Đề tài Hiện trạng nền nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng

Ở bất cứ nước nào, dù là nước giàu hay nước nghèo nông nghiệp đều có vị trí rất quan trọng. Nông nghiệp là ngành sản xuất ra vật chất chủ yếu của nền kinh tế cung cấp những sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm cho con người tồn tại. Việt Nam là nước có tiềm lực dồi dào về nông nghiệp bởi nước ta có xuất phát điểm là một nước nông nghiệp. Vì vậy, để củng cố nông nghiệp trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nền kinh tế thị trường là một vấn đề quan trọng, nông nghiệp chính là nền tảng vững chắc để chúng ta phát triển các ngành khác. Hơn nữa nước ta có tới 70% dân số sống bằng nông nghiệp và tạo ra 85% việc làm cho cư dân nông thôn nên nền nông nghiệp càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đồng bằng sông Hồng là vùng có thế mạnh lớn để phát triển nông nghiệp, có vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp nước ta. Do vậy, chúng ta cần phải nghiên cứu để có những hành động can thiệp làm cho nền nông nghiệp phát triển tốt hơn.

doc10 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 3045 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hiện trạng nền nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài : Hiện trạng nền nông nghiệp vùng ĐBSH Mục lục I. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Ở bất cứ nước nào, dù là nước giàu hay nước nghèo nông nghiệp đều có vị trí rất quan trọng. Nông nghiệp là ngành sản xuất ra vật chất chủ yếu của nền kinh tế cung cấp những sản phẩm thiết yếu như lương thực, thực phẩm cho con người tồn tại. Việt Nam là nước có tiềm lực dồi dào về nông nghiệp bởi nước ta có xuất phát điểm là một nước nông nghiệp. Vì vậy, để củng cố nông nghiệp trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nền kinh tế thị trường là một vấn đề quan trọng, nông nghiệp chính là nền tảng vững chắc để chúng ta phát triển các ngành khác. Hơn nữa nước ta có tới 70% dân số sống bằng nông nghiệp và tạo ra 85% việc làm cho cư dân nông thôn nên nền nông nghiệp càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đồng bằng sông Hồng là vùng có thế mạnh lớn để phát triển nông nghiệp, có vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp nước ta. Do vậy, chúng ta cần phải nghiên cứu để có những hành động can thiệp làm cho nền nông nghiệp phát triển tốt hơn. 2. Mục đích của đề tài Nghiên cứu một cách tổng quát và có hệ thống về thực trạng nông nghiệp của vùng đồng bằng sông Hồng. Đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần phát triển nông nghiệp của vùng nói riêng và của cả nước nói chung. 3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu - Đối tượng: Đề tài chọn các đặc điểm và hoạt động nông nghiệp của vùng trong những năm gần đây làm đối tượng nghiên cứu. - Phạm vi: + Không gian: vùng đồng bằng sông Hồng + Thời gian: từ ngày 13/01/2010 đến ngày 26/01/2010 - Phương pháp nghiên cứu: sử dụng phương pháp phân tích hoạt động kinh tế, phương pháp tổng hợp thống kê. 4. Một số vấn đề lý luận 4.1. Vai trò, tác dụng của chủ đề nghiên cứu Nhằm hệ thống hóa các đặc điểm nông nghiệp của vùng, các kiến thức này vừa thể hiện thực trạng nông nghiệp của vùng vừa thể hiện đặc điểm của nền nông nghiệp nước ta đang chuyển đổi sang cơ chế thị trường theo đinh hướng XHCN. 4.2. Đặc điểm vấn đề nghiên cứu - Khí hậu, thời tiết - Sản phẩm nông nghiệp - Tài nguyên thiên nhiên - Dân cư, xã hội - Thành phần kinh tế nông nghiệp - Nông nghiệp trong quá trình hội nhập II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN Đồng bằng sông Hồng là một vùng hình tam giác, diện tích 15.000 km vuông, hơi nhỏ hơn nhưng lại đông dân hơn đồng bằng sông Cửu Long. Thời trước nó là một vịnh nhỏ của vịnh Bắc Bộ, dần dần nó được bồi đắp nhờ khối lượng phù sa lắng đọng khổng lồ của các con sông, thuộc hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Thái Bình, qua hàng nghìn năm khiến mỗi năm lấn thêm ra biển khoảng một trăm mét. Đây là nơi sinh sống của tổ tiên người Việt. Trước năm 1975, đồng bằng sông Hồng chiếm 70% sản lượng nông nghiệp và 80% sản lượng công nghiệp miền bắc Việt Nam. 1. Điều kiện tự nhiên Vùng có vị trí thuận lợi cho sự phát triển kinh tế xã hội. Đây là cầu nối giữa Đông Bắc, Tây Bắc với Bắc Trung Bộ, đồng thời cũng nằm ở trung tâm miền Bắc, trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Khí hậu: ĐBSH có khí hậu nhiêt đới và cận nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm khoảng 22,5 – 23,5oC, lượng mưa trung bình năm là 1400 – 2000mm, tạo điều kiện cho đa dạng hóa sản phẩm nông nghiệp. Tài nguyên thiên nhiên của vùng khá đa dạng: diện tích đất nông nghiệp là 760.000ha, trong đó 70% là đất phù sa màu mỡ có giá trị lớn về sản xuất nông nghiệp, đất nông nghiệp chiếm 51,2% diện tích vùng. Đất đai của vùng khá màu mỡ do được phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp. Cũng nhờ 2 hệ thống sông này mà nguồn nước rất phong phú, cả nguồn nước trên mặt lẫn nguồn nước ngầm đều có chất lượng rất tốt; trữ lượng khoáng sản không nhiều, đáng kể nhất là than nâu; Địa hình tương đối bằng phẳng, có độ cao từ 0,4 – 12m so với mực nước biển Bên cạnh những thuận lợi, đồng bằng sông Hồng cũng có những khó khăn: do nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên thường xuyên xảy ra bão lũ, hạn hán, sương muối. Vùng cũng xảy ra tình trạng thừa nước trong mùa mưa và thiếu nước trong mùa khô. Hiện nay vùng đặc biệt chú trọng đến vấn đề nâng cấp và xây dựng các hệ thống công trình thủy lợi để đảm bảo chủ động tưới tiêu nước cho bà con. 2.Đồng bằng sông Hồng thuộc loại “đất chật người đông” và dân số nông thôn nông thôn phân bố không đều. Đây là vùng dân cư đông đúc nhất cả nước, toàn vùng có diện tích 21.061.5 km2 và dân số 19.654.8 nghìn người với mật độ là 1.238/km2. Theo kết quả nghiên cứu mặc dù tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số trong vùng giảm mạnh nhưng mật độ dân số vẫn cao, gấp 3,6l lần so với mật độ trung bình của cả nước, gấp gần 2 lần so với đồng bằng sông Cửu Long, gấp 8 lần so với miền núi và trung du Bắc Bộ và gấp 10 lần so với Tây Nguyên. Đây là một thuận lợi vì vùng có nguồn lao động dồi dào với truyền thống kinh nghiệm sản xuất phong phú, chất lượng lao động dẫn đầu cả nước. Bang 1: Dân số và mật độ dân số năm 2008 phân theo địa phương Dân số  trung bình (Nghìn người) Diện tích   (Km2) Mật độ dân số  (Người/km2) CẢ  NƯỚC 86210.8 331150.4 260 Đồng bằng sông Hồng 19654.8 21061.5 933 Trung du và miền núi phía Bắc 11207.8 95346 118 Bắc Trung Bộ  và Duyên hải miền Trung 19820.2 95894.9 207 Tây Nguyên 5004.2 54640.3 92 Đông Nam Bộ 12828.8 23605.5 543 Đồng bằng sông Cửu Long 17695 40602.3 436 Từ những đặc điểm về dân cư của đồng bằng sông Hồng như trên có thể rút ra những kết luận sau: - Thuận lơi: + Dân cư có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất và các ngành nghề thủ công mỹ nghệ. + Tiềm năng về số lượng lao động của vùng rất lớn + Trình độ dân trí của cư dân trong vùng cao hơn các vùng khác. - Khó khăn: + Dân số đông dẫn đến nhiều hiện tượng tiêu cực xảy ra + Ô nhiễm môi trường … * Và một số giải pháp: + Đảng bộ và chính quyền địa phương cần thực hiện tốt các chính sách về tuyên truyền giáo dục phát triển dân số + Khuyến khích người dân tham gia phát triển vùng kinh tế mới 3. Nền nông nghiệp đồng bằng sông Hồng đang trong quá trình chuyển đổi sang nền nông nghiệp cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tổ chức kinh tế chủ yếu là hợp tác xã và trang trại: Biểu đồ 2: Số hợp tác xã phân theo địa phương Vùng/năm 2004 2005 2006 2007 2008 Cả nước 7879 8068 7237 7677 7592 Đồng bằng sông hồng 3584 3575 3444 3485 3487 Trung du miền núi phía bắc 815 873 700 735 725 Bắc trung bộ& duyên hải miền trung 2470 2512 2277 2314 2262 Tây nguyên 162 193 138 197 230 Đông nam bộ 150 157 111 171 135 ĐB s.cửu Long 698 758 567 775 753 Biểu đò 3: Số trang trại phân theo địa phương. Vùng/ năm 2004 2005 2006 2007 2008 Cả nước 110832 114362 113699 116222 120699 ĐB sHồng 9350 10960 15222 16085 17318 Trung du miền núi phía bắc 4165 4545 3850 3835 4423 Bắc trung bộ&duyên hải miền trung 15873 16788 17378 18015 18202 Tây nguyên 9450 9623 8730 9240 9481 Đông nam bộ 15866 15864 14077 14024 13792 ĐB s Cửu Long 56128 56582 54442 55023 57483 Do ảnh hưởng tù nền văn minh lúa nước sông hồng có từ lâu đời nên tổ chức kinh tế của vùng chủ yếu là hợp tác xã, só lượng hợp tác xã trong vùng chiếm tỷ lệ lớn nhất cả nước (3478 HTXnăm 2008 chiếm 46 % cả nước), Số lượng hợp tác xã luôn dẫn đầu các vùng kinh tế và tương đối ổn định qua các năm. Mặt khác do điều kiện tự nhiên, phân bố dân cư( đất chật người đông) nên số lương trang trại của vùng vẫn vào mức trung bình. Đông bằng sông hồng đứng thứ 3 trong các vùng kinh tế. với năm 2008 là 17318 trang trại chiếm tỷ lệ 14.3% số trang trại của cả nước). 4. Tuy đạt được nhiều thành tựu đáng kể nhưng nền nông nghiệp sông Hồng vẫn còn lạc hậu, thô sơ. Sản lượng nông nghiệp đáp ứng 85% nhu cầu của vùng. 5% hỗ trợ cho các tỉnh và 10% xuất khẩu. Sản lượng lúa là 2964 nghìn tấn, ngô là 79.2 nghìn tấn Chăn nuôi phát triển: bò 793000 con, trâu 120.6 nghìn con, gia cầm 58391 nghìn con Song cũng còn khá nhiều hộ nghèo thiếu vắng nền công nghiệp hỗ trợ nông nghiệp. Biểu đồ 4: Giá trị sản xuât nông nghiệp qua 4 năm; Năm 2005 2006 2007 2008 ĐBSH 25105.8 26008.3 26822.4 28140.1 Cả nước 137112 142711 147847 156682 Từ những đặc điểm trên chúng ta cần có một số giải pháp như sau: Cần đẩy mạnh các họa động xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu gạo Xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ nông nghiệp Phát triển mạnh các nghành công nghiệp hỗ trợ phát tiển nông nghiệp, như công nghiệp chế biến, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm Thực hiện các chính sách xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người nông dân. Nền nông nghiệp nước ta nói chung và đồng bằng sông Hồng nói riêng đang trong quá trình hội nhập. Ngày 7/11/2006 nước ta chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới-WTO. Từ đó mở ra cho nông nghiệp Việt Nam cũng như nông nghiệp đồng bằng sông Hồng một số cơ hội và thách thức để phát triển một nền nông nghiệp mới hiện đại hơn, tiến bộ hơn. Ví dụ như xuất khấu gạo, trái cây,… và nhập khẩu các trang thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp. III. Từ quá trình nghiên cứu có thể đưa ra một số kết luận về nền nông nghiệp của đồng bằng sông Hồng như sau. Diện tích đất sử dụng trong nông nghiệp chiếm phần lớn diện tích của toàn vùng, tới 57.65%. Cơ cấu ngành trồng trột và chăn nuôi chưa đồng đều, còn nặng về trồng trọt mà chủ yếu vẫn là trồng lúa nước. Vùng là một trong hai vựa lúa lớn nhất của Việt Nam có nhiệm vụ cung cấp lương thực cho cả nước và một phần xuất khẩu, góp phần tăng GDP. Một số cây công nghiệp chủ yếu là đay và cói. Đây là vùng có kết cấu hạ tầng nông thôn hoàn thiện nhất vì nhiều đô thị, thành phố lớn và thủ đô đều nàm trong khu vực này. IV. Một số đề xuất và kiến nghị. Từ yêu cầu thực tế về lao động và việc làm của vùng, cần có một số giải pháp: Cần có sự kết hợp hơn nữa giữa trồng trọt và chăn nuôi nhằm tận dụng tối đa nguồn sản phẩm dư thừa giữa hai ngành. Ổn định quy mô dân số, có nhiều chương trình đào tạo, nâng cao, phát triển nguồn nhân lực. Tập trung nhân lực và vật lực, phát huy thế mạnh của vùng trong sản xuất nông nghiệp nhằm tạo ra khối lượng sản phẩm ngày càng gia tăng đáp ứng lượng lớn nhu cầu tiêu dùng trong nước và hướng xuất khẩu ra thị trường thế giới.
Luận văn liên quan