Cùng với xu thế toàn cầu hoá hiện nay, Tổ chức thương mại thế giới (WTO) kế thừa hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) bắt đầu hoạt động từ 1/1/1995 nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho sự phát triển của hệ thống thương mại đa biên, đảm bảo cạnh tranh công bằng, lành mạnh, xoá bỏ dần các rào cản trong thương mại quốc tế. Từ đó cho đến nay, WTO đã không ngừng mở rộng cả về quy mô lẫn phạm vi hoạt động của mình, đã thực sự khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong quá trình tự do hoá thương mại quốc tế.
Cùng với hệ thống các quy tắc, nguyên tắc, các hiệp định của mình, WTO đã tạo ra một hành lang pháp lý để từ đó các nước có thể đẩy nhanh tiến trình toàn cầu hoá, tự do thương mại, đồng thời tiếp nhận những cơ hội thuận lợi để phát triển nền kinh tế của mình. Tuy nhiên, hoạt động của WTO cùng với hệ thống các nguyên tắc và hiệp định của mình không phải lúc nào cũng có lợi và đảm bảo được sự công bằng cho các nước thành viên, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển.
Để có thể hiểu rõ hơn về tầm quan trọng đó với đề tài: “Hiệp định chống bán phá giá của WTO và Luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ và thách thức, khó khăn có liên quan trong xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam” được chọn để nghiên cứu. Ngoài lời mở đầu, kết luận, tiểu luận được trình bày trong 3 chương:
Chương I: Hiệp định chống bán phá giá của WTO và Luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ
Chương II: Những thách thức và khó khăn có liên quan trong xuất khẩu hàng hoá Việt Nam
Chương III: Một số đề xuất và kiến nghị
19 trang |
Chia sẻ: ngtr9097 | Lượt xem: 2428 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hiệp định chống bán phá giá của WTO và Luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ và thách thức, khó khăn có liên quan trong xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam (file word), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU
Cùng với xu thế toàn cầu hoá hiện nay, Tổ chức thương mại thế giới (WTO) kế thừa hiệp định chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) bắt đầu hoạt động từ 1/1/1995 nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho sự phát triển của hệ thống thương mại đa biên, đảm bảo cạnh tranh công bằng, lành mạnh, xoá bỏ dần các rào cản trong thương mại quốc tế. Từ đó cho đến nay, WTO đã không ngừng mở rộng cả về quy mô lẫn phạm vi hoạt động của mình, đã thực sự khẳng định được vai trò quan trọng của mình trong quá trình tự do hoá thương mại quốc tế.
Cùng với hệ thống các quy tắc, nguyên tắc, các hiệp định của mình, WTO đã tạo ra một hành lang pháp lý để từ đó các nước có thể đẩy nhanh tiến trình toàn cầu hoá, tự do thương mại, đồng thời tiếp nhận những cơ hội thuận lợi để phát triển nền kinh tế của mình. Tuy nhiên, hoạt động của WTO cùng với hệ thống các nguyên tắc và hiệp định của mình không phải lúc nào cũng có lợi và đảm bảo được sự công bằng cho các nước thành viên, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển.
Để có thể hiểu rõ hơn về tầm quan trọng đó với đề tài: “Hiệp định chống bán phá giá của WTO và Luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ và thách thức, khó khăn có liên quan trong xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam” được chọn để nghiên cứu. Ngoài lời mở đầu, kết luận, tiểu luận được trình bày trong 3 chương:
Chương I: Hiệp định chống bán phá giá của WTO và Luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ
Chương II: Những thách thức và khó khăn có liên quan trong xuất khẩu hàng hoá Việt Nam
Chương III: Một số đề xuất và kiến nghị
CHƯƠNG I: HIỆP ĐỊNH CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA WTO
VÀ LUẬT CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CỦA HOA KỲ
A. Hiệp định chống bán phá giá
Trong những năm gần đây các vụ kiện về bán phá giá trong thương mại quốc tế có xu hướng gia tăng. Trong khuôn khổ của WTO hành vi bán phá giá được điều tiết bởi Hiệp định chống bán phá giá, tên đầy đủ của hiệp định này là Hiệp định về thực hiện Điều VI của Hiệp định khung về thuế quan và thương mại 1994. Hiệp định gồm 3 phần với 18 điều và 2 phụ lục.
1. Khái niệm bán phá giá
Một khái niệm bán phá giá được nêu ở Điều 2 của Hiệp định. Một hành vi được coi là bán phá giá nếu như hàng hoá được sản xuất ở một nước và được bán ở nước khác với giá thấp hơn giá bán ở trong nước. Thông thường bán phá giá được xem là hành vi thương mại không công bằng và do vậy các chính phủ có quyền hành động để chống lại việc bán phá giá nhằm bảo vệ quyền các ngành sản xuất nội địa.
Người ta thường phân biệt đa dạng bán phá giá: phân biệt giá quốc tế; định giá mang tính cướp bóc; và phá giá tuỳ từng lúc. Trong ba dạng trên định giá mang tính cướp bóc được định nghĩa là việc đặt giá thấp hơn chi phí với mục đích làm tổn hại hoặc loại trừ đối thủ cạnh tranh ở ngành sản xuất nội địa để nâng giá hàng nhập khẩu về sau. Do vậy, hình thức bán phá giá này thường được xem là lý do chủ yếu xem xét về mặt kinh tế của việc áp dụng luật chống bán phá giá.
2. Điều chỉnh chống bán phá giá của GATT
Cả GATT 1947 và GATT 1994 đều không đưa ra luật chống bán phá giá mà chỉ cho phép các thành viên có thể áp dụng các biện pháp chống bán phá giá và đưa ra các quy tắc điều chỉnh việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá.
Hiệp định chống bán phá giá cho phép các chỉnh phủ được phép áp đặt các biện pháp chống bán phá giá khi ngành cạnh tranh nội địa thực sự bị tổn hại. Muốn áp dụng các biện pháp chống phá giá một nước phải:
- Chỉ ra được đang diễn ra việc bán phá giá (theo định nghĩa bán phá giá);
- Tính toán được mức độ phá giá, hay biên phá giá, có nghĩa là giá xuất khẩu thấp hơn bao nhiêu so với giá trị ở thị trường nội địa của nước xuất khẩu;
- Chứng minh được rằng phá giá gây ra tổn thất đủ lớn về mặt vật chất.
- Biện pháp chống bán phá giá các nước thường áp dụng là áp đặt thuế chống bán phá giá nhằm tăng giá trở lại mức thông thường.
3. Xác định việc bán phá giá (Điều 2)
Một sản phẩm được gọi là được bán phá giá nếu như giá xuất khẩu là thấp hơn giá trị thông thường của nó. Giá trị thông thường được định nghĩa là giá trong điều kiện thương mại bình thường của hàng hoá tương tự tại thị trường nội địa của nước xuất khẩu.
Trong trường hợp không xác định được giá trị thông thường theo định nghĩa trên, ví dụ do sản phẩm tương tự không được bán ở thị trường nội địa, thì giá trị thông thường được xác định như sau:
- Dựa vào nước xuất khẩu thứ ba: lấy giá nhà xuất khẩu bán cho nước thích hợp thứ ba.
- Tính toán giá trị thông thường: bằng chi phí sản xuất ở nước xuất xứ cộng với một mức chi phí hợp lý về quản lý, bán hàng, và đưa mức lợi nhuận hợp lý. Về điểm này, Hiệp định cũng đưa ra mức những quy định cụ thể cho một số trường hợp đặc thù.
Trong trường hợp nước bán phá giá có nền kinh tế phi thị trường, WTO cho phép thành viên của nó có thể không chấp nhận giá cả hoặc chi phí trong nền kinh tế phi thị trường đó làm cơ sở thích hợp cho việc tính toán giá trị thông thường do họ cho rằng giá hoặc chi phí đó là chính phủ áp đặt và không bị chi phối bởi các lực lượng thị trường. Trong trường hợp đó cơ quan điều tra có quyền sử dụng giá cả hoặc chi phí ở nước thứ ba làm căn cứ cho việc tính giá trị thông thường. Trên thực tế, đây là một điều thiệt thòi cho các nước bị quy cho là không có nền kinh tế thị trường vì chi phí thường bị đánh giá cao hơn nhiều so với thực tế. Đây là trường hợp xảy ra trong vụ các chủ trại cá basa Hoa Kỳ kiện các doanh nghiệp Việt Nam bán phá giá.
4. Xác định biên phá giá và mức độ tổn thất
Biên phá giá thường xác định bằng cách so sánh bình quân gia quyền của giá bán nội địa với bình quân gia quyền của giá bán ở thị trường xuất khẩu, hoặc bằng cách so sánh giá nội địa và giá xuất khẩu trên cơ sở giao dịch với giao dịch.
Để xác định mức độ tổn thất do việc bán phá giá gây ra, WTO yêu cầu phải có qúa trình điều tra tuân thủ các thủ tục quy định. Về nguyên tắc, quá trình điều tra phải tạo cơ hội cho các bên liên quan đưa ra các bằng chứng của mình.
Hiệp định đưa ra các quy định cụ thể sau:
- Việc điều tra chống bán phá giá phải được chấm dứt ngay lập tức nếu các cơ quan có thẩm quyền xác định rằng biên phá giá là không đáng kể, cụ thể là nhỏ hơn 2% so với giá xuất khẩu;
- Việc điều tra cũng phải kết thúc nếu tổng mức nhập khẩu bị phá giá là không đáng kể, có nghĩa là tổng mức nhập khẩu từ một nước là nhỏ hơn 3% tổng mức nhập khẩu sản phẩm đó. Tuy nhiên, việc điều tra vẫn có thể tiến hành nếu nhiều nước gộp lại chiếm bằng hoặc hơn 7% tổng mức nhập khẩu mặc dù từng nước chỉ cung cấp ít hơn 3%;
- Các biện pháp chống bán phá giá chỉ là hiệu lực trong vòng 5 năm tính từ ngày có hiệu lực, trừ khi việc điều tra chỉ ra rằng việc chấm dứt các biện pháp chống bán phá giá sẽ lại dẫn đến sự tổn thất cho ngành sản xuất nội địa;
- Phải bảo đảm rằng các bên có liên quan đều được tạo cơ hội đầy đủ để đưa ra các bằng chứng hoặc bảo vệ các lý lẽ của mình;
- Nếu việc điều tra có thể minh chứng được rằng có việc bán phá giá và ngành nội địa bị tổn hại, thì nước xuất khẩu có thể nâng giá bán của mình đến mức phù hợp nhằm tránh bị áp đặt thuế chống bán phá giá;
- Mọi khiếu kiện về sự không nhất trí với Hiệp định có thể tham khảo quy tắc giải quyết tranh chấp của WTO.
Ngoài các nội dung chính trên, Hiệp định còn có cơ chế cho phép tiến hành chống bán phá giá nhân danh nước thứ ba khi nước thứ ba uỷ quyền và yêu cầu (Điều 14).
Về mặt tổ chức thực hiện, Uỷ ban thực thi chống bán phá giá sẽ chịu trách nhiệm giám sát thi hành luật. Việc tham vấn và giải quyết các tranh chấp liên quan sẽ dựa trên thoả ước giải quyết tranh chấp (DSU).
Như đã nhắc tới ở mục trước, Điều 6 của Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ cũng thừa nhận quyền của mỗi bên áp dụng các “luật và quy định của mình đối với thương mại không lành mạnh kể cả đạo luật chống phá giá và luật thuế đối kháng”.
B. Luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ
a. Trường hợp áp dụng
Thuế chống bán phá giá sẽ được đánh vào một mặt hàng nhập khẩu nếu hàng nhập khẩu được xác định là bán phá giá. Khái niệm “phá giá” được dựa theo chuẩn mực của WTO.
b. Điều tra bán phá giá
Giống như điều tra đánh thuế bù, điều tra bán phá giá được khởi xướng hoặc dựa trên đơn kiện của một ngành hoặc do bản thân Bộ thương mại.
Bộ thương mại có nhiệm vụ điều tra liệu có tình trạng bán phá giá hay không. ITC cần điều tra xem do nhập khẩu một nghành của Mỹ có tổn hại, hay đe doạ bị tổn hại về vật chất, hay một nghành mới thành lập có suy giảm hay không.
c. Thuế suất chống bán phá giá
Thuế suất chống bán phá giá được tính dựa vào biên bán phá giá, tức là chênh lệch giữa giá trị thông thường của hàng hoá và giá xuất khẩu. Luật của Hoa Kỳ có quy định chi tiết về tính toán các loại giá này đối với trường hợp kinh tế thị trường và kinh tế phi thị trường, và nhìn chung đều theo các quy định chung của WTO. Ví dụ giá xuất khẩu là 100$ còn giá trị thông thường là 125$, lúc đó biên phá giá là 125$ - 100$ = 25$, và mức thuế bán phá giá sẽ là (125$ - 100$)/ 100 = 0,25 hay 25%.
Luật chống bán phá giá của Hoa Kỳ còn cho phép một ngành của Hoa Kỳ đệ đơn khiếu nại bán phá giá ở nước thứ ba. Khi đệ đơn ngành đó phải chứng minh cho Văn phòng Đại diện thương mại Hoa Kỳ (USTR) thấy rằng vì sao việc bán phá giá đó lại gây thiệt hại cho các công ty của Hoa Kỳ, và yêu cầu cơ quan này phải bảo vệ quyền lợi của họ theo quy tắc của WTO. Nếu USTS thấy rằng sự khiếu kiện là có cơ sở thì sẽ yêu cầu cơ quan có thẩm quyền thích hợp ở nước thứ ba thay mặt Hoa Kỳ tiến hành việc chống bán phá giá.
Ngoài ra theo Hiệp định chống bán phá giá của vòng đàn phán Uruguay, chính phủ của một thành viên của WTO có thể đệ đơn lên USTR yêu cầu điều tra chống bán phá giá đối với một sản phẩm được nhập khẩu vào Hoa Kỳ từ nước thứ ba.
d. Trình tự tiến hành các thủ tục tố tụng
1. Bên nguyên đệ đơn lên Bộ thương mại và ITC.
2. Nếu vụ kiện được chấp nhận, 45 ngày sau ngày nộp đơn hoặc sau khi Bộ thương mại bắt đầu tự tiến hành điều tra, ITC phải sơ bộ xác định sự thiệt hại hoặc đe doạ thiệt hại đối với một nghành của Mỹ.
3. Nếu ITC xác định là không hoặc đe doạ gây thiệt hại thì vụ kiện sẽ dừng lại. Nếu xác định là có thì Bộ thương mại phải xác định có hay không việc bán phá giá.
4. Nếu Bộ thương mại phán quyết rằng vụ kiện là có cơ sở thì sau khi sơ bộ khẳng định, Bộ thương mại phải xác định biên phá giá bình quân gia quyền, đó là mức chênh lệch giữa giá trị thông thường của sản phẩm của nước ngoài và giá xuất khẩu. Bộ có thời gian 140 ngày tính từ ngày bắt đầu điều tra cho công việc này, và có thể kéo dài tối đa đến 190 ngày.
5. Nếu sơ bộ xác định là có bán phá giá thì nhà xuất khẩu phải ký gửi một khoản đặt cọc cho Sở Hải quan Hoa Kỳ bằng với tổng mức biên phá giá ròng.
6. Nếu Bộ thương mại xác định sơ bộ là không có bán phá giá thì nhà xuất khẩu không phải ký gửi tiền đặt cọc. Tuy nhiên, cả Bộ thương mại và ITC đều phải tiếp tục điều tra để có thể đưa ra kết luận cuối cùng. Ở bước này luật có đưa ra những điều khoản cho việc đạt đến một thoả thuận ngừng vụ kiện nếu đáp ứng những điều kiện nhất định.
7. Trong vòng 75 ngày của giai đoạn xác định sơ bộ, trong điều kiện bình thường. Bộ thương mại phải đưa ra kết luận cuối cùng. Nếu kết luận cuối cùng của Bộ thương mại là không có bán phá giá, thì quá trình điều tra sẽ kết thúc và khoản tiền đặt cọc sẽ được hoàn trả lại cho nhà xuất khẩu. Nếu kết luận là có thì ITC phải đưa ra kết luận cuối cùng về việc có bị tổn hại hay không.
8. Đến ngày thứ 120 sau khi Bộ thương mại đưa ra kết luận sơ bộ là có, hoặc đến ngày thứ 45 sau khi Bộ thương mại đưa ra kết luận cuối cùng ITC phải đưa ra kết luận cuối cùng.
9. Nếu kết luận cuối cùng của ITC là có thì Bộ thương mại sẽ ban hành lệnh áp thuế chống bán phá giá trong vòng 7 ngày sau khi ITC thông báo kết luận cuối cùng.
10. Nếu có kiến nghị, Bộ Thương mại phải xem xét lại, thường là 12 tháng một lần, biên phá giá đối với hàng hoá trong lệnh đánh thuế chống bán giá hiện hành. Nếu có yêu cầu Bộ thương mại phải xem xét lại các cuộc điều tra đã được đình chỉ để xác định tình trạng và sự tuân thủ thoả thuận và biên phá giá.
11. Các hiệp định của vòng đàm phán Uruguay quy định Bộ Thương mại và ITC phải tiến hành rà soát lần cuối trong vòng 5 năm kể từ khi ban hành lệnh để xác định xem việc huỷ bỏ lệnh có dẫn đến sự tiếp tục hay tái diễn việc bán phá giá và tổn hại về vật chất không.
12. Có thể huỷ bỏ lệnh chống bán phá giá hoặc kết thúc điều tra nếu như ITC kết luận rằng sự huỷ bỏ hiặc đình chỉ đó không dẫn đến sự tiếp tục hay tái diễn sự tổn hại về vật chất, và Bộ thương mại kết luận rằng sẽ không tiếp tục có hoặc tái diễn việc phá giá.
13. Nếu các đối tác thương mại không đồng ý với các kết luận cuối cùng của Bộ thương mại và ITC về vụ kiện thì họ có thể kiện lên Toà án quốc tế của Mỹ tại New York.
14. Luật còn có các điều khoản về “tình trạng khẩn cấp” cho phép bên nguyên có thể nhanh chóng hành động để chống lại sự nhập khẩu tràn lan đe doạ đến ngành sản xuất nội địa.
CHƯƠNG II. NHỮNG THÁCH THỨC VÀ KHÓ KHĂN CÓ LIÊN QUAN TRONG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ CỦA VIỆT NAM
Vươn ra thị trường nước ngoài trong tiến trình hội nhập là lời giải cuả sự phát triển cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên để làm được điều đó không phải dễ dàng, Trung Nguyên cũng như các doanh nghiệp khác sẽ gặp rất nhiều trở ngại để tìm lời giải riêng cho mình.
1. Rào cản về văn hoá
Mỗi quốc gia đều có các phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng khác nhau và xu hướng thị hiếu thì luôn thay đổi. Trung Nguyên đang phải đứng trước khó khăn làm sao để đánh bật được tập quán uống trà truyền thống của một số nước như Trung Quốc, Nhật (trà xanh - ocha)… hay làm thay đổi “gu” uống cà phê ở Bắc Mỹ với sự thống trị của Starbucks (thương hiệu cà phê hàng đầu ở Mỹ) và lòng trung thành với các sản phẩm đã trở thành thói quen uống rượu vang hay bia ở những nước Châu Âu. Đây là một trở ngại lớn trong chiến lược quốc tế hoá của cà phê Trung Nguyên. Vượt qua rào cản hàng hoá này, doanh nghiệp coi như bước đầu đã thành công trong chiến lược hướng ngoại của mình.
2. Rào cản về cạnh tranh
Đây là một trở ngại lớn trong chiến lược hướng ngoại của Trung Nguyên. Đối với hai đối tác tiềm năng lớn nhất của Trung Nguyên là Nhật, Mỹ thì việc đưa được ly cà phê mang thương hiệu Việt Nam trở thành thứ thức uống quen dùng của họ là điều rất khó. Bởi lẽ ở hai thị trường lớn này các tập đoàn cà phê Starbucks (Mỹ), Nestlé (Thụy Sĩ), Art Cofee ở Nhật Bản, đang thống trị hầu hết thị phần ở các nước này và đã trở thành thứ thức uống không thể thiếu trong ý thức tiêu dùng của họ. Hơn nữa, các tập đoàn này với tiềm lực vô cùng lớn dễ dàng tăng tốc với các chiến lược đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá các hình thức kinh doanh, đầu tư công nghệ dây chuyền sản xuất nâng cao chất lượng sản phẩm... để chiến thắng trong cuộc cạnh tranh khốc liệt từ đó chiếm lĩnh thị trường. Với nguồn lực hạn chế và với tư cách là một doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên kinh doanh dịch vụ cà phê theo kiểu này (từ trước đến nay Việt Nam mới chỉ xuất khẩu cà phê dạng hạt) chập chững bước vào thị trường nước ngoài nhất là hai thị khổng lồ trên sẽ rất khó để tạo lập được vị trí của mình.
Ngoài ra ngay ở thị trường trong nước Trung Nguyên cũng không thể lơ là, cạnh tranh cũng đang đến hồi gay gắt, bên cạnh Trung Nguyên là các tên tuổi cà phê như Vinacafe, Netcafe, Highlands Coffee,... và một số tên tuổi mới như Thu Hà, Phúc Ban Mê, Quang Hà... đang tiếp bước con đường của Trung Nguyên hàng chục các cơ sở cà phê khác đeo bám quyết liệt thương hiệu của Trung Nguyên bằng sử dụng nhãn hiệu, bao bì, logo,... tương tự dễ gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Làm cho Trung Nguyên phải chia sẻ bớt thị phần của mình. Hơn nữa, các quán của Trung Nguyên đều đặt ở các vị trí rất thuận lợi chủ yếu là các mặt phố lớn điều này gây khó khăn cho các đối tác của Trung Nguyên trong việc thuê địa điểm vì giá thuê đất là rất cao trong điều kiện hiện nay. Vậy liệu Trung Nguyên còn có thể tuân thủ được các nguyên tắc kinh doanh khắt khe của mình không, có giữ mãi được phong cách kinh doanh trong khi thị hiếu của khách hàng luôn luôn thay đổi và sự chạy đua của các đối thủ cạnh tranh hay không. Hãy cùng chờ xem những bước đi của Trung Nguyên trong thời gian tới.
3. Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Vươn ra thị trường nước ngoài vấn đề bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đang là một thách thức mới cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Trung Nguyên nói riêng trong quá trình hội nhập. Vừa qua nghị viện Mỹ đã thông qua luật khiến cá Việt Nam không được dùng cái tên CATFISH và một số thương hiệu tên tuổi của Việt Nam đã và đang bị xâm hại nghiêm trọng trên thị trường thế giới. Nước mắm Phú Quốc, Phồng tôm Sa Đéc, ta chưa kịp xuất khẩu thì Thái Lan đã “sử dụng hộ”, thuốc lá Vinataba..., cà phê Trung Nguyên đã bị đăng ký tại Nhật, Mỹ trước khi Trung Nguyên vào thị trường này, nếu không giành lại được quyền sở hữu thương hiệu “Trung Nguyên” có thể gây thiệt hại nhiều triệu USD cho hãng và làm chậm tiến trình vào thị trường lớn nhất thế giới này.
Như vậy hiện nay, “cái tên” không còn là chuyện nhỏ bởi đằng sau nó là tài sản vô hình của người bán với khách hàng, là uy tín, chất lượng và hình ảnh quốc gia... Hội nhập kinh tế thế giới, làm ăn với nước ngoài, đòi hỏi các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm đến vấn đề này để có thể tránh được những tổn thất về chi phí cũng như cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp.
4. Sự bất ổn của thị trường cà phê thế giới
Tình hình thất thường của thị trường cà phê thế giới gây ảnh hường không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành cà phê và các doanh nghiệp đặc biệt là một công ty kinh doanh cà phê khép kín như Trung Nguyên (từ khâu nguyên liệu, chế biến, đến cung ứng trên trường. Khi cây cà phê chứng minh được lợi thế cạnh tranh so với nhiều loại cây trồng khác. Thì không chỉ ở Việt Nam mà một số nước Indônêxia, Braxil, Colombia,... nông dân đổ xô vào trồng loại cây này. Nền kinh tế thị trường thiếu bàn tay điều tiết của nhà nước như tiếp sức cho sự tràn ngập lãnh thổ của cà phê. Làm cho giá cà phê sụt giảm thê thảm đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành cà phê Việt Nam, diện tích trồng cà phê giảm đáng kể làm ảnh hường đến tình hình sản xuất kinh doanh của công ty, khó khăn trong việc cung ứng nguyên liệu đầu vào, hạn chế sản lượng xuất khẩu của công ty.
CHƯƠNG III. MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ
1. Nhạy bén nắm bắt cơ hội kinh doanh
Kinh doanh cà phê một lĩnh vực hết sức quen thuộc, trên thực tế từ xưa và nay, khắp hang cùng ngõ hẻm, ở đâu cũng có quán cà phê, từ cà phê quán cóc, cà phê đèn mờ, cà phê quán bar, đến các tiệm cà phê rang xay bán lẻ... có nghĩa là thói quen uống cà phê của người dân đã được định hình. Tuy nhiên trong thực tế khách hàng có nhu cầu nhưng chưa được phục vụ tối đa, người uống cà phê ở đó dường như không có sự lựa chọn, khi gọi một ly cà phê đen thì chủ quán cho uống loại cà phê nào mà khách hàng cũng không biết, may mắn thì được ly cà phê ngon, bằng không thì thưởng thức một ly cà phê nhạt thếch. Nghĩa là khách uống cà phê đã bị đối xử “bất công”, chưa hình thành một loại hình kinh doanh cà phê chuyên nghiệp dành cho ngững người ghiền cà phê. Như vậy đây là một “phân khúc thị trường” mà tiềm năng chưa được khai thác, và Đặng Lê Nguyên Vũ đã làm bật nên tiềm năng ấy và nhân lên thành một chuỗi quán cà phê Trung Nguyên trong cả nước.
Không chỉ có vậy, nhạy cảm với đặc tính xã hội của cà phê và muốn đưa hình ảnh cà phê Việt Nam ra thị trường quốc tế với tư cách là công ty đi đầu trong lĩnh vực này. Trung Nguyên đã và đang tạo nền tảng cho mình ở thị trường quốc tế ( Nhật, Singapore, Mỹ, Trung quốc...) với mục đích khai thác một thị trường cà phê tiềm tàng và có thể thay đổi được “gu” của họ với phong cách rất riêng của Trung Nguyên.
2. Tìm hiểu văn hoá, tập quán tiêu dùng để có chiến lược kinh doanh phù hợp
Đây là vấn đề rất quan trọng khi các công ty muốn kinh doanh trên nhiều nền văn hoá khác nhau. Am hiểu văn hoá địa phương giúp công ty gần gũi hơn với nhu cầu và mong muốn của khách hàng từ đó đưa ra được những sản phẩm phù hợp, nâng cao khả năng cạnh tranh của công ty. Có một thị trường cà phê tiềm năng trên thế giới nhưng “gu” của mỗi thị trường lại hoàn toàn khác nhau. Do đó không chỉ riêng Trung Nguyên mà tất cả các doanh nghi