Đề tài Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt của các quận nội thành Hải Phòng và đề xuất giải pháp

Việt nam đang bước vào thời kì công nghiệp hóa-hiện đại hoá đất nước,xã hội phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu và lợi ích của con người,song cũng dẫn tới những vấn đề nan giải như gây ra sự ô nhiễm môi trường ngày càng tăng cao.Lượng rác thải thải ra từ sinh hoạt cũng như các hoạt động sản xuất của con người ngày càng nhiều,và mức độ gây ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng ở nhiều vùng khác nhau. Hải Phòng là một trong những thành phố lớn của nước ta, có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Cách Hà Nội khoảng 100km về phía Đông, Hải Phòng với số dân khoảng 1.800.000 người. Là một trong những trung tâm công nghiệp chính của Việt Nam và là một cực của tam giác phát triển kinh tế ở phía Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.Để xứng tầm với đô thi loại I cấp quốc gia,Hải Phòng đang nỗ lực tăng trưởng phát triển kinh tế,xây dựng mở rộng thành phố,tăng cường quan hệ đầu tư hợp tác với các liên doanh trong nước và ngoài nước. Bên cạnh sự phát triển đi lên về mọi mặt Hải Phòng cùng phải đối mặt với các vấn đề mà thành phố trong nước cũng như ngoài nước đang vấp phải như vấn đề bùng nổ dân số, tệ nạn xã hội ngày càng tăng, vấn đề ô nhiễm môi trường. Hiện nay, môi trường thành phố được quan tâm nhiều hơn đặc biệt là vấn đề quản lý chất thải rắn vì vậy đòi hỏi phải có sự quản lý cấp thiết về vấn đề này. Việc nghiên cứu đề tài: “Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt của các quận nội thành Hải Phòng và đề xuất giải pháp” với mục đích đi sâu vào tìm hiểu thực trạng chất thải rắn và công tác quản lý chất thải rắn của thành phố Hải Phòng. Đồng thời đề xuất ra 1 số giải pháp nhằm quản lý tốt hơn góp phần xây dựng thành phố văn minh, giàu đẹp.

doc27 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 3909 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt của các quận nội thành Hải Phòng và đề xuất giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài:Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt của các quận nội thành Hải Phòng và đề xuất giải pháp MỞ ĐẦU Việt nam đang bước vào thời kì công nghiệp hóa-hiện đại hoá đất nước,xã hội phát triển nhằm đáp ứng những nhu cầu và lợi ích của con người,song cũng dẫn tới những vấn đề nan giải như gây ra sự ô nhiễm môi trường ngày càng tăng cao.Lượng rác thải thải ra từ sinh hoạt cũng như các hoạt động sản xuất của con người ngày càng nhiều,và mức độ gây ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng ở nhiều vùng khác nhau. Hải Phòng là một trong những thành phố lớn của nước ta, có vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Cách Hà Nội khoảng 100km về phía Đông, Hải Phòng với số dân khoảng 1.800.000 người. Là một trong những trung tâm công nghiệp chính của Việt Nam và là một cực của tam giác phát triển kinh tế ở phía Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.Để xứng tầm với đô thi loại I cấp quốc gia,Hải Phòng đang nỗ lực tăng trưởng phát triển kinh tế,xây dựng mở rộng thành phố,tăng cường quan hệ đầu tư hợp tác với các liên doanh trong nước và ngoài nước. Bên cạnh sự phát triển đi lên về mọi mặt Hải Phòng cùng phải đối mặt với các vấn đề mà thành phố trong nước cũng như ngoài nước đang vấp phải như vấn đề bùng nổ dân số, tệ nạn xã hội ngày càng tăng, vấn đề ô nhiễm môi trường. Hiện nay, môi trường thành phố được quan tâm nhiều hơn đặc biệt là vấn đề quản lý chất thải rắn vì vậy đòi hỏi phải có sự quản lý cấp thiết về vấn đề này. Việc nghiên cứu đề tài: “Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt của các quận nội thành Hải Phòng và đề xuất giải pháp” với mục đích đi sâu vào tìm hiểu thực trạng chất thải rắn và công tác quản lý chất thải rắn của thành phố Hải Phòng. Đồng thời đề xuất ra 1 số giải pháp nhằm quản lý tốt hơn góp phần xây dựng thành phố văn minh, giàu đẹp. 1.2 Mục tiêu, nội dung, phương pháp nghiên cứu: 1.2.1 Mục tiêu: - Đánh giá được hiện trạng quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt của một số quận nội thành Hải Phòng - Trên cơ sở đó đề xuất về các giải pháp quản lý và xử lý chất thải rắn giúp cho các cơ quan chức năng của địa phương có một định hướng trong việc khống chế ô nhiễm, góp phần bảo vệ môi trường, sự bền vững thành phố Hải Phòng những năm sắp tới. 1.2.2 Nội dung: Để đạt được các mục tiêu đề ra, đề tài cần thực hiện các nội dung sau: - Nghiên cứu hiện trạng phát sinh chất thải rắn của thành phố Hải Phòng - Nghiên cứu về hiện trạng thu gom,vận chuyển và xử lý chất thải rắn của Thành Phố Hải Phòng -Đánh giá hiện trạng giá hiện trạng công tác xử lý chất thải rắn của thành phố -Đánh giá và đề xuất các giải pháp quản lý chất thải rắn Nội dung gồm có: Mở Đầu Chương 1:Tổng quan về chất thải rắn Chương 2:Công tác quản lý chất thải rắn tại một số quận nội thành Hải phòng Chương 3:Đề xuất các biện pháp quản lý chất thải rắn Chương 4: Kết luận và kiến nghị Phạm vi nghiên cứu Trong phạm vi thành phố Hải Phòng Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng hợp tài liệu: đây là 1 phương pháp khá quan trọng xuyên suốt quá trình làm bài, làm tăng tính sinh động cũng như tính logic của đề tài. - Điều tra và khảo sát thực tế: nhằm kiểm tra lại độ chính xác của số liệu đã thu thập được và bổ sung cho những số liệu còn thiếu. CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT I.Khái niệm 1.Khái niệm về chất thải rắn Chất thải rắn (rác thải) là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. 2.Khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn sinh hoạt(rác thải sinh hoạt) là vật chất dạng rắn được thải trong hoạt động sinh hoạt hàng ngày cuả con người (Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng) II. Nguồn phát sinh Các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải rắn bao gồm: - Rác sinh hoạt từ khu dân cư đô thị và nông thôn Rác sinh hoạt từ các trung tâm thương mại Rác từ các viện nghiên cứu, cơ quan, trường học, các công trình công cộng Rác từ các các dịch vụ đô thị Rác từ các trạm xử lý nước thải và từ các ống thoát nước của thành phố Rác từ các khu công nghiệp (KCN), nhà máy, xí nghiệp, cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp (TTCN) ngoài KCN, các làng nghề. III.Phân loại Mỗi nguồn thải khác nhau có các loại chất thải đặc trưng khác nhau cho từng nguồn thải. Thành phần CTR sinh hoạt phát sinh từ các nguồn thải được trình bày trong Bảng 1.1. Bảng 1.1: Các loại chất thải đặc trưng từ nguồn thải sinh hoạt STT Nguồn thải Thành phần chất thải 1 Khu dân cư và thương mại Chất thải thực phẩm, giấy, carton, nhựa, chất dẻo (PP. PE), vải, cao su, rác vườn, gỗ, nhôm, kim loại chứa sắt, chất thải bị nhiễm dầu mỡ, vi sinh, chất thải có thể tích lớn (bàn, tủ, tivi hư háng(, chất thải xây dựng (gạch, ngói, bê tông hư háng, cát sỏi,…). 2 Chất thải từ viện nghiên cứu, công sở Giống như trình bày trong mục chất thải khu dân cư và khu thương mại, ngoài ra còn có thể có CTR chưa dầu mỡ, phóng xạ, vi sinh, hóa chất có độc tính cao từ các Viện nghiên cứu, phòng thí nghiệm. 3 Chất thải từ dịch vụ khác Vệ sinh đường và hẻm phố: rác, đất, cát, sỏi, xác động vật, thiết bị háng. Cỏ, cây, các ống kim loại và nhựa. Chất thải thực phẩm, giấy báo, carton, giấy loại hỗn hợp, chai nước giải khát, can đựng sữa và nước uống, nhựa hỗn hợp, vải, giẻ rách… IV.THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT CỦA CHẤT THẢI RẮN Thành phần lý, hóa học của chất thải rắn đô thị rất khác nhau tùy thuộc vào từng địa phương, vào các mùa khí hậu, các điều kiện kinh tế và nhiều yếu tố khác (bảng 2.2). Hợp phần % trọng lượng Độ ẩm (%) Trọng lượng riêng (kg/m3) Khoảng giá trị Trung bình KGT TB KGT TB Chất thải thực phẩm Giấy Catton Chất dẻo Vải vụn Cao su Da vụn Sản phẩm vườn Gỗ Thủy tinh Can hộp Kim loại không thép Kim loại thép Bụi, tro, gạch 6 - 25 24 - 45 3 - 15 2 - 8 0 - 4 0 - 2 0 - 2 0 - 20 1 - 4 4 - 16 2 - 8 0 - 1 1 - 4 0 - 10 15 40 4 3 2 0,5 0,5 12 2 8 6 1 2 4 50 - 80 4 - 10 4 - 8 1 - 4 6 - 15 1 - 4 8 - 12 30 - 80 15 - 40 1- 4 2 - 4 2 - 4 2 - 6 6 - 12 70 6 5 2 10 2 10 60 20 2 3 2 3 8 12 - 80 32 - 128 38 - 80 32 - 128 32 - 96 96 - 192 96 - 256 84 - 224 128 - 1120 160 - 480 48 - 160 64 - 240 128 - 1120 320 - 960 28 81,6 49,6 64 64 128 160 104 240 193,6 88 160 320 480 Tổng hợp 100 15 - 40 20 180 - 420 300 V.LƯỢNG CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ PHÁT SINH Lượng chất thải tạo thành hay còn gọi là tiêu chuẩn tạo rác được định nghĩa là lượng rác thải phát sinh từ hoạt động của một người trong một ngày đêm (kg/người.ngđ). Tiêu chuẩn tạo rác trung bình theo đầu người đối với từng loại chất thải rắn mang tính đặc thù của từng địa phương và phụ thuộc vào mức sống, văn minh của dân cư ở mỗi khu vực(bảng 2.1). Bảng 2.1. Tiêu chuẩn tạo rác trung bình theo đầu người đối với từng loại chất thải rắn đô thị Nguồn Tiêu chuẩn (kg/người.ngđ) Khoảng giá trị Trung bình Sinh hoạt đô thị (1) Công nghiệp Vật liệu phế thải bị tháo dỡ Nguồn thải sinh hoạt khác (2) 1 -3 0,5 - 1,6 0,05 - 0,4 0,05 - 0,3 1,59 0,86 0,27 0,18 Ghi chú: (1) : kể cả nhà ở và trung tâm dịch vụ thương mại (2) : không kể nước và nước thải. VI.ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT ĐẾN MÔI TRƯỜNG 1.Ảnh hưởng tới môi trường đất Chất thải rắn từ các hộ dân cư, trường học hay khu thương mại khi đổ vào môi trường đã làm thay đổi thành phần cấu trúc và tính chất của đất. Các chất độc hại tích lũy ttrong đất làm thay đổi thành phần của đất như PH, hàm lượng kim loại nặng, độ tơi xốp, quá trình nitrat hóa ảnh hưởng tới hệ sinh thái đất. Đối với rác không phân hủy( nhựa, cao su…) nếu không có giải pháp xử lý thích hợp sẽ là nguy cơ gây thoái hóa và làm giảm độ phì của đất ảnh hưởng tới sự phát triển của thực vật và các động vật sống trong đất. 2. Ảnh hưởng tới môi trường nước Nước rác rò rỉ từ trạm trung chuyển và bãi rác có nồng độ các chất ô nhiễm rất cao, gấp nhiều lần nước thải sinh hoạt thông thường. Nếu không được quản lý chăt chẽ sẽ có nguy cơ gây ô nhiễm nứớc mặt và nước ngầm. Ngoài ra rác thải còn xâm nhập vào các hệ thống cống dẫn nước, sông ngòi… gây cản trở cho sự lưu thông nước. Bảng các số liệu tiêu biểu về thành phẩm tính chất nước rác của bãi chôn lấp mới và lâu năm Thành phần Đơn vị Bãi mới( dưới 2 năm) Bãi lâu năm ( trên 10 năm) Khoảng Trung bình BOD5 Mg/l 2000-20000 10000 100-200 TOC Mg/l 1500-20000 6000 80-160 COD Mg/l 3000-60000 18000 100-500 TSS Mg/l 200-2000 500 100-400 Nito hữu cơ Mg/l 10-800 200 80-120 NH3 Mg/l 10-800 200 20-40 Nitrat Mg/l 5-40 25 5-10 Tổng Photpho Mg/l 5-100 30 5-10 Othophotpho Mg/l 4-80 20 4-8 pH 4,5-7,5 6,0 6,6-7,5 Canxi Mg/l 50-1500 250 50-200 Clorua Mg/l 200-300 500 100-400 Tổng lượng sắt Mg/l 50-1200 60 20-200 Sungphat Mg/l 50-1000 300 20-50 (Nguồn: giáo trình quản lý chất thải rắn) Ô nhiễm chất thải rắn còn làm tăng độ đục làm giảm độ thấu quang trong nước,ảnh hưởng tới sinh vật thủy sinh,tạo mùi khó chịu,tăng BOD,COD,TDS,TSS,tăng coliform,giảm DO ảnh hưởng đến chất lượng nước mặt và nước ngầm vực lân cận. 3. Ảnh hưởng đến môi trường không khí Các chất thải rắn hường có một phần có thể bay hơi và mang theo mùi làm ô nhiễm không khí.Cũng có những chất thải có khả năng thăng hoa phát tán trong không khí gây ô nhiễm trực tiếp,cũng có những loại rác thải dễ phân hủy (thực phẩm,trái cây bị hôi thối…),trong điều kiện nhiệt độ và độ ẩm thích hợp sẽ được các vi sinh vật phân hủy tạo mùi hôi và nhiều loại khí ô nhiễm có tác động xấu đến môi trường như khí SO2,CO,CO2,H2S,CH4..có tác động xấu đến môi trường,sức khỏe và khả năng hoạt động của con người. 4. Ảnh hưởng đến sức khỏe con người Ô nhiễm chất thải rắn là sự thay đổi theo chiều hướng xấu đi các tính chất vật lý,hóa học,sinh học với sự xuất hiện các chất lạ ở thể rắn,lỏng,khí mà chủ yếu là các chất độc hại gây ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe con người.Yếu tố lien quan đến sức khỏe cộng đồng đầu tiên là sự sinh sôi nảy nở các loại côn trùng sâu hại mang mầm bệnh tại khu vực chứa chất thải.Đặc biệt,các chất hữu cơ,các kim loại nặng thâm nhập vào nguồn nước hay môi trường đất rồi đi vào cơ thể con người qua thức ăn,thức uống,có thể gây các bệnh hiểm nghèo. Ngoài ra,sự rò rỉ nước rác vào nước ngầm,nước mặt gây ảnh hưởng đến chất lượng nước và sức khỏe người dân. Một số vi khuẩn,siêu vi trùng,ký sinh trùng…tồn tại trong rác có thể gây bệnh cho con người như sốt rét,bệnh ngoài da,dịch hạch,thương hàn,tiêu chảy,giun sán… 5. . Ảnh hưởng đến cảnh quan Chất thải rắn hiện nay được tập trung tại các trạm trung chuyển trên các phố.Việc thu gom không triệt để đã dẫn tới tình trạng tắc cống rãnh,rác thải bừa bãi ra đường gây ra các mùi hôi khó chịu,ẩm thấp. Bên cạnh đó,việc thu gom vận chuyển trong từng khu vực chưa chuẩn xác về thời gian,nhiều khi diễn ra vào lúc mật độ giao thông cao dẫn tới tình trạng tắc nghẽn giao thông,ô nhiễm và mất mĩ quan đô thị. 6.Dự báo khối lượng CTR sinh hoạt trên địa bàn TP Hải Phòng đến năm 2025 Theo điều chỉnh quy hoạch chung Xây dựng thành phố Hải Phòng đến năm 2025 và tầm nhìn đến 2050, dự báo dân số trong đô thị là 2.100.000 người; dự báo dân số trong các thị trấn thị tứ là 300.000 người. Chỉ tiêu: - 1,3 kg/người-ngàyđêm đối với khu vực đô thị - 1,2 kg/người-ngàyđêm đối với khu vực ngoại thành - 0,3 tấn/ha-ngàyđêm đối với các khu công nghiệp Dự báo khối lượng CTR sinh hoạt trên địa bàn TP Hải Phòng đến năm 2025 được thể hiện trong Bảng 1.7: Bảng 1.7: Dự báo khối lượng CTR sinh hoạt trên địa bàn TP Hải Phòng đến năm 2025 STT Khu vực Đơn vị (người) Tiêu chuẩn (kg/người-ngày) Tỷ lệ thu gom (%) Khối lượng (tấn/ngày) 1 Các quận nội thành 2.100.000 1,3 100 2.730 2 Các thị trấn, thị tứ 300.000 1,2 90 324,0 3 Tổng rác sinh hoạt 3.054,0 Nguồn: Viện Quy hoạch – Sở Xây dựng TP Hải Phòng, 2010 Chương 2 CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN TẠI MỘT SỐ QUẬN NỘI THÀNH HẢI PHÒNG I.Thực trạng quản lý CTR sinh hoạt trên địa bàn TP Hải Phòng Hiện nay thành phố có 3 công ty cung cấp dịch vụ quản lý CTR: - Công ty Môi trường đô thị nay là Công ty TNHHMTN môi trường đô thị: Đây là đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý CTR cho các quận nội thành đồng thời phụ trách quản lý CTR của một số cơ sở công nghiệp, các bệnh viện và trung tâm y tế… - Công ty công trình công cộng và dịch vụ du lịch Đồ Sơn: Đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý CTR cho quận Đồ Sơn, khu du lịch và khu đô thị mới dọc đường 353. - Công ty công trình công cộng và xây dựng Hải Phòng: Cung cấp dịch vụ quản lý CTR cho quận Kiến An. Ngoài ra tại các huyện, thị trấn, CTR do các hạt quản lý đường bộ và các công ty TNHH đảm nhiệm. 1.Thành phần CTR sinh hoạt trên địa bàn TP Hải Phòng Phần lớn chất thải rắn sinh hoạt là không nguy hại. Lượng chất thải rắn sinh hoạt nguy hại năm 2009 chiếm từ 1,2% đến 7,2% tổng lượng chất thải phát sinh, có chiều hướng gia tăng hơn so với những năm trước từ 5 – 12%/năm. Chất thải rắn sinh hoạt có thành phần nguy hại chủ yếu là chất dẻo PVC, keo diệt chuột, pin, ắc quy, nhiệt kế thủy ngân, bóng đèn háng có chứa thủy ngân, CTR nhiều dầu mỡ. Chất thải rắn nguy hại và các thành phần chất dẻo khó phân hủy có chiều hướng gia tăng đang là vấn đề nan giải cho hoạt động chôn lấp rác. Tỷ lệ phần trăm các chất có trong CTR sinh hoạt không ổn định, rất biến động theo mỗi địa điểm thu gom rác, khu vực sinh sống và phát triển sản xuất, nhất là ở các khu dân cư có hoạt động sản xuất TTCN và thương mại. Thành phần rác thải sinh hoạt của một địa bàn là yếu tố hết sức quan trọng trong chiến lược quản lý và xử lý CTR giúp cơ quan chức năng đưa ra quyết định phương thức thu gom, lưu chứa và biện pháp xử lý thích hợp nhằm tăng tối đa năng suất thu gom, xử lý và hạn chế tối thiểu chi phí cho hoạt động này. Thành phần chất thải rắn đô thị ở Hải Phòng rất đa dạng, tuy nhiên thành phần hữu cơ khá cao (chiếm khoảng trên 50%) (Bảng 1.2). Bảng 1.2: Thành phần chất thải rắn đô thị của Hải Phòng và một số TP khác của nước ta (% theo tỷ trọng) TT Thành phần Hà Nội Hải Phòng Hạ Long Đà Nẵng TP. Hồ Chí Minh 1 Chất hữu cơ 50,10 50,58 40,10 – 44,70 31,50 41,25 2 Cao su, nhựa 5,50 4,52 2,70 – 4,50 22,50 8,78 3 Giấy, catton, giẻ vụn 4,20 7,52 5,50 – 5,70 6,81 24,83 4 Kim loại 2,50 0,22 0,30 – 0,50 1,40 1,55 5 Thủy tinh, gốm, sứ 1,80 0,63 3,90 – 8,50 1,80 5,59 6 Đất, đá, cát, gạch vụn 35,90 36,53 47,50 – 36,10 36,00 18,00 Độ ẩm (%) 47,70 45 – 48 40,00 – 46,00 39,05 27,18 Độ tro (%) 15,90 16,62 11,00 40,25 58,75 Tỷ trọng, tấn/m3 0,42 0,45 0,57 – 0,65 0,38 0,41 Nguồn: Số liệu quan trắc – CEETIA, 1998. Theo kết quả nghiên cứu của Đề tài “Xây dựng luận cứ phục vụ quy hoạch khu xử lý CTR ở khu vực ngoại thành thành phố Hải Phòng” do Viện Công nghệ mới và BVMT thực hiện (2006), thành phần rác thải ở các huyện thành phố Hải Phòng được nêu trong Bảng 1.3. Bảng 1.3: Thành phần rác thải sinh hoạt tại TP Hải Phòng Đơn vị tính: % TT Thành phần Thị trấn Vĩnh Bảo Thị trấn Tiên Lãng Thị trấn Núi Đồi Thị trấn An Lão Thị trấn An Dương Thị trấn Núi Đèo 1 Chất hữu cơ 73,93 72,76 80,00 75,40 67,25 65,28 2 Cao su, nhựa 11,76 10,98 4,83 6,92 8,95 11,02 3 Giấy, sách báo, bìa cacton 5,45 3,75 5,52 4,36 7,89 6,35 4 Vải 3,11 10,57 2,76 8,70 8,72 7,91 5 Kim loại 1,95 0,58 2,07 1,75 3,30 4,62 6 Thủy tinh, gốm sứ 3,83 1,36 4,83 2,87 3,89 4,82 7 Tổng cộng 100 100 100 100 100 100 Nguồn: Viện Công nghệ mới và BVMT,9.2006 2.Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt nội thành của TP Hải Phòng Trong vòng 10 năm Hải Phòng có tốc độ phát triển nhanh, mạnh trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội. Nhưng song song với sự phát triển ấy cũng là sự ra tăng nhanh của rác thải sinh hoạt. Khối lượng rác thải phát sinh và thu gom trung bình hàng ngày của các khu vực trên địa bàn thành phố qua các năm liên tục tăng, cụ thể được thống kê trong Bảng 1.4: Bảng 1.4: Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt nội thành của TP Hải Phòng qua các năm 2000 - 2009 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại Hải Phòng năm 2000 Công ty Thu gom (a) (tấn/ngày) Phát sinh (b) (tấn/ngày) Hệ số thu gom (c=a/b), (%) Công ty MTĐT 367 484 76 Cty Thị chính Kiến An 61 80 76 Cty CTCC Đồ Sơn 44 66 70 Tổng 471 630 75 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại Hải Phòng năm 2001 Công ty Thu gom (a) (tấn/ngày) Phát sinh (b) (tấn/ngày) Hệ số thu gom (c=a/b), (%) Công ty MTĐT 390 506 77 Cty Thị chính Kiến An 67 88 76 Cty CTCC Đồ Sơn 48 68 70 Tổng 505 662 76 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại Hải Phòng năm 2002 Công ty Thu gom (a) (tấn/ngày) Phát sinh (b) (tấn/ngày) Hệ số thu gom (c=a/b), (%) Công ty MTĐT 410 516 79 Cty Thị chính Kiến An 70 89 78 Cty CTCC Đồ Sơn 52 70 74 Tổng 505 662 76 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại Hải Phòng năm 2006 Công ty Thu gom (a) (tấn/ngày) Phát sinh (b) (tấn/ngày) Hệ số thu gom (c=a/b); (%) Công ty MTĐT 650 764,71 85 Cty Thị chính Kiến An 137,5 196,43 70 Cty CTCC Đồ Sơn 67,5 73,45 92 Tổng 855,00 1034,58 82,3 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại Hải Phòng năm 2007 Công ty Thu gom (a) (tấn/ngày) Phát sinh (b) (tấn/ngày) Hệ số thu gom (c=a/b); (%) Công ty MTĐT 710 816,09 87 Cty Thị chính Kiến An 148,5 198,00 75 Cty CTCC Đồ Sơn 84 88,42 95 Tổng 942,50 1102,51 85,67 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại Hải Phòng năm 2008 Công ty Thu gom (a) (tấn/ngày) Phát sinh (b) (tấn/ngày) Hệ số thu gom (c=a/b); (%) Công ty MTĐT 787 904,60 87 Cty Thị chính Kiến An 165 206,25 80 Cty CTCC Đồ Sơn 84,6 88,125 96 Tổng 1036,60 1198,97 87.67 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại Hải Phòng năm 2009 Công ty Thu gom (a) (tấn/ngày) Phát sinh (b) (tấn/ngày) Hệ số thu gom (c=a/b); (%) Công ty MTĐT 836 928,89 90 Cty Thị chính Kiến An 192,5 213,89 90 Cty CTCC Đồ Sơn 120,16 122,61 98 Tổng 1148,66 1265,39 92,96 Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt tại Hải Phòng năm 2010 đến nay Công ty Thu gom (a) (tấn/ngày) Phát sinh (b) (tấn/ngày) Hệ số thu gom (c=a/b); (%) Công ty MTĐT 920 Cty Thị chính Kiến An 192,5 Cty CTCC Đồ Sơn 138,96 Tổng Nguồn: Viện quy hoạch – Sở xây dựng TP Hải Phòng, 2010 Ghi chú: Số liệu thống kê năm 2010 được đang được cập nhật nên chưa đầy đủ. Qua bảng thống kê cho thấy trong vòng 10 năm, năng lực thu gom rác thải của 3 đơn vị cung cấp dịch vụ quản lý CTR của thành phố đã được cải thiện đáng kể. Nếu như năm 2000 con số thu gom của 3 đơn vị này chỉ là 471 (tấn/ngày), năm 2001 và 2002 là 505 (tấn/ngày) thì đến năm 2009 con số này đã tăng gấp đôi với 1148,66 (tấn/ngày). Tuy nhiên với số lượng rác thải phát sinh hằng ngày gia tăng đến chóng mặt từ con số 630 (tấn/ngày) năm 2000 tới con số 1265,39 (tấn/ngày) vào năm 2009 thì hệ số thu gom cũng chỉ đạt 92,96%. Như vậy vẫn còn một số lượng rác thải chưa được thu gom và xử lý. II.HIỆN TRẠNG, ƯU NHƯỢC ĐIỂM CÁC KHU XỬ LÝ CTR TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 1.Trung tâm Xử lý chất thải Tràng Cát Trung tâm Xử lý chất thải Tràng Cát nằm về phía Đông Nam trung tâm Thành phố, tại đầm Quyết Thắng và đầm Cát Bi-phường Tràng Cát-quận Hải An, cách trung tâm Thành phố 14km, cách sân bay Cát Bi khoảng 2km, cách cảng Hải Phòng khoảng 7km. Tổng diện tích là 60 ha, thời gian hoạt động 30 năm. Chức năng của trung tâm là phục vụ Xử lý CTR đô thị và công nghiệp cho địa bàn các quận Lê Chân, Ngô Quyền, Hồng Bàng, Hải An, các Khu công nghiệp và vùng ven đô. Hiện nay Trung tâm là một đơn vị trực thuộc Công ty Môi trường Đô thị TP Hải Phòng Khu xử lý được phân ra một số chức năng: Bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh, khu xử lý bùn cống, nhà máy xử lý chất thải, trạm xử lý nước rác, khu điều hành… Trong đó, việc xử lý rác thải được phân chia thành 4 khu chính: Khu chôn lấp chất thải rắn Tràng Cát - Khu chôn lấp giai đoạn 1 (Lô số 1) - Diện tích bãi chôn lấp là 5ha; thời gian hoạt động là 5 năm, từ 01/01/1998 đến 02/2003. Cao độ trung bình từ 17m¸21m. - Phương thức xử lý: chôn lấp hợp vệ
Luận văn liên quan