Đề tài Hệ thống triết lý kinh doanh Trung Nguyên

Ra đời vào giữa năm 1996 -Trung Nguyên là 1 nhãn hiệu cà phê non trẻ của Việt Nam, nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà phê quen thuộc nhất đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Chỉ trong vòng 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột, Trung Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh với 6 công ty thành viên: Công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên, công ty TNHH cà phê Trung Nguyên, công ty cổ phần thương mại và dịch vụ G7 và công ty liên doanh Vietnam Global Gateway (VGG) với các ngành nghề chính bao gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê; nhượng quyền thương hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại. Trong tương lai, tập đoàn Trung Nguyên sẽ phát triển với 10 công ty thành viên, kinh doanh nhiều ngành nghề đa dạng.

doc24 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 7085 | Lượt tải: 6download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hệ thống triết lý kinh doanh Trung Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Giới thiệu sơ lược về Trung Nguyên Ra đời vào giữa năm 1996 -Trung Nguyên là 1 nhãn hiệu cà phê non trẻ của Việt Nam, nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà phê quen thuộc nhất đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Chỉ trong vòng 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột, Trung Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh với 6 công ty thành viên: Công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần cà phê hòa tan Trung Nguyên, công ty TNHH cà phê Trung Nguyên, công ty cổ phần thương mại và dịch vụ G7 và công ty liên doanh Vietnam Global Gateway (VGG) với các ngành nghề chính bao gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê; nhượng quyền thương hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại. Trong tương lai, tập đoàn Trung Nguyên sẽ phát triển với 10 công ty thành viên, kinh doanh nhiều ngành nghề đa dạng. Đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam, hiện nay, Trung Nguyên đã có một mạng lưới gần 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước và 8 quán ở nước ngoài như: Mĩ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan, Ukraina. Sản phẩm cà phê Trung Nguyên và cà phê hòa tan G7 đã được xuất khẩu đến 43 quốc gia trên thế giới với các thị trường trọng điểm như Mĩ, Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng đã xây dựng được một hệ thống hơn 1000 cửa hàng tiện lợi và trung tâm phân phối G7Mart trên toàn quốc. Lịch sử hình thành và phát triển: 16/06/1996: Khởi nghiệp ở Buôn Ma Thuột (Sản xuất và kinh doanh trà, cà phê) 1998:Trung Nguyên xuất hiện ở TP.HCM bằng khẩu hiệu “Mang lại nguồn cảm hứng sáng tạo mới” và con số 100 quán cà phê Trung Nguyên. 2000: Đánh dấu sự phát triển bằng sự hiện diện tại Hà Nội và lần đầu tiên nhượng quyền thương hiệu đến Nhật Bản. 2001: Trung Nguyên có mặt trên khắp toàn quốc và tiếp tục nhượng quyền tại Singapore và tiếp theo là Campuchia, Thái Lan 2002: Sản phẩm Trà Tiên ra đời 2003: Ra đời cà phê hòa tan G7 và xuất khẩu G7 đến các quốc gia phát triển 2004: Mở thêm quán cà phê Trung Nguyên tại Nhật Bản, mạng lưới 600 quán cà phê tại VN, 121 nhà phân phối, 7000 điểm bán hàng và 59,000 cửa hàng bán lẻ sản phẩm. 2005: Khánh thành nhà máy rang xay tại Buôn Ma Thuột và nhà máy cà phê hòa tan lớn nhất Việt Nam tại Bình Dương với công suất rang xay là 10,000tấn/năm và cà phê hòa tan là 3,000tấn/năm. Đạt chứng nhận EUREPGAP (Thực hành nông nghiệp tốt và Chất lượng cà phê ngon) của thế giới. Chính thức khai trương khu du lịch văn hóa Trà Tiên Phong Quán tại Lâm Đồng. Phát triển hệ thống quán cà phê lên đến con số 1.000 quán cà phê và sự hiện diện của nhượng quyền quốc tế bằng các quán cà phê Trung Nguyên tại các nước Nhật Bản, Singapore, Thái Lan, Campuchia, Trung Quốc, Ucarine, Mỹ, Ba Lan. 2006: Đầu tư và xây dựng phát triển hệ thống phân phối G7Mart lớn nhất Việt Nam và xây dựng, chuẩn hóa hệ thống nhượng quyền trong nước, đẩy mạnh phát triển nhượng quyền ở quốc tế. Ra mắt công ty liên doanh Vietnam Global Gateway (VGG) có trụ sở đặt tại Singapore. Nguồn nhân lực Hiện nay, tập đoàn Trung Nguyên có khoảng gần 2000 nhân viên làm việc cho công ty cổ phần Trung Nguyên, công ty cổ phần TM & DV G7 tại 3 văn phòng, 2 nhà máy và 5 chi nhánh trên toàn quốc cùng với công ty liên doanh VGG hoạt đông tại Singapore. Ngoài ra, Trung Nguyên còn gián tiếp tạo công ăn việc làm cho hơn 15.000 lao đông qua hệ thống 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước. Đội ngũ quản lý của tập đoàn Trung Nguyên hầu hết là những người trẻ, được đào tạo bài bản, cùng với các chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm làm việc trong các tập đoàn nước ngoài. Với chiến lược trở thành một tập đoàn kinh tế bao gồm 10 công ty thành viên hoạt động trên nhiều lĩnh vực: trồng, chế biến, xuất khẩu, chăn nuôi, truyền thông, bất động sản.., tập đoàn Trung Nguyên luôn cần bổ sung một đội ngũ nhân lực trẻ, năng đông, tâm huyết  và sáng tạo, sẵn sàng cùng chúng tôi xây dựng Trung Nguyên thành một tập đoàn kinh tế hùng mạnh của Việt Nam. Đội ngũ nhân viên của tập đoàn Trung Nguyên luôn được tạo những điều kiện làm việc tốt nhất để có thể học hỏi, phát huy khả năng và cống hiến với tinh thần “Cam kết – Trách nhiệm – Danh dự”. Tầm nhìn và sứ mạng: Tầm nhìn: Trở thành một tập đoàn thúc đẩy sự trỗi dậy của nền kinh tế Việt Nam, giữ vững sự tự chủ về kinh tế quốc gia và khơi dậy, chứng minh cho một khát vọng Đại Việt khám phá và chinh phục. Sứ mạng: Tạo dựng thương hiệu hàng đầu qua việc mang lại cho người thưởng thức cà phê nguồn cảm hứng sáng tạo và niềm tự hào trong phong cách Trung Nguyên đậm đà văn hóa Việt. Giá trị cốt lõi: 1. Khơi nguồn sáng tạo 2. Phát triển và bảo vệ thương hiệu 3. Lấy người tiêu dùng làm tâm 4. Gầy dựng thành công cùng đối tác 5. Phát triển nguồn nhân lực mạnh 6. Lấy hiệu quả làm nền tảng 7. Góp phần xây dựng cộng đồng Định hướng phát triển Trung Nguyên sẽ trở thành một tập đoàn gồm 10 công ty thành viên hoạt động trong các lĩnh vực trồng, chế biến, xuất khẩu cà phê, kinh doanh bất động sản, chăn nuôi và truyền thông trong năm 2007. Hiện nay tập đoàn đã bao gồm các công ty: Công ty Cổ Phần TM&DV G7 (G7Mart), Công ty Vietnam Global Gateway (VGG) và các công ty sản xuất cà phê… Tập đoàn có mục tiêu phát triển một mạng lưới kênh phân phối nội địa thông suốt, bao gồm khoảng 100 nhà phân phối nội địa hàng đầu trên 64 tỉnh thành từ nay đến 2010, song lĩnh vực chủ đạo của Tập đoàn Trung Nguyên vẫn là mặt hàng cà phê. Công ty cổ phần Trung Nguyên và công ty Cổ phần TM&DV G7 (G7Mart) đang ráo riết chuẩn bị lộ trình lên sàn giao dịch chứng khoán tại Việt Nam và Singapore. Ngoài ra, Trung Nguyên sẽ xây dựng một trung tâm cà phê thế giới như một thiên đường cà phê thế giới tại Buôn Ma Thuột, dự án đã bắt đầu được khởi động trong năm 2007. Hệ thống triết lý Trung Nguyên (Ngũ hành hoá)  Đồ hình Trung Nguyên Hệ thống triết lý cốt lõi Triết lý về khát vọng nước Việt vĩ đại Triết lý về cuộc cạnh tranh toàn cầu Triết lý về thế và lực Triết lý về sức mạnh của sự đơn giản và nhất quán Triết lý về hiệu quả Mối quan hệ của năm triết lý Triết lý về khát vọng nước Việt vĩ đại là triết lý khởi nguồn cho hệ thống triết lý Trung Nguyên. Đó là khát vọng cháy bỏng nhằm xây dựng một đất nước Việt Nam giàu mạnh và có vị thế lớn trên thế giới, khẳng định tầm vóc của dân tộc Việt. Khát vọng đó là sự trỗi dậy của bản lĩnh dân tộc trước những thách thức của thời đại và những nghịch lý trong quá khứ. Để thực hiện khát vọng đó thì việc làm quyết định là phải xây dựng một nền kinh tế giàu mạnh và bền vững ngay tại Việt Nam và vươn mình ra thế giới với vị thế ngày càng lớn mạnh. Để xây dựng được nền kinh tế đó, không còn cách nào khác, các doanh nghiệp phải đóng vai trò là lực lượng tuyết đầu trực tiếp tham gia vào cuộc cạnh tranh toàn cầu ngay trên đất nước minh trước những đối thủ cạnh tranh khổng lồ để chiến được những đoạn giá trị gia tăng cao trong chuỗi tạo giá trị toàn cầu. Khi so sánh các yếu tố cạnh tranh thông thường thì việc tham gia vào cuộc cạnh tranh toàn cầu dường như là cuộc chiến không cân sức của các doanh nghiệp Việt Nam trước những đối thủ khổng lồ. Vậy, chúng ta phải huy động những nguồn lực nào, tạo nên những thế trận nào để có thể chiến đấu và chiến thắng? Đó là việc huy động tổng lực dựa trên sức mạnh của tinh thần Việt Nam, là kết hợp bản lĩnh Việt Nam với tinh hoa thế giới, là cạnh tranh toàn diện trên mọi mặt trận trong đó trọng tâm là chiếm được “lòng người”. Điều này gợi nhớ đến những cuộc chiến tranh nhân dân giữ nước thần thánh của dân tộc, chúng ta cần học hỏi những tinh hoa của nghệ thuật chiến tranh nhân dân Việt Nam để áp dụng vào cuộc chiến mới trên mặt trận kinh tế này Để có thể tạo lên một thế trận toàn dân và toàn diện như vậy đòi hỏi phương thức tiến hành mọi hoạt động phải đi đúng vào cốt lõi vấn đề một cách thật đơn giản để ai cũng có thể làm được, vận dụng những cốt lõi đơn giản đó một cách nhất quán và sáng tạo để tạo nên sức mạnh cộng hưởng to lớn đủ sức chiến đấu và chiến thắng các đối thủ lớn. Và kết quả cuối cùng của cuộc cạnh tranh nằm ở hiệu quả của hoạt động kinh doanh. Vì là cuộc cạnh tranh toàn diện nên kết quả cùng phải được nhìn nhận một cách toàn diện, đúng và đủ các ý nghĩa của nó. Vì phải huy động sức của nhiều lực lượng khác nhau tham gia nên thành quả phải được trả lại tương xứng cho các lực lượng đó. Những chiến thắng nhỏ luôn phải hướng về khát vọng nước Việt vĩ đại, sứ mạng của cuộc cạnh tranh, và sẽ góp phần làm nên chiến thắng lớn là việc khẳng định Khát vọng nước Việt vĩ đại. I. Triết lý về khát vọng nước Việt vĩ đại Khát vọng nước Việt vĩ đại là khát vọng cháy bỏng trong mỗi người dân Việt Nam đoàn kết xây dựng một đất nước Việt Nam giàu mạnh và có vị thế lớn trên thế giới, khẳng định tầm vóc của dân tộc Việt trước những dân tộc lớn khác trên thế giới Lịch sử Việt Nam, văn hoá Việt Nam, điều kiện Việt Nam: Có đầy đủ các điều kiện để trở thành một quốc gia giàu mạnh, một dân tộc có vị thế lớn trên thế giới nhưng chúng ta chưa bao giờ chúng ta tận dụng được đầy đủ các điều kiện đó. Đây là một nghịch lý lớn của Việt Nam.Những điều kiện thuận lợi đó có thể kể ra như: con người thông minh; tài nguyên dồi rào cả về nông nghiệp, rừng, biển; vị trí địa-chính trị mang ý nghĩa chiến lược trong khu vực cũng như trên thế giới; sở hữu một lịch sử dân tộc lâu đời, một nền văn hoá bản sắc;trong giai đoạn hiện nay, chúng ta còn có nhiều hơn nữa: đất nước thống nhất, chính trị ổn định, một nền giáo dục phổ thông rộng khắp. Là một dân tộc thực hiện được những điều thần kỳ mà không một dân tộc nào trên thế giới có thể thực hiện được: không bị đồng hoá sau hơn 1000 năm Bắc thuộc trước một nền văn hoá lớn như Trung Hoa, đánh thắng các cường quốc mạnh nhất thế giới: Nguyên Mông, Minh, Thanh, Pháp, Mỹ. Những yếu tố bên trong là ngọn lửa tiềm tàng, âm ỷ của Khát Vọng Đại Việt, nó cần thêm chất súc tác từ bên ngoài để có thể bùng lên một cách mạnh mẽ. Cơ hội và thách thức từ quá trình toàn cầu hoá ngày càng diễn ra mạnh mẽ và tất yếu: Cơ hội: hội nhập với thế giới, học hỏi tinh hoa thế giới để vượt qua tình trạng kém phát triển và vương lên mạnh mẽ và bền vững. Thách thức: nền tảng kinh tế xã hội còn rất thấp so với thế giới, nếu chúng ta không có thì sẽ dẫn đến việc mất tự chủ về mặt kinh tế, từ đó dẫn đến mất tự chủ về tất cả các mặt khác. Bài học từ những quốc gia khác trên thế giới Những cơ hội và thách thức của thời đại chính là ngọn gió thổi bùng lên Khát vọng nước Việt vĩ đại ẩn chứa trong mỗi người chúng ta. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh dân tộc Việt Nam sẽ trở nên vô cùng mạnh mẽ và vĩ đại khi đối mặt với những sức ép khủng kiếp từ bên ngoài, khi đó có thể chiến đấu và chiến thắng những đối thủ mạnh hơn mình gấp nhiều lần; Ngày nay chúng ta phải nhìn công cuộc xây dựng kinh tế với tinh thần và hào khí của một cuộc chiến tranh nhân dân cho tự chủ dân tộc, khẳng định tầm vóc dân tộc, nêu cao tinh thần quốc gia. II. Triết lý về cuộc cạnh tranh toàn cầu Từ việc phân tích Khát vọng nước Việt vĩ đại chúng ta đi đến kết luận cần phải tham gia vào cuộc cạnh tranh toàn cầu để xây nên nền kinh tế giàu mạnh và tự chủ, từng bước chủ động vươn ra thế giới. Đó là một cuộc chiến mới với những đặc điểm riêng của nó: Sứ mạng Chiến trường Lực lượng Đối thủ Mục tiêu cạnh tranh - Sứ mạng Thúc đẩy sự trỗi dậy mạnh mẽ của nền kinh tế Việt Nam là nền tảng cho một đất nước Việt Nam giàu mạnh, văn minh và bền vững, có vị thế lớn trên thế giới; khơi dậy và chứng minh cho một khát vọng Đại Việt khám phá và chinh phục. Đây cũng có thể coi là Lá cờ nghĩa của cuộc cạnh tranh toàn cầu mà doanh nghiệp Việt phải luôn dương cao. - Chiến trường cạnh tranh Cạnh tranh toàn diện, sâu sắc, và quyết liệt, không khoan nhượng. Mặt trận chính là thương trường, quyết định là sự chứng nhận của người tiêu dùng với các thương hiệu. Các mặt trận văn hoá tư tưởng, chính trị - ngoại giao đóng những vai trò hết sức quan trọng. Vũ khí là hàng hoá, là lối sống và văn hoá đi cùng hàng hoá. - Lực lượng Các doanh nghiệp, các doanh nhân được coi là các lực lượng tuyến đầu trong cuộc cạnh tranh toàn cầu này. Doanh nghiệp hoạt động tốt là hình ảnh của quốc gia, là nguyên khí của quốc gia. Một quốc gia giàu mạnh phải là quốc gia sở hữu những doanh nghiệp mạnh, doanh nghiệp mạnh là doanh nghiệp sở hữu những thương hiệu mạnh. Các doanh nghiệp Việt Nam phải đoàn kết thực sự để tạo nên các liên minh, liên kết đủ mạnh. Hợp với lực lượng Người tiêu dùng và Nhà nước tạo thành tam giác cốt lõi của nền kinh tế nước nhà. Huy động và tận dụng tối đa một cách khôn ngoan các nguồn lực to lớn từ bên ngoài do toàn cầu hoá mang lại để phụng sự cho sứ mạng của cuộc cạnh tranh; tóm lại là phải hấp thụ tinh hoa thế giới, tận dụng tối đa sức mạnh của thời đại. - Đối thủ Là các tập đoàn khổng lồ đa quốc gia: Trước hết là cạnh tranh ngay tại thị trường Việt Nam. Cạnh tranh trên thị trường thế giới. Cạnh tranh trực diện và không khoan nhượng là điều không thể tránh khỏi vì các đối thủ này luôn luôn mở rộng và thâu tóm các thị trường, các đối thủ cạnh tranh. Các doanh nghiệp ý thức được điều này càng sớm, càng rõ ràng thì mới có thể có những tư tưởng, tri thức, và hành động thích hợp để có thể tồn tại, để chiến đấu và chiến thắng Nguyên tắc kinh doanh định hướng đối thủ: Xác định duy nhất một đối thủ cạnh tranh chính yếu: nghiên cứu kỹ đối thủ, cạnh tranh trực diện với đối thủ bằng cách tạo ra các điểm cốt lõi khách biệt so với đối thủ (điểm khác biệt này càng mang tính chất đối nghịch càng tốt); các điểm khác biệt này sẽ được khách hàng và các đối tượng có liên quan đánh giá và xác nhận thông qua các hành động thiệt thực: mua hàng, tự nguyện quảng bá cho sản phẩm – thương hiệu của ta, v.v Nếu chưa phải là người đứng đầu thị trường một ngành, chúng ta xác định đối thủ là người đứng đầu của ngành đó. Nếu đã là người đứng đầu thị trường một ngành, xác định đối thủ là ngành thay thế, và/hoặc đối thủ ở thị trường khác lớn hơn (khu vực, thế giới) Cơ sở của nguyên tắc định hướng đối thủ: Trong môi trường kinh doanh hiện đại người bán đã nhiều hơn người mua rất nhiều, việc thoả mãn nhu cầu của khách hàng đã trở thành chuyện đương nhiên, nên vấn đề giờ đây chỉ là sự khác biệt giữa các đối thủ và sự khác biệt này đương nhiên sẽ được thẩm định bởi khách hàng. Thực tế trên thế giới, các công ty thành công nhất trong vài thập kỷ vừa qua là các công ty kinh doanh với tư duy định hướng đối thủ. Khi định hướng vào đúng đối thủ chúng ta sẽ bỏ qua được nhiều bước cơ bản trong quá trình kinh doanh một cách dễ ràng, ví dụ như nghiên cứu khách hàng, nghiên cứu môi trường ngành, nghiên cứu bí quyết thành công. Đây là một phương pháp đi tắt đón đầu khôn ngoan nhất, và đối với một nước đang ở thể đi sau thế giới rất nhiều như Việt Nam nguyên tắc ngày càng có hiệu quả cao. - Mục tiêu cạnh tranh Về mục tiêu cạnh tranh, phải cạnh tranh trên hai phân khúc tạo ra nhiều giá trị gia tăng nhất. Chuỗi quá trình tạo giá trị toàn cầu xét một cách cơ bản nhất có ba phân khúc: Nghiên cứu & phát triển – Sở hữu trí tuệ, Sản xuất, Phân phối và xây dựng Thương hiệu. Trong đó, hai phân khúc đầu và cuối là các phân khúc tạo ra nhiều giá trị gia tăng và có sức mạnh nhất. Nhưng hiện tại, hầu hết các doanh nghiệp Việt chỉ tham gia vào tạo những giá trị gia tăng rất thấp trong phân khúc sản xuất, phân khúc tạo giá trị thấp nhất, chỉ cung cấp sức lao động phổ thông và nguyên vật liệu thô. Đây cũng là thực trạng chung của các nước nghèo trên thế giới. Vươn lên cạnh tranh ở hai khúc giá trị gia tăng cao là mục tiêu của chúng ta bởi nó tạo nên nội lực thực sự và niềm kiêu hãnh của một quốc gia. Chuỗi giá trị toàn cầu  dòng chảy giá trị toàn cầu (1) : Các nước thu nhập cao (Ý tưởng, R&D, Thương hiệu, phân phối, tiêu dùng) (2): Các nước có thu nhập trung bình (Hàng hoá, lao động, tiêu dùng) (3) : Các nước thu nhập thấp (Hàng hoá, lao động, tiêu dùng) Nguồn: Công bằng thương hiệu, tác giả Simon Anholt, biểu đồ 2.1, trang 2 Các vấn đề cần lưu ý: Không nhận thức được việc cạnh tranh trực diện với các đối thủ khổng lồ là để tranh các đoạn giá trị gia tăng cao là con đường lựa chọn duy nhất. Run sợ trước sức mạnh của các đối thủ khổng lồ, không biết cách tận dụng thế mạnh của người đi sau, không biết vận dụng khôn khéo nguyên tắc kinh doanh định hướng đối thủ. Lường trước và luận giải nhất quán và triệt để những cách hiểu chưa đúng. III. Triết lý về thế và lực Các lý thuyết tham khảo: Nghệ thuật Chiến tranh nhân dân Việt Nam: Lấy ít thắng nhiều, lấy thế thắng lực, đánh nhỏ thắng lớn Toàn dân, toàn diện, trường kỳ. Tư tưởng đại đoàn kết toàn dân tộc. Các tinh hoa về nghệ thuật quân sự trên thế giới: Binh pháp Tôn Tử, Nghệ thuật quân sự của Napoleon, v.v Các lý thuyết kinh doanh hiện đại dựa trên nghệ thuật quân sự. Thực tế: So sánh tương quan giữa doanh nghiệp Việt Nam với các tập đoàn đa quốc gia sẽ thấy đây là một cuộc cạnh tranh không cân sức vì họ mạnh hơn các doanh nghiệp Việt về hầu hết tất cả các yếu tố cơ bản. Ngoài ra, doanh nghiệp Việt còn yếu thế hơn rất nhiều do nền tảng văn hoá kinh doanh, môi trường kinh doanh ở Việt Nam thực chất chỉ ở giai đoạn ban đầu hình thành. Nhưng cũng có những nguồn lực mà chỉ có doanh nghiệp Việt Nam mới có thể huy động được đó là lòng tự hào dân tộc, là sức mạnh của bản lĩnh Việt Nam bao đời nay, là sự đoàn kết toàn dân tộc trước những vấn đề sống còn. Vì vậy, không còn cách nào khác những điểm nêu trên sẽ phải được đẩy lên làm lợi thế cạnh tranh cốt lõi đối với các doanh nghiệp Việt trước những tập đoàn đa quốc gia. Nội dung: - Huy động mọi nguồn lực trong đó nguồn lực tinh thần là quyết định nhất. + Nguồn lực tinh thần: tinh thần tự tôn dân tộc kết hợp với tinh thần học hỏi, cầu tiến và chinh phục; phát huy tối đa tiềm năng mỗi cá nhân. + Nguồn lực tri thức: bản lĩnh Việt Nam kết hợp với tinh hoa thế giới. + Nguồn nhân lực: nội lực là chủ yếu kết hợp với tận dụng tối đa ngoại lực. + Đoàn kết tổng lực các lực lượng: bên trong doanh nghiệp, trong thị trường ngành của doanh nghiệp, trong cộng đồng doanh nghiệp, trong thị trường vĩ mô của doanh nghiệp. + Hấp thụ tinh hoa thế giới và tận dụng sức mạnh thời đại để tạo nên một tổng lực to lớn. Tận dụng tối đa toàn cầu hoá để học tập, liên minh, liên kết một cách khéo léo với các đối tác quốc tế để phụng sự cho sứ mạng khẳng định Khát Vọng Đại Việt. Cạnh tranh toàn diện trên mọi mặt trận trong đó “lòng người” là quan trọng nhất. + Trong nội bộ tổ chức: sự đoàn kết đồng lòng là quan trọng nhất, tinh thần kinh doanh đi trước phương thức kinh doanh. + Trong thị trường: “lòng người” hay sự ủng hộ của người tiêu dùng là quan trọng nhất; tuyên truyền thật tâm đến người tiêu dùng quan trọng hơn tổ chức thực hiện tác chiến kinh doanh. + Trong môi trường ngành: sự tận tâm của các đối tác, sự tôn trọng và kính nể của đối thủ, sự ủng hộ của các bên liên quan,… + Trong môi trường vĩ mô (gồm: chính trị, văn hoá – xã hội, kinh tế vĩ mô, khoa học công nghệ): sự đồng thuận và ủng hộ thực tế của nhà nước, của cộng đồng, của các nhóm quan trọng, thúc đẩy sự thay đổi tích cực của yếu tố văn hoá cộng đồng, v.v Các vấn đề cần lưu ý: những cách hiểu còn không đúng Toàn diện nghĩa là hời hợt, là không có trọng tâm. Không hiểu được ý nghĩa của các trọng tâm. Không biết đánh giá tổng hợp các nguồn lực, chỉ đánh giá theo cách nghĩ thông thường (thường là chỉ của phương Tây) nên không thấy hết được sức mạnh của chúng ta, run sợ trước sức mạnh của đối thủ. Thái quá trong việc đánh giá sức mạnh của thế. Lường trước và luận giải nhất quán và triệt để những cách hiểu chưa đúng. IV. Triết lý về sức mạnh của sự đơn giản và nhất quán Các lý thuyết tham khảo: Nghệ thuật Chiến tranh nhân dân Việt Nam Làm thế nào để mỗi người dân là một người lính, một người bình thường có thể làm được những việc phi thường? Lý thuyết Fractal trong kinh doanh: cốt lõi đơn giản, cấu trúc nhất quán, biến hoá và linh hoạt khôn lường. Các tư
Luận văn liên quan