Đề tài Hiệu quả huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu và trái phiếu của công ty cổ phần thông qua mô hình công ty Vincom

Đối với các doanh nghiệp, bài toán về vốn luôn là vấn đề nan giải nhất. Nó không chỉ xuất hiện khi doanh nghiệp bắt đầu khởi nghiệp mà còn đi theo suốt trong cả quá trình kinh doanh. Thêm vào đó, việc chính thức gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO (World Trade Organization) vào ngày 11/01/2007 đã mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội và thách thức to lớn trong việc hội nhập vào nền kinh toàn cầu. Trước tình hình này, sự “khát vốn” của các doanh nghiệp tại Việt Nam lại càng trở nên mạnh mẽ. Đặc biệt là công ty đa ngành như Vincom thì nhu cầu về nguồn vốn lại càng rất lớn. Tuy hoạt động trong nhiều lĩnh vực như tài chính, kinh doanh dịch vụ khách sạn, sân golf, nhưng lĩnh vực chủ chốt nhất của Vincom vẫn là kinh doanh bất động sản. Hiện tại, trong các dự án bất động sản mà công ty đang tiến hành phải kể đến một số dự án lớn sau: dự án trung tâm thương mại- dịch vụ - khách sạn – văn phòng – căn hộ cao cấp và bãi đỗ xe ngầm Vincom tại quận 1, thành phố Hồ Chí Minh (Dự án EDEN) ước tính cần 4.500 tỷ đồng; tổ hợp khách sạn, văn phòng, trung tâm thương mại, giáo dục và căn hộ - thành phố Hoàng Gia (ROYAL CITY) ước tính cần 9.999 tỷ đồng; dự án tổ hợp 8/3 và Hanosimex (ECO CITY) ước tính cần tới 20.000 tỷ đồng. Với một nhu cầu vốn lớn đến như vậy, việc chỉ trông chờ vào nguồn vốn vay từ ngân hàng là không thể. Để giải quyết tình hình, công ty Vincom đã tìm đến hình thức huy động vốn thông qua việc phát hành các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu và đã đạt được một số thành tựu nhất định.

pdf86 trang | Chia sẻ: tuandn | Lượt xem: 5990 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiệu quả huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu và trái phiếu của công ty cổ phần thông qua mô hình công ty Vincom, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG ---------o0o--------- Công trình tham dự Cuộc thi Sinh viên nghiên cứu khoa học trường Đại học Ngoại thương năm 2010 Tên công trình Hiệu quả huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu và trái phiếu của công ty cổ phần thông qua mô hình công ty Vincom Thuộc nhóm ngành: Khoa học xã hội 1b Họ và tên sinh viên : Doãn Thùy Dƣơng - Nam/nữ : Nữ - Dân tộc : Kinh Đào Thị Ngọc - Nam/nữ : Nữ - Dân tộc : Kinh Lớp : A3 – Kế toán Khoá: K46 Khoa : QTKD Năm thứ : 3/ 4 Ngành học : Kế toán Người hướng dẫn : TS. Đào Thị Thu Giang Hà Nội - 2010 2 MỤC LỤC MỤC LỤC ...................................................................................................... 2 DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ ............................................................... 5 DANH MỤC VIẾT TẮT .................................................................................. 6 LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................. 8 CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN BẰNG HÌNH THỨC PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU VÀ TRÁI PHIẾU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN. ....... 12 1.1 Công ty cổ phần ............................................................................... 12 1.2 Cơ cấu vốn của công ty cổ phần ................................................... 12 1.2.1 Khái quát chung về cơ cấu vốn .................................................. 12 1.2.2 Cơ cấu vốn mục tiêu ................................................................... 15 1.2.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn cơ cấu vốn mục tiêu ............................................................................................................. 15 1.3. Các hình thức huy động vốn của công ty cổ phần ..................... 16 1.3.1 Vay vốn ngân hàng ..................................................................... 16 1.3.2 Tín dụng thương mại .................................................................. 16 1.3.3 Phát hành chứng khoán .............................................................. 17 1.3.4 Các hình thức huy động vốn khác .............................................. 17 1.4 Huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu ... 17 1.4.1 Cổ phiếu và hình thức phát hành cổ phiếu ................................. 17 1.4.2 Trái phiếu và hình thức phát hành trái phiếu .............................. 20 1.5 Khái quát về hiệu quả huy động vốn ............................................. 25 1.5.1 Khái niệm hiệu quả huy động vốn ............................................... 25 1.5.2 Tiêu chí phản ánh hiệu quả huy động vốn .................................. 25 1.6. Các nhân tố tác động tới quá trình huy động vốn của công ty cổ phần ........................................................................................................ 28 1.6.1 Các nhân tố khách quan ............................................................. 28 1.6.2 Các nhân tố chủ quan ................................................................. 29 3 CHƢƠNG II: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN BẰNG HÌNH THỨC PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU, TRÁI PHIẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM....................................................................................................... 31 2.1. Tình hình huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu tại các doanh nghiệp cổ phần Việt Nam ................................... 31 2.1.1 Phân tích tình hình thị trường chứng khoán Việt Nam ............... 31 2.1.2 Những xu hướng mới trong hình thức phát hành cổ phiếu, trái phiếu để huy động vốn tại các công ty cổ phần Việt nam ................... 34 2.2 Giới thiệu sơ lược về công ty cổ phần Vincom ............................ 36 2.2.1 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty .............................. 36 2.2.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Vincom ................. 37 2.2.3 Lĩnh vực hoạt động kinh doanh của Vincom .............................. 39 2.2.4 Cơ cấu nguồn vốn của công ty ................................................... 40 2.3 Tình hình huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu của công ty Vincom ...................................................................................... 40 2.3.1 Những đợt huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu của Vincom ................................................................................................. 40 2.3.2 Phân tích việc huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) ................................................................ 41 2.3.3 Phân tích việc huy động vốn qua đợt chào bán cổ phiếu ra công chúng đầu năm 2008 của Vincom ....................................................... 45 2.4 Tình hình huy động vốn bằng hình thức phát hành trái phiếu của công ty Vincom ...................................................................................... 47 2.4.1 Những đợt huy động vốn của Vincom thông qua hình thức phát hành trái phiếu ..................................................................................... 47 2.4.2 Phân tích kết quả của đợt phát hành trái phiếu lần thứ 2(2008) 48 2.4.3 Phân tích kết quả của 2 đợt phát hành trái phiếu (đợt 3 và đợt 4) của công ty Vincom trong quý 4 năm 2009.......................................... 50 CHƢƠNG III: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN VINCOM THÔNG QUA THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN ............... 54 4 3.1 Quy mô, kết cấu nguồn vốn giai đoạn 2006 – 2009 của Vincom 54 3.2 Đánh giá hiệu quả huy động vốn thông qua chỉ tiêu ................... 61 3.3 Đánh giá huy động vốn nói chung của các công ty trong cùng ngành ...................................................................................................... 66 CHƢƠNG IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN BẰNG HÌNH THỨC PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU, TRÁI PHIẾU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN .............................................................. 69 4.1 Những yếu tố bên trong tác động tới quá trình huy động vốn của Vincom .................................................................................................... 69 4.1.1 Mạng lưới thông tin hiệu quả ...................................................... 69 4.1.2 Làm đẹp báo cáo tài chính .......................................................... 70 4.1.3 Quản lý chưa chặt chẽ chi phí huy động vốn ............................ 70 4.2 Những yếu tố bên ngoài tác động đến quá trình huy động vốn của Vincom ............................................................................................. 71 4.2.1 Chứng khoán vẫn chủ yếu để “lướt sóng” .................................. 71 4.2.2 Hệ thống pháp lý chưa hoàn chỉnh ............................................. 72 4.2.3 Tính thanh khoản của thị trường còn yếu ................................... 72 4.3 Giải pháp để nâng cao hiệu quả huy động vốn bằng hình thức phát hành trái phiếu, cổ phiếu đối với các công ty cổ phần ............. 73 4.3.1 Tạo dựng độ tin cậy của công ty ................................................. 73 4.3.2 Tạo dựng hình ảnh về năng lực của công ty .............................. 74 4.3.3 Tài sản bảo đảm ......................................................................... 75 4.3.4 Hạn chế rủi ro đối với nhà tài trợ vốn ......................................... 75 4.3.5 Xây dựng đội ngũ nhân lực và lãnh đạo hoạt động hiệu quả ..... 75 4.3.6 Chủ động tìm kiếm những nhà đầu tư tiềm năng ....................... 76 4.3.7 Linh hoạt trong việc sử dụng các công cụ chứng khoán để đạt được mục tiêu ...................................................................................... 78 4.4 Kiến nghị đối với Nhà nước và các cơ quan chức năng ............. 80 KẾT LUẬN ................................................................................................... 84 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................... 85 5 DANH MỤC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng 2.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của Vincom................................. 38 Bảng 2.2 : Chỉ tiêu hoạt động sản xuất kinh doanh của Vincom trước khi phát hành IPO .............................................................................................. 41 Bảng 2.3: Tỷ trọng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của Vincom trước khi phát hành IPO .............................................................................. 42 Bảng 2.4 : Chỉ tiêu đầu tư và doanh thu của Vincom trong quý II và III ..... 43 Bảng 2.5: Chỉ tiêu nguồn vốn trong quý I năm 2008 của Vincom ............... 46 Bảng 2.6: Chỉ tiêu tài chính trong quý I, II năm 2008 của Vincom .............. 49 Bảng 2.7: Chỉ tiêu tỷ suất tự tài trợ và hệ số nợ quý I, II năm 2008 của Vincom ......................................................................................................... 50 Bảng 2.8: Chỉ tiêu tài chính 4 quý năm 2009 của Vincom .......................... 51 Bảng 2.9: Bảng chỉ tiêu tỷ suất tài trợ và hệ số nợ quý III, IV năm 2009 của Vincom ......................................................................................................... 52 Bảng 3.1: Chỉ tiêu nguồn vốn năm 2006 – 2007 của Vincom ..................... 54 Bảng 3.2 : Phân tích các chỉ tiêu tài chính của Vincom năm 2006 – 2007 . 55 Bảng 3.3 : Phân tích cơ cấu nguồn vốn thay đổi qua 3 năm 2006, 2007, 2008 ............................................................................................................. 58 Bảng 3.4: Cơ cấu nguồn vốn thay đổi năm 2008 – 2009 của Vincom ....... 60 Bảng 3.5: Bảng tỷ suất tự tài trợ và hệ số nợ các năm của Vincom .......... 61 Bảng 3.6: Bảng tổng hợp chi phí huy động vốn qua phát hành cổ phiếu và trái phiếu của Vincom năm 2007 – 2009 ..................................................... 64 Bảng 3.7: Bảng cơ cấu nguồn vốn và chi phí huy động của hình thức phát hành cổ phiếu của Vincom năm 2007- 2009 ............................................... 65 Bảng 3.8: Bảng cơ cấu nguồn vốn và chi phí huy động của hình thức phát hành trái phiếu của Vincom năm 2007- 2009 ............................................. 66 6 DANH MỤC VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Tiếng Việt Tiếng Anh 1 BBT Bông Bạch Tuyết 2 BĐS Bất động sản 3 CP Cổ phần 4 CTCP Công ty cổ phần 5 ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông 6 ĐHNT Đại học Ngoại thương 7 EBIT Lợi nhuận trước thuế và lãi vay Earnings Before Interest and Taxes 8 IPO Phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng Initial public offering 9 HCM Hồ Chí Minh 10 HĐQT Hội đồng quản trị 11 HOSE Sàn giao dich chứng khoán tại Hồ Chí Minh 12 NASDAQ National Association of Securities Dealers Automated Quotation System 13 NXB Nhà xuất bản 14 NYSE Sàn chứng khoán New York New York Stock Exchange 15 OTCBB Over The Counter Bulletin Board 16 Pink Sheet Thị trường yết giá điện tử Pink Sheets ("Bảng hồng") 17 TP Thành phố 18 TS Tiến sĩ 19 TTCK Thị trường chứng khoán 20 VIC Vincom 7 21 VNĐ Việt Nam Đồng 8 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do nghiên cứu đề tài Đối với các doanh nghiệp, bài toán về vốn luôn là vấn đề nan giải nhất. Nó không chỉ xuất hiện khi doanh nghiệp bắt đầu khởi nghiệp mà còn đi theo suốt trong cả quá trình kinh doanh. Thêm vào đó, việc chính thức gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO (World Trade Organization) vào ngày 11/01/2007 đã mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam những cơ hội và thách thức to lớn trong việc hội nhập vào nền kinh toàn cầu. Trước tình hình này, sự “khát vốn” của các doanh nghiệp tại Việt Nam lại càng trở nên mạnh mẽ. Đặc biệt là công ty đa ngành như Vincom thì nhu cầu về nguồn vốn lại càng rất lớn. Tuy hoạt động trong nhiều lĩnh vực như tài chính, kinh doanh dịch vụ khách sạn, sân golf,…nhưng lĩnh vực chủ chốt nhất của Vincom vẫn là kinh doanh bất động sản. Hiện tại, trong các dự án bất động sản mà công ty đang tiến hành phải kể đến một số dự án lớn sau: dự án trung tâm thương mại- dịch vụ - khách sạn – văn phòng – căn hộ cao cấp và bãi đỗ xe ngầm Vincom tại quận 1, thành phố Hồ Chí Minh (Dự án EDEN) ước tính cần 4.500 tỷ đồng; tổ hợp khách sạn, văn phòng, trung tâm thương mại, giáo dục và căn hộ - thành phố Hoàng Gia (ROYAL CITY) ước tính cần 9.999 tỷ đồng; dự án tổ hợp 8/3 và Hanosimex (ECO CITY) ước tính cần tới 20.000 tỷ đồng,1... Với một nhu cầu vốn lớn đến như vậy, việc chỉ trông chờ vào nguồn vốn vay từ ngân hàng là không thể. Để giải quyết tình hình, công ty Vincom đã tìm đến hình thức huy động vốn thông qua việc phát hành các loại chứng khoán như cổ phiếu, trái phiếu và đã đạt được một số thành tựu nhất định. Chính vì thấy được tầm quan trọng của việc huy động vốn, đặc biệt là hình thức huy động thông qua thị trường chứng khoán, cùng với sự ham thích nghiên cứu về lĩnh vực tài chính, chúng em mạnh dạn lựa chọn đề tài “Hiệu quả huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu và trái phiếu của công ty cổ phần 1 Nguồn: Báo cáo niêm yết của Vincom trên sàn HOSE ngày 26/2/2010 9 thông qua mô hình công ty Vincom” để làm đề tài nghiên cứu khoa học. Thông qua việc nghiên cứu những thành công và vấn đề mà công ty Vincom gặp phải, chúng tôi mong sẽ tìm kiếm được những phương pháp hữu ích giúp các công ty cổ phần tại Việt Nam có thể gỡ bỏ mối lo lắng về vấn đề “huy động vốn”. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Hiện nay huy động vốn đang là vấn đề nóng bỏng đối với hầu hết tất cả các doanh nghiệp và là đề tài nghiên cứu của nhiều sinh viên vàcác nhà nghiên cứu kinh tế. Trong quá trình tìm hiểu, chúng tôi đã được tiếp cận với một số tài liệu như sau: - TS. Bùi Nguyên Hoàn (2002) “ Thị trường chứng khoán và công ty cổ phần”, NXB Lao động. Đây là một trong những tài liệu đầu tiên nghiên cứu về thị trường chứng khoán của Việt Nam. Nó đã đưa ra được đặc điểm, kết cấu của thị trường chứng khoán, cũng như đưa ra những cách thức chung nhất để lựa chọn các loại cổ phiếu của công ty cổ phần. - TS. Đàm Văn Huệ (2006) “ Hiệu quả sử dụng vốn trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ”, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. Tài liệu này cung cấp cái nhìn tổng quan về đặc điểm của doanh nghiệp vừa và nhỏ đến những kiến thức chuyên khảo về vốn, từ đó dẫn dắt đến các nhân tố ảnh hưởng đến việc sử dụng, tính toán chi phí và xây dựng nguồn vốn tối ưu cho doanh nghiệp. - Mạc Quang Huy (2008) “ Cẩm nang ngân hàng đầu tư”, NXB Thống kê. Tài liệu này dành một chương nghiên cứu về thực trạng thị trường vốn và tiềm năng phát triển cho các doanh nghiệp Việt Nam. Từ đó giới thiệu và phân tích về hình thức ngân hàng đầu tư – một hình thức công ty mới trong thị trường chứng khoán Việt Nam. - Luận văn: “Sử dụng các công cụ tài chính có khả năng chuyển đổi thành cổ phiếu để huy động vốn” – Phạm Thị Thanh Tâm, Phan Trần Trung Dũng, ĐHNT, 2005. Đề tài này đã đưa ra cái nhìn khái quát về thị trường chứng khoán Việt Năm từ năm 2000 – 2007 và tập trung vào công cụ chứng khoán chuyển đổi, đặc biệt là trái phiếu chuyển đổi do các Ngân hàng Thương mại phát hành để huy động vốn. Đây cũng sẽ trở thành một giải pháp hiệu quả cho huy động vốn tại các doanh nghiệp 10 Việt Nam trong những năm tới sau khi đã giải quyết được những trở ngại còn tồn tại. Tuy nhiên hầu như chưa có đề tài nào nghiên cứu trực tiếp về vấn đề huy động vốn bằng phát hành cổ phiếu và trái phiếu của các công ty cổ phần, và làm thế nào để nâng cao được hiệu quả của hình thức huy động vốn này. Vì thế đề tài của chúng tôi không trùng lặp với các nghiên cứu khoa học khác. 3. Đối tƣợng nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả huy động vốn của công ty CP thông qua phân tích quá trình phát hành cổ phiếu và trái phiếu của công ty Vincom. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: trong quá trình nghiên cứu đề tài, một số câu hỏi đặt ra cần giải quyết như sau: - Huy động vốn của công ty cổ phần bao gồm những hình thức nào? - Các chỉ tiêu nào được sử dụng để đánh giá hiệu quả huy động vốn? - Các nhân tố tác động tới quá trình huy động vốn là gì, như thế nào? - Huy động vốn của công ty Vincom có hiệu quả không? - Làm thế nào để nâng cao hiệu quả huy động vốn qua thị trường chứng khoán của các công ty cổ phần Việt Nam trong thời gian tới? 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài sẽ sử dụng các phương pháp, điều tra, phỏng vấn, tổng hợp, so sánh, vận dụng lý luận, đối chiếu thực tiễn, phân tích số liệu liên quan đến việc huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán để nghiên cứu. Bên cạnh đó, đề tài có tham khảo ý kiến của một số chuyên gia kinh tế về vấn đề tài chính. 5. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu và làm rõ cơ sở lý luận về cấu trúc vốn và hiệu quả huy động vốn của công ty cổ phần. Phân tích và đánh giá thực trạng về vấn đề huy động vốn bằng hình thức phát hành cổ phiếu và trái phiếu tại Vincom - Về thời gian: đề tài tập trung nghiên cứ phân tích, đánh giá các số liệu liên quan tới việc huy động vốn của Vincom trong thời gian 2007 – 2009. 11 6. Kết quả nghiên cứu dự kiến Thông qua việc nghiên cứu, đề tài có những đóng góp như sau: - Về mặt lý luận: Bổ sung cơ sở lý luận về vấn đề hiệu quả huy động vốn cho các công ty cổ phần thông qua thị trường chứng khoán. - Về mặt thực tiễn: Đưa ra những giải pháp, kiến nghị là nguồn tham khảo hữu ích cho các nhà quản lý và hoạch định chiến lược tài chính của công ty Vincom nói riêng và các công ty cổ phần nói chung. 12 CHƢƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ HUY ĐỘNG VỐN BẰNG HÌNH THỨC PHÁT HÀNH CỔ PHIẾU VÀ TRÁI PHIẾU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN. 1.1 Công ty cổ phần “Công ty cổ phần là một thể chế kinh doanh, một loại hình doanh nghiệp hình thành, tồn tại và phát triển bởi sự góp vốn của nhiều cổ đông”.2 Trong công ty cổ phần, số vốn điều lệ của công ty được chia nhỏ thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần. Các cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần được gọi là cổ đông. Cổ đông được cấp một giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là cổ phiếu. Chỉ có công ty cổ phần mới được phát hành cổ phiếu. Như vậy, cổ phiếu chính là một bằng chứng xác nhận quyền sở hữu của một cổ đông đối với một Công ty Cổ phần và cổ đông là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu. Công ty cổ phần là một trong loại hình công ty căn bản tồn tại trên thị trường và nhất là để niêm yết trên thị trường chứng khoán. Khái niệm công ty cổ phần được xem đồng nghĩa với công ty đại chúng bởi cấu trúc, mục tiêu và tính chất của nó. Các quy định đối với một công ty niêm yết thường yêu cầu công ty phải có số cổ đông tương đối lớn. Các quy định cụ thể của cả 6 sàn chứng khoán Hoa Kỳ đều cho thấy điều này, từ các sàn sơ khai như Pink Sheet, OTCBB, NASDAQ, NYSE 3 ; trong đó OTCBB yêu cầu công ty ít nhất có 40 cổ đông, còn NYSE lại yêu cầu công ty phải có ít nhất 2.000 cổ đông. 1.2 Cơ cấu vốn của công ty cổ phần 1.2.1 Khái quát chung về cơ cấu vốn Cơ cấu vốn (capital structure) là quan hệ về tỷ trọng giữa nợ và vốn chủ sở hữu. Phần đông doanh nghiệp chúng ta, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, nhìn nhận về tỷ lệ này khá đơn giản. Thường thì chúng ta tự nhẩm tính khi nào thì nên mượn nợ, khi nào thì kêu gọi thêm vốn chủ sỡ hữu. Dĩ nhiên những tính toán đó phần nào cũng có “lý” của người quyết định. Tuy vậy, nếu chúng ta biết rằng, việc xác định 2 Trích điều 77, chương IV, Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2005, NXB Lao Động 3 Pink Sheet: thị trường yết giá điện tử Pink Sheets ("Bảng hồng"); OTCBB: Over The Counter Bulletin Board; NASDAQ: National Association of Securities Dealers Automated Quotation System; NYSE: New York Stock Exchange – NYSE (Sàn chứng khoán New York) 13 một cấu trúc vốn để đạt hiệu quả cao nhất cho một doanh nghiệp là một vấn đề lớn, rất quan trọng trong tài chính doanh nghiệp, làm tốn không biết
Luận văn liên quan