bản của UBND TPHCM yêu cầu Cty này bồi thường nông dân Cần mới chỉ đồng ý hỗ trợ 10/53,6 tỷ mà Bà Rịa - Vũng Tàu đưa ra. Không chỉ con số đang teo tóp đi mà cách bồi thường của Vedan còn thể hiện thái độ xem thường. Với việc Cty vedan từ chối mức đòi bồi thường trên 54 tỷ đồng đối với TPHCM và trên 53 tỷ đồng với Bà Rịa - Vũng Tàu, hai địa phương này quyết tâm khởi kiện Cty Vedan ra tòa. Tuy nhiên bà con tỉnh Đồng Nai lạicùng nhất trí việc hỗ trợ và đề nghị nâng mức hỗ trợ lên 20 tỷ đồng vì cho rằng khó khăn là người dân không có chứng cứ để khởi kiện. Sau khi đuợc Đoàn Luật sư tỉnh Đồng Nai trực tiếp tư vấn thì người dân tỉnh Đồng Nai tiếp tục tiến hành làm hồ sơ để kiện Vedan. Và cho đến những ngày cuối tháng 7 vừa qua, nông dân 3 tỉnh, thành ven sông Thị Vải đồng loạt gửi đơn khởi kiện Vedan ra tòa án địa phương dù mức bồi thường đã được đại diện phía Vedan “nhích” dần lên. Trước thái độ cò kè nhích mức giá bồi thường của Vedan, người dân cả nuớc bức xúc. Và sản phẩm của Vedan bắt đầu bị ngươì tiêu dùng “tẩy chay” vào đầu tháng 8 vừa qua. Không chỉ trong các hệ thống kinh doanh siêu thị mà ngay tại các cửa hàng bán lẻ của Thủ đô Hà Nội cũng có dấu hiệu “quay lưng lại” với sản phẩm của Vedan. Các hệ thống siêu thị lớn như Co.opMart, big C sẽ không kinh doanh sản phẩm bột ngọt, hạt nêm mang nhãn hiệu Vedan. Đồng thời cũng buộc Vedan phải có biện pháp thu hồi sản phẩm cho đến khi khắc phục xong sự cố và giải quyết thỏa đáng cho bà con nông dân”. Lúc này vai trò của ngừơi tiêu dùng phát huy tác dụng. Trước thái độ cương quyết của ngừơi tiêu dùng, ngày 9/8, Công ty Vedan đã bất ngờ chấp nhận bồi thường 100% thiệt hại cho nông dân TP.HCM là 45,74 tỷ đồng và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là 53,619 tỷ đồng theo con số thống kê của Viện TN&MT thuộc ĐH Quốc gia TP.HCM đưa ra trước đó. Riêng con số thiệt hại của tỉnh Đồng Nai là 119,581 tỷ đồng, sẽ được các cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai và Vedan cùng tính toán tiếp. Sau gần 2 năm bị phát hiện xả thẳng chất thải không qua xử lý ra sông Thị Vải, gây ô nhiễm môi trường, làm thiệt hại về kinh tế cho nông dân khu vực, Vedan đã phải chấp nhận bồi thường thiệt hại đúng bằng 100% số tiền yêu cầu của người dân 3 tỉnh, thành phố là gần 220 tỷ đồng. 2.2. Những tổn thất do Vedan gây ra mà xã hội đang phải gánh chịu Thành lập từ 1954, công ty thực phẩm Vedan, 100% vốn của Đài Loan, đã gây ra nhiều vụ ồn ào về ô nhiễm môi trường. Nhà máy của Vedan chuyên làm bột ngọt và bột mỳ nằm sát sông Thị Vải, huyện Long Thành tỉnh Đồng Nai, đã từng gây ra hiện tượng tôm cá chết hàng loạt.  Những ao tôm bị bỏ hoang vì ô nhiễm do Vedan gây ra   Cả một khúc sông Thị Vải bị ô nhiễm nổi bọt trắng xóa   Không chỉ sông Thị Vải mà toàn tuyến lưu vực sông Đồng Nai, từ lâu  đã được báo động là ô nhiễm do nước thải các nhà máy sản xuất của 56 khu công nghiệp và khu chế xuất đanghoạt động.   Theo kết quả điều tra và khảo sát của Cục Bảo vệ môi trường, nước sông Đồng Nai, đoạn từ nhà máy nước Thiện Tân đến Long Đại, đã bắt đầu ô nhiễm chất hữu cơ và chất rắn lơ lửng, đáng chú ý đã phát hiện hàm lượng chì vượt tiêu chuẩn TCVN 5942-1995. Tại đây, chất rắn lơ lửng thường vượt tiêu chuẩn 3 - 9 lần, giá trị COD (nhu cầu ôxy hóa học) vượt 1,8 - 2,8 lần. Một kết quả khảo sát của Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM gần đây, cũng cho những con số tương tự về mức độ ô nhiễm của hệ thống sông Sài Gòn (thuộc lưu vực Đồng Nai). Cũng theo kết quả khảo sát này, các sông khác trong toàn lưu vực, chất lượng nước cũng đang bị suy giảm trầm trọng.   Ô nhiễm nhất trong toàn bộ lưu vực đó là sông Thị Vải, trong đó có một đoạn sông dài trên 10 km gọi là “dòng sông chết”. Đây là đoạn sông từ sau khu vực hợp lưu Suối Cả - sông Thị Vải khoảng 2 km đến khu công nghiệp Mỹ Xuân.    Hình ảnh nước thải của Vedan ra sông Thị Vải Tại đây, nước bị ô nhiễm hữu cơ trầm trọng, có màu nâu đen và bốc mùi hôi thối cả ngày lẫn đêm, cả khi thủy triều. Theo kết quả khảo sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường, giá trị DO ở đây thường xuyên dưới 0,5 mg/l, có nơi chỉ 0,04 mg/l. Với giá trị DO gần như bằng 0 như vậy, các loài sinh vật hầu như không còn khả năng sinh sống, các nhà khoa học đã gọi đoạn sông này là “đặc sệt sự chết!”. Việc xả nước thải chưa qua xử lý của công ty Vedan là nguyên nhân chính làm sông Thị Vải ô nhiễm trầm trọng, chiếm khoảng 89%, trên chiều dài 10-11km. Phần còn lại do nước thải của các khu công nghiêp, doanh nghiệp khác trong khu vực gây nên. Vùng ảnh hưởng nặng gồm một phần các xã Phước An, Long Thọ (huyện Nhơn Thạch) và các xã Long Phước, Phước Thái (huyện Long Thành) của tỉnh Đồng Nai; các xã Mỹ Xuân, thị trấn Phú Mỹ, Tân Phước thuộc huyện Tân Thành tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Tổng diện tích tự nhiên vùng này là 157,9km2 trong đó có hơn 1.990 ha đất nuôi trồng thủy hải sản. Vùng này bị ảnh hưởng do nồng độ các chất ô nhiễm như DO, BOD5, COD, NH4+, NO2-… đủ gây chết hoặc làm chậm sự phát triển của thủy sản tự nhiên hoặc nuôi trồng với tần suất xuất hiện trong các mẫu kết quả quan trắc từ 85% trở lên. Phần ảnh hưởng nhẹ gồm một phần xã Phước An (Nhơn Trạch- Đồng Nai), một phần xã Tân Phước và Phước Hòa (Tân Thành, Bà Rịa- Vũng Tàu) và một phần xã Thành An (Cần Giờ- Tp Hồ Chí Minh). Vùng này cũng bị ảnh hưởng do các chất ô nhiễm DO, BOD5, COD, NH4+, NO2- không phù hợp với điều kiện nuôi trồng thủy sản hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của thủy sản tự nhiên với tần suất xuất hiện trong các mẫu kết quả quan trắc khoảng 50%. 2.3. Phân tích tác động ngoại ứng tiêu cực do Vedan gây ra cho xã hội  Ngoại ứng tiêu cực do Vedan gây ra Gọi MEC là Chi phí ngoại ứng biên mà người nông dân phải chịu. MPC là Chi phí tư nhân biên, tức là mọi khoản chi phí để thực hiện sản xuất của Vedan. MB là Lợi ích biên mà Vedan thu được, ứng với từng mức sản lượng. MSC là đường Chi phí biên đối với xã hội, gồm 2 bộ phận cấu thành: Chi phí tư nhân biên của nhà máy MPC, Chi phí ngoại ứng biên mà người nông dân phải gánh chịu MEC Theo đồ thị ta thấy: Công ty Vedan vì mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận thì họ sẽ sản xuất có hiệu quả nhất tại điểm MB=MC. Vì MC mà Vedan quan tâm là là MPC nên họ sẽ sản xuất tại điểm B, tại đó MB=MPC. Do đó Q1 là sản lượng tối ưu của thị trường. Sản lượng tối ưu của xã hội được xác định tại điểm A với sản lượng sản xuất là Q0<Q1, tại đó MB=MSC. - Chi phí mà xã hội bỏ thêm để sản xuất thêm lượng Q0 đến Q1 là diện tích hình thang Q0ACQ1. Lợi ích mà doanh nghiệp thu them khi sản xuất thêm lượng Q0 đến Q1 là diện tích hình thang Q0ABQ1. Vậy nên tổn thất xã hội phải chịu là diện tích tam giác ABC. Hoặc có thể phân tích theo cách khác: - Vì lợi ích ròng mà Vedan thu được khi sản xuất thêm một đơn vị sản lượng là khoảng cách dọc giữa đường MB và MPC nên tổng lợi nhuận tăng thêm khi Vedan duy trì sản lượng từ Q0 đến Q1 là tam giác ABE. Những người nuôi thủy sản ở khu vực sông Thị Vải sẽ bị thiệt do Vedan gây ra được xác định bởi MEC. Khi sản lượng mà Vedan tăng từ Q0 đến Q1 là diện tích hình thang Q0abQ1 . Vì diện tích hình thang này đúng bằng diện tích hình thang ACBE nên sau khi bù đắp phần lợi nhuận tăng thêm của Vedan thì xã hội vẫn bị thiệt phần diện tích ABC. 3. Giải pháp khắc phục ngoại ứng tiêu cực do Vedan gây ra 3.1 Những giải pháp dựa trên lý thuyết 3.1.1. Các giải pháp tư nhân - Quy định quyền sở hữu tài sản: + Nếu nhà máy sở hữu dòng sông: Nhà máy sẵn sàng không sản xuất thêm hàng hóa nếu người nông dân đền bù cho họ một số tiền không thấp hơn lợi ích ròng mà họ thu được từ việc sản xuất (MB – MPC). Và người nông dân sẵn sàng đền bù nếu số tiền mà họ phải bỏ ra không lớn hơn mức thiệt hại mà họ phải chịu từ việc sản xuất của nhà máy (MEC). Giao dịch đền bù sẽ được thực hiện tại đơn vị sản lượng j nào đó thỏa mãn: MEC tại j ≥ Mức đền bù ≥ MB – MPC tại j + Nếu người nông dân sở hữu dòng sông (trường hợp Vedan) Nhà máy sẵn sàng đền bù cho người nông dân nếu mức đền bù không lớn hơn lợi ích mà họ thu được từ việc sản xuất (MB – MPC). Và người nông dân sẵn sàng chấp nhận mức đền bù nếu nó không nhỏ hơn thiệt hại mà họ phải chịu. Kết quả trong trường hợp này sẽ ngược lại với bất đẳng thức trên: MEC tại j ≤ Mức đền bù ≤ MB – MPC tại j - Sáp nhập là một cách để giải quyết ngoại ứng. Nếu người nông dân và công ty Vedan liên kểt lại với nhau thì lợi nhuận của liên doanh giữa 2 bên sẽ cao hơn tổng mức lợi nhuận đơn lẻ của từng bên khi chưa liên kết. Khi đó, liên doanh sẽ phải cân nhắc lợi ích của cả 2 hoạt động và dừng lại ở mức sản lượng tối ưu xã hội vid đó cũng là điểm mà lựoi nhuận của liên doanh là lớn nhất. Người nông dân và công ty Vedan có thể liên kết lại bằng cách là các nông, thủy phẩm của người nông ngư dân là nguyên liệu để chế biến sản phẩm của Vedan. Vedan nên đa dạng hóa các loại hình sản phẩm của mình để có thể tận dụng được nguyên liệu thu mua từ người dân… - Dùng dư luận xã hội: Trong trường hợp của Vedan thì sức mạnh của dư luận xã hội đã phát huy đầy đủ tác dụng của nó. Bằng chứng là mọi người dân Việt Nam – với tư cách là các cấp chính quyền, giới truyền thông, các luật sư cho đến người tiêu dùng đều đứng về phía người nông dân. Giới truyền thông liên tục đăng tải các thông tin về diễn biến vụ việc ô nhiễm này, các cấp chính quyền tìm cách đưa ra chứng cứ để đưa ra khung hình phạt cao nhất đối với Vedan, các luật sư thì tư vấn cho nguời dân khởi kiện Vedan, người tiêu dùng thì tẩy chay sản phẩm của Vedan. Khi đó, Vedan đã buộc phải chấp nhận các khung hình phạt và chấp nhận bồi thường 100% cho người dân. 3.1.2. Các giải pháp của chính phủ - Đánh thuế:  Đánh thuế đối với ngoại ứng tiêu cực Khi chịu thuế này đường MPC của nhà máy sẽ dịch chuyển song song lên thành MPC + t. Để tối đa hóa lợi nhuận nhà máy sẽ đặt MB = MPC + t, tức là giảm sản lượng sản xuất. MEC tại mức sản lượng tối ưu xã hội chính là đoạn aQ0, hay cũng là đoạn AE. Để không có tổn thất xã hội thì thuế đánh tối đa là t = MEC. Khi đó chính phủ sẽ thu thêm được một khoản thuế là t.Q0, khoản thuế này sẽ được chính phủ sử dụng để đền bù cho người nông dân. Trợ cấp:  Giả sử với mỗi đơn vị sản lượng nhà máy ngừng sản xuất chính phủ sẽ trợ cấp cho họ một khoản bằng AE. Khi đó nhà máy sẽ cân nhắc xem mức trợ cấp với lợi ích biên ròng khi sản xuất thêm một đơn vị sản phẩm. Theo hình vẽ, với tất cả các đơn vị sản phẩm từ Q1 đến Q0, ta có thể thấy mức lợi ích biên ròng của nhà máy luôn thấp hơn mức trợ cấp nên nhà máy sẽ không sản xuất những đơn vị sản phẩm này nữa. Nếu những đơn vị sản lượng từ Q0 trở xuống thì mức trợ cấp lại ít hơn lợi ích biên ròng, nên chính sách trợ cấp không còn hấp dẫn nhà máy nữa. Nhà máy sẽ dừng sản xuất tại Q0.  Trợ cấp đối với ngoại ứng tiêu cực Giải pháp này đi ngược lại các quan điểm đạo đức xã hội, hơn nữa nó có thể lôi kéo các nhà sản xuất khác vào nên không được sử dụng. Hình thành thị trường về ô nhiễm: Trong trường hợp này, chính phủ sẽ trao cho nhà máy các giấy phép xả thải. Có 2 hình thức trao giấy phép xả thải cho nhà máy: + Thứ nhất, chính phủ sẽ cho các doanh nghiệp đấu giá để mua các giấy phép xả thải này. Mức giá của những giấy phép này sẽ là mức giá cân bằng thị trường sao cho lượng ô nhiễm đúng bằng mức chỉnh phủ mong muốn.  Thiết lập thị trường về giấy phép xả thải  Chính phủ tuyên bố bán đấu giá Z* giấy phép xả thải, cung giấy phép xả thải là đường thẳng đứng tại điểm Z*. Đường cầu giấy phép là đường dốc xuống. Mức giá cho mỗi giấy phép là P*. + Thứ hai, thay vì đấu giá, chính phủ sẽ phát không cho các nhà máy một số lượng giấy phép xả thải nhất định. Nếu nhà máy muốn thải thêm ra môi trường thì sẽ phải mua số giấy phép này từ các nhà máy khác. Kết quả cũng tương tự như trường hợp 1. -         Kiểm soát trực tiếp bằng mức chuẩn thải: Theo cách này, mỗi hãng sản xuất sẽ bị yêu cầu chỉ được gây ô nhiễm ở một mức nhất định, gọi là mức chuẩn thải, nếu không sẽ bị đóng cửa.  Kiểm soát ngoại ứng tiêu cực bằng quy định chuẩn thải  Trục hoành thể hiện mức khỉ thải mà các nhà máy thải ra môi trường. Đường MB là lợi ích biên của mỗi hãng khi gây ô nhiễm. Nếu chính phủ áp đặt một mức chuẩn thải, chỉ cho phép các hãng được xả thải đến mức Z*, hãng X phải giảm mức xả thải từ Qx xuống Z*, còn hãng Y lại được tăng mức thải từ Qy* lên đến Z*. Mức chuẩn thải này ko hiệu quả vì nó đã khiến X giảm mức gây ô nhiễm xuống dưới mức hiệu quả. Tại Z*, MCx < MSBx nên tổn thất phúc lợi là tam giác ABC. Nếu áp dụng phí xả thải ở mức P* thì hãng sẽ sản xuất ở điểm C và sự phi hiệu quả biến mất. Tương tự với hãng Y sẽ xả thải nhiều hơn mức hiệu quả vì tại Z*, MCy > MSBy. Tổn thất phúc lợi xã hội là tam giác FGH. Tổn thất này sẽ không còn nếu áp dụng phí xả thải là P*/tấn. 3.2. Giải pháp thực tế Trên thực tế, Nhà nước đánh thuế môi trường nhưng Vedan đã trốn thuế. Luật bảo vệ môi trường của chúng ta vẫn còn sơ sài, đơn giản, không để ý đến mức độ tàn phá môi trường của DN, chưa theo kịp tốc độ phát triển kinh te và hội nhập quốc tế. Khâu quản lý nhà nước cũng có phần trách nhiệm lớn trong việc để cho doanh nghiệp không bảo vệ môi trường. Xử phạt hành chính quá nhẹ, không sắc sảo trong khâu lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, không chặt chẽ trong khâu cấp phép cũng như chồng chéo và chậm trễ trong khâu thanh tra kiểm tra,… tạo nhiều khe hở cho không ít doanh nghiệp vi phạm môi trường. Quyết định xử phạt hành chính 200 triệu đồng đối với việc Vedan gây ô nhiễm nghiêm trọng sông Thị Vải 14 năm được coi là mức hình phạt cao nhất hiện nay, song nhiều người lại cho rằng "chẳng bõ bèn gì". Trách nhiệm của Vedan còn nhiều. Ví dụ truy thu phí nước thải, đền bù cho những hộ dân ven sông Thị Vải bị thiệt hại sinh kế, đền bù cho các hộ trồng sắn sử dụng “phân bón” vedagro, đóng góp làm sạch môi trường sông Thị Vải. Ngoài ra, DN này có thể còn phải trách nhiệm hình sự theo quy định ở Chương 17 Bộ luật Hình sự Việt Nam… ( Cô
Luận văn liên quan