Đề tài Hiện trạng ô nhiễm tiếng ồn giao thông tại Cầu Đông Hà từ 19h -24h

Đông Hà là một thành phố trung tâm của tỉnh Quảng Trị, miền Trung Việt Nam. Đây là tỉnh lỵ tỉnh Quảng Trị, nằm ở ngã ba Quốc lộ 1 Avà Quốc lộ 9. Đô thị này nằm ở tọa độ 1600’53” - 16052’22” vĩ độ Bắc, 107004’24” kinh độ Đông. Đông Hà là trung tâm chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế và thương mại của tỉnh Quảng Trị. Đông Hà có một vị trí quan trọng, nằm ở trung độ giao thông của cả nước, trên giao lộ 1A nối thủ đô Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh và quốc lộ 9 trong hệ thống đường xuyên Á, là điểm khởi đầu ở phía Đông của trục Hành lang kinh tế Đông - Tây giữa đông bắc Thái Lan,Lào, Myanma và miền Trung Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và các nước trong khu vực biển Đông qua cảng Cửa Việt, kết thúc ở thành phố Đà Nẵng. Từ thuận lợi về giao lưu đối ngoại, Đông Hà có khả năng thu hút, hội tụ để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và trở thành trung tâm phát luồng các mối quan hệ kinh tế trong khu vực và quốc tế. Đông Hà gồm 9 phường, diện tích tự nhiên là 76,26 km2 (khoảng 7.306,25 ha), dân số có 93.756 nhân khẩu.Mật độ dân số:1229 người/km2 Đông Hà cách Huế 66 km, cách Đồng Hới 100 km, cách thị xã Quảng Trị 12 km.

doc12 trang | Chia sẻ: lvbuiluyen | Lượt xem: 2972 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hiện trạng ô nhiễm tiếng ồn giao thông tại Cầu Đông Hà từ 19h -24h, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài Hiện trạng ô nhiễm tiếng ồn giao thông tại Cầu Đông Hà từ 19h -24h Lời mở đầu I. Tổng quan về Thành phố Đông Hà 1.1 Vị trí địa lý Đông Hà là một thành phố trung tâm của tỉnh Quảng Trị, miền Trung Việt Nam. Đây là tỉnh lỵ tỉnh Quảng Trị, nằm ở ngã ba Quốc lộ 1 Avà Quốc lộ 9. Đô thị này nằm ở tọa độ 1600’53” - 16052’22” vĩ độ Bắc, 107004’24” kinh độ Đông. Đông Hà là trung tâm chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế và thương mại của tỉnh Quảng Trị. Đông Hà có một vị trí quan trọng, nằm ở trung độ giao thông của cả nước, trên giao lộ 1A nối thủ đô Hà Nội - thành phố Hồ Chí Minh và quốc lộ 9 trong hệ thống đường xuyên Á, là điểm khởi đầu ở phía Đông của trục Hành lang kinh tế Đông - Tây giữa đông bắc Thái Lan,Lào, Myanma và miền Trung Việt Nam qua cửa khẩu quốc tế Lao Bảo và các nước trong khu vực biển Đông qua cảng Cửa Việt, kết thúc ở thành phố Đà Nẵng. Từ thuận lợi về giao lưu đối ngoại, Đông Hà có khả năng thu hút, hội tụ để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội và trở thành trung tâm phát luồng các mối quan hệ kinh tế trong khu vực và quốc tế. Đông Hà gồm 9 phường, diện tích tự nhiên là 76,26 km2 (khoảng 7.306,25 ha), dân số có 93.756 nhân khẩu.Mật độ dân số:1229 người/km2 Đông Hà cách Huế 66 km, cách Đồng Hới 100 km, cách thị xã Quảng Trị 12 km. 1.2 Điều kiện KTXH Thời gian qua, cũng như các đô thị non trẻ trong khu vực miền Trung được Nhà nước quan tâm đầu tư, cùng một số chính sách ưu đãi khác, tiềm lực kinh tế của Đông Hà có những bước phát triển mới: Khu công nghiệp Nam Đông Hà, Cụm CN Đông Lễ... được đầu tư về hạ tầng, thu hút đầu tư, đang từng bước phát huy hiệu quả; cơ sở hạ tầng giao thông, mạng lưới điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông không ngừng được mở rộng; các lĩnh vực xã hội như: xóa đói giảm nghèo, y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa - thể thao được chú trọng phát triển. Những lợi thế về vị trí địa lý - kinh tế và tiềm lực kinh tế đã đạt được đang tạo cho Đông Hà một nền tảng rất cơ bản để có thể tăng cường mở rộng giao lưu, hợp tác kinh tế trong nước và tăng cường liên kết, hội nhập với các nước trong khu vực và quốc tế, đẩy nhanh hơn nữa phát triển kinh tế - xã hội của thành phố trong thời gian tới. 1.3 Đặc điểm giao thông vận tải Đông Hà có điều kiện giao thông khá thuận lợi cả về đường bộ, đường sắt và đường thuỷ. Qua địa phận Quảng Trị có các tuyến giao thông huyết mạch như Quốc lộ 1A, đường Hồ Chí Minh (nhánh Đông và nhánh Tây), tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy dọc qua tỉnh, và Quốc lộ 9 gắn với đường xuyên Á cho phép Đông Hà có thể giao lưu kinh tế với các tỉnh trong vùng và cả nước. Cách không xa cề phía Đông có Cảng Cửa Việt là một trong những cảng biển có thể phục vụ cho vận chuyển hàng hóa trong vùng và trung chuyển hàng hóa qua đường Xuyên Á. Cách không xa trung tâm tỉnh lỵ Đông Hà có sân bay Phú Bài - Thừa Thiên Huế (khoảng 80 km) và sân bay quốc tế Đà Nẵng (khoảng 150 km).Đông Hà nằm ở nơi giao cắt của đường 9 và quốc lộ 1A. Tuyến đường sắt Bắc-Nam chạy qua thành phố, ga Đông Hà là một trong những ga chính trên tuyến đường ray này. Dự án sân bay Quảng Trị dự kiến sẽ được xây ở huyện Gio Linh, cách Đông Hà 7 km về phía bắc. II. Tổng quan về tiếng ồn và tiếng ồn giao thông 2.1 Tiếng ồn. 2.1.1 Khái niệm tiếng ồn Tiếng ồn là tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau, sắp xếp không có trật tự, gây cảm giác khó chịu cho người nghe, ảnh hưởng đến quá trình làm việc và nghỉ ngơi của con người, hay là những âm thanh phát ra không đúng lúc, âm thanh phát ra với cường độ lớn vượt quá mưc chịu đựng của con người. 2.1.2 Tác hại do tiếng ồn gây ra. Hiện nay đồng thời với quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá, vấn đề tiếng ồn càng trở nên nan giải, tiếng ồn đã vượt quá mức cho phép, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và cuộc sống hàng ngày của con người. Tiếng ồn 50dB: làm suy giảm hiệu suất làm việc, nhất là đối với lao động trí óc. Tiếng ồn 70dB: làm tăng nhịp thở và nhịp đập của tim, tăng nhiệt độ cơ thể và tăng huyết áp, ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày và giảm hứng thú lao động. Tiếng ồn 90dB: gây mệt mỏi, mất ngủ, tổn thương chức năng thính giác, mất thăng bằng cơ thể và suy nhược thần kinh. a.. Tiếng ồn ảnh hưởng đến giấc ngủ Giấc ngủ thường bị đánh thức khi có tiếng ồn bất ngờ gây nên, con người sẽ không có giấc ngủ ngon khi có nguồn ồn thường xuyên quấy nhiễu bên cạnh, lúc này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ và năng suất công việc của ngày hôm sau, con người sẽ cảm thấy uể oải, mệt mỏi, không tỉnh táo để sẵn sàng cho công việc của một ngày mới. Theo thống kê của ngành y tế cho thấy lượng thuốc an thần, thuốc ngủ được sử dụng tính trên đầu người ở khu vực gần sân bay và các đường giao thông lớn gấp 2-3 lần so với khu vực không bị ô nhiễm tiếng ồn. b. Tiếng ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ Nếu tiếp xúc nhiều với tiếng ồn sẽ tạo ra tâm lý rất nặng nề cho cơ thể con người, ảnh hưởng trực tiếp đến thính giác, gây ra bệnh lãng tai, điếc nghề nghiệp; gây ra chứng nhức đầu dai dẳng, rối loạn sinh lý, bệnh lý và suy nhược thần kinh, tim mạch, nội tiết,... Lúc này con người thường mệt mỏi, sinh cáu kỉnh, giảm trí nhớ, run mi mắt và phản xạ xương khớp giảm. Tiếng ồn càng mạnh (từ 120dB trở lên) có thể gây chói tai, đau tai, thậm chí thủng màng nhĩ. c. Tiếng ồn ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả làm việc Nếu làm việc trong môi trường tiếng ồn sẽ làm giảm một cách đáng kể khả năng tập trung của người lao động, độ chính xác của công việc sẽ giảm, sai sót trong công việc và sản xuất tăng cao, phát sinh hoặc tăng các tai nạn lao động. Thực tế năng suất lao động sẽ giảm từ 20 ÷ 40%. d. Tiếng ồn ảnh hưởng đến trao đổi thông tin Thông tin thường bị tiếng ồn gây nhiễu, che lấp, làm cho việc tiếp nhận thông tin sẽ khó khăn hơn, độ chính xác của thông tin nhận được sẽ không cao ảnh hưởng đến cuộc sống sản xuất sinh hoạt của con người; do vậy trong trao đổi thông tin cần phải quy định giới hạn tiếng ồn cho phép để tránh các ảnh hưởng do tiếng ồn gây ra. 2.2 Tiếng ồn giao thông Hiện nay phương tiện giao thông cơ giới rất phổ biến , mỗi xe khi vận chuyển trên đường phố sẽ gây ra tiếng ồn do động cơ hoạt đông, Tiếng còi, ống xả, tiếng rít phanh và sự rung động của các bộ phận trên xe gây nên.Sau đây là minh họa cho tiếng tồn giao thông của một số phương tiện giao thông gây nên. Bảng: Mức ồn của một số phương tiện giao thông Loại phương tiện Mức ồn Loại phương tiện Mức ồn Xe nhỏ 77 dB Tiếng còi tàu 55-105dB Xe khách nhỏ 79dB Tiếng máy bay 85-90dB Xe khách vừa 84dB Xe quân sự 120-135dB Xe thể thao 91dB Xe chở rác 82-88dB Tiếng ồn giao thông hiện nay chủ yếu là do mật độ xe trên đường phố lớn, tập hợp nhiều xe sẽ gây ra hỗn hợp tiếng ồn với nhiều tần số khác nhau. Riêng đối với nước ta, còn tồn tại nhiều phương tiện lạc hậu, kém chất lượng gây ra tiếng ồn lớn. Trong giao thông còn phải kể đến tiếng ồn do máy bay, tiếng ồn này không thường xuyên nhưng gây ra rất lớn cho khu vực dân cư gần sân bay, đặc biệt lúc máy bay cất cánh và hạ cánh. Hiện nay việc giải quyết vấn đề tiếng ồn do máy bay gây nên rất phức tạp, nên tạm thời sân bay thường đưa ra xa khu dân cư mới giảm bớt được tiếng ồn do nó gây nên. 2.3 .Một số định nghĩa về các thông số đo tiếng ồn a. Mức áp suất âm theo đặc tính “A”, đo bằng pascal: căn số áp suất toàn phương bình phương trung bình khi dùng đặc tính tần số “A” b. Mức áp suất âm, đo bằng decibel: mức áp suất âm được tính bằng công thức: Với: - p: là áp suất toàn phương trung bình - po: là áp suất đối chiếu (20 µPa) c. Mức áp suất âm, theo đặc tính A đo bằng decibel: mức áp suất âm thanh của áp suất âm theo đặc tính A, được tính theo công thức: d. Mức phần trăm: Mức áp suất âm theo đặc tính A đo được khi dùng đặc tính thời gian “F” khi vượt N% của khoảng thời gian đo đạc. Ký hiệu: LAN,T thí dụ LA95, 1h là mức theo đặc tính A vượt 95% trong một giờ. e. Mức áp suất âm tương đương liên tục theo đặc tính A, đo bằng decibel: Giá trị mức áp suất âm theo đặc tính A của một âm thanh liên tục ổn định trong khoảng thời gian T, có cùng giá trị áp suất âm toàn phương trung bình với âm thanh đang nghiên cứu có mức thay đổi theo thời gian. Mức đó được tính theo công thức sau: Với: LAeq,T là mức áp suất âm tương đương liên tục theo đặc tính A, dB được xác định trong khoảng thời gian T, bắt đầu ở t1 và kết thúc ở t2. po: là áp suất đối chiếu (20 µPa) pA(t): là áp suất âm tức thời theo đặc tính A của một tín hiệu âm thanh. f. Mức âm tiếp xúc (sound exposure level) f.LE: Mười lần logarit cơ số 10 của tỷ số giữa âm thanh tiếp xúc, E, với âm thanh tiếp xúc tham chiếu E0 âm thanh tiếp xúc là tích phân theo thời gian của bình phương áp suất âm tức thời biến đổi theo thời gian trong một khoảng thời gian xác định T, hoặc một tình huống. g. Lmax: Mức áp suất âm lớn nhất theo trọng số tần số và trọng số thời gian (maxium time-weighted and frequency-weighted sound pressure level) III. Phương pháp quan trắc tiếng ồn giao thông 3.1 Mục tiêu quan trắc Các mục tiêu cơ bản trong quan trắc tiếng ồn giao thông là: - Xác định ảnh hưởng của tiếng ồn đến sức khoẻ cộng đồng theo các tiêu chuẩn cho phép hiện hành. - Cung cấp thông tin giúp cho việc lập kế hoạch kiểm soát ô nhiễm tiếng ồn và quy hoạch phát triển giao thông. - Cảnh báo về ô nhiễm tiếng ồn và kiểm soát. 3.2 Thiết kế chương trình quan trắc * Địa điểm và vị trí quan trắc a) Việc xác định địa điểm, vị trí quan trắc môi trường tiếng ồn giao thông căn cứ vào mục tiêu chương trình quan trắc b) Khi xác định vị trí các điểm quan trắc tiếng ồn giao thông phải chú ý: - Điều kiện địa hình: địa hình nơi quan trắc phải thuận tiện, thông thoáng và đại diện cho khu vực quan tâm. Địa điểm sau khi khảo sát được lựa chọn là tại Ngã 3 chợ Đông Hà. * Thông số quan trắc a) Trước tiên phải tiến hành thu thập thông tin và khảo sát hiện trường để biết thông tin về địa điểm quan trắc mật độ xe, tần suất…), từ đó để lựa chọn chính xác các thông số đặc trưng và đại diện cho vị trí quan trắc; b) Các thông số cơ bản được lựa chọn để đánh giá chất lượng môi trường không khí xung quanh là: Leq, Lmin, Lmax ... * Thời gian quan trắc - Quan trắc liên tục 24/24h, mỗi lần quan trắc 10 phút, 3 lần/giờ. - Giờ cao điểm quan trắc liên tục trong 1 giờ. 3.4 Thiết bị - Dùng máy đo tiếng ồn Model : NL31 - RION (NHẬT BẢN) - Thiết bị đạt tiêu chuẩn IEC 61672-1 Class 1 - Đạt các tiêu chuẩn IEC 60804, IEC 60651 và JIS C 1505 - Phương pháp đo liên tục. - Dữ liệu có thể lưu trữ trong bộ nhớ hay trên card nhớ. - Đo đồng thời các giá trị như : Lp, Leq, LE, Lmax, Lmin, LN - Hiển thị kết quả trên màn hình LCD. - Giao diện RS 232C - Thời gian đo : 10 giây, 1, 5, 10, 15, 30 phút, 1, 8, 24 giờ hoặc chỉnh bằng tay (tối đa 200 giờ). Khoảng đo :      A weighting : 28 đến 138dB     C weighting : 33 đến 138dB     Flat: 38 đến 138dB Độ nhiễu âm :     A weighting : 20dB hay nhỏ hơn     C weighting : 25dB hay nhỏ hơn     Flat : 30dB hay nhỏ hơn - Khoảng tuyến tính : 100dB - Có thể chọn lựa 6 khoảng đo khác nhau với bước 10dB - Khoảng đo tần số : 20 Hz đến 20 kHz - Điều kiện làm việc : nhiệt độ từ -10oC đến +50oC - Độ ẩm : 10% đến 90% RH IV. Hiện trạng về ô nhiễm tiếng ồn ở Cầu Đông Hà 4.1 Số lượng các loại xe 4.2 Kết quả đo được V. Đánh giá ô nhiễm tiếng ồn tại Cầu Đông Hà 5.1 Đánh giá a. Số lượng phương tiện giao thông: - Theo kết quả đếm được, thể hiện qua biểu đồ ở trên ta có một số nhận xét sau: + Số lượng xe khách và xe máy giảm dần từ 19h00 – 24h00. + Số lượng xe tải lại tăng dần từ 19h00 – 24h00. b. Mức ô nhiểm tiếng ồn và ảnh hưởng: - Trong khoảng thời gian từ 19h00 – 21h00: + Lep = 69.45 dB < 70 dB (QCVN 26:2010). Do vậy, tiếng ồn do các phương tiện giao thông không ảnh hưởng đến dân cư xung quanh. + Tuy nhiên, trong một số quảng thời gian tiếng ồn vẫn ảnh hưởng đến dân cư xung quanh. Thể hiện qua các thông số Lmax đều vượt mức 85 dB. + Trong khoảng 19h40 – 19h50, Leq = 70.1 dB vượt mức tiếng ồn tiêu chuẩn, nhưng không đáng kể. - Trong khoảng thời gian từ 21h00 – 24h00. + Leq = 69 dB > 55dB (QCVN 26:2010). Do vậy, tiếng ồn vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép trong thời gian đặc biệt và xe tải là phương tiện phát sinh tiếng ồn lớn nhất. 5.2 Biện pháp giảm thiểu + Hạn chế xe tải lưu thông từ 21h – 24h trong Thành phố Đông Hà. + Quy hoạch, xây dựng, sửa chữa Quốc lộ 1A qua thành phố, hạn chế âm thanh của các bộ phận xe tải phát sinh do ổ gà, đường xấu… + Cấm bấm còi trong thời gian từ 20h00 – 06h00. + Nghiêm khắc xử phạt đối với những trường hợp cố ý bấm còi gây nhiễu xung quanh. Kết luận Đông Hà là một thành phố trẻ đang trên đà phát triển về mọi mặt, đời sống người dân đang dần được nâng cao. Do vậy, số lượng xe máy ngày càng tăng về số lượng lẫn chủng loại. Mặt khác, do nằm trên trục kinh tế Đông Tây và có đường Quốc lộ chạy qua, nên về đêm số lượng xe tải vận chuyển hàng hoá và xe khách loại lớn lưu thông tương đối nhiều. Vì vậy, về khuya người dân vẫn phải chịu ảnh hưởng lớn do các phương tiện lưu thông. Cần có những biện pháp giảm thiểu như xử lý nghiêm khắc các trường hợp cố tình vi phạm; Quy hoạch, xây dựng đường tránh để các phương tiện lưu thông ngoài đô thị như ở Huế; Sửa chữa, cải tạo đường vũng là biện pháp thiết thực để giảm thiểu sự tác động tiêu cực do tiếng ồn gây ra.
Luận văn liên quan