Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt dộng sống và duy trì sự tồn tại cộng đồng.). Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống.
Rác là thuật ngữ được dùng để chỉ CTR có hình dạng tương đối ổn định, được loại bỏ từ hoat động của con người. Rác sinh hoạt hay CTR SH là một bộ phận của CTR, được hiểu là các CTR phát sinh tư các hoạt động sinh hoạt thường ngày của con người.
61 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3414 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiện trạng chất thải sinh hoạt huyện Đông Anh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
B. PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHẤT THẢI RẮN
2.1 Khái niệm cơ bản về chất thải rắn
2.1.1 Chất thải rắn là gì?
Chất thải rắn là toàn bộ các loại vật chất được con người loại bỏ trong các hoạt động kinh tế xã hội của mình (bao gồm các hoạt động sản xuất, các hoạt dộng sống và duy trì sự tồn tại cộng đồng...). Trong đó quan trọng nhất là các loại chất thải sinh ra từ các hoạt động sản xuất và hoạt động sống.
Rác là thuật ngữ được dùng để chỉ CTR có hình dạng tương đối ổn định, được loại bỏ từ hoat động của con người. Rác sinh hoạt hay CTR SH là một bộ phận của CTR, được hiểu là các CTR phát sinh tư các hoạt động sinh hoạt thường ngày của con người.
2.1.2 Các nguồn phát sinh CTR
Nguồn gốc phát sinh, thành phần và tốc độ phát sinh của CTR là cơ sở quan trọng để thiết kế, lựa chọn công nghệ xử lý và đề xuất các chương trình quản lý CTR.
Các nguồn phát sinh CTR đô thị gồm :
Nhà ở
Thương mại
Cơ quan
Xây dựng và phá hủy các công trình xây dựng
Các dịch vụ đô thị
Tại các trạm xử lý
CTR phát sinh từ nhiều nguồn khác nhau căn cứ vào đặc điểm của các chất thải có thể chia thành 3 nhóm lớn : chất thải đô thị, công nghiệp và nguy hại. Nguồn thải của rác thải đô thị rất khó quản lý tại các nơi đất trống bởi vì tại các vị trí này sự phát sinh các nguồn chất thải là một quá trình phát tán.
Bảng 1 : Các nguồn phát sinh CTR đô thị
Nguồn
Các hoạt động và vị trí phát sinh chất thải
Loại chất thải rắn
Nhà ở
Những nơi ở riêng của một gia đình hay nhiều gia đình. Những căn hộ thấp, vừa và cao tầng…
Chất thải thực phẩm, giấy, bìa cứng, nhựa dẻo, hàng dệt, đồ da, chất thải vườn, đồ gỗ, thủy tinh, hộp thiếc, nhôm, kim loại khác, tàn thuốc, rác đường phố, chất thải đặc biệt (dầu, lốp xe, thiết bị điện…) chất thải sinh hoạt nguy hại.
Thương mại
Cửa hàng, nhà hàng, chợ, văn phòng, khách sạn, dịch vụ, cửa hiệu in…
Giấy, bìa cứng, nhựa dẻo, gỗ, chất thải thực phẩm, thủy tinh, kim loại, chất thải đặc biệt, chất thải nguy hại…
Cơ quan
Trường học, bệnh viện, nhà tù, trung tâm chính phủ…
Giấy, bìa cứng, nhựa dẻo, gỗ, chất thải thực phẩm, thủy tinh, kim loại, chất thải đặc biệt, chất thải nguy hại…
Xây dựng và phá dỡ
Nơi xây dựng mới, sửa đường, san bằng các công trình xây dựng, vỉa hè hư hại.
Gỗ, thép, bê tông đất…
Dịch vụ đô thị(trừ trạm xử lý)
Quét dọn đường phố, làm đẹp phong cảnh, làm sạch theo lưu vực, công viên và bãi tắm, những khu vực tiêu khiển khác.
Chất thải đặc biệt, rác, rác đường phố, vật xén ra từ cây, chất thải từ các công viên, bãi tắm và các khu vực tiêu biểu.
Trạm xử lý lò thiêu đốt
Quá trình xử lý nước, nước thải và chất thải công nghiệp. Các chất thải được xử lý
Khối lượng lớn bùn dư
2.1.3 Phân loại CTR
CTR rất đa dạng vì vậy có nhiều cách phân loại khác nhau:
Phân loại theo công nghệ quản lý – xử lý
Phân loại CTR theo dạng này người ta chia làm: Các chất cháy được. các chất không cháy được, các chất hỗn hợp(xem bảng 2).
Bảng 2. Phân loại theo công nghệ quản lý – xử lý
Thành phần
Định nghĩa
Ví dụ
1. Các chất cháy được:
Giấy
Hàng dệt
Rác thải
Cỏ, gỗ, củi, rơm rạ…
Chất dẻo
Da và cao su
Các vật liệu làm từ giấy
Có nguồn gốc từ các sợi
Các chất thải ra từ đồ ăn thực phẩm
Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ gỗ, tre và rơm…
Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ chất dẻo
Các vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ da và cao su
Các túi giấy, các mảnh bìa, giấy vệ sinh…
Vải, len, bì tải, bì nilon…
Các cọng rau, vỏ quả, thân cây, lõi ngô…
Đồ dùng bằng gỗ như bàn, ghế, thang, giường, đồ chơi, vỏ dừa…
Phim cuộn, túi chất dẻo, chai, lọ chất dẻo, các đầu vòi bằng chất dẻo, dây bện, bì nilon…
Bóng, giầy, ví, băng cao su…
2.Các chất không cháy được
Các kim loại sắt
Các kim loại không phải là sắt
Thủy tinh
Đá và sành sứ
Các loại vật liệu và sản phẩm được chế tạo từ sắt mà dễ bị nam châm hút
Các vật liệu không bị nam châm hút
Các vật liệu và sản phẩm chế tạo từ thuỷ tinh
Các loại vật liệu không cháy ngoài kim loại và thủy tinh
Vỏ hộp, dây điện, hàng rào, dao, nắp lọ…
Vỏ hộp nhôm, giấy bao gói, đồ đựng…
Chai lọ, đồ đựng bằng thủy tinh, bóng đèn…
Vỏ trai, xương, gạch, đá gốm…
3. Các chất hỗn hợp
Tất cả các loại vật liệu khác không phân loại ở phần 1 và 2 đều thuộc loại này. Loại này có thể được phân chia thành 2 phần: kích thước lớn hơn 5 mm và nhỏ hơn 5 mm
Đá cuội, cát, đất, tóc…
(Nguồn: Bảo vệ môi trường trong xây dựng cơ bản, Lê Văn Nãi, Nhà xuất bản khoa học Kỹ Thuật, 1999)
Phân loại theo quan điểm thông thường
- Rác thực phẩm: bao gồm phần thừa thãi, không ăn được sinh ra trong khâu chuẩn bị, dự trữ, nấu ăn…
- Rác rưởi: bao gồm các chất thải cháy được và chất thải không cháy được sinh ra từ các hộ gia đình, công sở, hoạt động thương mại…
- Tro, xỉ: vật chất còn lại trong quá trình đốt than, củi, rơm rạ, lá…ở các gia đình, nhà hàng, công sở, nhà máy, xí nghiệp.
- Chất thải xây dựng: là CTR từ quá trình xây dựng, sửa chữa nhà, đập phá các công trình xây dựng tạo ra các chất thỉa bỏ như bê tông, gạch ngói vỡ…
- Chất thải đặc biệt: liệt vào loại rác này có rác quét đường phố, rác từ các thùng rác công cộng, xác động vật, vôi gạch đổ nát, xe ô tô phế thải…
- Chất thải từ các nhà máy xử lý ô nhiễm: có rác từ hệ thống xử lý nước, nước thải, nhà máy xử lý chất thải công nghiệp.
- Chất thải nông nghiệp: vật chất loại bỏ từ các hoạt động nông nghiệp như gốc rơm rạ, cây trồng, chăn nuôi…
- Chất thải nguy hiểm: chất thải hoá chất, sinh học, dễ cháy, dễ nổ hoặc mang tính phóng xạ theo thời gian có ảnh hưởng đến đời sống con người, động thực vật.
2.1.4 Tốc độ phát sinh CTR
Việc tính toán phát thải rác là một trong những yếu tố quan tọng trong việc quản lý rác thải vì từ đó có thể xác định được lượng rác phát sinh trong tương lai ở một khu vực cụ thể có kế hoạch quản lý.
Người ta sử dụng một số loại phân tích sau để xác định lượng rác thải ở khu vực:
Đo khối lượng
Phân tích thống kê
Dựa trên các đơn vị thu gom rác
Phương pháp xác định tỉ lệ rác thải
Tính cân bằng vật chất
Lượng vào
Nhà máy xí nghiệp
Lượng ra
Sản phẩm
Lượng rác thải
Nguyên liệu , Nhiên liệu
=
Hình 1. Sơ đồ tính cân bằng vật chất
Các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phát sinh CTR:
Sự phát triển kinh tế và nếp sống
Mật độ dân số
Sự thay đổi theo mùa
Tốc độ phát sinh rác đô thị ở Việt Nam như sau:
Rác thải khu dân cư: 0,3 – 0,6 kg/người/ngày
Rác thải thương mại: 0,1 – 0,2 kg/người/ngày
Rác thải quét đường: 0,05 – 0,2 kg/người/ngày
Rác thải công sở: 0,05 – 0,2 kg/người/ngày
Tính trung bình ở Việt Nam: 0,5 – 0,6 kg/người/ngày
2.1.5 Thành phần của CTR
2.1.5.1 Thành phần CTR đô thị
Thành phần CTR đô thị thay đổi theo vị trí, theo mùa, theo điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác. Thành phần rác thải đóng vai trò quan trọng nhất trong việc quản lý rác thải.
Bảng 3.Thành phần CTR đô thị theo nguồn gốc phát sinh
Nguồn phát sinh
% Trọng lượng
Dao động
Trung bình
Nhà ở và thương mại, trừ các chất thải đặc biệt và nguy hiểm
50 – 75
62
Chất thải đặc biệt(lốp xe, thiết bị điện…)
3 -12
5
CTNH
0,1 – 1,0
0,1
Cơ quan
3 -5
3,4
Xây dựng và phá vỡ
8 – 20
14,0
Các dịch vụ đô thị
Làm sạch đường phố
2 – 5
3,8
Cây xanh và phong cảnh
2 – 5
3,0
Công viên và các khu vực tiêu khiển
1,5 – 3
2,0
Lưu vực đánh bắt
0,5 – 1,2
0,7
Bùn đặc từ nhà máy xử lý
3 - 8
6,0
Tổng cộng
100
(Nguồn: Geoge Tchobanoglous,et al, Mc Graw – Hill Inc,1993)
Bảng 4. Thành phần CTR đô thị theo tính chất vật lý
THÀNH PHẦN
% Trọng lượng
Khoảng giá trị
Trung bình
Chất thải thực phẩm
6 - 25
15
Giaay
25 – 45
40
Bìa cứng
3 – 15
4
Chất dẻo
2 – 8
3
Vải vụn
0 – 4
2
Cao su
0 – 2
0,5
Da vụn
0 – 2
0,5
Rác làm vườn
0 – 20
12
Gỗ
1 – 4
2
Thủy tinh
4 – 16
8
Can hộp
2 – 8
6
Kim loại không thép
0 – 1
1
Kim loại thép
1 – 4
2
Bụi, tro, gạch
0 – 10
4
Tổng cộng
100
(Nguồn: Trần Hiểu Tuệ, Quản Lý CTR, Hà Nội,2001)
2.1.5.2 Thành phần của CTR nông nghiệp
Chất thải ở nông thôn đang là vấn đề nóng bỏng và ngày càng trở nên bức xúc.
Bảng 5. Thành phần CTR nông nghiệp theo tính chất vật lý
THÀNH PHẦN
% Trọng lượng
Chất thải chăn nuôi gia súc, gia cầm
Chất thải từ bao bì thuốc BVTV
Chất thải làng nghề
Chất thải nuôi trồng thủy sản
0 - 30
20 – 40
0 – 10
5 -10
(Nguồn tài liệu Tại hội thảo Thực trạng QLCT và VSMT NT các tỉnh miền Bắc)
Bảng 6. Sự thay đổi thành phần theo mùa đặc trưng của CTR SH
Chất thải
% Khối lượng
% Thay đổi
Mùa mưa
Mùa khô
Giamr
Tăng
Chất thải thực phẩm
11,1
13,5
21,6
Giaays
45,2
40,0
11,5
Nhựa dẻ
9,1
8,2
9,9
CHC khác
4,0
4,6
15,0
Chất thải vườn
18,7
24,0
28,3
Thủy tinh
3,5
2,5
28,6
Kim loại
4,1
3,1
24,4
Chất trơ và chất thải khác
4,3
4,1
4,7
Tổng cộng
100
100
(Nguồn: Geoge Tchobanoglous,et al, Mc Graw – Hill Inc,1993)
2.1.6 Tính chất của CTR
2.1.6.1 Tính chất vật lý
Tính chất vật lý quan trọng của CTR đô thị bao gồm khối lượng riêng, độ ẩm, kích thước phân loại và độ xốp.
Khối lượng riêng: Khối lượng riêng(hay mật độ)của rác thải thay đổi theo thành phần, độ ẩm của CTR. Trong công tác QLCTR, khối lượng riêng là thông số quan trongk phục vụ cho công tác thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải. Khối lượng riêng được xác định bởi khối lượng của vật liệu trên đơn vị thể tích(kg/m3).
Độ ẩm: Độ ẩm của CTR là thông số có liên quan đến giá trị nhiệt lượng của chất thải. Độ ẩm rác thay đổi theo thành phần và theo mùa trong năm. Rác thải thực phảm có độ ẩm từ 50 – 80%, rác thải là thủy tinh, kim loại có độ ẩm thấp nhất. Độ ẩm trong rác cao tạo điều kiện thuận lợi cho các vsv kị khí phân hủy gây thối rữa.
2.1.6.2 Tính chất hóa học của CTR
Các chỉ tiêu hóa học quan trọng của CTR đô thị gồm chất hữu cơ, hàm lượng cacbon cố định, nhiệt trị:
Chất hữu cơ: Lấy mẫu nung ở 950oc, phần bay hơi đi là chất hữu cơ hay là chất tổn thất khi nung và chất hữu cơ thường dao động trong khoảng 40 – 60%, giá trị trung bình là 53%.
Chất tro: Là phần còn lại sau khi nung ở 950oc, tức là chất trơ dư hay chất vô cơ.
Hàm lượng cacbon cố định: Là lượng cacbon còn lại sau khi đẫ loại các chất vô cơ khác, hàm lượng này chiếm khoảng 5 – 12%, có giá trị trung bình là 75%. Đối với CTR đô thị các chất vô cơ này chiếm khoảng 15 – 30%, giá trị trung bình là 20%.
2.1.6.3 Tính chất sinh học của CTR
Hầu hết CTR có thể phân loại về phương diện sinh học:
- Các phân tử có thể hòa tan trong nước như: Đường, tinh bột, animo acid và nhiều hữu cơ.
- Bán cellolose: Các sản phẩm ngưng tụ của đường 5 và 6 cacbon.
- Cellolose: Sản phẩm ngưng tụ của đường glulose 6 cacbon
- Dầu, mỡ, sáp: Là những eters của alcohols và acid mạch dài
- Lignin: Một polyme chứa các vòng thơm với nhóm methoxyl
- Lignocelluloza: Hợp chất do lignin và celluloza kết hợp với nhau.
- Protein: Chất tạo thành các amino acid mạch thẳng.
Tính chất sinh học quan trọng nhất của CTR đô thị là hầu hết các thành phần hữu cơ có thể được chuyển hóa sinh học thành khí, các chất rắn vô cơ và hữu cơ khác. Sự tạo mùi hôi và phát sinh ruồi cũng liên quan đến tính dễ phân hủy của các vật liệu hữu cơ trong CTR đô thị như rác thực phẩm.
2.1.7 Các phương pháp xử lý và tiêu hủy CTR
Việc lựa chọn phương pháp xử lý chất thải rắn dựa trên các yếu tố sau:
- Tính chất vật lý (độ ẩm, thành phần, kích cỡ…), tính chất hóa học (hàm lượng chất vô cơ, hữu cơ, thành phần C,N,O,S,…) và giá trị nhiệt lượng của chất thải rắn, từ đó xác định khả năng tái sử dụng, tái chế hoặc tận dụng làm nhiên liệu.
Khối luợng, khả năng cung ứng và tốc độ gia tăng chất thải rắn hiện tại và tương lai.
Điều kiện và khả năng tài chính.
Điều kiện và khả năng xử lý, diện tích mặt bằng, cơ sở hạ tầng (điện, đường xá,…).
Nhu cầu tiêu thụ của thị trường khu vực: điện, phân bón, khí đốt,…
Sau đây là một số phương pháp xử lý chất thải rắn chủ yếu hiện nay:
Xử lý CTR bằng phương pháp nhiệt
Hệ thống nhiệt phân (pyrolysis)
Đây là phương pháp xử lý rác tiến bộ nhất, được thực hiện ở các nước đang phát triển (Mỹ, đan mạch,…). Nhiệt phân là quá trình phân hủy rác bằng nhiệt trong điều kiện thiếu oxi để phân hủy rác thành khí đốt theo các phản ứng
C + O2 → CO2
C + H2O → CO + H2
C + 1/2O2 → CO
C + H2 → CH4
Các sản phẩm sinh ra từ quá trình nhiệt phân là các sản phẩm khí chủ yếu như: CH4,H2, CO,CO2 và một số sản phẩm lỏng có chứa các chất như: acid, acetic, acctone, metganol,….được tận dụng làm nguyên liệu để chế biến các sản phẩm có ích khác, tuy nhiên chỉ có 31-37% rác phân hủy, phần còn lại được xử lý tiếp tục bằng phương pháp thiêu đốt.
Hệ thống thiêu đốt rác (Incineration)
Thiêu đốt là phương pháp xử lý rác phổ bíến nhất ngày nay được nhiều quốc gia trên thế giới áp dụng .Đây là quá trình oxi hóa chất thải rắn ở nhiều độ cao tạo thành CO2 và hơi nước theo phản ứng:
CXHYOZ +(x+y/4 +z/2) O2→ xCO2 +y/2 H2O
Ưu điểm của phương pháp thêu đốt là xử lý triệt để rác thải,tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh và các chất ô nhiễm, diện tích xây dựng nhỏ, vận hành đơn giản, có thể xử lý chất thải rắn có chu kỳ phân hủy lâu dài.Nhưng điểm chính là việc sinh khói bụi và một số khí ô nhiễm khác như : SO2, HCl, NOx, CO,….cho nên khi thiết kế xây dựng lò đốt phải xây dựng theo hệ thống xử lý khí thải.
Việc xử dụng các lò thêu đốt hiện nay không dừng lại ở mục đích giảm thể tích ban đầu của rác (giảm khoảng 90%), mà còn thu hồi nhiệt phục vụ các nhu cầu khác nhau như: tận dụng cho lò hơi, lò sưởi, cấp điện,…
Khi thiết kế lò đốt, có 4 yếu tố cần thiết cho sự đốt cháy hoàn toàn chất thải là : lượng oxi cung cấp, nhiệt độ cháy phải đảm bảo từ 900-13000C ( hoặc cao hơn nữa tùy loại chất thải), thời gian đốt chất thải và xáo trộn bên trong lò.
Ngoài ra, còn phải chú ý thêm vật liệu chế tạo lò đốt để đảm bảo chịu nhiệt cao.
Ở Việt Nam công nghệ thêu đốt thích hợp cho việc xử lý chất thải bệnh viện, chất thải nguy hại, các loại chất thải có thời gian phân hủy dài.
Xử lý sinh học
Xử lý sinh học là một trong những phương pháp xử lý hiệu quả, rẻ tiền, ít gây ô nhiễm và phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới ở Vịêt Nam. Công nghệ xử lý sinh học có thể chia làm 3 loại:
Xử lý hiếu khí tạo thành phân (Composting)
Đây là phương pháp được áp dụng khá phổ biến ở hầu hết các quốc gia.Việc ủ rác sinh họat với thành phần chủ yếu là chất hữu cơ dễ phân hủy có thể được tiến hành ngay ở các hộ gia đình để bón phân cho vườn của mình.Ưu điểm của phương pháp này là giảm được đáng kể khối lượng rác, đồng thời tạo ra phân bón hữu cơ là giúp ích cho công tác cải tạo đất. Chính vì vật phương pháp này được ưu chuộng ở các quốc gia nghèo và các nước đang phát triển.
Quá trình ủ rác hiếu khí diễn ra theo phản ứng sau:
Chất hữu cơ +O2 Vi khuẩn hiếu khí, Các chất đơn giản +CO2+H2O+NH3+SO2
Phương pháp ủ rác hiếu khí dựa trên sự hoạt động của các vi khuẩn hiếu khí với sự có mặt của oxi. Thường chỉ sau 2 ngày nhiệt độ rác tăng lên khoảng 450C, sau 6-7 ngày đạt tới 70-750C. Nhiệt độ này chỉ đạt được với điều kiện duy trì môi trường tối ưu cho vi khuẩn hoạt động như: oxi, độ ẩm, tỉ số C/N, pH và một số chất dinh dưỡng vô cơ như: P, S, K, N…
Sự phân hủy hiếu khí diễn ra khá mạnh, sau 2-4 tuần rác được phân hủy hoàn toàn. Các vi khuẩn gây bệnh và côn trùng bị hủy diệt do nhiệt độ ủ tăng. Bên cạnh đó, mồ hôi cũng bị khử nhờ quá trình ủ hiếu khí, độ ẩm tối ưu cho quá trình này là 50-600C.
Xử lý kỵ khí (Anaerobic)
Công nghệ ủ kỵ khí được sử dụng rộng rãi ở Ấn Độ (chủ yếu thực hiện ở qui mô nhỏ).
Chất hữu cơ +H20 → Các chất đơn giản +CO2+CH4+NH3+H2S
Vi khuẩn hiếu khí
- Ưu điểm:
+ Chi phí đầu tư ban đầu thấp.
+ Sản phẩm phân hủy có thể kết hợp xử lý với phân hầm cầu và phân gia súc cho phân hữu cơ có hàm lượng dinh dưỡng cao.
+ Đặc biệt lá thu hồi khí CH4 làm nguồn cung cấp nhiệt phục vụ cho các nhu cầu đung nấu, lò hơi,…
- Nhược điểm:
+ Thời gian phân hủy lâu hơn xử lý hiêú khí (4-12 tháng)
+ Các khí sinh ra từ quá trình phân hủy kị khí là: H2S,NH3 gây mùi hôi khó chịu
+ Các vi khuẩn gây bệnh luôn tồn tại cùng với quá trình phân hủy vì nhiệt độ phân hủy thấp
Xử lý kị khí kết hợp với hiếu khí (Combined anaerobic and aerobic)
Công nghệ này sử dụng cả 2 phương pháp xử lý hiếu khí và kị khí
- Ưu điểm :
+ Không có lượng nước thải ra từ quá trình phân hủy hiếu khí
+ Sử dụng nước rò rĩ trong quá trình ủ để len men kỵ khí.
+ Vừa tạ đương lượng phân bón phục vụ nông nghiệp và tạo khí CH4 cung cấp nhiệt
Xử lý CTR bằng phương hóa học
Các giải pháp xử lý hóa học thường được ứn dụng để xử lý chất thải rắn công nghiệp . Các giải pháp xử lý hóa học hiện nay rất nhiều: oxi hóa, trung hòa, thủy phân,…. Chủ yếu để phá hủy chất thải rắn hoặc làm giảm độc tính của các chất thải rắn nguy hại.
Sử dụng vôi, kiềm làm giảm kả năng gây độc của các kim loại nặng do tạo thành các hydroxit không hòa tan
Đối với các chất thải rắn tính thải rắn tính axit có thể trung hòa bằng các chất kiềm và ngược lại.
Bãi chôn lấp hợp vệ sinh (Sanitary landfill)
Phương pháp này được nhiều đô thị trên thế giới (ở Mỹ,Anh,Nhật,…) áp dụng trong quá trình xử lý rác.Đây là phương pháp xử lý rác thích hợp nhất trong điều kiện khó khăn về vốn đầu tư nhưng lại có mặt bằng đủ lớn và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ít.
Trong bãi chôn lấp raùc hợp vệ sinh, bên dưới thành đáy được phủ lớp chống thấm có lắp đặt hệ thống ống thu nước rò rỉ và hệ thống thu khí thải từ bãi rác. Nước rò rỉ sẽ được thu gom và xử lý để đạt tiêu chuẩn quy định.
Bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh sinh hoạt dộng bằng cách: mỗi ngày trải một lớp mỏng rác, sau đó nén ép chúng lại, bằng các loại xe cơ giới, tiếp tục trãi lớn một lớp đất mỏng độ 25cm. Công việc này cứ tiếp tục đến khi nào bãi rác đầy.
2.2 Ô nhiễm môi trường do CTR
2.2.1 Tác hại của CTR đến môi trường nước
CTR, đặc biệt là chất hữu cơ trong môi trường nước sẽ bị phân hủy nhanh chóng. Tại các bã rác, nước có trong rác sẽ bị tách ra kết hợp với các nguồn nước khác như: nước mưa, nước ngầm, nước mặn hình thành nước rò rỉ. Nước rò rỉ di chuyển trong bãi rác sẽ làm tăng khả năng phân hủy sinh học trong rác cũng như trong quá trình vận chuyển các chất gây ô nhiễm ra môi trường xung quanh.
Các chất ô nhiễm trong nước rò rỉ gồm các chất được hình thành trong quá trình phân hủy sinh học, hóa học…Nhìn chung, mức độ ô nhiễm trong nước rò rỉ rất cao.
Đối với các bã rác thông thường (đáy bãi rác không có đấy chống thấm, sụn lún hoặc lớp chống thấm bị thủng…) các chất ô nhiễm sẽ thấm sâu vào nước ngầm gây ô nhiễm cho tầng nước ngầm.
Ngoài ra, nước rò rỉ còn chứa các hợp chất hữu cơ độc hại như: chất hữu cơ bị halogen hóa, các hydrocacbon đa vòng thơm…Chúng có thể gây đột biến gen, ung thư. Các chất này nếu thấm vào tầng nước ngầm hoặc nước mặt sẽ xâm nhập vào chuỗi thức ăn, gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho sức khỏe, sinh mạng của con người hiện tại và cả thế hệ con cháu mai sau.
2.2.2 Tác hại của CTR đến môi trường đất
Các chất thải hữu cơ sẽ bị vsv phân hủy trong môi trường đất trong điều kiện hiếu khí và kị khí, khi có độ ẩm thích hợp sẽ tạo ra hàng loạt các sản phẩm trung gian, cuối cùng hình thành các khoáng đơn giản, nước, CO2, CH4…
Với một lượng nước thải và nước rò rỉ quá lớn vượt qua khỏi khả năng tự làm sạch của đất thì môi trường đất trở nên quá tải và ô nhiễm. Các chất ô nhiễm này cùng với kim loại nặng, các chất độc hại và các chất vi trùng theo nước trong đất chảy xuống nguồn nước ngầm làm ô nhiễm tầng nước này.
Đối với rác không phân hủy (nhựa, cao su) nếu không có giải pháp thích hợp sẽ là nguy cơ gây thoái hóa và gaimr độ phì nhiêu của đất.
2.2.3 Tác hại của chất thải rắn đến môi trường không khí
Các CTR thường có một phần bay hơi và mang theo mùi làm ô nhiễm không khí. Cũng có những chất thải có khr năng thăng hoa phân tán vào không khí gây ô nhiễm trực tiếp, cũng có các loại rác thải dễ phân hủy (như thực phẩm trái cây hỏng…), trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp (nhiệt độ tốt nhất là 35oc và độ ẩm 70 – 80%) sẽ được các vsv phân hủy tạo mùi hôi và nhiều loại khí ô nhiễm có tác động tới môi trường, sức khỏe và khả năng hoạt động của con người.
Thành phần khí thải chủ yếu ở các bãi rác chôn lấp được thể hiện ở bảng 6.
Bảng 7. Thành phần một số chất