Đề tài Hiện tượng người dân Hà Nội đến chùa nghe giảng kinh

Tôn giáo là một hiện tượng xã hội - văn hóa hết sức phổ biến trên toàn thế giới. Đã có lúc người ta nghĩ rằng tôn giáo sẽ dần dần tiêu vong cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự phát triển của kinh tế xã hội. Nhưng trên thực tế lại không như vậy. Đã có một thời gian tương đối dài các hoạt động tôn giáo ở Việt Nam đã lắng xuống, nhưng hiện nay cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường tôn giáo đang âm thầm trỗi dậy với một sức sống ngày càng mạnh mẽ. Tìm hiểu được mức độ phát triển của tôn giáo hiện nay như thế nào là một vấn đề không dễ dàng. Trong khuôn khổ tiểu luận này, tôi chỉ tiến hành nghiên cứu một vấn đề tôn giáo nhỏ là hiện tượng người dân Hà Nội đến chùa nghe giảng kinh, nhằm qua đó thấy được phần nào sự phát triển của Phật giáo ở Hà Nội.

doc31 trang | Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2067 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiện tượng người dân Hà Nội đến chùa nghe giảng kinh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Giới thiệu chung về đề tài Tôn giáo là một hiện tượng xã hội - văn hóa hết sức phổ biến trên toàn thế giới. Đã có lúc người ta nghĩ rằng tôn giáo sẽ dần dần tiêu vong cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự phát triển của kinh tế xã hội. Nhưng trên thực tế lại không như vậy. Đã có một thời gian tương đối dài các hoạt động tôn giáo ở Việt Nam đã lắng xuống, nhưng hiện nay cùng với sự phát triển của kinh tế thị trường tôn giáo đang âm thầm trỗi dậy với một sức sống ngày càng mạnh mẽ. Tìm hiểu được mức độ phát triển của tôn giáo hiện nay như thế nào là một vấn đề không dễ dàng. Trong khuôn khổ tiểu luận này, tôi chỉ tiến hành nghiên cứu một vấn đề tôn giáo nhỏ là hiện tượng người dân Hà Nội đến chùa nghe giảng kinh, nhằm qua đó thấy được phần nào sự phát triển của Phật giáo ở Hà Nội. Đề tài triển khai trên 2 mục tiêu cơ bản sau: Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân của hiện tượng người dân đến chùa nghe giảng kinh. Đánh giá những mặt tích cực và tiêu cực của hiện tượng trên. Không gian khảo sát là chùa Quán Sứ. Đây là một trong những chùa lớn ở Hà Nội và là một trong những trung tâm Phật giáo lớn nhất không chỉ ở Hà Nội mà còn trên phạm vi toàn quốc. Trụ sở của Giáo hội Phật giáo Trung ương được đặt tại đây. Chùa còn là nơi thu hút đông đảo khách thập phương về lễ. Đây cũng là nơi duy nhất có tổ chức giảng kinh đều đặn vào các buổi sáng chủ nhật. Đề tài nghiên cứu sử dụng những phương pháp chủ yếu sau đây: - Phương pháp quan sát: Qua quan sát tham dự trong 5 buổi giảng kinh, chúng tôi có được ước lượng số người đi nghe giảng kinh mỗi buổi, thái độ người đi nghe giảng kinh, nội dung buổi giảng kinh. - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, với lượng mẫu là 100 Bảng 1: Tóm tắt đặc điểm cơ bản của mẫu nghiên cứu TT Tiêu chí Số lượng % 1. Giới: 1. Nam 2. Nữ 33 67 33% 67% 2. Tuổi 1. Từ 20-39 tuổi 2. Từ 40-59 tuổi 3. Từ 60 tuổi trở lên 11 31 58 11% 31% 58% 3. Học vấn 1. Chưa tốt nghiệp PTTH 2. Hết PTTH 3. Đại học và trên đại học 36 35 29 36% 35% 29% Nội dung phiếu điều tra: Bảng hỏi gồm 10 câu hỏi, chia làm 7 nhóm: Thành phần những người đi nghe giảng kinh theo giới tính, tuổi, trình độ học vấn.(Câu 1) Tần suất đi nghe giảng kinh.(Câu 4) Hình thức đi nghe giảng kinh (Câu 9). Nguyên nhân đi nghe giảng kinh.(Câu 2,3) Mục đích đi nghe giảng kinh(Câu 7) Sự ảnh hưởng của việc nghe giảng kinh đối với hành động và suy nghĩ của họ. (Câu 5, 6,10) Sự đánh giá của họ về sự gia tăng số người đi nghe giảng kinh trong 3 năm trở lại đây.(Câu 8) - Phương pháp phỏng vấn sâu: chúng tôi đã tiến hành một số phỏng vấn sâu với 2 nhóm đối tượng: Người đi nghe giảng kinh. Người giảng kinh- Hòa thượng Thích Thanh Tứ. 2. cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài 2.1. Phật giáo và hoạt động Giảng Kinh của tôn giáo này. Phật giáo là một trong ba tôn giáo thế giới. Có người nói Phật giáo là một tôn giáo vô thần. Xét về một khía cạnh nào đó, điều này không sai. Khởi nguyên của Phật giáo vốn chỉ là một trường phái triết học. Sau khi Phật Thích Ca nhập diệt, các đệ tử của Ngài tập kết 4 kỳ Đại hội, soạn lại các lời Giảng thành các quyển Kinh, tổ chức lại cơ cấu thiết chế, lúc đó, Phật giáo mơí thực sự trở thành một tôn giáo. Tuy nhiên, dù là một trường phái triết học hay là một tôn giáo, hoạt động giảng Kinh cũng là một hoạt động không thể thiếu của đạo Phật. Các buổi giảng Kinh có ảnh hưởng rất lớn đến nhân sinh quan, thế giới quan và nhân cách của các Phật tử. Kinh Phật có ba loại chính, gọi là Tam Tạng: Tạng Kinh ,Tạng Luật và Tạng Luận. Kinh là lời thuyết pháp của Phật và các Bồ Tát, Luật là giới luật, Luận là lời bàn về Kinh và Luật. ở nước ta, do các tư tưởng Phật giáo rất thích hợp với văn hoá-tâmlý của người dân nói chung, nên sau khi du nhập vào Việt Nam (thế kỷ I sau CN) Phật Giáo nhanh chóng trở thành một trong những hệ tư tưởng chính. Tuỳ theo sự phát triển trong từng giai đoạn của Phật Giáo, hoạt động giảng Kinh cũng có mức độ phổ biến khác nhau. Trong giai đoạn hiện nay, hoạt động Giảng Kinh có xu hướng phát triển mạnh ở các đô thị, đặc biệt ở Huế, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh. Nội dung giảng kinh càng ngày càng gắn với đời hơn, được diễn đạt giản dị và dễ hiểu hơn. Nội dung các buổi Giảng Kinh chủ yếu xoay 3 loại Kinh chính:Kinh Pháp Hoa, Kinh Lăng Nghiêm và Kinh Niết Bàn. Hoạt động Giảng Kinh dưới góc độ là một hiện tượng tín ngưỡng xã hội. Hoạt động đến chùa nghe Giảng Kinh là một hiện tượng tín ngưỡng xã hội. Trước hết, đây là một hiện tượng nảy sinh do sự vận động nội tại của xã hội chứ không phải từ ý muốn chủ quan của một cá nhân hay một nhóm, một tổ chức nào. Trong thời kỳ bao cấp, do sự thống trị đơn nhất của hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, trong đó có chủ nghĩa vô thần khoa học nên tôn giáo đã lắng xuống. Do đó, hoạt động giảng kinh cũng chưa thu hút được đông đảo người tham gia. Nhưng sau khi phá bỏ chế độ quan liêu bao cấp, thực hiện chính sách mở cửa, tự do tín ngưỡng, tôn giáo có điều kiện phát triển công khai. Đồng thời, cũng do sự phát triển phức tạp của xã hội, con người nảy sinh nhu cầu tâm linh, nhu cầu có chỗ dựa về mặt tinh thần.Do đó, tôn giáo(ở nước ta, chủ yếu là đạo Phật), có điều kiện truyền bá giáo lý rộng khắp hơn. Nói tóm lại, sự phát triển của hoạt động đến Chùa nghe giảng Kinh là xuất phát từ các thay đổi của xã hội, nó nằm ngoài ý muốn chủ quan của con người và chỉ tồn tại trong những hoàn cảnh cụ thể. Thứ hai, hoạt động đến chùa nghe Giảng Kinh không phải là hoạt động của .riêng một nhóm nào. Trong thời gian gần đây, nó đã trở thành một hiện tượng phổ biến trong các nhóm xã hội, dù xét dưới góc độ nào:nghề nghiệp, giới tính, trình độ học vấn.....Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy rằng, trong tương lai, hoạt động này sẽ còn phát triển hơn nữa. Hiện tượng đến chùa nghe Giảng Kinh còn có tính lịch sử. Như đã nói ở trên, hiện tượng này chỉ nảy sinh trong trong những hoàn cảnh lịch sử nhất định. Hiện tượng này đặc biệt phổ biến dưới triều đại Lý-Trần, khi Phật giáo là quốc giáo của nước ta. Trong những năm chiến tranh, hoạt động này lắng xuống một cách rõ rệt. Đặc biệt, trong thời kỳ bao cấp, nó chỉ là hoạt động âm thầm của một nhóm nhỏ trong xã hội. Nhưng trong thời gian gần đây, cụ thể là dưới chế độ kinh tế thị trường, nó đã phát triển và trở thành một hiện tượng xã hội đáng quan tâm. Hơn nữa, bản thân hiện tượng này còn có tính lịch sử do sự tồn tại đã hàng chục thế kỷ của nó. Xuất hiện ở Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ thứ I, hiện tượng này đã thực sự gắn bó với những thăng trầm của lịch sử nước ta. ở đây, trong phạm vi một bài nghiên cứu xã hội học, chúng tôi chỉ xét hiện tượng này trong bối cảnh cụ thể là giai đoạn hiện nay. 2.2.Một số khái niệm cơ bản Kinh và Giảng kinh “Kinh, còn gọi là Khế kinh, Kinh bản,là một trong 3 bộ phận của Tam tạng(Kinh, Luật, Luận).Kinh là giáo pháp,là lời dạy của Phật” (Phật học Đại Từ Điển-Đinh Phúc Bảo biên soạn-NXB Văn Vật,in lại năm 1984,Tr.1213 ) Theo từ điển Phật học (NXB TP Hồ Chí Minh 1997-T128-129) thì Kinh là “...những bài giảng về đạo lý do Đức Phật thuyết ra và chư đệ tử góp nhặt lại đóng thành bổn như: A Di Đà Kinh, Kim cang Kinh, Diệu pháp liên hoa Kinh v.v.... Kinh nếu đọc theo chữ Phạn thì là Tu-đa-la(sutras). Tiếng Trung quốc là Khế kịnh tức là hiệp kinh, vì kinh do Phật thuyết hiệp với các căn cơ, dung hòa với các cỡ trí của các hạng chúng sanh. Kinh phật phải đủ 5 nghĩa: Xuất sanh: Tất cả nghĩa lý đều do nơi kinh mà xuất hiện ra. Tuyền dũng: Nghĩa lý thâm thuý và lưu thông như nước suối chảy. Hiển thị: Nghĩa lý màu nhiệm do nơi kinh chỉ bảo cho thấy rõ. Thằng mặc: Nghĩa lý trong kinh làm chừng mực cho chúng sanh tu học, cũng tỷ như thợ mộc nhờ giây mực mà đẽo gỗ cho ngay. Kết man: Nghĩa lý tóm thâu, đơm kết như dây hoa.....” Còn theo cuốn "Vào cổng chùa" của Thích Thanh Từ, thì kinh được hiểu môn na là những lời của Đức Phật dạy. Để truyền bá chánh pháp, người giảng kinh thường giảng dạy những luận về Kinh cho Phật tử nghe. Theo cuốn " Tôn giáo thế giới và Việt Nam" của Mai Thanh Hải (NXB Công an nhân dân-1998), thì Kinh sách đạo Phật là một khối đồ sộ về chữ nghĩa, về kiến thức, về quan niệm. Người ta thường gọi kinh sách nhà Phật là " Tam tạng kinh điển"(tripitaka) bao gồm: Kinh tạng(sutra pitaka), Luật tạng( Vinaya pitaka)và Luận tạng(Abhidhamma pitaka). Toàn bộ kinh điển nguyên gốc viết bằng chữ Phạn(sanscrit) và chữ Pali là hai ngôn ngữ chính của ấn độ trước công nguyên. Kinh tạng ghi lời Phật dạy về giáo lý. Kinh tạng có năm bộ kinh lớn: Trường bộ kinh gồm tất cả các bài thuyết pháp dài của Phật; Trung bộ kinh gồm các bài thuyết pháp dài trung bình; Tương ứng bộ kinh gồm các bài xếp theo đề tài; Tăng bộ kinh gồm các bài xếp theo từng phép và Tiểu bộ kinh gồm 15 bài kinh xưa nhất. Cả hai phái Đại thừa và Tiểu thừa đều công nhận năm bộ kinh này là chính thống; riêng Đại thừa còn có nhiều kinh khác như: Hoa nghiêm, Diệu pháp Liên hoa, Bát nhã, Lăng Nghiêm, Kim Cương, Di đà,.. Luật tạng ghi các giới luật do Phật định ra để làm khuôn phép cho đời sống và cho việc tu học của các đệ tử, nhất là để giữ gìn kỷ cương trong những người xuất gia đi tu. Luận Tạng được các đệ tử xây dựng sau khi Phật qua đời; mục đích Luận tạng là nhằm giới thiệu giáo lý nhà Phật một cách có hệ thống, động thời phê bình, uốn nắn những nhận thức sai trái và những quan điễm xuyên tạc Đạo Phật. Giảng kinh là phương thức chủ yếu để truyền bá giáo lý đạo Phật. Người giảng Kinh thường được gọi là giảng sư. Một buổi giảng Kinh thường do một giảng sư đứng lên thuyết pháp, các Phật tử ngồi dưới lắng nghe. Không phải bất cứ vị tăng ni nào cũng có thể là giảng sư mà chỉ có những vị tăng, ni đã tốt nghiệp Đại học Phật Giáo mới được giảng Kinh. Đôi khi, chùa còn mời một số nhà nghiên cứu Phật học, am hiểu Kinh Phật đến để giảng Kinh. Nội dung buổi giảng Kinh thường xoay quanh Kinh Pháp Hoa, Lăng Nghiêm, và Niết Bàn. Hoạt động Giảng Kinh thường diễn ra trong các chùa. Phật tử và người tin vào đạo Phật Thông thường, không mấy có sự khác nhau giữa hai khái niệm Phật tử và người tin theo đạo Phật. ở các nước khác, những người tin vào một tôn giáo nào đó thường là tín đồ của chính tôn giáo đó. Nhưng riêng ở nước ta, hai khái niệm này cần phải được phân biệt trên mặt nhận thức. Bởi vì, đạo Phật ở nước ta không chỉ là một tôn giáo mà còn là một hệ tư tưởng mà đã có thời là tư tưởng chính thống. Do đó, ảnh hưởng của đạo Phật ở nước ta rất sâu rộng, không chỉ có các tín đồ đạo Phật tin theo mà cả những người ngoại đạo cũng chịu ảnh hưởng ít nhiêù (theo nguồn tin của Giáo hội Phật giáo, số người tin theo Đạo Phật chiếm 75% dân số, trong khi số Phật tử chính thức chỉ chiếm khoảng 12,8%). Phật tử, theo định nghĩa của chính tôn giáo này, là “con của Phật về pháp giáo, đệ tử của Phật, tín đồ Phật Giáo.....nhờ Phật giáo hoá, hoặc nhờ nghe Kinh do Phật thuyết mà chứng được Pháp tánh,....noi theo Phương pháp Phật truyền mà tu để đắc các quả đạo. (Từ điển Phật học-Tập 2,t.225) Hiểu theo cách thông thường, Phật tử là những người đã được Giáo hội Phật giáo công nhận. Còn khái niệm những người tin theo đạo Phật thì rất rộng. Chỉ cần có niềm tin vào đạo Phật hoặc sự tồn tại của Phật đã là người thuộc nhóm này. Phật tử thì chắc chắn có niềm tin vào đạo Phật, nhưng những người có niềm tin vào đạo Phật thì chưa chắc đã là Phật tử. 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Vài nét về chùa Quán Sứ Chùa Quán Sứ ở tại 73 phố Quán Sứ-Quận Hoàn Kiếm-Hà Nội, xưa là đất của thôn An Tập, huyện Thọ Xương, trên lối ra vào hoàng thành Thăng Long,mạn cửa nam. Nguyên đây là ngôi chùa nhỏ nằm bên "Quán Sứ"-nơi đón tiếp các sứ thần nước ngoài, được triều đình Lê sơ tạo dựng từ thế kỷ XV. Năm 1934, Chùa là Hội quán của Phật giáo Bắc Kỳ. Từ năm 1942, chùa nhiều lần được mở mang với quy mô kiến trúc rộng lớn, khang trang và trở thành trụ sở Trung ương Hội Phật giáo Việt Nam. Hàng ngày , chùa đón tiếp hàng trăm lượt khách vào thăm quan, lễ Phật.. Đặc biệt vào các ngày rằm, mồng một, các ngày lễ khác của Phật giáo, hàng nghìn người tới Chùa Quán Sứ mỗi ngày. Hiện nay, Chùa Quán Sứ có tất cả 13 tăng ni: 3 ni và 10 tăng, trong đó có 2 Hòa thượng. Ngoài ra nếu tính cả thị giảng là 20 người. 3.2. Thực trạng hoạt động giảng kinh 3.2.1. Về cơ cấu tổ chức của hoạt động giảng kinh. Người khai sinh ra Phật giáo, Thích ca mâu ni, tuy không để lại bất kỳ một cuốn sách nào nhưng những lời của ông đã được các đệ tử ghi chép lại trong các cuốn Kinh và được truyền bá rộng rãi nhờ hoạt động giảng kinh. Chính việc tiến hành giảng kinh đã giúp Phật giáo phát triển mạnh mẽ và thu hút được nhiều tín đồ. Vì vậy, hoạt động giảng kinh là hoạt động không thể thiếu của Phật giáo. Việc tổ chức giảng kinh được giáo hội Phật giáo tất cả các nước trên thế giới tiến hành. Nhìn chung, ở Hà Nội, Giáo hội Phật giáo thường tổ chức giảng kinh vào ba tháng "an cư kiết hạ"(từ rằm tháng tư đến rằm tháng bảy). Tuy nhiên, không phải tất cả các chùa đều tổ chức giảng kinh, mà chỉ có ba chùa: Quán Sứ, Bà Đá, Liên phái. Nhưng riêng chùa Quán Sứ có tổ chức hoạt động giảng kinh vào các buổi sáng chủ nhật từ 8h đến 9h. Hiện nay, việc giảng kinh tại chùa Quán Sứ thường do hòa thượng Thích Thanh Tứ giảng. Các buổi giảng kinh của hòa thượng thu hút trung bình 350-400 người nghe, có những buổi lên đến hơn nghìn người ngồi kín sân chùa để nghe giảng kinh. Các loại kinh chủ yếu được giảng là kinh Pháp Hoa, Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Niết Bàn và một số loại kinh khác. Kinh Pháp Hoa là tên gọi tắt của Diệu Pháp Liên Hoa Kinh, còn gọi là kinh Diệu Pháp, Kinh Liên Hoa. Diệu Pháp là cái vi diệu, cái tinh tế nhất. Liên Hoa là hoa sen, ý nói Kinh này đẹp đẽ trong sáng như hoa sen. Trọng điểm của cuốn Kinh này là tuyên truyền quan điểm Tam Thừa (Thanh Văn,Duyên Giác,Bồ Tát), thống nhất Tam Thừa về một mối và điều hoà cách thuyết pháp của Tiểu Thừa, Đại Thừa. Cuốn kinh này nêu lên rằng tất cả mọi chúng sinh đều có thể trở thành Phật. Kinh Lăng Nghiêm, còn gọi là Đại Phật Đỉnh,Thủ Lăng Nghiêm Kinh. Nội dung bộ kinh này nói rằng: tất cả mọi vật trong thế gian đều là cái Tâm sáng suốt của Bồ Đề; Tâm thì tinh tế tròn trĩnh, bao hàm cả 10 phương.Chúng sinh do không rõ cái Tâm mình là Tính Tịnh Diệu Thể (một thể linh diệu, trong sạch) nên rơi vào vòng sinh tử. Như vậy, cần phải làm phương pháp thiền định để phá bỏ cái định kiến ấy. Cách tu luyện có từng bước từ thấp đến cao, và mục tiêu phấn đấu là đạt tới sự giác ngộ toàn diện. Kinh Niết Bàn có nội dung là về Niết Bàn. Nó nói về thế giới lý tưởng của nhà Phật-nơi không còn khổ đau,luân hồi sinh tử. Niết Bàn có nghĩa là “diệt”, “tịch diệt”, “vô vi”...., Là sự đoạn tuyệt triệt để về nguồn gốc phiền não để sinh ra cái nghiệp sinh tử. (theo Phật Học Đại Từ Điển -Đinh Phúc Bảo biên soạn-NXB Văn Vật,in lại năm 1984,Tr.1213 ) Nội dung các buổi giảng kinh tuy là các kinh Phật nhưng để cho người nghe dễ hiểu, hoà thượng Thích Thanh Tứ thường lấy những ví dụ rất cụ thể trong cuộc sống. Từ những lời Phật dạy, hòa thượng đưa đến những cách ứng xử cho các Phật tử. Trong buổi giảng Kinh ngày 21/3/1999, Hòa thượng có nói: ‘Kinh Phật và thế gian không xa, nó vốn trùng khớp, do đó việc vận dụng giáo lý của Phật vào cuộc sống hàng ngày sẽ làm cuộc sống thực tế tốt đẹp hơn’. Hòa thượng Thích Thanh Tứ khuyên các Phật tử: ‘Kinh cũng là những việc làm thực tế, nên học để hiểu, hiểu để làm, từ đó tránh ác làm điều thiện và giảm được ác đạo’. Nhìn chung, buổi giảng kinh xoay quanh vấn đề khuyên con người làm điều thiện trừ bỏ điều ác. Ngoài ra, để giúp mọi người đến chùa hiểu rõ hơn về những lời Phật dạy và phục vụ hoạt động giảng kinh, trong chùa Quán Sứ có bày bán rất nhiều tranh ảnh, sách báo của Phật giáo. Một quầy sách ngay ngoài cổng chùa đáp ứng nhu cầu của tất cả mọi người muốn tìm hiểu Đạo Phật và trong chùa ngay gần chỗ giảng kinh là nơi bày bán Tạp chí Phật học và báo Giác Ngộ. Cũng còn cần kể đến một thư viện luôn mở của phục vụ bất cứ ai muốn tìm hiềủ thêm về kinh Phật, mà việc làm thẻ thư viện ở đây hết sức dễ dàng. 3.2.2. Thành phần những người đi nghe giảng kinh và tần suất đi nghe giảng kinh của họ. a.Thành phần người đi nghe giảng kinh Theo quan sát của chúng tôi mỗi buổi giảng kinh trung bình có 350 người, trong đó nam giới chiếm khoảng hơn 1/3 tổng số, còn lại là nữ giới. Khoảng 80% số người đi nghe giảng kinh mặc áo nâu sồng. Bảng 2 Thành phần người đi nghe Giảng Kinh (Xét theo lứa tuổi và trình độ học vấn) Độ tuổi 20-39 40-59 Trên 60 Trình độ học vấn Dưới PTTH PTTH ĐH &TrênĐH Nam 15% 27.3% 57.7% 21.2% 21.2% 57.6% Nữ 9% 32.8% 58.2% 43.3% 41.7% 15% Qua số liệu trên,chúng tôi rút ra kết luận sau: -Về độ tuổi: độ tuổi người đi nghe Giảng Kinh phổ biến là trên 60 tuổi(chiếm gần 60%). ở đây không có sự khác biệt mấy giữa hai giới (nam:57.7% ; nữ :58.2%). Về mặt tâm lý, ở độ tuổi này thường có nhu cầu tình cảm rất lớn, nhưng lại ít được thoả mãn do con cháu bận đi làm, khiến họ thấy cô đơn. Ngoài ra, phần lớn trong số họ là những người đã thôi không làm việc nên thời gian rảnh rỗi của họ khá nhiều. Vì vậy, đến chùa, trong đó, việc đi nghe giảng kinh trở thành một nhu cầu cần thiết đối với đời sống của họ. Độ tuổi 40-59 chiếm trên dưới 30% số lượng người đi nghe giảng Kinh. ở đây, tỷ lệ nữ giới cao hơn nam giới (nữ:32.8 %;nam:27.3%). Qua điều tra ở phần mục đích đi nghe giảng Kinh trong bảng hỏi và phỏng vấn sâu, chúng tôi nhận thấy nguyên nhân của sự chênh lệch này là do nam giới tầm tuổi này vẫn còn đang rất chú trọng công việc, họ ít có thời gian hơn nữ giới. Mặt khác, nữ giới tầm tuổi này thường có rất nhiều lo lắng, xáo trộn trong tinh thần do có những thay đổi tâm sinh lý. Mặt khác, do họ chủ yếu ở nhà lo việc nội trợ nên có điều kiện tham gia các hoạt động tôn giáo, trong đó có việc đi nghe giảng kinh. Độ tuổi từ 20-39 chiếm tỷ lệ thấp nhất. Điều này cũng là dễ hiểu bởi những người tầm tuổi này thường có rất nhiều mối quan tâm như bạn bè, tình yêu, gia đình và sự nghiệp. Hơn nữa, lứa tuổi này thường tham gia nhiều hoạt động tôn giáo như: đi chùa lễ Phật, tham gia lễ hội, hành hương....Do vậy, việc đi nghe giảng kinh không là hoạt động tôn giáo chủ đạo của họ. Tầm tuổi này, tỷ lệ nam lại cao hơn nữ. Tìm hiểu sâu bằng bảng hỏi và phỏng vấn sâu, chúng tôi được biết mục đích chính của những người đi nghe giảng Kinh lứa tuổi này chủ yếulà tìm hiểu đạo Phật, nâng cao hiểu biết. Đây cũng là nguyên nhân khiến chênh lệch tỷ lệ giữa hai giới (nam giới tầm tuổi này có thời gian và điều kiện hơn để đi nghe giảng Kinh vì họ chủ yếu chỉ cần lo sự nghiệp, còn nữ giới ngoài công việc xã hội, còn bận rộn với việc gia đình). -Về trình độ học vấn: Có sự khác nhau khá lớn giữa hai giới Nam giới, tỷ lệ người có trình độ học vấn cao (ĐH và trên ĐH) chiếm gần 60%. Còn tỷ lệ người có trình độ học vấn trung bình (tốt nghiệp PTTH) và thấp (dưới PTTH) khá thấp (21.2%). Trong khi đó, tỷ lệ người có trình độ học vấn cao của nữ giới rất thấp (15%), chủ yếu là người có trình độ học vấn trung bình và thấp. Nữ giới có trình độ học vấn cao phần lớn đều đã đạt được một địa vị xã hội nhất định, nên họ thường rất bận rộn (gia đình và xã hội). Ngoài ra, những người này thường sợ dị nghị từ phía gia đình, đồng nghiệp, hàng xóm nên họ ít đến chùa nghe giảng kinh. Mặt khác, mỗi người đều có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến họ đi nghe giảng kinh nên mục đích của họ khác nhau nhưng ở nam giới, mục đích chủ yếu là tìm hiểu về đạo Phật và muốn nâng cao hiểu biết, còn ở nữ giới, mục đích cũng là tìm hiểu đạo Phật nhưng sự tìm hiểu của họ mang nhiều yếu tố tình cảm là chính. Do đó, trong những người đi nghe giảng kinh, tỷ lệ nam giới có học vấn cao cao hơn ở nữ giới. b.Tần suất hoạt động nghe giảng Kinh Hoạt động giảng kinh được tổ chức đều đặn vào sáng chủ nhật hàng tuần và buổi nào cũng thu hút đông người tham gia. Để đánh giá tần suất đi nghe giảng kinh của họ, chúng tôi đặt ra câu hỏi: "Ông( bà) có thường xuyên đi nghe giảng kinh không?", với bốn chỉ báo sau: 1. thường xuyên; 2. 1,2 lần trong tháng; 3. Vài tháng một lần; 4.Khi nào rỗi thì đi. Theo độ tuổi chúng tôi thu được kết quả sau: Sơ đồ tần suất đi nghe Giảng kinh ở từng độ tuổi Qua
Luận văn liên quan