JIT (just in time) là hình thức quản lý dựa trên sự cải tiến không ngừng và
giảm thiểu tối đa sự lãng phí trong tất cả các bộ phận của công ty.
Mục đích của JIT là chỉ sản xuất ra những mặt hàng cần thiết trong số lượng
cần thiết tại một thời điểm nhất thiết nào đó. Đạt được mục đích này sẽ giúp cho
công ty đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và giúp công ty có thể có đủ khả
năng để cạnh tranh với các đối thủ khác về mặt giá cả, chất lượng, độ tin cậy, sự
linh hoạt và thời gian.
32 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3987 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hệ thống just in time, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH – K22N2
TÊN ĐỀ TÀI
HỆ THỐNG JUST IN TIME
GVHD: PGS TS HỒ TIẾN DŨNG
Nhóm học viên thực hiện:
1. Nguyễn Thị Phương Loan
2. Phan Duy Phúc
3. Ngô Thị Thanh Tâm
4. Nguyễn Thị Nhật Tân
5. Trương Huỳnh Phạm Tân
6. Bao Hùng Trọng
7. Trần Thanh Trúc
8. Nguyễn Châu Hoàng Trương
9. Đỗ Minh Trường
10. Vũ Văn Tuyên
11. Phạm Thị Yên
12. Huỳnh Như Yến
13. Sok Sothea
MỤC LỤC
I. Khái niệm và lịch sử hình thành hệ thống JIT ............................................................... 3
1.1. Khái niệm ............................................................................................................. 3
1.2. Lịch sử hình thành ............................................................................................... 3
II. Các yếu tố chính của hệ thống JIT ................................................................................ 3
2.1.Mức độ sản xuất đều và cố định .......................................................................... 4
2.2.Tồn kho thấp ......................................................................................................... 4
2.3. Kích thước lô hàng nhỏ ....................................................................................... 5
2.4. Lắp đặt nhanh với chi phí thấp ........................................................................... 5
2.5. Bố trí mặt bằng hợp lý .......................................................................................... 5
2.6. Sữa chữa và bảo trì định kỳ ................................................................................. 6
2.7. Sử dụng công nhân đa năng ................................................................................. 6
2.8.Đảm bảo sản xuất với mức chất lượng cao .......................................................... 7
2.9.Tinh thần hợp tác ................................................................................................... 8
2.10. Người bán tin cậy ................................................................................................ 8
2.11.Thay thế hệ thống “Đẩy” bằng hệ thống “Kéo”................................................ 8
2.12. Giải quyết vấn đề và cải tiến liên tục................................................................. 9
III. So sánh MRP (hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu) với KANBAN ......................... 12
IV. Lợi ích của hệ thống JIT ................................................................................................ 14
V. Chuyển sang hệ thống JIT .............................................................................................. 15
VI. Ứng dụng mô hình JIT ................................................................................................... 18
1. Sự thành công của Toyota –TPS............................................................................. 18
2. Sự thành công của Công ty Pin Ắc quy Miền Nam – PINACO ........................... 24
2.1 Tổng quan về Coâng ty Pin Ắc quy miền Nam – PINACO ........................... 25
2.2 Phân tích tình hình sản xuất ắc quy tại công ty pin ắc quy Miền Nam
theo các yếu tố của hệ thống sản xuất đúng lúc (Just in time) .......................................... 25
2.2.1 Mức độ sản xuất đều, cố định ............................................................. 25
2.2.2 Kích thước lô hàng nhỏ ....................................................................... 26
2.2.3. Việc tổ chức nhanh, chi phí thấp ....................................................... 27
2.2.4. Sữa chữa và bảo dưỡng định kỳ ........................................................ 27
2.2.5 Công nhân đa năng .............................................................................. 27
2.2.6 Chất lượng đảm bảo ............................................................................ 28
2.2.7 Sử dụng những người bán hàng tin cậy ............................................. 28
2.3 Chuyển sang hệ thống JIT .............................................................................. 28
2.3.1 Mức độ sản xuất đều, cố định ...................................................................... 28
2.3.2 Kích thước lô hàng nhỏ ................................................................................ 29
2.3.3 Việc tổ chức nhanh, chi phí thấp ................................................................. 29
2.3.4. Sữa chữa và bảo dưỡng định kỳ ................................................................. 19
2.3.5 Công nhân đa năng ....................................................................................... 30
2.3.6 Chất lượng đảm bảo ..................................................................................... 31
2.3.7 Sử dụng những người bán hàng tin cậy ...................................................... 32
JUST IN TIME – Nhóm 4
I. KHÁI NIỆM VÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH HỆ THỐNG JIT
1.1. Khái niệm
JIT (just in time) là hình thức quản lý dựa trên sự cải tiến không ngừng và
giảm thiểu tối đa sự lãng phí trong tất cả các bộ phận của công ty.
Mục đích của JIT là chỉ sản xuất ra những mặt hàng cần thiết trong số lượng
cần thiết tại một thời điểm nhất thiết nào đó. Đạt được mục đích này sẽ giúp cho
công ty đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và giúp công ty có thể có đủ khả
năng để cạnh tranh với các đối thủ khác về mặt giá cả, chất lượng, độ tin cậy, sự
linh hoạt và thời gian.
1.2. Lịch sử hình thành
Các dây chuyền lắp ráp của hãng Ford đã áp dụng JIT từ những năm 30. Cần
nói thêm rằng Ford là người đi đầu trong việc áp dụng các dây chuyền sản xuất.
Tuy nhiên, phải đến những năm 1970, quy trình sản xuất theo mô hình JIT mới
được hoàn thiện và tổng kết thành lý thuyết. Ông Taiichi Ohno cùng nhiều đồng
nghiệp của Toyota Motor đã phát triển một khái niệm hệ thống sản xuất mới và áp
dụng vào trong sản xuất. Sau Nhật, JIT được hai chuyên gia TQM (Total Quanlity
Manufacturing) là Deming và Juran phát triển ở Bắc Mỹ. Từ đó mô hình JIT lan
rộng khắp thế giới.
II. CÁC YẾU TỐ CHÍNH CỦA HỆ THỐNG JIT:
Mức độ sản xuất đều, cố định.
Hàng tồn kho thấp.
Kích thước lô hàng nhỏ.
Việc tổ chức nhanh, chi phí thấp.
Bố trí mặt hàng hợp lý.
Sửa chữa và bảo dưỡng định kỳ.
Công nhân đa năng.
Chất lượng đảm bảo.
3
JUST IN TIME – Nhóm 4
Có tinh thần hợp tác cao.
Sử dụng những người bán hàng tin cậy.
Sử dụng “hệ thống kéo” trong việc di chuyển hàng hóa.
Giải quyết vấn đề nhanh chóng.
Sự cải tiến liên tục.
2.1. Mức độ sản xuất đều và cố định
JIT đòi hỏi một dòng sản phẩm đồng nhất khi đi qua hệ thống thì các hoạt
động khác nhau sẽ thích ứng với nhau và để đưa nguyên vật liệu và sản phẩm có
thể chuyển từ nhà cung cấp đến đầu ra cuối cùng.. Do đó, các lịch trình sản xuất
phải được cố định (thường là 1 tháng) để có thể thiết lập các lịch mua hàng và sản
xuất, vì không có nhiều tồn kho để bù đắp những thiếu hụt hàng trong hệ thống.
2.2. Tồn kho thấp.
Lượng tồn kho bao gồm các chi tiết và nguyên vật liệu được mua, sản phẩm
dở dang và thành phẩm, lượng tồn kho thấp có 3 khía cạnh quan trọng:
- Lượng tồn kho thấp là tiết kiệm được không gian nhà kho, không gian nơi
làm việc và tiết kiệm do không ứ đọng vốn trong các bộ phận còn tồn đọng trong
kho.
- Tồn kho là cái đệm dự trữ để giúp công ty tránh gặp nguy hiểm, vì khi máy
móc hư, hệ thống sẽ không dừng nếu có sẵn lượng tồn kho đưa đến trạm làm việc
kế tiếp.
Phương pháp JIT làm giảm lượng tồn kho một cách dần dần. Hàng tồn kho
càng giảm thì người ta càng dễ tìm thấy và giải quyết các vấn đề phát sinh.
- Thứ ba, Ít tồn kho phản ánh yêu cầu cơ bản của hệ thống JIT: Để có khả
năng hoạt động khi ít tồn kho thì những vấn đề chính phải được giải quyết. Vì vậy,
ít tồn kho là kết quả của quá trình giải quyết thành công những vấn đề gặp phải,
cân phải liên tục xác định và giải quyết vấn đề phát sinh trong khoảng thời gian
ngắn để dòng công việc được tiến hành liên tục.
4
JUST IN TIME – Nhóm 4
2.3. Kích thước lô hàng nhỏ
Đặc điểm của hệ thống JIT là kích thước lô hàng nhỏ trong cả 2 quá trình sản
xuất và phân phối từ nhà cung ứng. Tạo ra 1 số lợi ích cho hệ thống JIT hoạt động
một cách hiệu quả như sau:
- Lượng hàng tồn kho sản phẩm dở dang sẽ ít hơn so với kích thước lô hàng
lớn làm giảm chi phí lưu kho và yêu cầu không gian chứa.
- Ít bị cản trở hơn tại nơi làm việc
- Chi phí kiểm tra và sửa lại nhỏ
- Cho phép có nhiều linh động hơn trong việc hoạch định
2.4. Lắp đặt nhanh với chi phí thấp
Hỗn hợp sản phẩm thay đổi và những lô hàng nhỏ cần xây dựng thường
xuyên. Thường thì thời gian lâu và chi phí lắp đặt rất cao. Những công nhân
thường được huấn luyện làm việc lắp đặt cho riêng họ.
Công cụ và thiết bị cũng như quá trình lắp đặt phải đơn giản và đạt được tiêu
chuẩn hóa. Thiết bị hay đồ gá đa năng có thể giúp làm giảm thời gian lắp đặt. hơn
nữa người có thể sử dụng nhóm công nghệ để làm giảm chi phí và thời gian lắp
đặt và tận dụng sự giống nhau trong những thao tác có tính lập lại.
2.5. Bố trí mặt bằng hợp lý:
Những phân xưởng lâu đời thường bố trí mặt bằng theo công nghệ, dựa trên
nhu cầu xử lý gia công. Vì vậy, trong hệ thống sản xuất cổ điển, một nhóm chi tiết
được chuyển từ trung tâm xử lý này đến trung tâm xử lý tiếp theo. Mỗi lần di
chuyển thời gian lại eelên, chi tiết chờ được xử lý nhiều hơn. Điều này cũng làm
tăng lượng tồn kho trong hệ thống, như vậy thời gian thực sự dành cho công việc
chính không đến 5% trong tổng số thời gian làm việc. Còn 95% thời gian còn lại là
vô ích, không tạo ra giá trị nào cả.
Trong khi đó, hệ thống JIT thường sử dụng bố trí mặt bằng theo đối tượng,
dựa trên nhu cầu về sản phẩm. Thiết bị được sắp xếp để điều khiển những dòng
sản phẩm giống nhau có nhu cầu lắp ráp hay xử lý giống nhau. Để tránh di chuyển
5
JUST IN TIME – Nhóm 4
một lượng lớn chi tiết trong khu vực làm việc thì ta đưa những lô chi tiết nhỏ này
từ trung tâm làm việc này đến trung tâm làm việc kế tiếp. Như vậy sẽ có ít hoặc
không có thời gian chờ và ít tồn kho sản phẩm dở dang. Hơn nữa chi phí vận
chuyển nguyên vật liệu cũng giảm và không gian cần cho đầu ra cũng giảm. Các
nhà máy có khuynh hướng nhỏ lại nhưng có hiệu quả hơn và máy móc thiết bị có
thể xếp gần nhau hơn.
2.6. Sửa chữa và bảo trì định kỳ:
Do hệ thống JIT có ít hàng tồn kho nên khi thiết bị hư hỏng có thể gây ra
nhiều rắc rối. Để giảm thiểu hỏng hóc, doanh nghiệp áp dụng bảo trì định kỳ, nhấn
mạnh duy trì thiết bị trong điều kiện hoạt động tốt nhất và vào việc thay thế những
cụm chi tiết có dấu hiệu hỏng trước khi sự cố xảy ra. Công nhân có trách nhiệm
bảo trì thiết bị máy móc của mình.
Mặc dù có bảo trì định kỳ, đôi khi thiết bị cũng hư hỏng. Vì vậy, cần thiết
phải chuẩn bị cho điều này và phải có khả năng sữa chữa cũng như đưa thiết bị
vào sản xuất một cách nhanh chóng. Điều này có nghĩa là nên duy trì các thiết bị
dự phòng, dự báo tình huống nguy cấp, duy trì lực lượng sửa chữa nhỏ hoặc huấn
luyện công nhân tự sửa chữa.
Khi công việc xảy ra thì đó là dấu hiệu cho thấy lãnh vực cần cải tiến. Như
vậy giảm hỏng hóc trở thành một cơ hội được khai thác trong hệ thống JIT.
2.7. Sử dụng công nhân đa năng:
Hệ thống JIT dành vai trò nổi bật cho công nhân đa năng được huấn luyện để
điều khiển tất cả những công việc từ việc điều khiển quy trình sản xuất, vận hành
máy đến việc bảo trì, sửa chữa,…Người ta mong muốn công nhân có thể điều
chỉnh và sửa chữa nhỏ cũng như thực hiện việc lắp đặt. Trong hệ thống JIT, công
nhân không chuyên môn hóa mà được huấn luyện để thực hiện nhiều thao tác, do
vậy họ có thể giúp những công nhân không theo kịp tiến độ.
6
JUST IN TIME – Nhóm 4
Người công nhân không những có trách nhiệm trong việc kiểm tra chất lượng
công việc của mình mà còn quan sát kiểm tra chất lượng công việc của những
công nhân ở khâu trước họ.
Mặt hạn chế khi sử dụng công nhân đa năng là chi phí và thời gian huấn
luyện có thể là đòi hỏi cao hơn cho những công nhân có kỹ năng chuyên môn cao.
2.8. Đảm bảo sản xuất với mức chất lượng cao:
Hệ thống này được gài vào một dòng công việc liên tục, nên sự xuất hiện của
những trục trặc do chất lượng kém sẽ tạo sự phá vỡ trên dòng công việc này. Thực
tế, do kích thước các lô hàng nhỏ, lượng hàng tồn kho để đề phòng mọi bất trắc
thấp, nên khi sự có xảy ra việc sản xuất phải ngừng lại cho đến khi sự cố được
khắc phục. Vì vậy phải tránh bất cứ sự ngừng việc nào hoặc nhanh chóng giải
quyết trục trặc khi chúng xuất hiện. Hệ thống JIT dùng ba giải pháp mũi nhọn để
xử lý vấn đề chất lượng:
- Một là thiết kế chất lượng cho sản phẩm và quá trình sản xuất. Thực tế cho
thấy hệ thống JIT sản xuất sản phẩm được tiêu chuẩn hóa sẽ dẫn đến tiêu chuẩn
hóa các phương pháp làm việc, các công nhân rất quen thuộc với công việc của họ
và sử dụng các thiết bị tiêu chuẩn hóa, tất cả những vấn đề trên sẽ đóng góp làm
tăng chất lượng sản phẩm ở các khâu của quá trình sản xuất. Chi phí thiết kế chất
lượng sản phẩm có thể trải đều cho nhiều đơn vị sản phẩm từ đó tổng chi phí đơn
vị thấp.
- Hai là, yêu cấu các nhà cung cấp giao nguyên vật liệu và các bộ phận sản
phẩm có chất lượng cao để giảm thiểu trục trặc do hàng hóa đem tới. Từ đó loại bỏ
thời gian và chi phí kiểm tra hàng hóa.
- Ba là, làm cho công nhân có trách nhiệm sản xuất những hàng hóa có chất
lượng cao. Điều này đòi hỏi phải cung cấp thiết bị và công cụ làm việc phù hợp,
huấn luyên phương thức làm việc thích hợp cho công nhân, huấn luyện trong đo
lường chất lượng và phát hiện lỗi, động viên công nhân cải tiến chất lượng sản
phẩm và khi có sự cố xảy ra thì tranh thủ sự cộng tác của công nhân.
7
JUST IN TIME – Nhóm 4
2.9. Tinh thần hợp tác:
Đánh giá đúng tầm quan trọng của hợp tác.
Duy trì tinh thần hợp tác giữa công nhân, quản lý và nhà cung cấp.
2.10. Người bán tin cậy:
Yêu cầu đối với người bán:
- Giao hàng hóa có chất lượng cao.
- Các lô hàng nhỏ.
- Thời điểm giao hàng tương đối chính xác.
Việc đảm bảo chất lượng hàng hóa giao thuộc về người bán, người bán
được xem như nhà sản xuất hàng hóa chất lượng cao.
2.11. Thay thế hệ thống “Đẩy” bằng hệ thống “Kéo”:
Hệ thống “Kéo”: công việc được luân chuyển để đáp ứng yêu cầu của công
đoạn kế tiếp theo của quá trình sản xuất.
Hệ thống “Đẩy”: công việc được đẩy ra khi nó hoàn thành mà không cần
quan tâm đến khâu kế tiếp theo đã sẵn sàng cho công việc hay chưa.
Hệ thống JIT dùng phương pháp kéo để kiểm soát dòng công việc, mỗi công
việc sẽ gắn đầu ra với nhu cầu của khâu kế tiếp. Có nhiều cách để truyền tin giữa
các công đoạn nhưng cách thông thường là dùng công cụ Kanban. Kanban là thuật
ngữ Nhât nghĩa là dấu hiệu. Khi một công nhân cần nguyên vật liệu hoặc công
việc từ trạm trước, họ dùng thẻ Kanban để thông tin điều này. Số thẻ Kanban được
tính theo công thức:
Trong đó:
N: Tổng số container = tổng số Kanban.
D: Mức nhu cầu kế hoạch của trạm công việc.
8
JUST IN TIME – Nhóm 4
T: Tổng thời gian chờ bổ sung trung bình cộng thời gian sản xuất trung bình
một container phụ tùng.
X: Hệ số phản ánh mức không hiệu quả trong hệ thống (càng gần 0 càng hiệu
quả).
C: Khả năng chứa của một container tiêu chuẩn (thường không quá 10% nhu
cầu phụ tùng hàng ngày).
Chú ý: D và T phải có cùng đơn vị thời gian (phút hay ngày)
2.12. Giải quyết vấn đề và cải tiến liên tục:
Giải quyết sự cố là nền tảng cho bất kỳ một hệ thống JIT nào. Khi những sự
cố xuất hiện thì cần phải giải quyết nhanh chóng, mục tiêu của JIT là loại bỏ càng
nhiều sự cố thì hiệu quả càng cao.
Cải tiến liêu tục trong hệ thống JIT:
Giảm tồn kho;
Giảm chi phí lắp đặt;
Giảm thời gian sản xuất;
Cải tiến chất lượng;
Tăng năng suất;
Cắt giảm lãng phí;
Nâng cao hiệu quả sản xuất.
Bảng 1: So sánh JIT với triết lý sản xuất tiêu biểu kiểu Mỹ.
Các yếu tố JIT Triết lý Mỹ
Một khoản nợ. Mọi cố Một tài sản. Bảo vệ chống
gắng phải được phát huy lại sai só do dự báo,
Tồn kho để loại bỏ nó những vấn đề máy móc,
phân phối trễ. Nhiều hàng
tồn kho thì an toàn hơn
9
JUST IN TIME – Nhóm 4
Chỉ nhu cầu tức thì. Cần Xem xét kích thước lô
số lượng bổ sung tối thiểu hàng tối ưu với một vài
Kích thước lô hàng đối với chi tiết được sản công thức dựa trên mối
xuất và được mua quan hệ giữa chi phí tồn
kho và chi phí lắp đặt
Mức ưu tiên thấp. Sản
Làm cho chúng không lượng tối đa là mục tiêu
còn ý nghĩa. Điều này đòi thông thường. Ít khi có
hỏi: cùng suy nghĩ và nỗ lực
+ Lắp đặt nhanh để giảm xem xét lắp đặt nhanh
tối đa sự tác động lên sản chóng.
xuất
Lắp đặt + Tận dụng các máy đã
lắp đặt sẵn
+ Sự thay đổi nhanh làm
các kích thước lô hàng
nhỏ và cho phép một số
lớn chi tiết khác nhau
được sản xuất ra thường
xuyên
Loại bỏ vấn đề xếp hàng. Đầu tư cần thiết. Xếp
Xếp hàng Khi có truc trặc, tìm ra hàng cho phép những
nguyên nhân và sửa chữa công việc được tiếp tục
chúng nếu như các hoạt động
10
JUST IN TIME – Nhóm 4
cung cấp gặp rắc rối.
Bằng cách cug cấp việc
chọn lựa các công việc,
nhà quản lý xí nghiệp có
nhiều cơ hội hơn để làm
tương thích các kỹ năng
của người vận hành và
khả năng của máy, từ đó
nâng cao hiệu quả của hệ
thống.
Đồng sự. Họ là thành
phần của nhóm. Hàng Đối thủ. Nhiều ngườn
ngày có nhiều lần giao cung cấp là quy luật và
nhận hàng cho tất cả các ứng xử với họ khác nhau.
Người bán/ nhà cung bộ phận. Nhà cung cấp
cấp quan tâm đến nhu cầu của
khách hàng và khách
hàng coi nhà cung cấp là
một phần mở rộng của
nhà máy.
Không hư hỏng. Nếu chất Cho phép có phế phẩm.
lượng không đảm bảo 100 Theo dõi các phế phấm và
Chất lượng
%, tìm cách tiên đóan chúng
sản xuất gặp nguy hiểm
11
JUST IN TIME – Nhóm 4
Thường xuyên và hiệu Khi cần thiết. Không
Bảo trì thiết bị quả. Tối thiểu hóa số lần quan trọng vì có sẵn xếp
hỏng hóc. hàng.
Càng lâu càng tốt. Đốc
Giữ chúng ngắn. Điều công và các đại lý mua
này đơ giản hóa công việc muốn rằng thời gian phân
Thời gian phân phối tiêp thị, mua hàng và sản phối dài.
xuất, cũng vì nó giảm áp
lực hoàn thành công việc.
Quản lý dựa trên sự nhất Quản lý bởi mệnh lệnh.
trí. Không có sự thay đổi Không quan đến ý kiến
nào nếu không đạt sự nhất công nhân khi thực hiện
Công nhân trí hoàn toàn sự thay đổi. Tập trung vào
biện pháp xácđịnh xem
công nhân có thực hiện
công việc của họ không
III. SO SÁNH MRP VỚI KANBAN
Mục tiêu của MRP (hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu) và Kanban là tương
tự nhau nhằm cải tiến dịch vụ khách hàng, tồn kho, tăng hiệu suất nhưng phương
pháp đạt mục tiêu của chúng lại hoàn toàn khác biệt.
MRP KANBAN
- Là một hệ thống sử dụng các hoá đơn - Là hệ thống cấp đầy vật tư theo mô
nguyên vật liệu, bản kiểm kê, dữ liệu hình pull sử dụng các dấu hiệu tượng
12
JUST IN TIME – Nhóm 4
đặt hàng mở, thời gian sản xuất chính hình, như các thẻ treo phân biệt bằng
và chuỗi lịch trình sản xuất chính để màu sắc, để ra hiệu cho các chuyền phía
tính toán lượng nguyên vật liệu cần. trước khi chuyền sau cần thêm vật tư
- Khái niệm “Time bucket" này có thể
- Trong kỹ thuật MRP, khái niệm "Time được thấy trong hệ thống Kanban, một
bucket" rất quan trọng. Time bucket là time bucket thường ít nhất là một tuần.
một giai đoạn được phân công cụ thể
mà trong khoảng thời gian đó phải sản
xuất ra một lượng sản phẩm nhất định.
- Hệ thống Kanban không đòi hỏi phải
- MRP cũng cần phải có khái niệm có “time phasing”, vì nó dựa vào sản
"time phasing". Time phasing đòi hỏi xuất phẳng.
phải lập ra một lịch trình tro