Thịtrường Chứng khoán là thịtrường mua bán, trao đổi các loại chứng khoán
giữa các chủthểtham gia. Các chứng khoán dài hạn là các công cụcó thời gian đáo
hạn ngay từkhi phát hành dài hơn 1 năm.
Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở
hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổchức phát hành. Chứng khoán được thểhiện
dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổhoặc dữliệu điện tử, bao gồm các loại:
- Cổphiếu, trái phiếu, chứng chỉquỹ;
- Quyền mua cổphần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng
tương lai nhóm chứng khoán hoặc chỉsốchứng khoán;
- Hợp đồng góp vốn đầu tư;
- Các loại chứng khoán khác theo quy định của Bộtài chính;
12 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2805 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hiện tượng thao túng giá trên thị trường chứng khoán Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
65 | P a g e
HIỆN TƯỢNG THAO TÚNG GIÁ
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM -
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
Kiều Thị Phượng – K13NHTMD
Nguyễn Thị Đông– K13NHTMD
I. Vài nét về thị trường chứng khoán
1. Thế nào là thị trường chứng khoán
Thị trường Chứng khoán là thị trường mua bán, trao đổi các loại chứng khoán
giữa các chủ thể tham gia. Các chứng khoán dài hạn là các công cụ có thời gian đáo
hạn ngay từ khi phát hành dài hơn 1 năm.
Chứng khoán là bằng chứng xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở
hữu đối với tài sản hoặc phần vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán được thể hiện
dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử, bao gồm các loại:
- Cổ phiếu, trái phiếu, chứng chỉ quỹ;
- Quyền mua cổ phần, chứng quyền, quyền chọn mua, quyền chọn bán, hợp đồng
tương lai nhóm chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán;
- Hợp đồng góp vốn đầu tư;
- Các loại chứng khoán khác theo quy định của Bộ tài chính;
2. Vai trò, hạn chế của thị trường chứng khoán
Đối với nền kinh tế, thị trường chứng khoán đóng vai trò rất quan trọng, vì đây là
kênh huy động vốn và phân bổ nguồn vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh; là
công cụ để ổn định kinh tế vĩ mô; Cung cấp khả năng thanh khoản cho các chứng
khoán; Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng; giúp đánh giá hoạt động của
doanh nghiệp…
Bên cạnh những vai trò to lớn của TTCK, thì thị trường còn tồn tại những hạn
chế làm giảm tính hấp dẫn của nó, mà đáng phải kể đến là yếu tố đầu cơ, mua bán nội
gián, phao tin đồn không chính xác, mua bán ngầm và đặc biệt là thao túng thị trường.
* Yếu tố đầu cơ:
Đầu cơ là yếu tố có tính toán của người chấp nhận rủi ro. Họ có thể mua cổ phiếu
ngay với hy vọng giá cổ phiếu sẽ tăng trong tương lai và thu hồi được lợi nhuận trong
66 | P a g e
từng thương vụ. Yếu tố này gây ảnh hưởng lan truyền làm cho giá cổ phiếu có thể tăng
giả tạo. Tuy nhiên thị trường không cấm yếu tố này.
Điểm yếu của thị trường chứng khoán là giá của các chứng khoán có thể bị đẩy
lên hoặc dìm xuống bởi các thương gia chứng khoán lớn để nhằm mục đích kiếm lợi.
Các nhà đầu tư nhỏ sẽ bị thiệt hại. Ví dụ như các nhà đầu cơ thường đưa ra những
thông tin lệch lạc làm rối loạn thông tin tới công chúng đầu tư từ đó làm rối loạn mất
ổn định quan hệ cung cầu chứng khoán trên thị trường nhân cơ hội đó mà kiếm lợi.
Tình trạng đầu cơ có thể dẫn tới sự khan hiếm giả tạo trên thị trường, làm cho giá
chứng khoán tăng vọt lên so với giá trị thực của nó. Lúc này hàng loạt chứng khoán
này được tung ra trên thị trường nhưng giá quá cao nên không có người mua dễ dẫn
đến sự sụp đổ của thị trường chứng khoán.
* Mua bán nội gián:
Mua bán nội gián là việc một cá nhân nào đó lợi dụng vị trí công việc của mình,
nắm được những thông tin nội bộ của đơn vị phát hành để mua hoặc bán cổ phiếu của
đơn vị đó một cách không bình thường nhằm thu lợi cho mình và làm ảnh hưởng tới
giá của cổ phiếu trên thị trường. Đây là hành vi phi đạo đức thương mại và bị cấm ở
các nước.
* Phao tin đồn không chính xác hay thông tin lệch lạc:
Đây là việc đưa ra các thông tin sai sự thật về tình hình tài chính, tình hình nội bộ
của công ty hay về môi trường kinh doanh của công ty nhằm tăng hay giảm giá cổ
phiếu để thu lợi nhuận cho cá nhân. Ảnh hưởng tới số đông các nhà đầu tư
* Mua bán cổ phiếu ngầm
Mua bán cổ phiếu ngầm là việc mua bán không qua thị trường chứng khoán.
Điều này có thể gây áp lực cho các nhà đầu tư khác đưa tới việc khống chế hay thay
thế lãnh đạo.
Trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến hành vi thao túng thị trường chứng
khoán.
II. Hiện tượng thao túng trên thị trường Chứng khoán ở Việt Nam
1. Thế nào là thao túng thị trường Chứng khoán
Theo Điều 70 khoản 2 của Nghị định 58/2012/NĐ- CP, giao dịch thao túng thị
trường chứng khoán, bao gồm các giao dịch sau:
- Sử dụng một hoặc nhiều tài khoản giao dịch của mình hoặc của người khác
hoặc thông đồng với nhau liên tục mua bán, bán chứng khoán nhằm tạo ra cung cầu
giả tạo.
67 | P a g e
- Một người hay một nhóm người thông đồng với nhau đặt lệnh mua và bán bán
cùng loại chứng khoán trong cùng ngày giao dịch hoặc thông đồng với nhau giao dịch
mua bán chứng khoán mà không dẫn đến chuyển nhượng thực sự quyền sở hữu hoặc
quyền sở hữu chỉ luân chuyển giữa các thành viên trong nhóm nhằm tạo giá chứng
khoán, cung cầu giả tạo.
- Liên tục mua hoặc bán chứng khoán với khối lượng chi phối vào thời điểm mở
cửa hoặc đóng cửa thị trường nhằm tạo ra mức giá đóng cửa hoặc giá mở cửa mới cho
loại chứng khoán đó trên thị trường.
- Giao dịch chứng khoán bằng hình thức cấu kết, lôi kéo người khác liên tục đặt
lệnh mua, bán chứng khoán gây ảnh hưởng lớn đến cung cầu và giá chứng khoán, thao
túng giá chứng khoán.
- Đưa ra ý kiến một cách trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua phương tiện thông tin
đại chúng về một loại chứng khoán, về tổ chức phát hành chứng khoán nhằm tạo ảnh
hưởng đến giá của loại chứng khoán đó sau khi đã thực hiện giao dịch và nắm giữ vị
thế đối với loại chứng khoán đó.
- Sử dụng các phương thức hoặc thực hiện các hành vi giao dịch khác để tạo
cung cầu giả tạo, thao túng giá chứng khoán.
2. Điểm lại một số hành vi thao túng thị trường chứng khoán Việt Nam
Việc buôn bán cổ phiếu ở Việt Nam đã diễn ra sôi động kể từ sau khi các doanh
nghiệp thực hiện cổ phần hóa, nhưng TTCK nước ta mới chính thưc hoạt động từ năm
2000, kể từ khi ra đời Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh ngày
28/7/2000. Khi đó mới có một vài cổ phiếu được giao dịch với tổng số vốn 27 tỷ đồng
và 6 công ty chứng khoán thành viên. Hơn 6 năm đầu, mức vốn hóa của thị trường mới
chỉ tăng lên 0.5 tỷ USD.
Sau đó mức vốn hóa thị trường đã tăng đột biến, tháng 12/2006 đạt 13,8 tỷ USD
(chiếm 22.7% GDP) và đến cuối tháng 4/2007, đạt 24.4 tỷ USD (chiếm 38% GDP),
tăng hơn 1400 lần so với năm 2000, và nếu tính cả trái phiếu thì đạt mức 46% GDP.
Số lượng doanh nghiệp niêm yết tăng 704% so với năm 2000. Vốn đầu tư gián tiếp
nước ngoài (FPI) đổ vào TTCK Việt Nam cũng tăng đáng kể. Tính đến nay, các nhà
đầu tư nước ngoài đã đổ vào khoảng 4 tỷ USD. Chỉ số VN-Index cũng đã chứng minh
sự tăng trưởng nhanh chóng của thị trường. Nếu trong phiên giao dịch đầu tiên ngày
28-7-2000, VN-Index ở mức 100 điểm thì tháng 3/2007, chỉ số này đã đạt ở mức kỷ
lục trên 1170 điểm. Đặc biệt, số lượng nhà đầu tư mới tham gia thị trường ngày càng
đông, tính đến cuối tháng 12/2006, có trên 120.000 tài khoản giao dịch chứng khoán
được mở, trong đó gần 2000 tài khoản của nhà đầu tư nước ngoài. Số lượng các nhà
đầu tư có tổ chức cũng tăng lên đáng kể,…
68 | P a g e
Đây cũng là thời kỳ mà người dân đổ xô vào đầu tư, đầu cơ chứng khoán, chứng
khoán phổ biến đến nỗi cả những người bán rau, bán thịt, những người gần như không
có chút hiểu biết gì về thị trường lao vào. Và đây cũng chính là cơ hội cho những hành
vi xấu, hành vi thao túng thị trường xuất hiện. Chúng ta thử nhìn lại một số vụ việc
điển hình:
a) Vụ thao túng giá đầu tiên
Nhà đầu tư đầu tiên bị phát hiện và xử phạt vì vi phạm hành vi thao túng thị
trường là bà Nguyễn Diễm Phương Khanh ngụ tại số nhà 31 Trương Định, phường 6,
quận 3 Thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hồ Nam - Tổng giám
đốc Công ty chứng khoán SBS, giao dịch của bà Khanh với Lili là “tình ngay lý gian”.
Vậy chính xác vụ việc là như thế nào?
Bà Khanh cùng một số người bạn quyết định thành lập công ty tài chính Lili, và
muốn góp vốn bằng cổ phiếu. Khi biết bà Khanh muốn góp vốn vào Lili bằng cổ
phiếu, phía SBS đã “tư vấn” hai bên nên giao dịch thỏa thuận để hợp thức hóa việc
chuyển quyền sở hữu mà vẫn không làm ảnh hưởng đến giá thị trường của các loại cổ
phiếu này (hơn 3 triệu cổ phiếu bao gồm nhiều mã). Như vậy, bà Khanh bán cổ phiếu
cho Lili nhưng không lấy tiền vì toàn bộ số cổ phiếu này chính là phần vốn góp của bà
để thành lập Công ty Lili. Hành vi giao dịch này bị đưa vào “tầm ngắm” và bị xử phạt
vì Ủy ban chứng khoán Nhà nước cho rằng bà Khanh đã tạo ra cung, cầu giả tạo. Tức
thực chất chẳng có vụ mua bán, thanh toán nào diễn ra trên thực tế cả. Theo quyết định
của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, bà vi phạm quy định tại Điểm a, Khoản 1, Điều
28, Nghị định 36/2007/ NĐ-CP: “thông đồng trong giao dịch chứng khoán, nhằm tạo
ra cung cầu giả tạo”. Theo đó, ngày 30/5/2007 Bà đã bị xử phạt 30 triệu đồng vì hành
vi này. Câu hỏi đặt ra: liệu mức phạt đối với Bà Diễm Khanh là quá ít so với số tiền
mà Bà lấy được sau vụ làm giá?.
b) Thao túng giá chứng chỉ quỹ VF1
Khi hành vi thao túng giá của bà Diễm Khanh chưa kịp lắng xuống, ngày
18/7/2007 UBCKNN đã ra quyết định phạt hai ông Huỳnh Thanh Minh (địa chỉ tại
3/33 tổ 148, P.Tân Quý, Q.Tân Phú, TP.HCM) và ông Bùi Quang Thành (địa chỉ tại
270/60 Phan Đình Phùng, phường 1, quận Phú Nhuận, TP.HCM) với tổng số tiền phạt
160 triệu đồng vì thao túng giá chứng chỉ quỹ VF1.
Theo những thông tin thu thập được, ông Thành mở tài khoản (TK) tại Công ty
chứng khoán (CTCK) Sài Gòn, ông Minh mở TK tại CTCK Thăng Long nhưng ông
Minh ủy quyền cho ông Thành giao dịch. Theo nhận định của nhiều chuyên gia, về
bản chất, giao dịch này chỉ có một người là ông Thành thực hiện, ông Minh chỉ là
người đứng tên hộ. Đây là việc giao dịch bằng 2 tài khoản mà không vi phạm quy định
một NĐT không được mở 2 TK. Một số nguồn tin cho rằng số tiền phạt 160 triệu đồng
thực chất sẽ do ông Thành trả, còn ông Minh chỉ là người đứng ra nộp tiền trên danh
69 | P a g e
nghĩa. Nhìn từ nội dung bị phạt, ông Thành là người đã thực hiện hành vi: tạo cung
cầu giả tạo và cấu kết, liên tục mua bán VF1 để thao túng giá. Thế nhưng, khá hài
hước là tuy thao túng giá nhưng tổng số lỗ của ông Thành và ông Minh (người đứng
tên giúp ông Thành) lại lên tới gần 1 tỉ đồng; hành vi thao túng giá lại chọn đúng vào
VF1 - một loại chứng khoán mà theo đánh giá của hầu hết các chuyên gia hàng đầu về
TTCK thời điểm bấy giờ- là gần như không thể thực hiện được.
c) Thao túng giá cổ phiếu STB
Ngay sau đó một năm, ngày 21/05/2008, Chánh thanh tra UBCKNN đã ký Quyết
định số 47/QĐ-TT về việc xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Trương Đình Khởi,
chủ tài khoản số 006C002819 mở tại công ty ACBS vì giao dịch thao túng thị trường
chứng khoán.
Việc thao túng giá này cụ thể như thế nào? Từ ngày 20/02/2008 đến ngày
22/02/2008, ông Trương Đình Khởi đã liên tiếp đặt bán cổ phiếu STB với tổng khối
lượng là 1.252.100cp, chiếm tỷ trọng 13,32% khối lượng đặt bán trên toàn thị trường,
tần suất đặt lệnh bán là 107 lượt, với mức giá giảm dần từ 56.000đ/cp xuống
51.000đ/cp để chuyển từ giao dịch lô lớn, theo phương thức thỏa thuận sang phương
thức giao dịch khớp lệnh trên HoSE. Các giao dịch này gây biến động giá của cổ phiếu
STB và chỉ số VN-Index.
Theo quy định tại điểm d khoản 1.11 mục II Thông tư số 97/2007/TT-BTC ngày
8/8/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định
36/2007/NĐ-CP ngày 8/3/2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, hành vi của ông Trương Đình Khởi
là hành vi giao dịch thao túng thị trường chứng khoán. Đoàn kiểm tra UBCKNN đã
quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với ông Trương Đình Khởi số tiền 100
triệu đồng. Trong đó, phạt tiền 50.000.000 đồng do vi phạm quy định tại điểm a khoản
1 Điều 28 Nghị định số 36/2007/NĐ-CP; phạt tiền 50.000.000 đồng do vi phạm quy
định tại điểm c khoản 1 Điều 28 Nghị định số 36/2007/NĐ-CP. Được biết, hình thức
phạt tiền 100 triệu đồng đối với một cá nhân vi phạm là mức phạt nặng nhất từ trước
đến thời điểm bấy giờ.
Khối lượng cổ phiếu STB trong ngày 20/02/2008 khớp lệnh thành công là hơn
1,4 triệu cổ phiếu, giá mở cửa là 58.500 đồng/cổ phiếu, giá cao nhất là 59.000 đồng/cổ
phiếu. Tuy nhiên kết thúc phiên giao dịch, STB đóng cửa ở mức giá sàn là 56.000
đồng/cổ phiếu. Khối lượng giao dịch ngày 21/02/2008 của mã STB là 837 nghìn cổ
phiếu, trong cả phiên giao dịch, giá STB chỉ được khớp tại mức giá sàn là 53.500
đồng/cổ phiếu. Sang đến ngày thứ Sáu 22/02/2008, giá cổ phiếu STB tiếp tục được
khớp ở giá sàn là 51.000 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên, về cuối phiên, do lực mua mạnh
mẽ khiến giá STB tăng lên 53.000 đồng/cổ phiếu.
70 | P a g e
Tính từ đầu năm 2008 từ mức giá 64.500 đồng/cổ phiếu, kết thúc phiên giao dịch
sáng nay 21/05/2008, giá cổ phiếu STB chỉ còn 26.400 đồng/cổ phiếu, giảm hơn
59,07% về giá trị.
d) Thao túng giá cổ phiếu PVA
Nguyên trong năm 2010 UBCK nhà nước đã xử phạt lên tới trên 50 vụ. Thao
túng giá cổ phiếu PVA là một ví dụ điển hình.
TTCK VN năm 2010 đã khắc tên PVA (Công ty cổ phần Xây dựng dầu khí Nghệ
An) vào bảng phong thần nhờ tốc độ tăng trưởng chóng mặt của cổ phiếu này (trên
400%) so với mức độ tăng ì ạch của VN-Index (15,5%). Người ta có thể đổ lỗi cho
toàn thị trường tăng trưởng chậm khi nguồn vốn ngân hàng bị siết chặt hơn do lo ngại
lạm phát. Với cổ phiếu PVA, xu thế tăng hoàn toàn nổi trội hơn xu thế chung của toàn
thị trường nhờ vào tiềm lực tài chính của đội lái. Thông tin hỗ trợ để PVA tăng giá
mạnh là kế hoạch tăng vốn tỉ lệ 1:4 để đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư của doanh nghiệp
này. Giá của PVA cũng “bốc hỏa” theo phương án tăng vốn khủng, pha loãng hết
quyền lợi cổ đông khi giá tăng từ 30.000đ/cp lên đến 120.000đ/cp (tính từ đầu năm
2010). Đội lái PVA áp dụng chiến thuật mới trong việc đẩy giá cổ phiếu: mua bán
thông tin hỗ trợ. Nếu để ý kỹ sẽ thấy mỗi khi cổ phiếu PVA rớt giá, ngay lập tức sẽ có
thông tin hỗ trợ được công bố nhịp nhàng để nâng đỡ giá khiến cho guồng quay tăng
giá không bị trật khớp. Ví dụ như tin PVA triển khai những dự án lớn như gạch không
nung, khu du lịch Cửa Lò hay nhà máy sản xuất sắt xốp Kobelco.
Ngoài ra, sự thao túng giá diễn ra thuận lợi, vào đúng thời điểm toàn thị trường
gần như đi ngang. Cổ phiếu PVA là một điểm sáng “làm giá” của năm 2010 nhờ vào
sự phối hợp chặt chẽ giữa CTCK và nhà đầu tư cùng đánh lên. Số lượng chứng khoán
PVA do 2 CTCK lớn nắm giữ lên tới 6 triệu cổ phần trong đợt phát hành riêng lẻ. Sự
tin tưởng vào độ minh bạch của TTCK ngày càng giảm sút khi hoạt động thanh tra của
UBCKNN hay những xử phạt về hành chính không có tác dụng răn đe quyết liệt trước
những hành vi trục lợi có quy mô tổ chức này! Theo chân PVA là một loạt cổ phiếu
khác như VSP, SRB, AGC… tạo một bức tranh méo mó về đầu tư chứng khoán niêm
yết trong năm nay: đầu tư mà không cần xét tới yếu tố cơ bản.
e) Thao túng cổ phiếu DHT và DVD
Mức độ và tính chất cũng như số lượng của các vụ thao túng này ngày càng
nghiêm trọng. Sang năm 2012, một sự kiện gây “sock” đầu tư khi hàng ngàn cổ phiếu
DVD trở thành mớ giấy lộn, và vụ án thao túng chứng khoán đầu tiên ở Việt Nam
được khởi tố điều tra, xét sử hình sự. Cụ thể sự việc là như thế nào?
Giao dịch ảo và tạo giá trị ảo cho cổ phiếu DVD: Để giữ và nâng giá, cũng như
tăng tính thanh khoản giả cho cổ phiếu DVD, Lê Văn Dũng đã trực tiếp mở tài khoản
và mượn tư cách pháp nhân và danh nghĩa của một số tổ chức, cá nhân là người nhà,
71 | P a g e
người thân và bạn của Dũng mở 12 tài khoản tại các Công ty chứng khoán để tiến
hành giao dịch mua, bán cổ phiếu DVD. Cụ thể, 3 tài khoản mở tại Cty cổ phần chứng
khoán Bảo Việt (BVSC); 6 tài khoản mở tại Cty cổ phần chứng khoán Ngân hàng Sài
Gòn Thương Tín (SBS); 3 tài khoản tại Cty cổ phần chứng khoán Sài Gòn - Hà Nội
(SHS).
Sau khi mở các tài khoản trên, trong thời gian từ 1.1.2010 đến ngày 30.9.2010,
Lê Văn Dũng đã tiến hành nhiều phiên giao dịch mua bán cổ phiếu DVD, trong đó có
119 phiên với 1.725 lần giao dịch khớp chéo giữa các tài khoản trong nhóm với nhau.
(Đồ thị giá cổ phiếu DVD – nguồn Cafef)
Tại công ty BVSC, 13 phiên, 41 lần giao dịch khớp chéo giữa các tài khoản trong
nhóm với nhau; tại Công ty SBS 102 phiên, 1.569 lần giao dịch khớp chéo giữa các tài
khoản trong nhóm với nhau; có 28 lần tài khoản bán chuyển tiền sang tài khoản mua
(tài sản bán thực hiện ứng trước tiền bán chứng khoán tại Công ty SBS, ngay sau đó số
tiền này được chuyển sang tài khoản mua để thanh toán cho tài khoản bán), với số tiền
tổng cộng là 221.571.200.000 đồng...Về nguồn tiền nộp vào các tài khoản, theo Cơ
quan ANĐT, tất cả đều là tiền của cá nhân Lê Văn Dũng. Ngoài ra, Lê Văn Dũng đã
cùng các Công ty chứng khoán ký các hợp đồng mà trong đó các Công ty chứng khoán
góp vốn vào các tài khoản của nhóm Lê Văn Dũng dưới hình thức là hợp đồng hỗ trợ
giao dịch ký quỹ chứng khoán giữa Công ty chứng khoán và khách hàng (tại Công ty
SBS) và hợp đồng hợp tác kinh doanh đầu tư chứng khoán niêm yết (tại Công ty SHS).
Ngoài việc mở các tài khoản để tiến hành các giao dịch ảo, làm tăng tính thanh
khoản, tăng giá và tạo giá trị ảo cho cổ phiếu DVD để thu hút nhà đầu tư, cũng như
phục vụ việc niêm yết, chào bán chứng khoán, theo Cơ quan An ninh điều tra, Lê Văn
72 | P a g e
Dũng cùng đồng bọn còn đề ra mục tiêu thâu tóm, sáp nhập một số Cty dược phẩm
vào Cty DVD. Điển hình như công ty dược phẩm hà Tây (DHT).
Theo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, thì hành vi của Lê Văn Dũng và các đối
tượng liên quan trên gây hậu quả nghiêm trọng, tạo ra cung cầu giả tạo với loại cổ
phiếu DVD, DHT trên thị trường, làm mất an toàn trong hoạt động của thị trường... Có
13 nhà đầu tư tố cáo hành vi thao túng giá chứng khoán của Lê Văn Dũng gây thiệt hại
cho họ tổng cộng 1.972.350.000 đồng...
Mặc dù cơ quan chức năng đã vào cuộc rất gay gắt, nhưng sự ảnh hưởng là rất
thấp. Vậy nguyên nhân do đâu mà hiện tượng này vẫn cứ tiếp tục diễn ra? Giải pháp
nào cho hiện tượng thao túng giá trên thị trường này?
III. Nguyên nhân và giải pháp
1. Nguyên nhân
Các hiện tượng thao túng giá trên thị trường chứng khoán hiện không còn xa lạ
với các nhà đầu tư, nhỏ có, lớn xuất hiện không ít. Mức độ vi phạm ngày một nghiêm
trọng và tinh vi hơn. Vậy nguyên nhân nào làm cho mức độ vi phạm ngày một tăng?
- Trước hết TTCK: Bị thao túng bởi một số bàn tay hữu hình
Những hành vi thao túng giá chứng khoán, mua bán chui cổ phiếu… thu lợi lớn
nhưng mức phạt lại chỉ như giơ cao đánh khẽ. Vì thế, tuần nào, nhà đầu tư cũng đọc
được thông tin về quyết định xử phạt của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước (SSC)
nhưng dường như người vi phạm không ngán sợ. Đã vậy, các chiêu mua bán, làm giá
ngày càng tinh vi hơn.
Từ đầu tháng 8 năm 2012 đến nay, nhiều cá nhân lãnh đạo và công ty chứng
khoán bị bắt và khởi tố. Thị trường chứng khoán rung động nhưng nhà đầu tư không
ngạc nhiên. Bởi từ lâu nay, hầu hết họ ít nhiều đều biết đến khả năng thao túng thị
trường của vài bàn tay hữu hình.
- Mức phạt quá nhẹ
Một lý do quan trọng khiến các vi phạm và tái phạm trên thị trường chứng khoán
ngày càng nhiều, là mức chế tài chưa đủ, xử phạt quá nhẹ.
Dù cuộc thâu tóm Sacombank đã ngã ngũ, thị trường vẫn còn thắc mắc về mức
phạt quá nhẹ dành cho hai đơn vị và một cá nhân do vi phạm quy định giao dịch cổ
phiếu Sacombank.
Tính theo mức giá 22.000 đồng/cổ phiếu vào thời điểm đó, nhóm này đã bỏ ra
khoảng 1.200 tỉ đồng để mua vào cổ phiếu ngân hàng này, trở thành cổ đông lớn mà
không công bố thông tin. Quy mô vi phạm, xét theo giá trị giao dịch, thuộc loại lớn,
73 | P a g e
mức độ ảnh hưởng không hề nhỏ vì nó đóng vai trò quan trọng tạo nên sự thay đổi
trong hội đồng quản trị nhưng mức xử phạt đồng đều ở mức 60 triệu đồng.
Có lẽ do mức xử phạt nhẹ như vậy nên ngay sau đó một trong ba thành viên này,
ông Trần Phát Minh, tiếp tục vi phạm qua việc bán ra, giảm tỷ lệ sở hữu mà không
công bố. Mức phạt lần này nặng hơn một chút, ở mức 70 triệu đồng. Nếu tính lãi suất
cho quãng thời gian năm tháng kể từ lúc vi phạm đến khi bị xử phạt, giá trị món tiền
đóng phạt còn thấp hơn.
Năm 2010, SSC đã xử phạt bà Nguyễn Kim Phượng, cổ đông lớn của công ty cổ
phần vật tư và vận tải xi măng (VTV) 170 triệu đồng do “phi vụ” làm giá cổ phiếu.
Mức phạt này so với hai trườn